Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giáo trình Thiết kế công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.38 KB, 25 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh là điều khơng thể
tránh khỏi, để có thể cạnh tranh các doanh nghiệp may cần có tính chủ động, hợp
lý hóa sản xuất làm thế nào để giảm thiểu những khâu trung gian không cần thiết,
cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo
hiệu quả cao trong q trình sản xuất.
Thiết kế cơng nghệ có vai trị quan trọng quyết định rất lớn đến quyết định
rất lớn đến kết quả của quá trình sản xuất, là khâu đầu tiên trong q trình sản xuất
có vai trò đảm bảo cho sản phẩm làm ra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhiệm vụ
chính là khâu chuẩn bị sản xuất về mẫu mã, tài liệu kỹ thuật đảm bảo đúng thông
số yêu cầu kỹ thuật, triển khai kịp thời cho sản xuất căn cứ trên kế hoạch sản xuất
đã được qui định. Theo dõi quá trình sản xuất từ lúc mới đưa vào chuyền sản xuất
đến khi sản phẩm mới ra chuyền. Thiết kế công nghệ sẽ giúp cải thiện thao tác
nhằm tăng năng suất lao động. Nghiên cứu đề ra những biện pháp nhằm cải thiện
qui trình cơng nghệ sản xuất.
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cơng tác giảng dạy, thực
tập cho sinh viên hệ cao đẳng ngành may thời trang.
Xin chân thành cảm ơn các giáo viên tổ may thời trang Trường Cao Đẳng
Nghề An Giang đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để giáo trình được hồn thành.
An Giang, ngày 09 tháng 02 năm 2020
Tham gia biên soạn
Lê Ngọc Hân

1



MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu………………….…………………………………………….....1
Mục lục ..….………………………………………………………………...…2
BÀI 1: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM.…....5
I. Giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng .…..…..………… … ….............5
1. Khái niệm .………..….…… … ….…….……………..….....................5
2. Các dạng tiêu chuẩn kỹ thuật.….…..………… … ….…………...........5
II. Lập tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng: .………..…..………… … ….….…..6
1. Bảng hình vẽ - mơ tả mẫu: .………………… … ….…………….........6
2. Bảng thơng số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm.………........7
3. Lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (tác nghiệp màu) .….....8
4. Bảng định mức nguyên phụ liệu .………....………… … ….…….....…8
5. Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ.………..…..…................… … ...............9
6. Bảng qui định cho phân xưởng cắt .………..…..………… … .…...10
7. Lập bảng qui cách may sản phẩm .……............................…….......11
8. Lập bảng qui cách bao gói sản phẩm.…....…..………… … ….......12
9. Lập bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng .………..…....…… … …...12
BÀI 2: LẬP QUI TRÌNH CƠNG NGHỆ.………..…..…… … ….………..13
I. Lập bảng qui trình may sản phẩm .………..…..….......… ….……..….........13
1. Khái niệm.………..…..……… … ….…………………..…................13
2. Các bước thực hiện .………..…..……… … ….………………….......13
II. Lập bảng qui trình cơng nghệ may .………..…..……...… .........................14
1. Khái niệm….……………..…...........................................................14
2. Cách thức lập văn bản .………..…..………… … ….………..........14
III. Xây dựng định mức thời gian gia công: .………..…..…..… … ….……...15
1. Khái niệm .………..…..………... ….…..….........................................15
2. Các loại thời gian .………..…… … ….……………….…..….............15

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc .………..…..……….....15
4. Phương pháp đo thời gian làm việc.………...…..……..... … ….…….15
5. Phương pháp sử dụng đồng hồ bấm giờ.………......……… … ….…..15
IV.Tính tốn chủng loại, số lượng thiết bị .………..…....…… … ….…..…...16
V. Vẽ sơ đồ (Sơ đồ nhánh cây) .………..…..……… … ….……………….....17
1. Khái niệm .………..…..…..… … ….…………………..….................17
2. Mục đích của vẽ sơ đồ nhánh cây .………..………… … ….……......17
3. Ký hiệu sử dụng .………..…..…...… … ….…………………..…..17
BÀI 3: THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ.……..……….. … .….19
I. Khái quát về tổ chức sản xuất theo dây chuyền .………..…....…… … …...19
II. Các loại dây chuyền sản xuất may công nghiệp .………..…....…… … .....19
1. Dây chuyền hàng dọc .………..…..…………..…...............................19
2. Dây chuyền hàng ngang.………..…..………… …...….…………......20
3. Dây chuyền cụm .………..…..………....… … ….……………….......20
4. Các loại dây chuyền khác .………..…..………… … ….…......……...20
III. Thiết kế dây chuyền may .………..…..………… … ….……......……......21
1. Cơ sở để thiết kế dây chuyền công nghệ .………..…..……….. … .....21
2


2. Nguyên tắc thiết kế chuyền .………..…..………… … ….……..…....21
3. Những điểm chuẩn để cân đối vị trí làm việc ……….………..……....22
4. Những công việc cần làm khi thiết kế chuyền .……....……..… … …22
5. Bố trí mặt bằng phân xưởng …..…..………… … ….……..…..……..23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.………..…..…..…… … ….……………...……..25

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

Tên mơ đun: THIẾT KẾ CƠNG NGHỆ
Mã mơ đun: MĐ39
Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trị của mơ đun:
- Vị trí:
Mơ đun Thiết kế cơng nghệ là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các
môn học, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề May thời trang.
- Tính chất:
Mơ đun Thiết kế cơng nghệ mang tính tổng hợp giữa lý thuyết và thực hành,
là một phần trong q trình sản xuất may cơng nghiệp địi hỏi kiến thức chun
mơn vững vàng, vừa địi hỏi sự linh hoạt, tư duy, sáng tạo, chính xác.
- Ý nghĩa, vai trị của mơ đun:
+ Ý nghĩa: Thiết kế cơng nghệ sẽ giúp cải thiện thao tác nhằm tăng năng
suất lao động. Nghiên cứu đề ra những biện pháp nhằm cải thiện qui trình cơng
nghệ sản xuất.
+ Vai trị: Thiết kế cơng nghệ có vai trị quan trọng quyết định rất lớn đến
kết quả của quá trình sản xuất, là khâu đầu tiên trong q trình sản xuất có vai trò
đảm bảo cho sản phẩm làm ra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mục tiêu của mơ đun:
- Về kiến thức:
Trình bày được công tác chuẩn bị về công nghệ và thực hiện các công đoạn
sản xuất hàng may công nghiệp.
- Về kỹ năng:
+ Xây dựng được tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
+ Thiết kế được dây chuyền sản xuất may công nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Cẩn thận, tính tốn chính xác và có trách nhiệm trong quá trình thực hiện.

4



BÀI 1: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM
Giới thiệu:
Một cơng ty sản xuất thường có rất nhiều khách hàng khác nhau, mỗi khách
hàng sẽ có một bộ tài liệu kỹ thuật riêng theo cách riêng. Cách trình bày thông tin
và nội dung cũng sẽ khác nhau giữa các khách hàng. Bên cạnh đó, có những khách
hàng tổng hợp rất nhiều thông tin trong cùng một bộ tài liệu kỹ thuật và khơng phải
thơng tin nào trong đó cũng cần cho bộ phận sản xuất. Vì vậy mỗi nhà máy sẽ xây
dựng lên một tài liệu kỹ thuật chung cho nhà máy mình dựa trên cách thức sản xuất
và nhu cầu thông tin của từng bộ phận sản xuất của mỗi nhà máy. Bộ tài liệu kỹ
thuật đó sẽ được chọn lọc những thông tin cần thiết cho sản xuất, sau đó các thơng
tin được tổng hợp và chia vào những mục thích hợp cho từng bộ phận. Như vậy
sản xuất sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin, và mỗi bộ phận sẽ chú trong vào những
thông tin cần thiết, nhằm đảm bảo thông tin trong sản xuất được thông suốt và
tránh sai hỏng.
Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của bảng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Xây dựng được bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dễ hiểu, rõ ràng, đầy
đủ, đúng quy định.
Nội dung chính:
I. Giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng:
1. Khái niệm:
Tiêu chuẩn kỹ thuật của một mã hàng là một bộ văn bản kỹ thuật do khách
hàng hay doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan tham khảo và áp dụng trong
suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Ở một số doanh nghiệp người ta còn gọi đây
là tài liệu kỹ thuật.
2. Các dạng tiêu chuẩn kỹ thuật: Có 2 dạng
a. Dạng đơn giản:
Một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đơn giản thường bao gồm những tài liệu sau:
- Hình vẽ - mơ tả mẫu
- Bảng thơng số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm

- Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
- Bảng định mức nguyên phụ liệu
- Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ
- Bảng qui định cho phân xưởng cắt – Qui cách đánh số
- Quy cách may sản phẩm
- Bảng quy trình may sản phẩm
- Quy cách bao gói cho phân xưởng đóng gói
- Hướng dẫn kiểm tra mã hàng
b. Dạng đầy đủ:
Là dạng tài liệu do khách hàng cung cấp được bổ sung thêm 1 số văn bản phù
hợp với điều kiện sản xuất của từng doanh nghiệp. Bao gồm các văn bản bổ sung
như sau:
- Bảng cân đối nguyên phụ liệu
5


- Sơ đồ nhánh cây
- Bảng qui trình cơng nghệ
- Thiết kế dây chuyền công nghệ (thiết kế chuyền)
- Bố trí mặt bằng phân xưởng
II. Lập tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng:
1. Bảng hình vẽ - mơ tả mẫu:
a. Khái niệm:
Là văn bản thường nằm ở trang đầu của đầu tập tài liệu, cho phép người đọc
có cái nhìn trực quan về sản phẩm và được sử dụng khắp mọi nơi trong suốt quá
trình sản xuất của mã hàng.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
DÙNG RẬP : ND 06

MÃ HÀNG : 1K1675 BND/L3


KIỂU MẪU : ÁO SƠ MI NAM TAY DÀI
LAI BẦU

KHÁCH HÀNG : KINH DOANH

MƠ TẢ HÌNH DÁNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
H
R
l
B

F

M
I

C

K

K

G

D

E
J


N
O
Q
P
A

b. Cách thức lập văn bản:
- Xem xét kỹ mẫu chuẩn, mẫu rập và tài liệu kỹ thuật để dự kiến trước các
chi tiết cần phải vẽ rời, tìm ra các sai sót để kịp thời sửa chữa, trao đổi với các
khách hàng .
- Tiến hành:
+ Đặt mẫu lên bàn phẳng, vuốt cho ngay ngắn, cân đối. Dùng bút chì phác
thảo hình vẽ mẫu chuẩn lên giấy sao cho cân đối các chi tiết, cân đối trên mặt giấy
6


và đầy đủ cả mặt trước, mặt sau sản phẩm. Sau đó dùng bút sắc nét tu sửa dần cho
hồn chỉnh bản vẽ. Đặc biệt, đối với các đường diễu, các mẫu thêu, logo…cần vẽ
đầy đủ để người đọc dễ hình dung ra kết cấu của sản phẩm.
+ Dùng bút và thước ghi thêm những mơ tả trên hình vẽ để làm tăng tính trực
quan của sản phẩm. Phần mơ tả mẫu này cần phải rõ ràng, chính xác và khơng làm
che khuất hình vẽ đã có.
+ Với các chi tiết phức tạp hay chi tiết khuất: nên vẽ rời ra bên cạnh với tỉ lệ
lớn hơn hình vẽ đang có. Trong những chi tiết này, cũng mơ tả thật cụ thể những
u cầu của nó (vị trí gắn nhãn, gắn lót túi…) để mọi người cùng nhận biết.
+ Rà sốt lại thật kỹ xem hình vẽ và mơ tả mẫu cịn thiếu sót gì hay khơng và
kịp thời chỉnh sửa nếu có.
2.Bảng thơng số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm:
a. Khái niệm
Là văn bản có ghi tất cả kích thước cơ bản của các bán thành phẩm – thành

phẩm. Nó phục vụ cho thiết kế mẫu và kiểm tra kích thước bán thành phẩm – thành
phẩm trong quá trình sản xuất và giao nhận thành phẩm.
b. Cách thức lập văn bản:
- Xem xét kỹ mẫu chuẩn, mẫu rập mềm và tài liệu kỹ thuật của khách hàng để
phát hiện kịp thời các mâu thuẩn và sửa chữa nếu có.
- Đàm phán với khách hàng để thỏa thuận dung sai cho phép cần có đối với
mỗi thơng số kích thước.
- Tiến hành biên dịch (chuyển ngữ) và chuyển đổi đơn vị tính cho bảng thơng
số kích thước của khách. Lựa chọn các nội dung sẽ đưa vào văn bản kỹ thuật của
ta.
- Xem xét tính chất của nguyên phụ liệu và kiểu dáng đường may để chắc
chắn số liệu đưa vào bảng là đã chính xác. Đặc biệt, đối với bảng thơng số kích
thước bán thành phẩm, cẩn trọng khi tính tốn độ gia đường may, độ co giản
nguyên phụ liệu …để đảm bảo sản phẩm sau khi may xong có thơng số kích thước
thành phẩm đạt u cầu.
- Rà sốt kỹ bảng thơng số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm. Sau
khi chắc chắn không thiếu sót gì nữa thì chuyển cho trưởng phịng duyệt và ký xác
nhận cho phép lưu hành.
BẢNG THƠNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM
Mã hàng:………
Đơn vị: cm
STT Thơng số kích thước
Cỡ
S
M
L
XL
1 Vịng cổ tâm khuy đến
38.5
40.5

42.5
44.5
tâm nút
2 Vòng ngực
108
112
120
128
3 Vòng eo
104
108
116
124
4 Vòng lai
108
112
120
128


Sai số
+/-0.2
+/-1
+/-1
+/-1
7


3. Lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (tác nghiệp màu)
a. Khái niệm:

Là một văn bản kỹ thuật trên đó có đính những mẫu trực quan về ngun phụ
liệu cần dùng cho cả mã hàng. Bảng này thường dùng để so sánh đối chiếu khi giao
nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận.
b. Cách thức lập văn bản:
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm mẫu
+ Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê tất cả nguyên phụ liệu có trên sản
phẩm. Sau đó, phân loại riêng từng loại: vải chính, vải phối, phụ liệu,…theo từng
màu riêng.
+ Tính tốn số bảng cần có phụ thuộc vào yêu cầu của các bộ phận liên quan.
Sau đó, tính thêm khoảng 50% số bảng để dự trữ cho các trường hợp sai hỏng và
thất thoát trong quá trình sử dụng.
+ Khi lấy nguyên phụ liệu ở kho, nên lấy lớn hơn số cần dùng để tiện việc lựa
chọn và cắt gọt nguyên phụ liệu trong bảng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và tính
đặc trưng.
+ Chuẩn bị và cắt nguyên phụ liệu để đính vào bảng cho phù hợp với số lượng
đã tính tốn và đảm bảo tính thẩm mỹ, tính đặc trưng của nguyên phụ liệu
- Giai đoạn tiến hành:
+ Lấy các tờ bìa ghi tiêu đề bảng, kẻ các ơ trong bảng có diện tích khoảng 4x5
cm(đối với vải kẻ, lấy theo chu kỳ kẻ). Trong mỗi ô, ghi thông tin về từng loại
nguyên phụ liệu dự định đính vào bảng sao cho thật đầy đủ và chính xác.
+ Chọn cách thức đính và đính các nguyên phụ liệu vào bảng như nguyên tắc
đã biết sao cho gọn gàng, chính xác.
+ Kiểm tra lại nhiều lần về độ chính xác và đúng đắn của bảng để phát hiện
kịp thời và chỉnh sửa những sai sót nếu có trước khi giao văn bản cho các bộ phận.
+ Ký tên và chuyển cho trưởng phòng ký duyệt trước khi văn bản được phép
lưu hành.
4. Bảng định mức nguyên phụ liệu:
a. Khái niệm:
Là một văn bản kỹ thuật, trong đó trình bày lượng NPL tiêu hao cho một sản

phẩm trung bình cho cả mã hàng.
b. Cách thức lập văn bản:
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Nghiên cứu tài liệu của khách hàng và sản phẩm mẫu.
+ Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê tất cả NPL có trên sản phẩm vào một
tờ giấy mỏng. Sau đó, phân loại riêng từng loại: vải chính, vải phối, phụ liệu…theo
từng màu riêng.
+ Tính tốn số bảng cần có phụ thuộc vào yêu cầu của các bộ phận liên quan.
+ Tiến hành tính tốn và số hiệu chỉnh số liệu tính tốn định mức NPL.
+ Tham khảo thơng tin từ phịng kế hoạch hay phòng kỹ thuật để biết định
mức cấp phát cụ thể cho mã hàng.
- Giai đoạn tiến hành:
+ Lập bảng theo mẫu.
8


+ Điền các thơng tin về mã hàng thật chính xác và đủ lớn bằng bút lông màu
hay trên máy tính.
+ Điền thơng tin vào các cột theo đúng ngun tắc sắp xếp các nguyên phụ
liệu, đơn vị tính và định mức kỹ thuật như đã biết.
+Nhập số liệu về định mức cấp phát.
+ Kiểm tra kỹ bảng và ký tên xác nhận. Chuyển văn bản cho trưởng phòng
xem xét và ký duyệt lưu hành.
BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU
Mã hàng:
Khách hàng:
STT

Tên nguyên phụ liệu


Định mức cấp phát:
+ Nguyên liệu: +…%
+ Phụ liệu: +….%
+Bao gói:+….%

Đơn vị tính

Định mức kỹ thuật

Ngày tháng năm
Người lập bảng
Ký tên

5. Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ:
a. Khái niệm
Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn người giác sơ đồ sao cho giác sơ đồ chính xác,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b.Cách thức lập văn bản:
- Lập bảng trên máy tính theo định dạng đính kèm.
- Phần tiêu đề: ghi đầy đủ tên mã hàng, tên khách hàng, sản lượng, tên NPL sẽ
giác.
- Phần thân bảng:
+Cột 1: ghi số thứ tự
+ Cột 2: Ghi tên của tất cả các chi tiết có trên sản phẩm.
+ Cột 3: ghi số lượng chi tiết có trong một sản phẩm.
+ Cột 4: ghi hướng sợi cần đảm bảo
+ Cột 5: ghi các yêu cầu giác cụ thể để đảm bảo được chất lượng của sản
phẩm sau khi may.
9



- Phần kết: ký tên xác nhận, chuyển cho trưởng phịng ký và ban hành.

- Thơng tin về NPL:
- Thơng tin về trải vải
- Thông tin về sơ đồ:
STT Tên chi tiết

TIÊU CHUẨN GIÁC SƠ ĐỒ
Mã hàng:
Tên NPL:
Sản lượng:

Số lượng/sp

Qui định giác

Yêu cầu kỹ thuật

Ngày tháng năm
Người lập bảng
Ký tên

6. Bảng qui định cho phân xưởng cắt:
a. Khái niệm:
Là văn bản kỹ thuật dùng để qui định các công nghệ cần làm trong phân
xưởng cắt cho một mã hàng.
b. Cách thức lập văn bản:
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Tìm hiểu tất cả các thơng tin liên quan của q trình cắt một mã hàng

+ Nghiên cứu kỹ và cụ thể các loại nguyên phụ liệu mà mã hàng sắp sửa cắt
để tìm ra cách trải, cắt, ủi, ép, đánh số,…sao cho hợp lý nhất. Với một số trường
hợp, cần trải qua q trình thực nghiệm để tìm ra các thơng số kỹ thuật tốt nhất của
các q trình gia cơng.
+ Trao đổi lại với các bộ phận liên quan để thống nhất các thơng tin cần có
trong văn bản.
- Giai đoạn tiến hành:
+ Lần lượt điền vào bảng các nội dung cần có trong q trình cắt theo các
cơng nghệ và các thông tin đã thu nhận được
+ Nếu mã hàng có đánh số hoặc ép mex, cần soạn thêm bảng quy cách đánh
số và ép mex để hướng dẫn công việc một cách trực quan hơn, tránh xảy ra những
sai sót đáng tiếc trong sản xuất
+ Kiểm tra và ký nhận vào cuối bảng
+ Chuyển cho trưởng phòng xem xét, ký và cho phép lưu hành văn bản.

10


BẢNG QUI ĐỊNH CẮT
Mã hàng:
Sản lượng:
- Thông tin về nguyên phụ liệu:
- Thông tin về trải vải:
- Thông tin về sơ đồ:
- Thông tin về cắt chi tiết sử dụng vải:
STT

Tên chi tiết

Số lượng


Dụng cụ cắt

Yêu cầu kỹ
thuật

- Thông tin về trải phụ liệu:
- Thông tin về cắt các chi tiết có sử dụng phụ liệu:
STT

số)

Tên chi tiết

Số lượng

Dụng cụ cắt

Yêu cầu kỹ
thuật

- Thông tin về đánh số (vẽ bảng qui định đánh số)
- Thông tin về ép mex (vẽ hình qui định ép mex lên cùng bảng qui định đánh
- Thơng tin về bóc tập phối kiện: ( có thể kèm theo phiếu tác nghiệp bóc tập)
- Thơng tin về kiểm tra sau cắt
Ngày
tháng
năm
Người lập bảng


Ký tên
7. Lập bảng qui cách may sản phẩm:
Là văn bản kỹ thuật trong đó có các qui định về cách thức lắp ráp hoàn chỉnh
một sản phẩm. Chúng bao gồm: các dạng đường may và độ rộng các đường may:
mật độ mũi chỉ màu sắc, chi số chỉ; cách gắn nhãn và vị trí của chúng; kích thước
khuy nút và vị trí của chúng, vị trí túi và các yêu cầu của túi…Bảng này dùng để
hướng dẩn công nhân thực hiện thao tác may hoàn chỉnh sản phẩm sao cho đảm
bảo các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng
11


BẢNG QUI CÁCH MAY SẢN PHẨM
Mã hàng:
Tên bộ phận / chi tiết

Qui cách lắp ráp

Ngày
tháng
năm
Người lập bảng
Ký tên
8. Lập bảng qui cách bao gói sản phẩm:
Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn kỹ lưỡng cách thức treo nhãn, gắn thẻ bài, bao
gói sản phẩm, qui cách đóng hộp và qui cách đóng thùng cho cả mã hàng. Bảng
này thường được dùng cho phân xưởng hoàn tất và kho thành phẩm để đóng gói
sản phẩm trước khi xuất hàng đi.
9. Lập bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng:
Là văn bản kỹ thuật trong đó hướng dẫn cụ thể về các cơ sở, văn bản và cách
thức tiến hành kiểm tra một mã hàng. Bảng này được gởi cho tất cả các bộ phận để

những nơi này biết được các yêu cầu kiểm tra và thực hiện tốt các yêu cầu này.
Đặc biệt, bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng còn là cơ sở pháp lý để bộ phận KCS
tiến hành kiểm tra hoàn tất sản phẩm sau cùng.
Bài tập:
Lập tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo sơ mi, quần tây, áo jacket...

12


BÀI 2: LẬP QUI TRÌNH CƠNG NGHỆ
Giới thiệu:
Qui trình cơng nghệ phải thực hiện theo một trình tự, cải tiến thao tác một
cách hợp lý để sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật, tạo niềm tin cho khách hàng. Từ đó
giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, chất lượng và giảm thời gian chế tạo sản
phẩm.
Mục tiêu:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng quy trình cơng nghệ.
- Xây dựng được quy trình cơng nghệ may sản phẩm phù hợp thực tế, đáp ứng
được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (Vẽ sơ đồ, viết phiếu công nghệ, định mức
thời gian, tính tốn năng lực, chủng loại thiết bị).
Nội dung chính:
I. Lập bảng qui trình may sản phẩm:
1. Khái niệm:
Qui trình may sản phẩm là bảng liệt kê:
- Các bước công việc cần thiết theo một thứ tự nhằm may hồn chỉnh sản
phẩm theo một tiến trình hợp lý nhất.
- Bậc thợ, thiết bị và dụng cụ cần thiết để thực hiện các bước công việc.
BẢNG QUI TRÌNH MAY SẢN PHẨM
Mã hàng:
Khách hàng:

Sản lượng:
TT

Tên bước cơng việc

Bậc thợ

Thiết bị

Ghi chú

Ngày
tháng năm
Người lập bảng
Ký tên

2. Các bước thực hiện:
Việc lập quy trình may thường được thực hiện theo thứ tự sau:
- Phân tích sản phẩm thành từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh.
Trong mỗi cụm cần xác định:
+ Các bước công việc may cần thiết của cụm đó
+ Các bước cơng việc là chi tiết, là định hình, cắt chỉ, lấy dấu, cắt gọt…nhằm
tăng năng suất và chất lượng may.
- Xác định thứ tự thực hiện các bước công việc trong từng cụm chi tiết và cụm
lắp ráp hoàn chỉnh.Sắp xếp và lựa chọn các bước cơng việc nhằm hồn tất sản
phẩm theo một trình tự hợp lý, đảm bảo nguyên tắc: bước công việc nào cần làm
13


trước sẽ được đặt ở trên, bước công việc cần làm sau sẽ được đặt ở dưới, quá trình

lắp ráp hoàn tất các chi tiết sẽ được đặt sau cùng.
- Điền đầy đủ các bước công việc theo thứ tự vào bảng quy trình may.
- Bậc thợ: được xác định tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của bước công việc.
Xem xét kỹ số thợ có trong chuyền để lựa chọn bậc thợ thực hiện bước công việc
theo nguyên tắc: thợ bậc thấp làm việc dễ, thợ bậc cao làm việc khó.
- Thiết bị: phụ thuộc vào u cầu cơng nghệ cũng như thiết bị hiện có tại xí
nghiệp. Việc chỉ rõ loại thiết bị sử dụng ngoài việc xác định năng suất thực hiện
bước công việc và ảnh hưởng đến định mức thời gian, còn là cơ sở cho việc tính
tốn số thiết bị cần thiết sử dụng cho sản xuất một đơn hàng.
Cần xem xét các cữ gá lắp hiện có và cần sử dụng chúng để nâng cao năng
suất may. Điều này giúp cho việc chuẩn bị sẵn cữ gá lắp trước khi sản xuất nhằm
tận dụng lợi thế tăng năng suất nhờ cữ gá lắp.
II. Lập bảng qui trình cơng nghệ may:
1. Khái niệm: Là văn bản kỹ thuật tương tự như như bảng qui trình may,
nhưng trong đó có điền thêm đầy đủ các thơng tin về bậc thợ và tính tốn số lao
động cụ thể cho từng bước công việc.
2. Cách thức lập văn bản:
Để lập bảng qui trình cơng nghệ cần làm theo các thao tác sau:
- Viết qui trình may sản phẩm.
- Căn cứ vào tổng thời gian hoàn thành sản phẩm và số công nhân hoặc sản
lượng và thời gian làm việc ngày để tính nhịp độ sản xuất.
- Thời gian làm việc cho từng bước cơng việc.
- Thời gian hồn thành sản phẩm.
- Số cơng nhân trong chuyền.
- Tính nhịp độ sản xuất.
- Dựa vào nhịp độ sản xuất để tính tốn lao động bố trí cụ thể trên từng cơng
đoạn.
QUI TRÌNH CƠNG NGHỆ
Mã hàng:
Số cơng nhân:

STT Bước cơng việc

Bậc
thợ

Thời gian

Lao động

Thiết bị dụng cụ

Ngày
tháng
năm
Người lập bảng

Ký tên
14


III. Xây dựng định mức thời gian gia công:
1. Khái niệm:
Là lượng thời gian được qui định tối đa để sản xuất một sản phẩm, một chi
tiết hay một nguyên công.
2. Các loại thời gian:
a. Thời gian trực tiếp sản xuất :
Là thời gian người công nhân sử dụng máy để thực hiện bước cơng việc trong
qui trình sản xuất một sản phẩm.
b. Thời gian phụ cho sản xuất:
Là thời gian người công nhân sử dụng các công cụ đơn giản, thô sơ bằng tay

để thực hiện các bước công việc.
c. Thời gian phụ ngồi sản xuất:
Là thời gian khơng cần có hay cịn gọi là khoảng thời gian hao phí (vơ ích)
hoặc thời gian giải lao.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc:
Một sản phẩm được hoàn tất nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố:
- Chất lượng của nguyên vật liệu.
- Cấp chất lượng của sản phẩm.
- Độ phức tạp của các chi tiết sản phẩm.
- Điều kiện trang thiết bị nhà xưởng.
- Tâm sinh lí của người cơng nhân trong q trình làm việc.
- Cách bố trí điều hành, tổ chức trong xí nghiệp.
- Tay nghề của cơng nhân trong chuyền.
4. Phương pháp đo thời gian làm việc
- Đo thời gian làm việc là xác định sự kéo dài về thời gian để thực hiện hồn
chỉnh một bước cơng việc.
- Có thể xác định thời gian làm việc bằng nhiều cách:
+ Dùng đồng hồ bấm giờ.
+ Tiêu chuẩn hoá thời gian.
+ Chụp ảnh ca làm việc.
+ Phương pháp thống kê.
- Thời gian được đo bằng các phương pháp khác nhau và nhiều công cụ khác
nhau. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng đồng hồ bấm thời gian.
5. Phương pháp sử dụng đồng hồ bấm giờ
a. Các yêu cầu đối với người bấm giờ:
- Phải có phương pháp làm việc khoa học, có tính kiên nhẫn khi bấm giờ.
- Phải biết những cơng việc mình sắp bấm giờ có qui trình như thế nào thì
việc bấm giờ mới hiệu quả.
- Phải nhanh nhẹn và nhạy bén với qui trình xảy ra khi bấm giờ.

Có óc quan sát phân tích tổng hợp tốt để loại bỏ những thời gian ngoài sản
xuất trong qui trình bấm giờ.
- Tạo mối thiện cảm với cơng nhân thì việc bấm giờ mới hiệu quả.
b. Các lưu ý khi thực hiện công tác bấm giờ:
15


- Chuẩn bị vị trí đứng sao cho có thể quan sát dễ dàng các thao tác của cơng
nhân.
- Tìm hiểu điều kiện làm việc của công nhân.
- Cần tiến hành đo nhiều lần.
- Đo cả lúc công nhân tháo dây cột bó sản phẩm ra.
- Phải phân biệt các thời gian ngoài sản xuất, phụ sản xuất để loại bỏ thời gian
ngồi sản xuất.
- Phải tính riêng thời gian mang hàng đến và đi.
- Cột bó hàng và đưa hàng đến vị trí mới.
- Tính riêng sự cố bất thường như cúp điện và hư máy.
- Phải bấm giờ trong tư thế đứng để dễ quan sát.
Cơng ty may:
Xí nghiệp may:

PHIẾU BẤM GIỜ

Chuyền may:
Tên người bấm giờ:
Điều kiện làm việc:
STT

Tên BCV


Bậc
thợ

Số máy:

Kết quả các lần đo

Trung
bình

Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần
1
2
3
4
5
6
7

Ngày

Lần
8

Thiết
bị

tháng
năm
Người bấm


Ký tên
IV.Tính tốn chủng loại, số lượng thiết bị:
Tính tốn số thiết bị cho phép sử dụng trong chuyền: tính số thiết bị mỗi loại
bằng cách cộng tồn bộ thời gian sử dụng thiết bị đó chia cho nhịp độ sản xuất.
Số thiết bị = Thời gian sử dụng thiết bị / Nhịp độ sản xuất
Công thức liên hệ:
Năng suất đầu máy = Sản lượng 1 tổ/1ca / Tổng số máy

16


Chú ý: với mỗi chủng loại máy có số lượng nhiều nhất trong chuyền, ta tính
thêm một chiếc để dự trữ hay để sửa hàng.
V. Vẽ sơ đồ (Sơ đồ nhánh cây):
1. Khái niệm:
Là văn bản kỹ thuật dùng để hình tượng hóa qui trình may sản phẩm. Trong
đó, các bước công việc may một sản phẩm được thể hiện qua các ký hiệu và một sơ
đồ hình nhánh cây.
2. Mục đích của vẽ sơ đồ nhánh cây:
- Giúp cho người đọc có thể biết được qui trình lắp ráp sản phẩm một cách
nhanh chóng.
- Tránh sai sót trong quá trình thiết kế chuyền và bố trí mặt bằng phân xưởng
sau này.
- Sửa chữa những bất hợp lý về thời gian hay đường đi của bán thành phẩm
trong chuyền.
3. Ký hiệu sử dụng:
a. Ký hiệu sử dụng:
Bán thành phẩm hay phụ liệu
Đường đi của bán thành phẩm

Công đoạn máy 1 kim
Công đoạn máy chuyên dùng
Công việc không sử dụng máy
Công đoạn ủi ép
Kiểm tra chất lượng cục bộ
Thành phẩm
Kiểm tra hồn chỉnh

b. Cách biểu thị phân tích cơng đoạn:
Tên chi tiết

Thời gian thực tế

Biểu tượng công đoạn

Tên công đoạn (BCV)

Số thứ tự của công đoạn (BCV)

17


VD:

Chân cổchính
n cổ
10” 40May bọc châ

* Ghép chi tiết lớn với chi tiết nhỏ:
Chi tiết lớn


Chi tiết nhỏ

* Ghép 2 chi tiết cùng cở hoặc gần bằng nhau:

* Ghép 3 chi tiết cùng cỡ:

nghệ?

Bài tập:
1. Dựa vào tài liệu kỹ thuật đã lập ở bài 1 viết qui trình may của sản phẩm?
2. Dựa vào bảng qui trình may của mã hàng lập bảng qui trình trình cơng
3. Dựa vào bảng qui trình cơng nghệ vẽ sơ đồ nhánh cây của mã hàng trên?
18


BÀI 3: THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Giới thiệu:
Thiết kế dây chuyền cơng nghệ là hình thức sản xuất có sự phân công lao
động cụ thể và hợp lý nhằm tăng năng suất lao động. Trong quá trình sản xuất đòi
hỏi người sản xuất phải hiểu rõ về những yêu cầu kỹ thuật, tính chun mơn hóa và
được phân cơng công việc phù hợp với tay nghề của người lao động.
Mục tiêu:
- Nêu được các khái niệm về sản xuất dây chuyền.
- Phân tích được các ưu điểm của phương án tổ chức sản xuất theo dây
chuyền.
- Phân tích được các điều kiện tổ chức sản xuất theo dây chuyền.
- Trình bày phương pháp thiết kế dây chuyền.
- Thiết kế dây chuyền phù hợp thực tế sản xuất.
Nội dung chính

I. Khái quát về tổ chức sản xuất theo dây chuyền:
- Dây chuyền sản xuất: là tập hợp người cùng tham gia sản xuất trong phân
xưởng nhưng mỗi người được phân công làm 1 việc chuyển người làm sau tiếp
công việc người làm trước để cuối cùng hồn thành cơng việc với thời gian ngắn
nhất.
- Thiết kế dây chuyền công nghệ may: là tính tốn, sắp xếp chuyển tiếp các
bước cơng việc may một sản phẩm sao cho sử dụng được tay nghề cơng nhân, thiết
bị máy móc một cách hợp lý giúp cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm
tốt.
II. Các loại dây chuyền sản xuất may công nghiệp:
Trong Sản xuất hàng may mặc có 2 dạng dây chuyền sản xuất cơ bản: dây
chuyền hàng dọc và dây chuyền cụm.
- Dây chuyền dọc: khi sản lượng hàng ít, dây chuyền ngắn, qui trình lắp ráp
đơn giản.
- Dây chuyền cụm: khi sản lượng hàng nhiếu sản xuất ổn định trong một thời
gian dài của mã hàng.
Có thể kết hợp dọc và cụm trong một dây chuyền.
1. Dây chuyền hàng dọc (nước chảy, liên tục):
Là dạng dây chuyền mà qui trình lắp ráp sản phẩm tương ứng với các vị trí
làm việc của cơng nhân được sắp xếp theo một đường thẳng một cách hợp lý,
người làm sau làm tiếp công việc của người làm trước, không trở đầu lại, với dạng
chuyền này, thường bán thành phẩm được đưa vào đầu chuyền, còn sản phẩm sẽ ra
ở cuối chuyền.
a. Ưu điểm:
- Diễn tiến hợp lý của cơng đoạn về phía trước không quay trở lại.
- Thời gian ra chuyền ngắn.
- Thời gian làm việc của công nhân gần như nhau, năng suất đều trong q
trình sản xuất (hiệu suất cơng việc cao).
- Mỗi người thực hiện một công đoạn, tay nghề được chun mơn hố cao, do
vậy thời gian đào tạo công nhân nhanh.

19


- Kiểm tra tiến độ sản xuất được dễ dàng.
- Tiết kiệm được thời gian, vì cân đối chặt chẽ giữa các cơng việc.
- Giảm bớt người điều hành, vì cơng nhân tự lấy hàng từ vị trí này sang vị trí
khác và gần nhau.
b. Nhược điểm:
- Phải cân đối vị trí làm việc cao, chênh lệch vị trí làm việc tối đa 5 %.
- Bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối qui trình cơng nghệ.
- Bị đứt chuyền chỉ 1 công nhân vắng mặt, cần thợ dự trữ giỏi biết may nhiều
bộ phận.
- Công nhân dễ nhàm chán với cơng việc vì chỉ theo 1 cơng đoạn.
- Người điều chuyền phải theo dõi thường xuyên để giải quyết sự ùn tắc các
bộ phận để ra chuyền đều.
2. Dây chuyền hàng ngang:
Tương tự như dây chuyền hàng dọc, thích hợp với những mặt bằng phân
xưởng ngắn. Các vị trí làm việc được chuyển hàng theo hàng ngang, hết hàng này
mới chuyển lên hàng trên, nhìn tổng quát vẫn là dạng hàng dọc.
3. Dây chuyền cụm:
Là dạng dây chuyền được dùng nhiều nhất trong các doanh nghiệp may, thích
hợp với những mặt bằng rộng, với những mã hàng có kiểu dáng phức tạp, sản
lượng nhỏ hoặc lớn.
Phân xưởng được chia thành từng nhóm theo từng loại cơng việc hoặc theo
từng loại máy.
a. Ưu điểm:
- Mềm dẻo trong sản xuất.
- Thiết kế chuyền cố định.
- Cho phép người công nhân bắt kịp thời gian đã mất trong nhiều cơng đoạn.
- Nếu có cơng nhân nghỉ đột xuất thì ít bị ảnh hưởng đến dây chuyền. Giữa

các vị trí làm việc khơng bị phụ thuộc lẫn nhau.
- Thiết bị được sử dụng tối đa, vì lượng hàng trong các vị trí nhiều, khơng mất
thời gian chờ đợi vơ ích.
b. Nhược điểm:
- Lượng hàng trong chuyền nhiều.
- Khơng cần tn theo quy trình lắp ráp, nên phải bố trí thêm người đi vận
chuyển hàng.
- Khơng thể cân đối tương xứng các vị trí làm việc trong nhóm.
- Kiểm tra cơng đoạn khó.
- Thời gian ra chuyền chậm.
- Thời gian giao hàng ít chính xác, vì năng suất biến động.
- Cần có thời gian dài để đào tạo cơng nhân.
4. Các loại dây chuyền khác:
Ngồi các dạng dây chuyền kể trên, cịn có rất nhiều loại dây chuyền khác, có
thể kể tên như sau:
- Dây chuyền chữ U.
- Dây chuyền chữ E
- Dây chuyền treo ( Hanger hoặc mover)
20



×