Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Giáo trình sáng tác mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 45 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Sáng Tác Mẫu cung cấp cho học sinh những vấn đề cơ bản trong
sáng tác mẫu, làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng đồ án thiết kế sau này. Mục
tiêu của giáo trình trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về thời trang.
Những kiến thức trong sách giúp cho sinh viên thấu hiểu được những vấn đề cịn
mới trong lĩnh vực thời trang, từ đó có thể định hướng được công việc của nhà
thiết kế sao cho phù hợp với ngành cơng nghiệp thời trang
Giáo trình cịn trình bày những kiến thức cơ bản về sáng tác mẫu thời trang,
còn hỗ trợ cho sinh viên từ những sáng tạo nghệ thuật trình diễn thời trang sang
những thiết kế mang tính ứng dụng trong cơng nghiệp may mặc
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy,
học tập cho sinh viên hệ Cao Đẳng, Trung Cấp. Đây là giáo trình được trình bày rõ
ràng, kèm theo những hình ảnh minh họa khá cụ thể và những hướng dẫn cần thiết
giúp cho sinh viên nắm vững những nguyên lý sáng tác, hiểu rõ dược khái niệm cơ
bản và nắm vững được nhửng nguyên tắc phát triển ý tưởng thiết kế
Xin chân thành cảm ơn bộ môn Thiết Kế Thời Trang của Trường Đại Học
Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Khoa May Thời Trang, Khoa Công Nghệ May và
Thiết Kế Thời Trang Trường đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật

An Giang, ngày

tháng năm 2020

Tham gia biên soạn

Nguyễn Thị Kim Ngân


1


MỤC LỤC
Lời giới thiệu…… ……………………………………………………………... 1
Mục lục…………………………………………………………………………. 2
Chương trình mơ đun Sáng Tác Mẫu………………………………………….. 4
Bài 1: Sáng tác trang phục nam……………………………………………….. 5
I.Đặc điểm và tính chất của trang phục nam…………………………….. 5
1.Đặc điểm trang phục…………………………………………………… 5
2.Tính chất của trang phục………………………………………………. 6
II.Thảo luận chủ đề sáng tác và xây dựng ý tưởng………………………. 7
1.Thảo luận chủ đề sáng tác……………………………………………… 7
2.Xây dựng ý tưởng………………………………………………………. 8
III.Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác phảo…………………………………….. 9
IV. Nghiệm thu kết quả mẫu sáng tác …………………………………… 12
1.Ý tưởng (Tiện dụng, bản sắc văn hố, tính thời đại, điểm mới)………. 12
2.Hình dáng, bố cục................................................................................... 12
3.Hoạ tiết, màu, chất liệu……………………………………………….. 13
4.Báo cáo ý tưởng (cơ sở lý luận thực tiễn)…………………………….. 15
Bài 2: Sáng tác trang phục nữ………………………………………………… 16
I.Đặc điểm và tính chất của trang phục nữ …………………………….. 16
1.Đặc điểm trang phục………………………………………………….. 17
2.Tính chất của trang phục……………………………………………… 18
II.Thảo luận chủ đề sáng tác và xây dựng ý tưởng……………………… 19

1.Thảo luận chủ đề sáng tác…………………………………………….. 20
2.Xây dựng ý tưởng………………………………………………..……. 22
III.Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác phảo......................................................... 25
IV. Nghiệm thu kết quả mẫu sáng tác........................................................ 26

1.Ý tưởng (Tiện dụng, bản sắc văn hố, tính thời đại, điểm mới).............. 26
2.Hình dáng, bố cục.................................................................................... 30
3.Hoạ tiết, màu, chất liệu........................................................................... 31
4.Báo cáo ý tưởng (cơ sở lý luận thực tiễn)............................................... 34
2


Bài 3: Sáng tác trang phục theo chủ đề……………………………………….. 35
I.Trình bày các mẫu thiết kế thành bộ sưu tập .......................................... 35
II. Thảo luận chủ đề sáng tác và xây dựng ý tưởng................................... 37
1. Thảo luận chủ đề sáng tác...................................................................... 37
2. Xây dựng ý tưởng................................................................................... 37
III. Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác phảo......................................................... 41
IV. Nghiệm thu kết quả mẫu sáng tác ....................................................... 42
1.Ý tưởng (bản sắc văn hố, tính thời đại, điểm mới)............................... 42
2. Hình dáng, bố cục.................................................................................. 42
3. Hoạ tiết, màu, chất liệu.......................................................................... 42
4.Báo cáo ý tưởng (cơ sở lý luận thực tiễn).............................................. 45
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….. 45

3


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun : SÁNG TÁC MẪU
Mã số của mơ đun: MĐ17
I.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
-Vị trí: Mơ đun Sáng tác mẫu là môn học chuyên môn nghề trong danh mục
các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề May và Thiết kế thời trang.
-Tính chất: Mơ đun Sáng tác mẫu là môn học nâng cao của Vẽ mỹ thuật trang

phục, đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy thẩm mỹ, kỹ năng thực hiện các bản vẽ thiết kế
trang phục đạt hiệu quả thẩm mỹ có tính tương tác với công nghệ sản suất chuyên
ngành công nghệ may thời trang.
-Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Sinh viên sau khi tốt ngiệp có thể làm trong
cơng ty may thiết kế
II. Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức :
+ Sáng tác kiểu dáng quần áo theo ý tưởng riêng.
+ Sáng tác các mẫu trang phục theo : Giới tính, lứa tuổi...
+ Phác thảo các mẫu sáng tác trang phục đạt hiệu quả thẩm mỹ mang
đậm bản sắc dân tộc, hợp với xu hướng phát triển của mốt.
+ Sáng tác mẫu quần áo mang tính tương tác với công nghệ sản xuất.
+ Xây dựng ý tưởng sáng tác và thực hiện cho các Show trình diễn thời
trang.
- Về kỹ năng : Có khả năng phân tích chun sâu về nghệ thuật tạo hình trang
phục hội tụ đủ tiêu chuẩn Chân – Thiện – Mỹ.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm : Có tác phong làm việc cẩn thận, thẩm
mỹ, vệ sinh, an toàn.

4


BÀI 1: SÁNG TÁC TRANG PHỤC NAM
Giới thiệu:
Sáng tác trang phục nam là”những đường cắt vẽ phác” xuất phát từ trong việc
thể hiện một cách đơn giản khơng gian hình khối trong Mỹ thuật
Mục tiêu:
Phát thảo bố cục trang phục về: hình dáng, họa tiết, chất liệu.
Biết nghệ thuật phối màu theo chủ đề của mẫu thiết kế
I.Đặc điểm và tính chất trang phục

1. Đặc điểm trang phục nam:
Thiếu niên:

Thanh niên

8 – 12 tuổi

cao khoảng 7 đầu

13 – 17 tuổi

cao khoảng 8 đầu

25 tuổi trở lên: cao khoảng 8.5 đầu

Nam cao hơn nữ ½ đầu.
Hình dáng nam qui theo hình ngang, vai rộng, chậu hông hẹp.
Công thức dùng phác thảo dáng Nữ cũng áp dụng cho dáng Nam, nhưng có
những điều chỉnh sau:
− Cổ Nam to hơn
− Thân kéo dài tới phần eo hẹp hơn
− Khung chậu Nam hẹp hơn
− Các khớp xương lớn và cơ bắp nổi lên ở tay và chân
− Bàn tay và bàn chân dày, ngón vuông chứ không nhọn
− Cùi chỏ cách xa thân

5


2. Tính chất của trang phục nam:

So với cái đẹp thân thể phái nữ cần diễn tả bằng những đường cong mềm mại
mà dài, thì cái đẹp thân thể của đàn ông cần diễn tả bằng những đường thẳng

6


II.Thảo luận chủ đề sáng tác và xây dựng ý tưởng
1. Thảo luận chủ đề sáng tác

* NHỮNG GỢI Ý VẼ Y PHỤC NAM

7


Những đường nét của y phục nam không thẳng như thước nhưng được thiết
kế ôm rất vừa vặn với cơ thể bên dưới. Khơng có ảnh hưởng của cơ thể gấp cong,
sẽ có một mặt hơi lõm tại các ráp vải
2. Xây dựng ý tưởng
1. Vì các phần cơ thể chuyển động ln, chất liệu tự thích ứng thói quen di
chuyển của người mặc. Lưu ý thế đứng ở đây đã làm cho hai ống quần chưa có
bề rộng khác nhau
2. Ống quần cắt ngang nhìn từ trên xuống cho thấy nếp gấp phía trước và
phía sau.
Chân tựa vào nếp gấp hay vào cạnh thay đổi hình thể ống quần ở xa (có
một phần ảnh hưởng của độ căng nếp gấp bên trên và dưới kể từ thắt lưng hay
mức ngồi).
1. Chiều dài trung bình của áo vest nam bằng với mấu khớp thứ hai của
ngón tay khi cánh tay buông thõng bên hông

8



2. Độ tuổi, phẩm chất và sự chăm sóc dành cho y phục liên quan nhiều
đến vẻ ngoài của chúng. Những yếu tố khác ít xen vào, nhưng đơi khi cũng có
mắt như gió hay nước hay một yếu tố nào đó trên một tập hợp các mẫu vẽ
trình bày trong bộ phác thảo thời trang có những phần minh họa kèm theo.
3. Xem các nếp xếp trên cạnh ống quần hướng về tâm cơ thể ra sao.
Ngay đường xuất phát từ nếp gấp ngay trên gấu quần cũng theo hướng ấy.
Xem lai áo vest bằng ngang với đáy quần.
4. Trọng lượng về bên chân phải nghĩa là hông phải nâng cao. Các nếp
gấp xuống nơi quần dường như buông từ điểm hông phải. Lưu ý độ nghiêng
của đường dây thắt lưng.
5. Khi trọng lượng phần đầu trên hai chân, các nếp tỏa ra từ phía trước .
Hãy tham khảo tam giác nhỏ thường xuất hiện tại mông quần dưới biên áo.
Khi trọng lượng cơ thể dồn về phía trước trên một chân và bàn chân của
chân kia đặt về phía sau, các nếp xếp sẽ tỏa ra từ điểm của chân chống đỡ. Lưu
ý nơi hình bán nghiêng, phần ống quần phía trên gần người xem nhất phình
rộng đáng kể qua vủng hông tại mức đáy quần. Hãy so sánh với bề rộng hình
gấu quần
III. Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác thảo
* Phương pháp vẽ áo và quần.
− Bước 1: phác thảo các chi tiết chính: cổ áo, lai tay, lai áo, lai quần.
Chú ý các nếp nhăn ở đầu gối và cùi chỏ.
− Bước 2: vẽ phác dáng quần áo ở bên ngoài cơ thể.
− Bước 3: vẽ miệng túi quần, các chi tiết của vạt áo trước, hồn thành
hoa văn trang trí của trang phục.
− Bước 4: vẽ kiểu giày xong là hoàn tất

9



10


11


IV. Nghiệm thu kết quả mẫu sáng tác
1. Ý tưởng
Khái niệm ”những đường cắt vẽ phác” xuất phát từ trong việc thể hiện một
cách đơn giản khơng gian hình khối trong Mỹ thuật. Nó là những đường vẽ trên
một vật nào đó, ví dụ: những đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu. Những
đường cắt vẽ phác trên Body cũng được vẽ theo nguyên tắc đó. Khi vẽ thiết kế thời
trang, ta cần liên tưởng tới lúc mặc trang phục lên người, cần nghĩ tới sự quan hệ
các bộ phận trên thân thể, những đường cắt vẽ phác có thể giúp ta trong lúc vẽ thời
trang biểu hiện ra hình khối trạng thái của Body. Biểu hiện của trang phục trên bản
vẽ cũng cần phải căn cứ những đường cắt vẽ phác để thể hiện cảm giác hình khối.
2. Hình dáng, bố cục
* Những đường cắt vẽ phác theo phương ngang:
− Tuyến đáy cổ như cổ cổ áo
− Tuyến eo như thắt lưng
− Tuyến áo tay trên như khoảng giữa tay áo, tay áo ngắn
− Tuyến đùi như lai của quần short, quần ngắn
− Tuyến cổ tay như cổ tay áo dài, các thứ trang sức ở cổ tay: đồng hồ,
vòng đeo tay…
− Tuyến bắp chuối như lai của các loại quần lỡ
− Tuyến vòng ngực
− Tuyến vòng trên ngực
− Tuyến vịng chân ngực
− Tuyến vịng mơng

* Những đường vẽ phác theo phương thẳng đứng:
Có thể biểu hiện những đường may bên hông, nếp ply quần, đường khuy cút
của áo hay quần…
− Hai tuyến bên hông
− Tuyến giữa thân trước
− Tuyến giữa thân sau
12


3. Họa tiết, màu, chất liệu
Các kiểu nếp xếp phụ thuộc chặt chẽ vào chất vải may y phục bởi các yếu tố:
− Độ dày của vải.
− Chất liệu: cotton, linen, silk, viscose, poliestere, lene, polyurethan…
Kiểu dệt: vân điểm, vân chéo, vân đoạn, vân chéo gãy, jacquare, …
Trong mỗi bộ trang phục, khơng chỉ có màu sắc của quần áo là quan trọng mà
cịn phải tính đến màu sắc của các phụ trang. Màu của phụ trang khơng hịa hợp
với màu của quần áo sẽ phá vỡ sự mềm mại của màu màu sắc, sự toàn vẹn của toàn
hệ thống hòa hợp trang phục. Với những màu nguyên (vàng, da cam, lam…) cần
lựa chọn kỹ phụ trang. Màu sắc trong chất liệu trang trí kim hồn cũng ảnh hưởng
rất lớn tới hòa sắc tổng thể của bộ trang phục.
Mỗi màu sắc mang theo một biểu trưng phần nào tiết lộ cho người đối diện về
tính cách, sở thích, cảm xúc của bạn. Hiểu rõ về điều này, bạn sẽ luôn biết cách
chọn cho mình một bộ trang phục vừa ý nhất

13


14



4.Báo cáo ý tưởng (cơ sở lý luận thực tiễn)

15


BÀI 2: SÁNG TÁC TRANG PHỤC NỮ
Giới thiệu:
Sáng tác trang phục nữ là phải trông mảnh mai, chân cao, dáng thanh tao và
mềm mại,
Mục tiêu:
Phát thảo bố cục trang phục về: hình dáng, họa tiết, chất liệu.
Biết nghệ thuật phối màu theo chủ đề của mẫu thiết kế
I.Đặc điểm và tính chất trang phục nữ:

16


1. Đặc điểm trang phục
Hình dáng nữ qui theo hình chữ nhật đứng, vai hẹp. Vai và chậu hông bằng
nhau hoặc chậu hông lớn hơn một chút.

17


2. Tính chất trang phục nữ
Vẽ dáng Nữ phải trơng mảnh mai, chân cao, dáng thanh tao và mềm mại

18



II.Thảo luận chủ đề sáng tác và xây dựng ý tưởng

19


1. Thảo luận chủ đề sáng tác
Khi ta hiểu các vấn đề vận động, căng vải, tỉ lệ y phục, nếu ta khởi sự từ cơ
thể trần trụi. Đây là một thủ thuật cổ xưa, nhiều nhà chuyên nghiệp đã làm như thế
khi phải vẽ bằng trí nhớ. Nhất là công việc vẽ minh họa cho mẫu thiết kế thời
trang. Ta hãy nhớ khả năng là: Chỉ cần phác sơ một thân trần nhờ vài nét thoáng,
rồi mặc y phục cho nó. Ta có thể nghiên cứu được các nếp gấp trên y phuc theo tác
động của chuyển động thân thể.
Vẽ một người mặc quần áo từ một thân trần là một lối cổ xưa, nhưng các nghệ
sĩ thường dùng. Nó làm dễ dàng việc xét tỉ lệ và vẽ nếp gấp được tốt hơn.
Thân hình phụ nữ và quần áo: Đây là những chuỗi hình vẽ cho thấy ta có thể
đống khối thân hình bên trái, trau chuốc nó đủ để chắc chắn về độ trung thực của
nó, hình giữa, và thêm y phục sẽ vừa vặn một cách tự nhiên, hình bên phải. Khi
phát triển một thân mình có mặc quần áo, cá nhân nhà thiết kế sẽ quyết định phải
vẽ phần bên dưới nhiều hay ít. Một điều chắc chắn là khi ta vẽ xong thân mình
phải có thể “cư trú” bên trong trang phục.
Khi bức vẽ gần xong nhìn khơng đúng, ta đặt một tấm giấy mỏng trên nó và
“vẽ xun qua”, đưa tồn bộ hay từng phần bản phác trở về cấu trúc cơ thể học cơ
bản. Bằng cách này, những phần cơ thể nhô lên từ y phục sẽ “thuộc về” thân hình
bên dưới. Ngay từ đầu, mọi đường nét bên dưới phải được vẽ mờ nhạt và luôn sẵn
sàng thay đổi.

20


21



2.Xây dựng ý tưởng
* Trang phục cho thân trên.
Bên trái là vùng ngực nữ giới với chỉ dẫn về những mặt phẳng có phủ y trang.
Có một vài khác biệt khi quần áo chật hay rộng. Loại vải, kiểu quần áo và ánh sáng
là những yếu tố khác phải xem xét kĩ lưỡng nơi phác thảo bên phải.
Bắt đầu phác họa mờ nhạt diễn tả các vùng tối trên đường viền ngược chiều
với vùng sáng, vẽ các nếp trên hai nách ; thêm các nếp dưới ngực, đặt các vùng
sáng như hình 6 để biểu thị các mặt phẳng.
Các nếp chinh xuống khỏi vai vào trong nách và từ đầu ngực vào trong đường
eo. Bằng cả bút lẫn cọ
Khi trong lượng cơ thể đẩy sang một chân, hông nhô cao địi hỏi phải hạ thấp
vai phía đó. Hai ngực theo vai, do đó các nếp gấp từ cả hai ngực nghiêng về phía
hơng nhơ cao.
* Nếp xếp phức tạp và đơn giản
Dù có nhiều kĩ thuật miêu tả khác nhau, ta hãy khảo sát qua vài cách xử lý
nếp y phục bằng bút chì, bằng bút, bằng cọ.

22


Chất liệu ở đây thược loại mềm và mượt để xử lí nhẹ và thống. Lưu ý những
“trọng lượng” đường nét khác nhau nơi mỗi vùng sáng vừa.
Bức vẽ bút chì, hãy xem những khối sáng tối đã được diễn tả ra sao qua
những nét phác song song. Xem kĩ từng nhóm nét nơi bức vẽ bằng bút. Có những
nét đơn và những nét đôi. Để đánh nổi hay để đổ bóng, có thể dùng những đường
kép ba.
Nơi bức vẽ bằng cọ, các nét đơn thường đậm hơn khi được vẽ bằng bút; tuy
nhiên cố thể giảm bớt sự đơn điệu bằng cách dùng một vài nét mỏng, thậm chí đứt

đoạn (đặc biệt trên đường viền các cạch có ánh sáng phát ra). Những nếp nhẹ đòi
hỏi những nét mỏng hơn và ít rõ ràng hơn.
Bên trên là một bức vẽ bằng cọ với các nếp xếp được giảm bớt tối đa. Số
lượng các nếp luôn tùy thuộc vào họa sĩ. Người ta không vẽ tất cả mọi nếp xếp.
Trong các vòng tròn là những nếp theo sát nhau hay những nếp phụ (ở đây được vẽ
bằng bút). Chúng diễn tả một vùng lõm hay thụt vào rõ hơn một nếp thật trên vải.
Hãy tập kết hợp những nếp bằng cọ và bằng bút. Trước hết hãy sử dụng chúng riên
lẻ. Những vùng trống trơn làm cho các nếp xếp mang nhiều ý nghĩa hơn và đẹp
hơn.
* Để nếp xếp phù hợp với thân hình.
Trên đây là lối diễn tả theo hình trụ nghiệm thấy nơi thâ mình đang nhồi. Gần
bên là chi tiết các nếp xếp lấy từ bức vẽ đã hoàn chỉnh. Phải nhận rõ những nếp ty
phục này tương hợp với các hình trụ ra sao. Khi vẽ các nếp xếp, hãy đưa chúng lại
gần phần cơ thể chống đỡ chúng. Hãy luôn xem phần cắt ngang hình bầu dục nơi
cánh tay, chân, eo,… trước khi phủ quần áo quanh chúng.
Nơi hình này có khoảng 2 tá hình trụ khác biệt nhau liên kết với nhau. Hãy
quan sát cơ thể theo các hình trụ và các nếp xếp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nơi hình trên, hãy tìm ra các hình bầu dục nơi cổ, cánh tay, ngực và vai. Nơi
cánh tay hình giữa có hai hình trụ lùi vào từ khuỷu tay.
Một số loại vải hay phồng lên và khơng chịu nằm n trên những hình thể
chống đỡ chúng. Chúng có dạng vịng mắt thay vì dạng góc cạnh. Nhưng chúng
vẫn bao phủ cơ thể vì mắt này đi sau mắt kia.
23


Nơi hình bên dưới hình bầu dục của cả eo lẫn đáy vai đầu tinh vi, nó thể hiện
sự chắc chắn khi đai váy ốp sát vào eo.
Nơi một bức vẽ hình người mặc y phục bất kỳ, nhà thiết kế nên nắm rõ những
gì sắp xảy ra trong quá trình tiếp theo tư thế đó. Có thế có một vài chuyện ngẫu
nhiên thú vị khi phải đoán định, nhưng người có thể dự đốn thích hợp là nhà thiết

kế nắm vững những cơ bản về cơ thể học. Nếu những hiểu biết ấy được thực tập
mê mãi, ta có thể làm cho hình vẽ mềm mại hơn, trơng lơi cuốn sự chú ý của nhà
sản xuất hơn.

24


III.Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác thảo
− Bước 1: chỉ ra các tuyến trung tâm và những đường cắt vẽ phác chính.
− Bước 2: căn cứ những đường cắt vẽ phác để xác định cổ áo, vạt áo, cổ
tay áo, lai áo.
− Bước 3: phác thảo hình dáng cổ áo và trang phục bên ngoài cơ thể.
− Bước 4: vẽ ra những tuyến kết cấu trên trang phục, cút áo, miệng túi,
lấy tuyến trung tâm làm chuẩn cơ bản để đối xứng phải trái.
− Bước 5: tiến thêm một bước là làm phong phú chi tiết của trang phục.
− Bước 6: cuối cùng là hoàn thành bức vẽ.
* Phương pháp vẽ áo và quần.
− Bước 1: phác thảo các chi tiết chính: cổ áo, lai tay, lai áo, lai quần.
Chú ý các nếp nhăn ở đầu gối và cùi chỏ.
− Bước 2: vẽ phác dáng quần áo ở bên ngoài cơ thể.
− Bước 3: vẽ miệng túi quần, các chi tiết của vạt áo trước, hồn thành
hoa văn trang trí của trang phục.
− Bước 4: vẽ kiểu giày xong là hoàn tất

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×