Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận, lý luận của mác về hàng hóa sức lao động bàn luận xung quanh vấn đề tiền lương cho người lao động trên thị trường sức lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.93 KB, 11 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN
CỦA MÁC – LÊNIN
****************
Vấn đề: Lý luận của Mác về hàng hóa sức lao động. Bàn luận xung
quanh vấn đề tiền lương cho người lao động trên thị trường sức lao động Việt
Nam?
Bài làm.
Trong tác phẩm Bộ Bộ Tư bản, Mác đã nghiên cứu về phương thức sản
xuất TBCN và tìm ra cơng thức chung của tư bản, đồng thời ông cũng chỉ rõ
mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Bằng việc sử dụng phương
pháp loại trù, Mác đã tìm ra chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn chung đó là
hàng hóa sức lao động. Từ đó, Mác đã có những phân tích rất sâu sắc, cụ thể
về hàng hóa sức lao động và những lý luận đó có ý nghĩa to lớn, làm cơ sở
trong việc chúng ta phân tích, bàn luận xung quanh vấn đề tiền lương trên thị
trường sức lao động của Việt Nam hiện nay.
Phân tích về hàng hóa sức lao động, Mác đã đưa ra định nghĩa: " Sức
lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn
tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". Sức lao động là yếu tố
cơ bản của mọi q trình sản xuất nhưng nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai
điều kiện:
Người lao động phải được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng
chi phối sức lao động ấy đến mức có thể bán sức lao động đó trong một thời
gian nhất định.
Người lao động khơng có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực
hiện lao động và cũng khơng cịn của cải gì khác, muốn sống, họ chỉ cịn cách
1


bán sức lao động cho người khác sử dụng.
Khi có sự hội tụ của hai điều kiện trên thì sức lao động thực sự trở


thành hàng hóa. Hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thơng
thường có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Nhưng nó khơng đơn
thuần dừng lại ở đó, hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt,
đóng vai trò là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là cơng dụng của nó để
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động của nhà tư bản. Khác với hàng hóa
thơng thường, hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra một lượng
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Nói cách khác, hàng hóa sức lao động
là nguồn gốc đích thực tạo ra giá trị tăng thêm hay giá trị thặng dư cho nhà tư
bản. Đó chính là nguồn gốc giá trị thặng dư.
Về giá trị của hàng hóa sức lao động, nó được đo bằng giá trị của
những tư liệu sinh họat cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Nhưng việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động phải được thực hiện bằng
cách tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng hàng hóa sức lao động bằng lượng
giá trị những tư liệu cần thiết về vật chất và tinh thần để ni sống người
cơng nhân và gia đình của họ cùng với chi phí đào tạo cơng nhân theo yêu
cầu của sx. Giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ
thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Giá trị của hàng hóa sức
lao động ở các vùng hoặc các quốc gia có thể khác nhau vì nó cịn chịu ảnh
hưởng của yếu tố lịch sử, tinh thần và điều kiện tự nhiên khác nhau.
Như thế, hàng hóa sức lao động là điều kiện để chuyển hóa tiền tệ
thành tư bản. Đây cũng chính là chìa khóa để giải quyết mâu thẫn trong công
thức chung của tư bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được sử dụng làm
phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền. Điều đó chỉ thực
hiện được khi người có tiền tìm được một loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa
sức

lao
2


động.


Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở 2 thuộc tính: Giá trị hàng hóa sức lao
động mang tính chất tinh thần và lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức
lao động khi tiêu dùng nó lại thu được một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó. Nắm bắt và lợi dụng điều đó, nhà tư bản đã tìm mọi cách để
bóc lột sức lao động của người công nhân nhằm đạt được mục đích là tuyệt
đối hóa giá trị thặng dư thơng qua các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Vận dụng những lý luận về hàng hóa sức lao động đã được Mác trình
bày trong Bộ Tư bản vào việc xem xét, nhận định xung quanh vấn đề tiền
lương trên thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay sẽ cho chúng ta thấy
thực trạng và những những vấn đề cần phải giải quyết.
Có thể thấy rằng, thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay khá dồi
dào với lực lượng lao động chiếm tới khoảng trên 50% dân số. Lực lượng lao
động nước ta tương đối trẻ với tỷ lệ lao động nam – nữ khá cân đối được
phân bổ trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Lực lượng lao động nước
ta mặc dù đơng nhưng hiện nay tình trạng phân bổ khơng đều giữa các vùng
và giữa các ngành nghề đang là một vấn đề gây ảnh hưởng đến sự phát triển
của nền kinh tế. Xét một cách tổng thể, thị trường lao động nước ta đang có
sức hút lớn đối với các nhà đầu tư và các quốc gia trên thế giới. Bởi lao động
Việt Nam trẻ với mức tiền công thấp, có nhiều ưu điểm như cần cù, thơng
minh, nhanh nhẹn, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh và tinh thần học hỏi
cao, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao…. Tuy nhiên, bên
cạnh ưu điểm,lao động nước ta cũng bộc lộ những nhược điểm , mà những
nhược điểm đó đã gây những tác động xấu khiến các nhà đầu tư nước ngoài
và đặc biệt là các nước nhập khẩu lao động cịn đắn đo như tính kỷ luật và
tác phong lao động công nghiệp rất thấp xuất phát điểm là một nước nông
nghiệp lạc hậu, khả năng phối hợp làm việc theo nhóm kém hiệu quả, trình

độ của người lao động phần lớn vẫn là lao động thủ công,…
3


Xung quanh thị trường sức lao động Việt Nam, tiếp cận lý luận của
Mác trong Bộ Tư bản , em xin được bày tỏ một vài nhận định về vấn đề giá
cả sức lao động hay tiền lương ( tiền công) trên thị trường sức lao động Việt
Nam hiện nay xem nó đã tương xứng với giá trị của hàng hóa sức lao động
hay chưa?
Như chúng ta đã biết, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
đến nay đã hơn 20 năm và đạt được những thành công nhất định trên con
đường phát triển ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó khơng thể
khơng nói đến thành công của sự phát triển các loại thị trường trong nền kinh
tế Việt Nam, đặc biệt là thị trường sức lao động. Đây là một trong những thị
trường quan trọng và cơ bản của nền kinh tế. Việc chúng ta khẳng định sức
lao động là hàng hóa khơng có nghĩa là quay lại quan hệ tư bản và lao động
như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đối với nước ta, việc phát triển thị
trường sức lao động nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động và quản lý mối quan hệ giữa người có sức lao động và người sử
dụng lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều của cải vật chất
cho xã hội. Từ 1993 đến nay, Nhà nước đã đẩy mạnh cải cách chính sách tiền
lương, nhờ đó mức lương tối thiểu được pháp luật hóa và nâng cao theo thị
trường. Thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp được
cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề giá cả hàng hóa sức lao động ở Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao
động và ảnh hưởng lan toả đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do vậy, chúng
ta hãy cùng nhau nhìn lại thực trạng giá cả hàng hóa sức lao động thời gian
qua để từ đó có những giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới, tạo động lực để
thị trường này phát triển vững mạnh.
Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng nền

kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động và chỉ số giá sinh hoạt. Nó
làm căn cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương,
4


phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng
lao động và thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của
pháp luật. Trong Điều 56 của Bộ luật Lao động ghi: Mức tiền lương tối thiểu
được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản
đơn và một phần tiền lương tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng
làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác. Theo nguyên
tắc của Mác, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mức chấp
nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao động giản
đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người cơng nhân và chi phí để tiếp tục
duy trì nịi giống đó là tiền cơng. Tiền công được định như vậy là tiền công
tối thiểu”. Tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải đảm bảo khôi phục
lại sức lao động của con người. Và tiền lương cũng được quyết định bởi
những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá khác…, bởi quan hệ
của cung đối với cầu, của cầu với cung. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm,
cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp sự phát triển của nền
kinh tế. Từ khi ban hành Nghị định 235/HĐBT tháng 9/1985 về cải cách tiền
lương trong cán bộ cơng chức, đến đầu năm 1993, Chính phủ đã 21 lần điều
chỉnh tiền lương. Nên từ 1993 đến nay, chính sách tiền lương đã có sự thay
đổi theo hướng tích cực, khắc phục những hạn chế cơ bản của chính sách tiền
lương theo Nghị định 235/HĐBT (1985) tạo sự hài hịa hơn về lợi ích giữa
người lao động với người sử dụng lao động là Nhà nước, với 4 nội dung cơ
bản: Mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ
phụ cấp tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập, trong đó xác định
mức tiền cơng, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức

lao động. Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của
giá trên thị trường, cụ thể là mức tiền lương tối thiểu luôn luôn được điều

5


chỉnh qua các năm, mức tiền lương tối thiểu chung áp dụng từ ngày 1/1/2009
là 650.000đồng và từ ngày 1/1/2010 là 730.000đồng.
Tuy nhiên, chính sách tiền lương và tiền cơng trong thời gian qua vẫn
còn nhiều bất cập. Tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa
thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng
tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu
còn thấp chưa theo kịp với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề lương thấp chưa đủ tái tạo sức
lao động trở thành một vấn đề được cả xã hội quan tâm và luôn là một vấn đề
“nóng” thường xuyên được đề cập. Chúng ta vẫn thường xuyên nghe thấy
mọi người nói rằng lương chưa tăng nhưng giá xăng dầu, điện, nước, thực
phẩm đã tăng…Điện, xăng, thép... đều tăng giá và do thị trường điều tiết thế
nhưng giá nhân cơng lại nằm ngồi quy luật ấy. Khía cạnh nào đó, lương thấp
hiện nay chưa đủ để tái tạo sức lao động đang cản trở sự phát triển kinh tế,
đảm bảo an sinh xã hội. Thực tế là tiền lương tối thiểu lâu nay vẫn được xác
định chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. “Mức sống tối thiểu là thế này
nhưng ngân sách bảo chỉ duyệt bằng kia thì cũng phải chịu”. Hệ quả là, chi
trả lương không theo năng lực, công việc mà dựa theo sự chịu đựng của ngân
sách nên lương tối thiểu luôn thấp hơn so với mặt bằng chung được duy trì từ
nhiều năm nay. Lương tối thiểu hiện nay chưa do thị trường quyết định và
không tương xứng với giá trị sức lao động. Theo điều tra của Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương, lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng khoảng 60 65% nhu cầu cuộc sống, thấp hơn mức lương trả trên thị trường khoảng 20%.
Theo bà Nguyễn Lan Hương (Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế - Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), mức lương này không đảm bảo bù

đắp sức lao động giản đơn chứ chưa nói đến tích lũy để tái sản xuất sức lao
động. Còn so với các nước trong khu vực, tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
hiện nay thấp hơn khoảng 40%. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay lại lấy mức
6


lương tối thiểu mà Nhà nước quy định hàng năm để trả lương cho người lao
động mà không dựa vào năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Lương
thấp đã bộc lộ nhiều hệ lụy, theo các chuyên gia, những tiêu cực, nghịch lý đã
xuất hiện trên diện rộng hơn. Thể hiện rõ nhất đó là việc thiếu lao động trong
thời gian gần đây. Không chỉ riêng cung thiếu mà cầu cũng thiếu, quan hệ lao
động chưa phát triển, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài dựa trên mức lương tối thiểu thấp để tính giá đầu vào và trả
lương cho người lao động. Theo đó, người lao động rất khó khăn với mức thu
nhập thấp nên không gia nhập vào thị trường lao động chính thức mà làm
việc trong khu vực khơng có hợp đồng lao động. Đây là lực cản lớn cho phát
triển kinh tế. Chỉ tính trong năm 2009, có hơn 100 nghìn chỗ làm việc cịn
trống, trong đó 80% là lao động phổ thơng. Về phía các trung tâm giới thiệu
việc làm chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu này. Một thực tế lâu nay nữa là,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang dựa vào lương tối
thiểu để trả công cho người lao động. Để giải quyết vấn đề này, các nhà quản
lý đã quy định lương tối thiểu của các doanh nghiệp này cao hơn doanh
nghiệp trong nước. Cùng một địa bàn nhưng mức sống tối thiểu của người
lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại cao hơn doanh
nghiệp trong nước từ 10-15%. Kết quả là nhiều doanh nghiệp nước ngồi
phản ứng vì họ đang bị phân biệt đối xử. Theo lộ trình thì đến năm 2012 sẽ
thống nhất mức lương tối thiểu chung nhưng chính cơ quan quản lý cũng gặp
khó khăn khi hàng năm buộc phải tăng lương tối thiểu khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi thấp hơn trong nước để hai bên khi về đích gặp nhau.
Chính sách tiền lương chưa được đảm bảo cho người lao động, đặc

biệt là cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung
bình khá trong xã hội; chưa khuyến khích và thu hút được người tài, người
làm việc giỏi. Mức lương trung bình của cơng chức cịn thấp so với mức thu
nhập trung bình của lao động xã hội. Do vậy đã gây nên sự biến động, dịch
7


chuyển lao động lớn và tỉ lệ lao động bỏ việc, nghỉ việc ngày một tăng. Ngoài
ra, xét trên một khía cạnh nào đó thì với mức lương thấp như hiện nay phải
chăng cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tình trạng tham nhũng trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên. Hiện nay, tính theo mức lương tổi thiểu
chung thì một cán bộ, cơng chức trình độ cử nhân chưa được 2 triệu/ tháng
trong khi chi phí sinh hoạt khơng phải là thấp, liệu có đáp ứng được giá trị
sức lao động của họ và có đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống cũng như tái
sản xuất sức lao động hay khơng?
Hệ thống tiền lương cịn q nhiều thang, bảng lương và khoảng cách
giữa các bậc lương nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế
lại giảm sút. Đối với mức lương, bậc lương giữa các loại cán bộ, công chức
một số chức danh trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các
đồn thể) đã bộc lộ những bất hợp lý.
Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phối theo việc,
gắn cứng tiền lương với hệ số lương tối thiểu như nhau dù có trình độ khác
nhau, nên khơng tạo được động lực kích thích khả năng sáng tạo và làm việc
hiệu quả. Đồng thời chưa có sự phân biệt giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ
công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của
lao động trong khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những tác động
cản trở, sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị có nguồn thu và khơng có
nguồn thu. Các chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, an tồn lao động... cịn chưa
được coi trọng.
Có sự chênh lệch khá lớn về mặt bằng tiền lương, thu nhập giữa các

vùng, khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao
động có kĩ thuật, có tay nghề với lao động phổ thông giữa các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương khác. Sự phân hoá giàu nghèo
giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng
nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp
8


nhân dân, giữa các vùng có xu hướng dỗng ra, nhất là giữa nông thôn và
thành thị. Tỷ lệ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
cao hơn nhiều mức bình quân cả nước. Chúng ta có thể thấy, với cố gắng nỗ
lực trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và tồn xã hội
thì đến cuối năm 2006, tỷ lệ nghèo cả nước còn khoảng 18,1%, giảm trên 3%
so với giữa năm 2005, trong đó: Tây Bắc 37,36%; Đơng Bắc 28,33%; Đồng
bằng sông Hồng 11,64%; Duyên hải miền Trung 19,06%; Tây Nguyên
25,85%; Đông Nam Bộ 7,44%; Đồng bằng sông Cửu Long 15,58%.
Trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa
thực sự theo nguyên tắc thị trường, còn mang nặng tính bình qn. Mức độ
chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại lao động không lớn, chưa
khuyến khích người có trình độ chun mơn cao vào khu vực nhà nước. Các
doanh nghiệp ngồi nhà nước có tình trạng ép mức tiền cơng của người lao
động, khơng thực hiện đúng công tác bảo hiểm xã hội và các chế độ khác...
Xuất phát từ thực tế đó, nếu chúng ta tiếp tục duy trì chính sách tiền
lương thấp như hiện nay, chuyện chuyển dịch lao động tự do trong khối
ASEAN sẽ khó tránh khỏi. Tiền lương thấp sẽ khơng hấp dẫn lao động trình
độ cao từ các nước khác vào Việt Nam mà chỉ có những lao động tay nghề
kém, khơng có cơ hội ở nước họ vào làm việc. Chừng nào tiền lương, trong
đó có lương tối thiểu vẫn còn bị quyết định bởi khả năng chi trả của ngân
sách, không do thị trường quyết định sẽ là là cản trở phát triển kinh tế, phát
triển an sinh xã hội ở nước ta. Vậy, chúng ta cần làm gì để hồn thiện chính

sách tiền lương và tiền cơng hiện nay?
Trước hết, chúng ta phải nhanh chóng khắc phục tình trạng duy trì
chính sách tiền lương dựa vào ngân sách Nhà nước theo hướng hồn thiện
chính sách tiền lương, tiền công theo hướng thị trường. Tiền lương phải được
coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên
cung- cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh
9


tranh việc làm. Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền
lương và trợ cấp xã hội giai đoạn 2008- 2012 đi đơi với kiểm sốt lạm phát
để đảm bảo tiền lương thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương.
Cần phải có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ,
công chức cơ sở cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Các
khoản lương, thưởng, phụ cấp của người lao động phải được đảm bảo trở
thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao động, phản ánh đúng
giá trị sức lao động bởi đó là những nguồn thu nhập để ni sống người lao
động và gia đình họ, từ đó tạo động lực khuyến khích người lao động phát
huy hết khả năng lao động của mình. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu
cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự vận động của thị
trường sức lao động.
Phải tăng cường phối hợp cơ chế ba bên trong ban hành chính sách tiền
lương, hình thành cơ chế thỏa thuận tiền lương. Tăng cường sự tham gia của
đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào hoạch định chính
sách, kế hoạch phát triển thị trường sức lao động. Cải thiện các điều kiện liên
quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động như các thông lệ và luật
pháp quốc tế, môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động (tổ chức
cơng đồn) và đại diện người sử dụng lao động trong cơ chế ba bên…
Nhà nước cần quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng
lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền

lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền
lợi chính đáng của người lao động.
Tăng cường hồn thiện mơi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với
cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy
nhau phát triển lành mạnh. Đẩy mạnh hoạt động tư pháp, củng cố cơ quan
bảo vệ luật pháp, thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, thanh tra và xét xử
nghiêm minh, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tê - xã hội.
10


Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa sự quản lý và giám sát của Nhà nước
đối với thị trường sức lao động. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường này. Xử lý tốt
các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và
người sử dụng lao động.
Nâng cao chất lượng và nhu cầu về hàng hóa sức lao động từ hai phía:
cung và cầu lao động. Tạo cung lao động đáp ứng thị trường về số lượng,
chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
Tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh doanh sản xuất dịch vụ trong các
thành phần kinh tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng nghiên cứu lý luận về hàng hóa sức
lao động của Mác về hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng giúp chúng ta
nhìn nhận và đánh giá về vấn đề tiền lương trên thị trường sức lao động Việt
Nam trong những năm qua và chỉ ra những bất cập trong chính sách tiền
lương. Từ đó có đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó và hồn
thiện chính sách tiền lương trong thời gian tới, góp phần phát triển mạnh mẽ
và bền vững cho thị trường sức lao động nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế.

11




×