z
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
MỤC LỤC
Lời giới thiệu………………………………………………………1
I/ Nghiên cứu cơ sở lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.......................................................................2
1. Khái niệm về nền kinh tế thị trường..................................2
2. Sự cần thiết tồn tại kinh tế thị trường................................3
3. Bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 4
4. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.........5
II/ Thực trạng việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.....................................................7
1. Trước đổi mới....................................................................7
2. Sau đổi mới........................................................................8
3. Những hạn chế.................................................................10
III/ Giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển kinh tế thị trường ...13
1. Thực hiện nhất quán kinh tế nhiều thành phần................13
2. Mở rộng phân công lao động…………….......................13
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá...............................................14
4. Giữ vững ổn dịnh chính trị……………………...............15
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô15
6. Thực hiện chính sách đối ngoại…………………...........16
7. Giải quyết những hạn chế................................................16
Kết luận......................................................................18
Tài liệu tham khảo.....................................................19
Lời giới thiệu
Từ năm 1975, khi cả nước độc lập. Cách mạng dân tộc dân chủ hoàn
thành trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa xã hội. Đảng ta đã chủ trương giữ vững quan điểm cũng như con đường
mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm
đưa đất nước trở thành một nước giàu mạnh về kinh tế, ổn định về kinh tế
chính trị, xã hội công bằng văn minh. Để đạt được như vậy, Đảng ta đã chủ
trương phải ưu tiên phát triển kinh tế và coi đó là vấn đề sống còn và một
trong số đó là xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu
của nhiều nhà kinh tế trong nhiều thập kỷ qua. Do đó mà ở nước ta cũng như
các nước khác trên thế giới muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích
hợp và hiệu quả hơn. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương
khoá VIII trình đại hội IX của Đảng ta có đề cập : “ Nhà nước quản lý kinh tế
bằng pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích
của nhân dân lao động”
Chính vì vậy mà xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở
nước ta, và nhờ có đường lối đúng đắn kinh tế nước ta đã thoát khỏi những
khủng hoảng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiên
đáng kể, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh quốc gia được giữ
vững. Nước ta từ một nứoc có nên kinh tế quan liêu, bao cấp đã từng bước
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy
luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường.
I/ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA:
1).....................................Khái niệm về nền kinh tế thị trường:
Theo quan điểm của Samuelson trích trong kinh tế học thì: “ Một nền
kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp một cách không tự giác
nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là một
phương tiện giao thông để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá
nhân khác nhau, không có bộ não trung tâm nó vẫn giải được bài toán mà máy
tính lớn nhất hiện nay cũng không thể giải nổi. Không ai thiết kế ra nó. Nó tự
xuất hiện và nó đang thay đổi cũng như xã hội loài người.”
Theo quan điểm của đảng ta, một nền kinh tế mà trong đó những vấn đề
cơ bản của nó do thị trường quyết định được xem là nền kinh tế thị trường.
Nói cách khác nền kinh tế thị trường chính là nền kinh tế hàng hoá chịu sự
điều khiển của cơ chế thị trường. Nền kinh tế này khác với nền tập trung ở
chủ thể xác định các vấn đề cơ bản của nền kinh tế mà nền kinh tế tập trung
chủ thể này là nhà nước thông qua các mệnh lệnh hành chính. Chính sự khác
biệt này tạo ra sức mạnh và là động lực cho nền kinh tế phát triển.
Tại Việt Nam kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã xác
định xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tức là có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhưng không phải
can thiệp vào nền kinh tế theo kiểu mệnh lệnh hành chính mà can thiệp thông
qua các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định nền kinh tế và tạo điều kiện
cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và kinh doanh. Sự can thiệp
này được xem là cần thiết nhằm thiết lập khuôn khổ pháp luật phù hợp, sữa
chữa những khuyết tật của thị trường, đảm bảo sự công bằng xã hội và ổn
định nền kinh tế vĩ mô ( Kinh tế học – Samuelson). Đây là lý thuyết nền kinh
tế hỗn hợp đã được Samuelson đưa ra/ Theo ông phát triển kinh tế phải dựa
trên hai bàn taylà cơ chế thị trường và nhà nước: “điều hành một nền kinh tế
không có cả chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ bằng một bàn tay”.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh nước ta thì sự can thiệp của nhà nước còn đóng
vai trò giữ cho nền kinh tế đi theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
2)....................................Sự cần thiết tồn tại kinh tế thị trường:
Việt Nam đang tồn tại đủ các điều kiện cần thiết là cơ sở tồn tại của nền
kinh tế hàng hoá. Phân công lao động đang phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. nhiều ngành nghề mới đã ra đời, đặc biệt là những ngành công
nghiệp có hàm lượng kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm cao như điện tử, tin
học… Bên cạnh đó các làng nghề cổ truyền cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Các sản phẩm của ngành đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị
trường trong nước và quốc tế. Đây chính là những thế mạnh củaViệt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.Sự phát triển này đã kéo theo sự phát
triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất.
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI. Việt Nam đã chính thức thừa
nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhờ đó các
thành phần kinh tế này đã có những điều kiện cần thiết để phát triển. Từ đó
xuất hiện sự khác biệt giữa các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao động. Đây chính là điều kiện đủ để nền kinh tế hành hoá có cơ sở ra
đời. Khác biệt về sở hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã tạo ra
động lực to lớn để thúc đẩy kinh tế phát triển mặc dù mặt trái của nó là sự
phân hoá về giàu và nghèo.
Sau một thời gian dài duy trì cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã
đến lúc chúng ta cần một sự chuyển đổi để phát triển kinh tế. Cơ chế thị
trường với những ưu thế không thể chối cãi là một sự lựa chọn hợp lý và cần
thiết. Cơ chế quản lý cũ cồng kềnh, kém năng lực đã không còn phù hợp với
tình hình trong nước và quốc tế. Những căn bệnh đặc trưng của cơ chế cũ như
bảo thủ, trì trệ, kém năng lực hình thành nên bộ máy quản lý thiếu chuyên
môn nghiệp vụ nhưng lại có thái độ quan liêu, cửa quyền cần phải được thay
đổi. Thực tế cho thấy trải qua gần hai mươi năm đổi mới gây dựng nhưng
chúng ta vẫn phải thực hiện các cuộc chỉnh đốn Đảng, cải cách bộ máy hành
chính chứng tỏ những quan niệm cũ sai lầm đã ăn sâu bám rễ như thế nào.
Việc xoá bỏ hoàn toàn không dễ dàng, không thể hoàn thành trong một sớm
một chiều nhưng đó là việc cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Cùng với
cơ chế cũ cũng là sự bất cập khi nhà nước can thiệp quá sâu vào sản xuất kinh
doanh,
điều hành không tuân theo các qui luật kinh tế mà theo cảm tính dẫn
đến sự thất bại trong thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Chuyển
sang cơ chế mới sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo
đúng những qui luật kinh tế khách quan.
Thực tiễn những năm đổi mới chỉ ra rằng việc chuyển đổi sang mô hình
kinh tế thị trường của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình kinh tế đó
chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút
vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất trong xã hội,
phát triển lực lượng sản xuất, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng
trưởng GDP bình quân hằng năm trong những năm 2000 là 7%. Trong đó
nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực đưa Việt Nam
trở thành nước thứ ba trên thế giới về xuất khẩu lương thực. Giá trị sản xuất
công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao
tích luỹ xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.
3).....Bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có một số
điểm như sau:
Thứ nhất , quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị
trường đồng thời cũng là quá trình thực hiện nền kinh tế mở, nhằm hoà nhập
với thị trường thế giới.
Thứ hai, bản chất của quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình chuyển nền
kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá tiến
tới nền kinh tế thị trường và qua trình chuyển cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã khẳng định nền kinh tế hàng hoá
đã làm cho thị trường dân tộcgắn bó và hoà nhập với thị trường thế giới,
Chính giao lưu hàng hoá đã làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng khỏi
phạm vi quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng.
Trong quan hệ quốc tế chúng ta có nhiều đổi mới quan trọng. Chúng ta
đã chuyển quan hệ quốc tế từ đơn phương sang đa phương, quan hệ với tất cả
các nước không phân biệt chế độ chính trị, theo nguyên tắc đôi bên cùng có
lợi và không can hệ vào chuyện nội bộ của nhau.
4)Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta:
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân lao động và tất cả các
thành viên trong xã hội. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với
xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và
phân phối.
Về sở hữu sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu
khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ
sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng
sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải
từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất
chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến
hiệu quả như trước đây.
Về quản lý trong kinh tế thị trường địng hướng xã hội chủ nghĩa phải có
sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ quản
lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử
dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương thức quản lý kinh tế
thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích
cực và hạn chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ
lợi ích nhân dân lao động và toàn thể quần chúng nhân dân.
Về phân phối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện
phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân
phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh
và thông qua phúc lợi xã hội. Cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích
thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
đông thời hạn chế những bất công trong xã hội.Thực hiện tăng trưởng kinh tế
gắn liền với công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta
còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, giáo
dục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm
cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con
nguời, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng
xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thể hiện trình độ tư duy và vận
dụng của Đảng ta về qui luật sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là mô hình kinh tế tổng
quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
II/THỰC TRẠNG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC
TA:
1)Trước đổi mới:
Từ năm 1975 đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, cách
mạng Việt Nam hoàn toàn chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại
chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh kéo dài. Trong 15 năm nhân dân ta đã
không ngừng phấn đấu vựot qua bao khó khăn thử thách mới giành được độc
lập thống nhất đất nước. Chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, từng bước xác
lập quan hệ sản xuất mới bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục y tế, thiết lập củng cố
chính quyền nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn ở trong tình
trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến và nặng nề tính tự cung tự cấp.
Trình độ
trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất cũng như trong kết cấu hạ tầng
kinh tế văn hoá xã hội lạc hậu, mất cân đối, chưa tạo được tích luỹ trong nước
và lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp
để lại nhiều hậu quả tiêu cực do đó nền kinh tế hoạt động với hiệu quả thấp.