Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giáo trình thiết kế công nghệ (nghề may thời trang cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 133 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

Mơ đun: Thiết kế cơng nghệ
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số:.../QĐ-...... ngày ....... tháng... ....năm .....
....của ............................................)

Hà Nội, năm 2021


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo, lưu
hành nội bộ.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


2

LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Thiết kế cơng nghệ được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở
chương trình khung đào tạo nghề May thời trang .
Trước kia khi chưa phát minh ra máy khâu, sản xuất hàng may mặc khơng


phát triển được chỉ vì bó hẹp trong phạm vi may đo và may bằng tay, năng suất
lao động không cao, sản xuất còn manh mún. Đến giữa thế kỷ 18, máy khâu
được phát minh và dần dần được hoàn thiện, rồi việc hàng loạt máy chuyên
dùng được sáng chế đã thúc đẩy ngành công nghiệp may ra đời và phát triển
mạnh mẽ.
Dựa vào phương thức sản xuất, phương tiện sản xuất và tổ chức sản xuất,
người ta có thể phân loại việc sản xuất như sau:
1. Sản xuất đơn chiếc: trong đó mỗi người chủ yếu tự may cho mình hoặc
cho người thân trong gia đình. Phương tiện để cắt may hồn tồn thủ cơng.
2. Sản xuất may đo: trong đó một số thợ tập trung vào thành tổ nhóm may
đo cho khách hàng. Sản phẩm được may đo cho từng khách hàng cụ thể. Những
người thợ cùng tập trung lại thành từng nhóm lớn để sản xuất, nhưng mỗi người
độc lập may một sản phẩm. Chưa có sự phân cơng lao động theo kiểu chun
mơn hố.
3. Sản xuất cơng nghiệp hàng may mặc: đây là hình thức sản xuất tiên tiến
nhất. Trong sản xuất công nghiệp, người ta sản xuất một lượng lớn sản phẩm
cho người tiêu dùng không quen biết cho nên cơ sở để kỹ thuật để thiết kế lúc
này khơng cịn là khách hàng cụ thể mà là bản thơng số kích thước cho từng loại
cỡ vóc khác nhau.
Một đặc trưng nữa của cơng nghiệp may là sản xuất theo dây chuyền và
cơng nhân có trình độ chun mơn hố cao. Với đặc trưng này của sản xuất cơng
nghiệp, cơng nghệ may càng hồn chỉnh bao nhiêu thì năng suất lao động càng
cao bấy nhiêu và hiệu quả kinh tế càng cao. Công nghệ sản xuất muốn được
hồn thiện thì việc chuẩn bị sản xuất phải được thực hiện triệt để và kỹ lưỡng
trước khi sản xuất.
Ban biên soạn Tài liệu xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tinh
thần cộng tác khoa học có hiệu quả của các Cơ quan thuộc Tổng cục Dạy nghề;
Phòng Dạy nghề Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng; Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Hà Nội, ngày..............tháng........ năm 2021

Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Trần Thị Ngọc Huế
2. Biên soạn: Đào Thị Thủy
Phùng Thị Nụ


3

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2
MÔ ĐUN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ ................................................................ 5
BÀI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 9
1. Tầm quan trọng của việc thiết kế dây chuyền. .................................. 10
2. Giới thiệu mơ đun: ................................................................................ 10
BÀI 1.CHUẨN BỊ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT .............................................. 11
Giới thiệu: ...................................................................................................... 11
Mục tiêu của bài: ........................................................................................... 11
1. Khái qt q trình sản xuất may cơng nghiệp ..................................... 11
1.1. Đặc điểm cơ bản của sản xuất may công nghiệp ............................. 11
1.2. Cấu trúc của quá trình sản xuất may cơng nghiệp ......................... 12
2. Quy trình cắt bán thành phẩm ................................................................ 15
2.1. Chuẩn bị bàn cắt. ............................................................................... 15
2.2. Trải vải. ............................................................................................... 16
2.3. Sang lại sơ đồ lên vải. ......................................................................... 19
2.4. Cắt ........................................................................................................ 20
2.5. Đánh số. ............................................................................................... 28
2.6. Bóc tập ................................................................................................. 29
2.7. Phối kiện. ............................................................................................. 29
2.8. Kiểm tra chất lượng cắt ..................................................................... 30
3. Kỹ thuật ép dán ......................................................................................... 30

3.1. Định nghĩa ........................................................................................... 30
3.2. Cấu tạo dựng dính. ............................................................................. 31
3.3.Các thiết bị ép dán............................................................................... 32
3.4. Các thông số kỹ thuật ........................................................................ 32
3.5.Yêu cầu kỹ thuật của quá trình ép dán. ............................................ 33
3.6. Phương pháp kiểm tra độ bám dính của vải và mex. ..................... 33
3.7. Nguyên nhân dẫn đến ép dán khơng đạt u cầu. .......................... 34
4. Cơng đoạn hồn tất sản phẩm ................................................................. 34
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân dẫn đến ép dán không đạt yêu cầu. 34
4.1. Tẩy các vết bẩn trên sản phẩm. ........................................................ 34
4.2. Kỹ thuật là........................................................................................... 36
4.3. Vệ sinh công nghiệp ........................................................................... 42
4.4. Kiểm tra kim loại trên sản phẩm ...................................................... 43
4.5. Quy trình gấp gói, bao bì ................................................................... 43
BÀI 2 ................................................................................................................... 47
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM ...................... 47
1. Nghiên cứu đơn hàng ................................................................................ 48
2. Nghiên cứu sản phẩm................................................................................ 48
2.1. Mơ tả sản phẩm bằng hình vẽ và thuyết minh sản phẩm .............. 49


4

2.2. Bảng thống kê số lượng các chi tiết của sản phẩm.......................... 50
2.3. Hình vẽ mặt cắt tổng hợp của các bộ phận trên sản phẩm ............ 52
3. Thông số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm ......................... 54
4. Lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu ...................................... 55
5. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu ...................................................... 59
5.1. Phương pháp tính tiêu hao chỉ cho một sản phẩm. ........................ 59
5.2. Phương pháp định mức nguyên liệu. ............................................... 61

6. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm ................................................ 63
- Trình bày được khái niệm về tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm; ....................... 63
6.1. Khái niệm ............................................................................................ 63
6.2. Ý nghĩa ................................................................................................ 63
6.3. Điều kiện để xây dựng yêu cầu kỹ thuật .......................................... 64
6.4. Yêu cầu ................................................................................................ 64
6.5. Trình tự xây dựng yêu cầu kỹ thuật ................................................. 64
BÀI 3: LẬP QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ...................................................... 74
1. Vẽ sơ đồ ...................................................................................................... 74
1.1. Sơ đồ khối gia công sản phẩm ........................................................... 74
1.2. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm ..................................................................... 75
2. Lập quy trình công nghệ........................................................................... 81
3. Xây dựng định mức thời gian gia công ................................................... 82
3.1.Khái niệm ............................................................................................. 82
3.2.Điều kiện để xây dựng định mức ....................................................... 83
3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc................................... 83
3.4. Các phương pháp xác định thời gian làm việc ................................ 84
4. Sử dụng thiết bị và các loại ke cữ cho quá trình sản xuất đơn hàng ... 89
5. Phiếu công nghệ ......................................................................................... 90
BÀI 4: THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ........................................... 93
Giới thiệu: ...................................................................................................... 93
Mục tiêu của bài: ........................................................................................... 93
1. Điều kiện tổ chức sản xuất theo dây chuyền ...................................... 94
2. Yêu cầu chung đối với sản xuất theo dây chuyền .............................. 95
3. Hiệu quả của sản xuất theo dây chuyền ............................................. 95
4. Các khái niệm về dây chuyền .............................................................. 96
5. Nguyên tắc và yêu cầu để thiết kế chuyền .............................................. 97
6. Những điểm chuẩn để cân đối vị trí làm việc ......................................... 98
7. Các loại dây chuyền thường gặp trong sản xuất may công nghiệp ...... 99
7.1. Dây chuyền liên tục ............................................................................ 99

7.2. Dây chuyền gián đoạn ...................................................................... 101
7.3. Dây chuyền cụm ............................................................................... 101
8. Một số yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn dây chuyền ....................... 103
9. Thiết kế dây chuyền may ........................................................................ 103
9.1. Thiết kế sơ bộ .................................................................................... 103
Hình 4.2: Biểu đồ phụ tải trước đồng bộ ...................................................... 108


5

9.2. Thiết kế tổng thể ............................................................................... 111
10. Tính tốn diện tích mặt bằng phân xưởng, bố trí thiết bị ................. 122
BÀI TẬP VỀ NHÀ ...................................................................................... 127
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .......... Error! Bookmark not
defined.

MÔ ĐUN THIẾT KẾ CƠNG NGHỆ
Mã số của mơ đun: MĐMTT 26
Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập:

27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

II. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí:
Mơ đun Thiết kế công nghệ là mô đun chuyên môn nghề trong chương
trình đào tạo Cao đẳng nghề May thời trang và được bố trí học sau các mơ đun
may áo sơ mi, quần âu, áo Jacket...
- Tính chất:
Mơ đun Thiết kế cơng nghệ là mơ đun mang tính tích hợp giữa lý

thuyết và bài tập thực hành.
I. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
Thực hiện được cơng tác chuẩn bị nguyên phụ liệu, chuẩn bị về mặt thiết kế
và công nghệ và thực hiện các công đoạn sản xuất hàng may công nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Xây dựng được tài liêu kỹ thuật của sản phẩm.
+ Lập được quy trỡnh cụng nghệ may sản phẩm phự hợp thực tế, đáp ứng được
yêu cầu kỹ thuật;
+ Thiết kế được dây chuyền phù hợp để phục vụ ngành công nghiệp May thời
trang


6

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có ý thức tiết kiệm nguyên liệu, thời gian góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấ
II. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian(giờ)
Số
TT

Thực hành, Kiểm tra/
Tên các bài trong mơ đun

Tổng




thí nghiệm,

Thi kết

số

thuyết

thảo luận,

thúc mơ

luyện tập

đun

1

1

10

4

01

01

Quy trình cắt bán thành


03

01

02

phẩm

03

01

02

1.3.

Kỹ thuật ép dán

03

01

02

1.4.

Cơng đoạn hồn tất sản
14

5


8

1. Nghiên cứu đơn hang

01

0,5

0,5

2. Nghiên cứu sản phẩm

02

0,5

1,5

Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun thiết
kế công nghệ
a. Tầm quan trọng của
1

việc

thiết

kế


dây

chuyền
II. Giới thiệu nội dung mô đun
Bài 1: Chuẩn bị cơng nghệ sản xuất
1.1.

Khái qt q trình sản

6

xuất may công nghiệp
2

1.2.

phẩm
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
3

của sản phẩm.

1


7

3. Thơng số kích thước thành

02


01

01

03

01

02

02

01

01

03

01

02

phẩm và bán thành phẩm
4. Lập bảng hướng dẫn sử dụng
nguyên phụ liệu
5. Xây dựng định mức nguyên
phụ liệu
6. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
sản phẩm

Kiểm tra

10

5

5

1. Vẽ sơ đồ

02

01

01

2. Lập quy trình cơng nghệ

02

01

01

3. Xây dựng định mức thời gian

02

01


01

02

01

01

02

01

01

24

15

08

Bài 3: Lâp quy trình công nghệ.

4

01

01

gia công
4. Sử dụng thiết bị và các loại ke

cữ cho q trình sản xuất đơn hàng
5. Phiếu cơng nghệ
Bài 4: Thiết kế dây chuyền sản xuất.
1. Điều kiện tổ chức sản xuất theo
dây chuyền

01
01

2. Yêu cầu chung đối với sản xuất
theo dây chuyền
5

01
01

3. Hiệu quả của sản xuất theo dây
chuyền

01
01

4. Các khái niệm về dây chuyền

01

5. Nguyên tắc và yêu cầu để thiết kế

01


chuyền

01

6. Những điểm chuẩn để cân đối vị

01
01

01


8

01

trí làm việc

03

7. Các loại dây chuyền thường gặp
trong sản xuất may công nghiệp

03
01

8. Một số yếu tố làm cơ sở cho việc
lựa chọn dây chuyền

01


9. Thiết kế dây chuyền may
10. Tính tốn diện tích mặt bằng

08

phân xưởng, bố trí thiết bị

05

03

05

02

03

* Kiểm tra
6

Thi kết thúc mô đun
Cộng

01

01

01


01

60

30

27

03


9

BÀI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập hóa tồn cầu như ngày nay, ngành Cơng nghiệp
của Việt Nam nói chung và ngành Dệt may nói riêng đã và đang có những bước
phát triển mới rực rỡ. Có được thành cơng này là do chúng ta đã và đang chuyển
hướng sản xuất và kinh doanh từ sản xuất hàng gia công(CMT) sang sản xuất
hàng trọn gói (FOB).
Có hai giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản
xuất may công nghiệp: chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất. Cơng tác chuẩn
bị sản xuất gồm 3 nhóm công việc sau:
Chuẩn bị nguyên phụ liệu: là triển khai tất cả những cơng việc có liên quan
đến ngun phụ liệu cho quá trình sản xuất một mã hàng (phá kiện, kiểm tra, đo
đếm, đánh giá chất lượng, tính định mức, cân đối nguyên phụ liệu)
Chuẩn bị về thiết kế: là triển khai tất cả những cơng việc có liên quan đến
các bộ rập cần thiết để sản xuất hoàn tất một mã hàng (nghiên cứu, thiết kế, may
mẫu khảo sát, nhảy mẫu, cắt mẫu cứng, giác sơ đồ).
Chuẩn bị về công nghệ: là triển khai thiết lập những văn bản cần thiết mang
tính pháp lý cho q trình sản xuất một mã hàng (tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế

chuyền, bố trí mặt bằng phân xưởng).
Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ là một bước chuẩn bị sản xuất quan
trọng nhất trước khi sản xuất. Công nghệ tốt và hồn thiện giúp sản xuất có năng
suất cao, chất lượng tốt và tránh lãng phí nguyên liệu hoặc những sai phạm đáng
tiếc.
Tất cả những tài liệu do phòng kỹ thuật xây dựng (hay phòng chuẩn bị sản
xuất) tập hợp lại vào một khối thống nhất gọi là quy trình sản xuất.
Khái quát nội dung và trọng tâm của mô đun đào tạo
Nội dung của mô đun bao gồm 4 bài cụ thể:
Bài 1: Chuẩn bị công nghệ sản xuất
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm
Bài 3: Lập quy trình cơng nghệ


10

Bài 4: Thiết kế dây chuyền sản xuất
Trong đó, bài 3 và 4 là những bài trọng tâm của mô đun, có vai trị quyết
định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm.
1. Tầm quan trọng của việc thiết kế dây chuyền.
Mỗi bài, người học sẽ được tiếp cận với các kiến thức lý thuyết và thực
hành với các tình huống giả định, giúp người học từng bước trải nghiệm và tiếp
cận với thực tế một cách khoa học và tồn diện.
Một số nội dung cịn đưa ra một số tình huống khó, u cầu người học áp
dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề cụ thể. Qua đó, nâng cao năng lực tư
duy sáng tạo và khám phá cái mới, giúp người học có thái độ học tập đúng đắn
và yêu nghề hơn.
2. Giới thiệu mô đun:
- Nguyễn Minh Hà - Quản lý sản xuất nghành may công nghiệp - Nhà xuất
bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2006.

- Trần Thủy Bình - Giáo trình cơng nghệ may - Nhà xuất bản
giáo dục 2005 ;
- Võ Phước Tấn, Bùi Thị Cẩm Loan, Trần Thị Kim Phượng - Giáo trình
cơng nghệ may - Trường đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà
xuất bản thống kê 2006;
- Giáo trình cơng nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009;
- Giáo trình Thiết kế cơng nghệ - Trường CĐ nghề KT-KT
VINATEX 2010;
- Giáo trình ” Chuẩn bị sản xuất ” - Trường Cao đẳng công nghiệp - Dệt
may thời trang Hà nội 2006;
- Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp – Trường đại học cơng
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê 2006.


11

BÀI 1
CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Mã bài: MĐ MTT26-1
Giới thiệu:
Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ là một bước chuẩn bị sản xuất quan
trọng nhất trước khi sản xuất. Cơng nghệ tốt và hồn thiện giúp sản xuất có năng
suất cao, chất lượng tốt và tránh lãng phí nguyên liệu hoặc những sai phạm đáng
tiếc.
Tất cả những tài liệu do phòng kỹ thuật xây dựng (hay phòng chuẩn bị sản
xuất) tập hợp lại vào một khối thống nhất gọi là quy trình sản xuất.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được q trình sản xuất may cơng nghiệp;
- Xây dựng được tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm, ép dán và cơng đoạn hồn
tất sản phẩm;

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và có ý thức tiết kiệm ngun liệu
trong q trình cắt bán thành phẩm.
Nội dung chính:
- Khái qt q trình sản xuất may cơng nghiệp
- Quy trình cắt bán thành phẩm
- Kỹ thuật ép dán
- Công đoạn hồn tất sản phẩm
1. Khái qt q trình sản xuất may cơng nghiệp
Mục tiêu:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm cơ bản của sản xuất may công nghiệp;
- Hiểu và trình bày được cấu trúc của quá trình sản xuất may công nghiệp.


12

1.1. Đặc điểm cơ bản của sản xuất may công nghiệp
Sản xuất may cơng nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
a. Có sự chun mơn hố cao: Là q trình người ta có thể tăng cường tính
đồng nhất về chất lượng sản xuất của sản phẩm. Có 3 loại chun mơn hố:
+ Chun mơn hố theo loại máy.
+ Chun mơn hố theo thao tác.
+ Chun mơn hố theo từng loại sản phẩm.
b. Tính tập thể hố:
Khơng thể sản xuất 1 mình, may cơng nghiệp là 1 q trình sản xuất theo
dây chuyền, nghĩa là: mỗi sản phẩm được cùng 1 tập thể người cùng thực hiện,
gắn với những thiết bị, những cơng cụ phù hợp trên 1 diện tích nhà xưởng nhất
định. Trong quá trình sản xuất mỗi người được phân cơng mỗi cơng việc phù
hợp với trình độ, tay nghề của mình thực hiện trong một thời gian định mức.
c. Tính kỷ luật:
Mọi vị trí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc làm việc nhất định của

vị trí đó: sản xuất theo quy trình, theo quy cách, theo tinh thần kỷ luật và coi đó
là trách nhiệm của mình nhằm đưa năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao
hơn. Ngồi ra kỷ luật cịn được thể hiện ở giờ giấc làm việc và an toàn lao động.
d. Kiểm tra chất lượng sản phẩm rất toàn diện :
- Kiểm tra ngun phụ liệu, thơng số kích thước.
- Kiểm tra kỹ thuật:
+ Thơng số kích thước.
+ Cách lắp ráp.
+ Quy trình may.
+ Là, ép.
+ Quy trình cắt sản phẩm, in, thêu.
1.2. Cấu trúc của quá trình sản xuất may cơng nghiệp
a. Cơ cấu xí nghiệp may
Xí nghiệp may là đơn vị sản xuất kinh doanh dưới sự quản lý của các bộ
ngành Tổng công ty, Công ty may cổ phần dưới sự quản lý của hội đồng quản trị,
hoặc doanh nghiệp may tư nhân.
Trong xí nghiệp may có cơ cấu chung:
- Bộ phận quản lý:


13

Gồm các cấp quản lý: Cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng, cấp tổ sản xuất với
những chức danh quản lý khác nhau.
Các phòng, ban: Kế hoạch, kỹ thuật, tài vụ, KCS...
- Bộ phận sản xuất:
Bộ phận sản xuất chính: Cắt, may, hoàn thiện sản phẩm.
Bộ phận phụ trợ: Sửa chữa, bảo trì, cơ điện...
Bộ phận phục vụ sản xuất: Kho nguyên liệu, vận chuyển, kho thành phẩm.
- Bộ phận phúc lợi, đồn thể: Y tế, thư viện, cơng đồn...

Cơ cấu xí nghiệp may được hình thành và tồn tại dưới sự quản lý của bộ
ngành, tổng cơng ty. Vì vậy, xí nghiệp may đó phải có địa chỉ rõ ràng, cơ quan
chủ quản và người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b. Mơ hình sản xuất hàng may công nghiệp
Việc sản xuất hàng may mặc công nghiệp có thể phân chia thành những
cơng đoạn sau:
- Chuẩn bị sản xuất
Bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về Tiêu chuẩn kỹ thuật, về
mẫu mã, công công nghệ trước khi đưa vào sản xuất một mã hàng cùng với việc
kiểm tra, đo đếm, phân loại nguyên phụ liệu, nghiên cứu tính chất cơ lý nguyên
liệu.
1. Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu;
2. Chuẩn bị sản xuất về thiết kế;
3. Chuẩn bị sản xuất về công nghệ.
- Triển khai sản xuất
Bao gồm các công đoạn sau:
1. Công đoạn cắt
2. Cơng đoạn may
3. Cơng đoạn hồn thiện


14

Bảng 1.1. Sơ đồ công nghệ may trong phân xưởng may.
Các tài liệu
kỹ thuật

Tổ trưởng
nghiên cứu


BP
Cơ điện

Chuẩn bị

Phụ liệu
nhận từ kho

Nhận BTP
từ PX cắt

Quy trình
lắp ráp

Thiết kế
chuyền ráp

Tay nghề
cơng nhân

Kiểm
tra

Phân phối BTP
cho từng cơng
đoạn

Bố trí
thiết bị
Bố trí lao động cho từng công đoạn

Phổ biến yêu cầu kỹ thuật

MAY
CV làm
bằng tay

CV
làm trên máy

May hồn chỉnh sản phẩm

Cắt chỉ

Kiểm
hố


15

2. Quy trình cắt bán thành phẩm
Mục tiêu:
- Hiểu và trình bày được quy trình cắt bán thành phẩm;
- Xây dựng được tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu
trong quá trình cắt bán thành phẩm.
Quy trình công đoạn cắt bao gồm các công việc sau:
Chuẩn bị bàn cắt  Trải vải 

Sang lại sơ đồ lên vải  Cắt 


Đánh số, bóc tập  Phân bàn, phối kiện  Kiểm tra chất lượng khâu cắt.
2.1. Chuẩn bị bàn cắt.
Để chuẩn bị bàn cắt ta cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ sau: Bàn trải vải,
thước cây, thanh kim loại, dao cắt, máy cắt xén đầu bàn...
a. Bàn trải vải.
- Thường được làm bằng vật liệu cứng, chịu được tải, mặt bàn nhẵn trơn.
Kích thước chiều rộng từ 1,8 - 2,5 m, chiều dài từ 6 - 16m, chiều cao 0,75 0,85m, chúng được ghép lại với nhau.
- Bàn trải thường có đường ray ở hai bên thành để cho xe đẩy bằng tay
chạy qua chạy lại, xe đẩy bằng tay có bốn bánh, cây (cuộn) được đặt trên giàn
cây ngang của xe.
- Bàn trải vải có hệ thống kim có thể điều chỉnh được độ dùng cho mặt
hàng là vải kẻ.
- Bàn có hệ thống thổi khơng khí.
b. Thước cây: Thước cây dài nhỏ làm bằng gỗ được đánh bóng để gạt lá vải
khi trải.
c. Thanh kim loại nặng: Thanh kim loại nặng được đánh bóng dùng để
chặn hai đầu bàn vải sau mỗi lần trải một lá vải.
d. Dao cắt: dao cắt phải sắc dùng để cắt xén đầu lá vải.
e. Máy cắt xén đầu bàn: bên cạnh máy cắt xén đầu bàn có giá đỡ cuộn vải.
Ngồi ra cịn có những thiết bị và dụng cụ trải vải đảm bảo kỹ thuật bàn vải
hơn như:
Máy tự động trải vải bao gồm xe đẩy vải hoạt động tự động, bàn trải vải
láng trơn có thể điều khiển được chiều dài. Các mép vải được trải bằng phẳng và
được theo dõi bằng con mắt quang điện. Đầu bàn vải được cắt bằng dao chém.Ở
nước ta hiện nay, phần lớn các công ty vẫn trải vải bằng phương pháp thủ công:
công nhân đi tới đi lui cầm lá vải trải, dùng thước gạt phẳng chứ không có dùng


16


xe đẩy. Cách trải vải này vừa tốn thời gian vừa mệt cho công nhân mà không
đảm bảo kỹ thuật.
2.2. Trải vải.
Trải vải là quá trình kéo vải từ cuộn vải,cắt theo chiều dài định trước và
chồng các lớp vải lên nhau. Trên cùng là của lớp vải là mẫu giấy. Khổ rộng của
mẫu giấy bằng với khổ vải đã trừ đi phần biên không đựơc sử dụng.
a. Dụng cụ trải vải
- Bàn để trải vải : Thơng thường thì chiều dài bàn vải dài tối thiểu là 6m, tối
đa là 16m; rộng từ 1m - 2m. Mặt bằng phải phẳng, trơn láng.
- Thước gỗ dài nhỏ, được chuốt láng, dùng để gạt lớp vải khi trải.
- Thước dây, thước rút.
- Vật kim loại nặng dùng để chặn hai đầu bàn vải sau mỗi lần trải.
- Kéo và dao cắt đầu bàn vải.
- Giá đỡ trục cây vải.

Hình 1.1. Bàn trải vải bằng tay


17

Hình 1.2. Máy trải vải tự động
b. Các phương pháp trải vải
+ Trải vải ziczac: lần lượt trải từ mốc này đến mốc kia 1 cách liên tục cho
đến khi hết tấm vải. Như vậy cứ một luợt 2 mặt phải úp vào nhau rồi lại một lượt
2 mặt trái úp vào nhau.
Áp dụng cho vải uni có 2 mặt như nhau.
+ Trải vải lá đơn (trải vải xén đầu bàn): là đưa mặt trái của vải lên trên, trải
vải từ mốc này đến mốc kia, khi đã đủ chiều dài quy định thì xén đi. Xong cứ
tiếp tục trải như vậy, khi nào đủ số lá thì dừng lại. Như vậy, một lần trải vải là
một lần xén. Phuơng pháp này áp dụng cho tất cả các loại vải có 2 mặt giống và

khác nhau. Có các kiểu trải: trải 1 lớp(dùng cho sơ đồ mẫu), trải nhiều lớp (dùng
cho số lượng nhiều), trải nhiều lớp-nhiều nhóm (dùng cho nhiều cỡ với số luợng
nhiều).
+ Trải vải mặt úp mặt:
- Hai mặt phải hoặc hai mặt trái úp vào nhau: Vải được trải 2 lớp một, úp
mặt phải hoặc mặt trái vào nhau. Các lớp vải cũng được cắt rời. Do vậy, cuộn
vải phải được lật ngược lại sau mỗi lần trải. Nếu sử dụng máy trải vải, máy sẽ
dừng trải khi chạy về vị trí ban đầu.
- Hai mặt trái và phải úp vào nhau: Mặt phải của lớp vải này úp vào mặt
trái của lớp vải kia. Sau khi trải được một lớp, phải cắt rời lớp đó ra khỏi cuộn


18

vải trước khi tiếp tục trải. Nếu sử dụng máy trải vải, máy sẽ không trải vải khi
chạy về vị trí ban đầu.
Áp dụng để trải vải thêu.
c. Quy trình trải vải
- Trải vải bằng tay: Vải được kéo bằng tay xuống bàn và được cắt rời theo
chiều dài định trước. Bộ phận cuộn vải và dao cắt dọc vải giúp cho công đoạn
này được dễ dàng hơn. Mép vải phải được chỉnh bằng tay cho đều nhau. Kỹ
thuật này phù hợp với mẫu ngắn, đơn hàng ít, nhiều màu. Trải vải bằng tay có
thể thực hiện được tất cả các kiểu trải, ngoại trừ kiểu nhiều lớp, nhiều nhóm.

Hình 1.3.Quy trình trải vải bằng tay
- Trải vải bằng xe trải: Vải được kéo bằng 1 máy trải điều khiển bằng tay.
Xe được đẩy từ đầu này đến đầu kia của bàn trải và ngược lại. Về nguyên tắc
không cần chỉnh lại mép vải bằng tay khi dùng xe trải vải. Nếu vải có khổ lớn,
lớp vải trải dài khi trên cùng một cuộn vải ít các cỡ khác nhau thì áp dụng xe trải
vải là hợp lý. Có thể trải được tất cả các kỹ thuật theo yêu cầu.

d. Thao tác trải vải bằng tay
Hai người công nhân cùng trải một bàn vải, mỗi người cầm một đầu mép
vải cùng di chuyển và kéo lá vải đặt đúng vị trí, hai người cùng sắp biên vải hai
bên bằng mép. Một người cầm thước gạt gạt phẳng bàn vải sau đó gạt lại cho
các mép vải trùng khít với nhau, người còn lại dùng thước chặn chặn lên lá vải


19

vừa mới trải được sau đó trở về đầu bàn vải dùng máy xén đầu bàn cắt đầu lá vải.
Trong quá trình trải vải cả hai cùng kiểm tra chất lượng của vải. Chú ý là phải
trải lá đầu tiên và lá thứ hai dài hơn mẫu là 2cm sau đó đo lại mẫu lấy chuẩn
định mức chiều dài, chiều rộng sơ đồ vuông vắn với mẫu. Từ lá thứ 3 trở đi thì
trải bằng mẫu.
Thao tác này áp dụng đối với cả áo và quần. Riêng áo trong khi trải cần chú
ý kéo nhẹ nhàng tránh lôi mạnh do vải có độ bai dãn.
*. Sau khi trải vải:
- Kiểm tra xung quanh phát hiện và sử lý những lá vải bị gấp hụt.
- Đo đếm kiểm tra lại số lá vải và khổ vải, ghi khổ vải lên trên mép đầu đặt
lá vải của mép bằng để thợ cắt tìm mẫu cho nhanh.
- Đo đầu tấm, ghi rõ kích thước và đóng dấu ở đầu mép. bó buộc cẩn thận
cài định mức vào bó để vào nơi quy định.
e. Yêu cầu kỹ thuật của việc trải vải
vải.

- Chiều dài bàn vải được xác định bằng chiều dài sơ đồ cộng hao phí trải

Hao phí trải vải được xác định tùy theo loại vải được trải, biến thiên từ 0,6 1% chiều dài sơ đồ.
- Trong lúc trải công nhân trải vải kéo nhẹ đều hai bên mép nhất là loại
hàng như len, dạ, nhung. Trải bằng gạt phẳng, sát, giữ mép vải hai bên chồng

khít nhau. Mép vải phải đứng thành, lớp trên bằng lớp dưới để tránh hao phí đầu
bàn nhiều và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chiều cao của bàn vải phụ thuộc chất liệu vải, loại vải.
Để cắt chính xác bàn vải khơng được q dày.
+ Vải may sơ mi dày tối đa 200 lớp.
+ Vải quần Jean, Len, dạ, dày tối đa 100 lớp.
2.3. Sang lại sơ đồ lên vải.
Có nhiều cách sang lại sơ đồ trên bàn vải. Có 3 phương pháp được sử dụng
thơng dụng nhất ở các xí nghiệp là:
a. Phương pháp xoa phấn
- Sơ đồ sau khi giác xong đem đi đục lỗ.
- Đặt sơ đồ đã đục lên trên bàn vải, chặn giữ sơ đồ để không bị xô lệch.
- Xoa phấn lên sơ đồ theo đường đục lỗ, sau khi xoa phấn xong lấy sơ đồ ra,
trên bàn vải sẽ hiện lên sơ đồ được vẽ bằng bụi phấn lọt qua lỗ đục.


20

Yêu cầu kỹ thuật:
- Chọn màu phấn thích hợp để xoa, không được dùng phấn màu xanh hoặc
đỏ quá đậm để xoa.
- Xoa phấn phải chính xác, đường phấn rõ ràng.
b. Phương pháp vẽ lại mẫu trên sơ đồ
- Nhìn theo sơ đồ đã giác ta vẽ lại sơ đồ lên bàn vải bằng phấn màu thật
mảnh.
- Phương pháp này tốn thời gian hơn nhưng nét vẽ mảnh hơn, cắt sẽ chính
xác hơn.
- Trước khi lấy mẫu để vẽ lại, phải xác định chính xác dấu phối kiện (Kí
hiệu mã hàng và cỡ vóc) và số mặt bàn, từ đó xác định chính xác mẫu đó là cỡ gì.
- Vẽ lại mẫu lại gồm các chi tiết: Thân sau, hai tay áo, 2 thân trước.

- Đối với vải Uni, đặt mẫu catton lên lá trên của bàn vải sao cho chính xác
vào bên trong của đường phấn của chi tiết mình định vẽ (ngang canh thẳng sợi).
Tay trái giữ mẫu, tay phải cầm bút chì hoặc phấn dẹt vẽ. Đường nét vẽ phải nhỏ,
thanh đậm, không được dùng bút bi để vẽ (trừ trường hợp đặc biệt).
- Đối với vải kẻ hoặc vải karo thì phải lấy tâm nẹp, đối kẻ theo yêu cầu kỹ
thuật của mã hàng.
- Khi vẽ xong phải kiểm tra lại chính xác các chi tiết, đạt u cầu kỹ thuật
thì mới chuyển sang cơng đoạn khác.
c. Phương pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải
- Đặt sơ đồ không đục lên bàn vải, ghim thật chắc và cắt cùng bàn vải.
- Phương pháp này tốn công sao lại sơ đồ (số sơ đồ bằng số bàn vải phải
cắt). Phương pháp này có ưu điểm là cắt chính xác và dễ kiểm tra được trường
hợp sai hỏng do ai, do người giác sơ đồ hay người cắt.
2.4. Cắt
Cắt được hiểu là cắt rời các chi tiết từ tập nguyên liệu theo mẫu giấy. Theo
nguyên tắc, mẫu giấy được áp lên lớp vải trên cùng trước khi tiến hành cắt. Khi
cắt nhiều lớp nguyên liệu cùng một lúc, người ta phân biệt 2 cách cắt: cắt phá và
cắt gọt.
+ Cắt phá: là cắt rời các nhóm chi tiết, cắt giữa các vạch để sau đó cắt theo
vạch của chi tiết theo cỡ và hình dạng( cắt gọt/cắt vịng). Phần vải thừa sau
khi cắt vịng có thể được sử dụng.


21

Hình 1.4. Máy cắt phá - đẩy tay
- Những chi tiết lớn ta cắt hoàn chỉnh bằng máy cắt phá điều khiển bằng
tay. Những chi tiết nhỏ sau khi được cắt phá thành từng mảnh rồi chuyển qua
máy cắt vòng.
- Khi cắt bằng máy cắt phá, bàn vải đứng yên và ta phải lách máy theo

hình mẫu, như thế khó thao tác, máy bị rung do đó khó cắt được chính xác, ta
chỉ dùng để cắt các chi tiết lớn.
+ Cắt gọt: Máy cắt vòng để cắt gọt các chi tiết nhỏ như cổ áo, măng sec,
cầu vai... Đặt mẫu kẽm cứng lên tập vải, dùng kẹp kẹp hai đầu để giữ tập vải
không bị xê dịch trong lúc cắt. Mỗi chi tiết cắt xong đều phải kiểm tra xem cắt
có cân đối, đúng mẫu, đường cắt có gọt sạch hay khơng. Cắt bằng máy cắt vịng
chính xác hơn và êm hơn vì máy đứng n khơng tạo độ rung. Ta chỉ cần đưa
tập vải vào, gọt theo mẫu kẽm.


22

Hình 1.5.Máy cắt gọt - cố định
a. Dụng cụ và thiết bị cần thiết.
+ Thiết bị dùng để cắt
- Máy cắt đẩy tay

Hình 1.6 . Máy cắt đẩy tay


23

- Máy cắt vịng

Hình 1.7. Máy cắt vịng
+ Dụng cụ để giữ các lớp vải khỏi chạy trong lúc cắt.
- Vật nặng bằng kim loại để chặn.
- Kẹp để kẹp giữ tập vải khi cắt vòng.
b. Phương pháp cắt
Những chi tiết lớn ta cắt hoàn chỉnh bằng máy cắt tay. Những chi tiết nhỏ

cắt phá từng mảnh bằng máy cắt tay rồi chuyển qua máy cắt vòng.
Khi cắt bằng máy cắt tay, bàn vải đứng yên và ta phải lách máy theo hình
mẫu, như thế khó thao tác, máy bị rung do đó khó cắt được chính xác, ta chỉ
dùng để cắt những chi tiết lớn.
Dùng máy cắt vòng để cắt gọt các chi tiết nhỏ như cổ, manchette, thép tay,
cầu vai, ..... Đặt mẫu bằng kẽm cứng lên tập vải, dùng kẹp kẹp hai đầu để giữ tập
vải không bị xê dịch trong lúc cắt.
Mỗi chi tiết cắt xong đều phải kiểm tra xem cắt có cân đối, đúng mẫu,
đường cắt có gọt sạch khơng. Nếu cần phải sửa chữa lại cho tốt.
Cắt bằng máy vịng chính xác và êm hơn vì máy đứng n, khơng tạo độ
rung. Ta chỉ việc đưa tập vải vào gọt theo mẫu kẽm.
Sau khi cắt vòng bàn vải phải ghi phiếu từng bàn, ký hiệu lơ hàng, cỡ vóc,
buộc vào một tập để chuyển qua bộ phận ép. Sau đó tất cả các chi tiết của sản
phẩm của cùng một bàn vải được cột lại từng bó gọi là phối kiện.


24

+ Cắt phá: Dùng máy cắt đẩy tay
Máy cắt đẩy tay làm việc với một lưỡi cắt đi lên và đi xuống theo phương
thẳng đứng. Dùng để cắt phá và cắt chi tiết chính xác. So với máy cắt dao đĩa,
lớp cắt của máy cắt đẩy tay đều hơn vì tất cả các lớp vải được cắt cùng một lúc.
+ Cắt gọt: Dùng máy cắt vòng.
Một lưỡi cắt sắc mỏng chạy từ trên xuống dưới qua lớp nguyên liệu và mặt
bàn cắt. Sức căng của lưỡi cắt có thể được điều chỉnh tuỳ theo độ cứng của
nguyên liệu. Nguyên liệu được đẩy bằng tay, cơng việc này có thể được hỗ trợ
bằng một lớp đệm khí giữa nguyên liệu và mặt bàn. Để tránh cho nguyên liệu
khỏi trượt, nguời ta dùng kẹp. Máy cắt vịng có thể dùng cắt gọt các chi tiết nhỏ
và chính xác. Tập ngun liệu có thể cao tới 300mm. Các góc nhọn, góc lượn
được cắt rất chính xác.

+ Cắt dập: Dùng máy cắt dập
BTP được cắt(dập) ra khỏi lớp vải bằng 1 khuôn dập. Khuôn có hình dạng
tương ứng với chi tiết cần cắt, được đặt trên hoặc dưới lớp nguyên liệu. Máy dập
làm nhiệm vụ tác dụng lực lên mặt bàn đập.
Đối với máy cắt dập, dao cắt vải theo hình chi tiết cắt. Vải được đặt trên
một thớt tạo một lực đối diện với lực cắt. Khi cắt các chi tiết nhỏ ( Cổ áo, măng
sec, cầu vai...người ta dùng máy dập có tay đẩy chắc chắn. Khuôn dập nằm trên
lớp vải để trên đế máy. Máy dập tác dụng lực từ trên lên khuôn dập. Khi dập tất
cả các chi tiết cùng lúc người ta phải sử dụng 2 trụ xoay. Khuôn dập nằm trên
hoặc dưới lớp vải. Lớp vải cùng khuôn dập lăn dần vào giữa 2 trụ xoay ngược
huớng.
+ Cắt tự động: Dùng máy cắt tự động.
Với các loại máy cắt tự động, các chi tiết được cắt hoàn toàn bằng máy,
điều khiển bằng máy tính. Theo cách này, khơng những không cần đến cắt bằng
tay mà việc dùng mẫy giấy cũng được loại bỏ.
Máy cắt tự động (Cutter) có 1 hệ thống dao cắt được điều khiển tự động
theo hình mẫu giác trên máy tính. Tuỳ theo u cầu mà máy sẽ sử dụng các loại
dao cắt khác nhau như tia laser, tia nước, tia hồng ngoại. Vải được để trên bàn
cắt và được hút hơi xuống hoặc được bọc chặt bằng một lớp nilon để tránh xô
lệch khi cắt. Đầu máy cắt có thể chuyển động và cắt theo mọi hướng. Chương
trình điều khiển sẽ tính tốn đường đi ngắn nhất cho dao cắt. Những điểm cần
lấy dấu sẽ được xử lý tự động bằng các thiết bị phù hợp được bố trí sẵn trên đầu
máy. Việc điều khiển dao cắt và bút lấy dấu của máy cắt tự động được thực hiện
qua mạng nhờ các thông số giác mẫu trên máy tính.


×