Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tiếu luận tác phẩm kinh điển, sức sống của chủ nghĩa mác lênin qua tác phẩm tuyên ngôn của đảng cộng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.24 KB, 49 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài......................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
5. Kết cấu của tiểu luận......................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................5
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM...................................................5
1.1. Yếu tố khách quan...................................................................................5
1.2. Yếu tố chủ quan......................................................................................7
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM.....................................8
2.1. Tư tưởng về chính trị..............................................................................8
2.2. Tư tưởng về quyền lực chính trị............................................................11
2.3. Tư tưởng về đấu tranh chính trị............................................................14
2.4. Tư tưởng về Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.........................17
2.5. Tư tưởng về Đảng chính trị...................................................................20
2.6. Tư tưởng về nhà nước và nhà nước của giai cấp vô sản.......................22
III . Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VÀ SỨC SỐNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
- LÊNIN ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA TÁC PHẨM...........................................26
3.1. Ý nghĩa của tác phẩm............................................................................26
3.1.1. Về chủ nghĩa tư bản.......................................................................27
3.1.2. Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...................................31
3.1.3. Về đấu tranh giai cấp.....................................................................35
3.1.4. Nguyên lý về xoá bỏ chế độ tư hữu tư sản.....................................40
3.2. Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tác phẩm...........................41
C. PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................49



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khơng ai có thể phủ nhận được vai trị của cơng tác nghiên cứu lý luận
trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, sách lược phát triển đất nước.
Nền tảng tư tưởng, lý luận của Việt Nam là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh – là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, nhà nước
và nhân dân ta.
Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng thu được những thành quả quan
trọng, một mặt, khẳng định được sự quyết tâm phát triển đất nước theo con
đường XHCN, mặt khác, nó khẳng định sự đúng đắn của việc hoạch định
đường lối, chiến lược xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, bắt đầu từ “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” năm 1991 của Đảng,
thể hiện sự thấm nhuần những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, việc nghiên cứu những
giá trị kinh điển cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng, lại càng quan trọng
hơn khi sắp tới Đảng ta sẽ tiến hành bổ sung, phát triển Cương lĩnh trong thời
kỳ mới.
Tác phẩm “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ” Do C.Mác- Ph.Ănghen 
cùng soạn thảo vào năm 1847 và được xuất bản lần đầu tiên vào khoảng tháng
3 năm 1848. Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cho đến nay đã hơn
160 năm, cùng với bao thăng trầm của lịch sử  nhưng nó vẫn cịn ngun giá
trị với tư cách là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân
Quốc tế.
Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đánh dấu bước ngoặt vĩ
đại trong quá trình phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không

2



tưởng trở thành khoa học. Đó cịn là bước ngoặt trong phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân chuyển từ tự phát tới tự giác, được hướng dẫn bởi  lý
luận khoa học và cách mạng, có chính Đảng và có cương lĩnh rõ ràng.
Có thể hiểu Tun ngơn của Đảng cộng sản là sự kết tinh những giá trị,
những tư tưởng và nội dung chính yếu của chủ nghĩa Mác. Đây là một học
thuyết khoa học và cách mạng, nó trang bị cho chúng ta thế giới quan, phương
pháp luận tiến bộ. Vì thế, đây là vấn đề ln ln mới và việc nhận thức đó
khơng ngừng phải nâng lên ở những tầng bản chất sâu và cao hơn. Thực tiễn
sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã chứng minh chủ nghĩa Mác không thể
thiếu được và bao giờ nó cũng là ánh sáng soi đường, là nhân tố quyết
định bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng. Có thể nói, khơng có chủ nghĩa Mác Lênin, khơng có tư tưởng Hồ Chí Minh thì khơng có con đường giải phóng
dân tộc, khơng có con đường cách mạng đúng đắn của Việt Nam. Điều đó đặt
ra cho những người cộng sản chân chính nhiệm vụ phải khơng ngừng học tập,
nghiên cứu để nắm vững, vận dụng, bảo vệ và phát triển tích cực chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.
Thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu những giá trị kinh điển
của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện chính trị - hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức những lớp học do những nhà nghiên
cứu lý luận hàng đầu giảng dạy nhằm bồi dưỡng những kiến thức kinh điển
cho đội ngũ những nhà nghiên cứu lý luận và làm cơng tác giảng dạy lý luận
chính trị trong cả nước. Điều đó càng khẳng định sự quan tâm của Đảng và
nhà nước ta nói chung và của Ban Giám đốc học viện nói riêng trong cơng tác
nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá những kiến thức kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết thúc khóa học bổ ích này, nhằm góp phần nhỏ của mình trong việc
nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị tại Trường chính trị tỉnh Đăk Lăk,
3


tôi chọn đề tài: “Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin qua tác phẩm


Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình. Do
khóa học thời gian còn ngắn và những hạn chế của bản thân trong việc nghiên
cứu khoa học, đề tài không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, rất mong
được quý thầy cô bổ sung và chỉ dẫn thêm để đề tài hoàn thiện hơn. Xin trân
trọng cảm ơn!
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu: Thông qua việc nghiên cứu tác phẩm Tuyên ngôn để rút ra những
luận điểm cơ bản, có giá trị trong tác phẩm nhằm khẳng định sức sống vĩnh hằng của
chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Nhiệm vụ: Đọc tác phẩm gốc, bút ký và trích dẫn nguyên tác.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 1 tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
(chứ khơng phải nghiên cứu tồn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin), qua đó rút ra một số
những luận điểm cơ bản, có giá trị trong tác phẩm để khẳng định sức sống của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong thời đai ngày nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp đi từ diễn dịch đến quy
nạp, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được
kết cấu như sau:
I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
II. Những nội dung cơ bản của tác phẩm.
III. Ý nghĩa của tác phẩm và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể
hiện qua tác phẩm.
4



B. PHẦN NỘI DUNG
TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
(C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, Tập 4, 1995, tr. 591-646)
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của
C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyên ngôn là tác phẩm khoa học xuất sắc, đánh dấu
sự chín muồi về tư tưởng, quan điểm và phương pháp luận khoa học của Mác
và Ăngghen. 40 năm sau lần đầu tiên xuất bản tác phẩm bất hủ này, trong “Lời
tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888”, Ph.Ăngghen có viết: "Hiện
nay, hiển nhiên đó là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính quốc tế hơn cả trong
tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh được thừa nhận bởi
hàng triệu công nhân từ Xibia đến Caliphoócnia" 1. Và cho đến nay, có thể nói
rằng, trong kho tàng văn hố nhân loại, có lẽ đối với giai cấp vơ sản tồn thế
giới chưa có một tác phẩm nào có tính phổ biến như vậy. Và tác phẩm được
xem là “quyển sách gối đầu giường” của những người cộng sản chân chính.

I. HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời là kết tinh của những yếu tố
khách quan và chủ quan sau đây:
1.1. Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan dẫn đến sự ra đời của "Tuyên ngôn" là những điều
kiện kinh tế, chính trị - xã hội đã chín muồi trong lịch sử.
Về kinh tế, giữa thế kỷ XIX phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
đạt tới trình độ phát triển khá cao, nền đại cơng nghiệp ở một số nước châu Âu
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự vận động của phương thức
sản xuất TBCN, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX ngày càng gay gắt.

11

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 21, 1995, tr. 522.


5


Về chính trị - xã hội, Phương thức sản xuất TBCN được xác lập đưa đến
vai trò thống trị của GCTS thì đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự vươn lên
mạnh mẽ của GCVS hiện đại và mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và
tư sản ngày càng tăng; phong trào đấu tranh của công nhân đã có những bước
phát triển đáng kể. Tiêu biểu như: những cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở
thành phố Li-ông (Pháp) năm 1831, cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilê-di (Đức) năm 1844 và phong trào Hiến chương có quy mơ tồn quốc ở Anh
(1838-1848). Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân đều
bị dìm trong biển máu. Từ những thất bại trong thực tiễn đấu tranh, giai cấp
công nhân buộc phải đi tới chỗ nhận thức về những điều kiện thực sự của cơng
cuộc giải phóng mình - phải có một chính đảng lãnh đạo và hệ thống lý luận
soi đường.
Một điểm cần lưu ý khi nói đến điều kiện chính trị - xã hội ra đời của
tác phẩm, là yếu tố về tư tưởng chính trị. Tác phẩm ra đời vào thời điểm quyết
định trong quá trình chuyển biến của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh với
các trào lưu tư tưởng lỗi thời và phản động để thâm nhập phong trào công nhân.
Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đang bộc lộ những hạn chế,
có hại cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bên cạnh đó giữa thế kỷ
XIX cịn có những người xã hội chủ nghĩa tư sản kiểu Lu-i-Blăng, chủ trương
điều hoà tư sản với vơ sản, kiểu Pruđơng chủ trương xố bỏ chế độ tư hữu lớn
tư bản chủ nghĩa nhưng duy trì mãi mãi chế độ tư hữu nhỏ của những người
sản xuất. Ngồi ra, lúc này cịn có cả những người cộng sản không tưởng kiểu
Vây-tơ-linh. Những người này đang có ảnh hưởng mạnh trong phong trào vơ
sản. Tuy họ đã nhận thức được rằng chỉ làm cải cách chính trị thì khơng đủ mà
phải có một cuộc cải biến xã hội về căn bản, nhưng thứ chủ nghĩa cộng sản
này mới được phác hoạ ra một cách tự phát theo bản năng chứ chưa có cơ sở

6



khoa học, chưa xuất phát từ sự hiểu biết các quy luật phát triển của xã hội,
chưa thấy rõ nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội là phương thức
sản xuất và người đi đầu trong quá trình sáng tạo ra xã hội mới là giai cấp
công nhân.
Do khơng có cơ sở khoa học và thực tiễn, các trào lưu tư tưởng trên đây
đều trở nên lỗi thời và gây tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của phong
trào vô sản. Việc vạch trần những tư tưởng phản động và khẳng định những
quan điểm lý luận khoa học là một yếu tố để "Tuyên ngôn" ra đời.
1.2. Yếu tố chủ quan
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là kết quả của quá trình trưởng thành
về lập trường, quan điểm, phương pháp luận là kết quả của quá trình hoạt
động sáng tạo về lý luận và thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Hai ông đã phát huy cao độ vai trị của nhân tố chủ quan, nhờ đó cả hai
đã chuyển biến từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, từ lập trường
dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa. Nhân tố chủ quan phải
kể đến ở đây là: sự uyên bác về trí tuệ; lịng trung thành vơ hạn với lợi ích của
giai cấp cơng nhân; sự kiên trì, bền bỉ và sáng tạo trong hoạt động lý luận và
hoạt động thực tiễn; tinh thần kế thừa một cách có phê phán những tri thức của
nhân loại. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu và quan sát khoa học
hết sức tỉ mỉ và sâu sắc để đi đến hệ thống hoá và phát triển các quan điểm lý
luận đã được các ông đề cập đến trong các tác phẩm viết trước "Tuyên ngôn"
như: "Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen do C.Mác viết năm 1843;
"Bản thảo kinh tế - triết học" do C.Mác viết năm 1844; "Tình cảnh của giai
cấp lao động ở Anh" do Ph.Ăngghen viết năm 1845; "Gia đình thần thánh" do
C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung năm 1845; "Hệ tư tưởng Đức" do hai ông
viết năm 1846; "Sự khốn cùng của triết học" do C.Mác viết năm 1847 và
7



"Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản" do Ph.Ăngghen viết năm 1847…
Tác phẩm Tuyên ngôn ra đời khẳng định sự trưởng thành về trình độ phân tích
và khái qt lý luận cao, bằng sự vận dụng nhuần nhuyễn phép biện chứng duy
vật vào việc xem xét bản chất các quan hệ kinh tế và xã hội, kinh tế và chính trị
của hiện thực xã hội tư sản đương thời, rút ra những kết luận mang tính quy luật
của sự phát triển lịch sử.
Giữa tháng Chạp năm 1847, sau khi được Đại hội thứ hai của Liên đoàn
những người cộng sản giao nhiệm vụ biên soạn bản Tuyên ngôn, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đến Bruyxen để cùng viết. Nhưng đến cuối tháng chạp 1847
Ph.Ăngghen phải trở lại Pari dự họp, do đó tồn bộ cơng việc soạn thảo bản
Tun ngơn đều do Mác gánh vác. Cuối tháng giêng 1848, ông đã hoàn thành
việc biên soạn lần cuối tác phẩm này và gửi bản thảo sang Ln đơn cho
BCHTW Liên đồn những người cộng sản. "US" được BCHTW hoàn toàn
tán thành và được in vào tháng 2 tại một nhà in nhỏ ở Luân đôn.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là văn kiện lý luận chính trị quan
trọng nhất của Đảng cộng sản vào giữa thế kỷ XIX, do đó những nội dung tư
tưởng chính trị cũng được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm này. Có thể kể
đến một số nội dung sau: chính trị, quyền lực chính trị, đấu tranh chính trị; sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đảng chính trị, vấn đề nhà nước và nhà
nước của giai cấp vô sản. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến từng nội
dung nói trên.
2.1. Tư tưởng về Chính trị
Trong lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 "Tun ngơn của
Đảng cộng sản", Ph.Ăngghen có viết: "Trong mỗi thời đại lịch sử, phương
thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do
8



phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời
đại"2828. Luận điểm hạt nhân đó xun suốt "Tun ngơn" giúp cho chúng ta
thấy rõ nhận thức nhất quán của C.Mác và Ph.Ăngghen về chính trị. Ở đây
chính trị như một thành tố của kiến trúc thượng tầng được quyết định bởi cơ
sở hạ tầng - phương thức sản xuất và cơ cấu xã hội của nó.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, quan hệ chính trị xuất hiện
như một tất yếu lịch sử trong các xã hội đã phân chia thành giai cấp. Sự xuất
hiện của giai cấp và cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước đã làm cho
chính trị ra đời. Quan điểm "chính trị gắn liền với giai cấp" ấy được thể hiện
rõ trong "Tuyên ngôn": "Mỗi bước phát triển của giai cấp tư sản đều có một
bước tiến bộ chính trị tương ứng" 2929. Bước tiến về chính trị ấy của giai cấp tư
sản được thể hiện ở chỗ, giai cấp tư sản từ khi đại công nghiệp và thị trường
thế giới được thiết lập, đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị chính trị trong
nhà nước đại nghị hiện đại. Như vậy, ở đây có thể hiểu chính trị là quan hệ
của các giai cấp và các tầng lớp xã hội đối với nhà nước và chính phủ, là lĩnh
vực quan hệ giữa các giai cấp. Vấn đề chính trị là vấn đề động chạm đến chính
quyền, đến nhà nước.
Chính trị cũng có thể là một chế độ và một hình thức thực hiện quyền
lực của một giai cấp nhất định. Trong "Tuyên ngôn" C.Mác và Ph.Ăngghen
đã cho thấy giai cấp tư sản đập tan xiềng xích của chế độ phong kiến để thiết
lập chế độ xã hội và chính trị thích ứng với sự thống trị kinh tế và chính trị của
giai cấp tư sản****..
Chính trị trong Tun ngơn cịn được hiểu là những trào lưu tư tưởng
của một giai cấp nhất định. Chẳng hạn, khi phê phán chủ nghĩa xã hội phong
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 21, 2002, tr. 523.
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 4, 1995, tr. 598.
****
Xem Sđd, tr. 603-604.
2828

2929

9


kiến, C.Mác và Ph.Ăngghen có viết: "Trong hoạt động chính trị, họ tích cực
tham gia vào tất cả những biện pháp bạo lực chống giai cấp công nhân" 3030.
Trào lưu tư tưởng này mà đại diện của nó là giai cấp quý tộc phong kiến đã
thể hiện thái độ và hành động chống lại giai cấp công nhân. Như vậy rõ ràng
đây là vấn đề quan hệ giữa các giai cấp và vì thế là vấn đề chính trị.
Với quan điểm duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu rõ
mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế. kinh tế quyết định chính trị, vì chính trị
được hình thành trên cơ sở kinh tế: "sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu
này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của
lịch sử chính trị"3131. Kinh tế quyết định chính trị cịn được thể hiện ở chỗ kẻ
nào nắm được quyền lực kinh tế thì sẽ nắm được quyền lực chính trị. Hay nói
cách khác, kinh tế là biểu hiện tập trung về chính trị. Trong "Tun ngơn" có
đoạn: "Giai cấp tư sản ngày càng xố bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản
xuất, về tài sản và dân sự. Nó tập trung dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất,
và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những
thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị"3232.
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, chính trị luôn luôn vận động và phát
triển cùng với sự vận động của kinh tế. Các ông viết: "Lịch sử tư tưởng chứng
minh cái gì nếu khơng phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến
đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ
cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" 3333. Cho nên, muốn thay đổi
về chính trị, thì trước hết phải thay đổi tận gốc về kinh tế.
Phân tích mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, C.Mác và Ph.Ăngghen
cũng chỉ rõ sự tác động của chính trị đối với kinh tế. Các ơng cho rằng, chính
Sđd, tr. 631.

C.Mác và Ph.Angghen, Tồn tập, Nxb CTQG, HN, T. 21, 2002, tr. 11.
3232
C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 4, 1995, tr. 602-603.
3333
Sđd, tr. 625
3030
3131

10


trị là phương thức để đoạt được lợi ích kinh tế. Nếu như giai cấp tư sản dùng
sự thống trị chính trị của nó trong nhà nước, dùng chính quyền nhà nước phục
vụ cho lợi ích của nó, từ hệ thống pháp luật đến chính sách thuế khố tất thảy
đều là phương tiện để tước đoạt lợi ích kinh tế, thì đối với giai cấp vơ sản,
chính trị cũng là phương thức để đoạt được lợi ích kinh tế. Tuyên ngơn nói rõ:
"Giai cấp vơ sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một
đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những
công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã
được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những
lực lượng sản xuất"3434.
Những luận điểm về chính trị mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra trong
Tuyên ngôn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cho
đến nay vẫn rất có ý nghĩa, giúp chúng ta có cách nhìn nhận và phân tích đúng
đắn, xử lý hợp lý những vấn đề chính trị hiện nay như mối quan hệ giữa các
giai cấp, tầng lớp xã hội, mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, vấn đề chính
trị gắn với lợi ích, các vấn đề quản lý nhà nước v.v...
2.2. Tư tưởng về Quyền lực chính trị
Chính trị là vấn đề gắn với giai cấp và nhà nước. Quyền lực chính trị do
đó cũng là quyền lực của một giai cấp nhất định trong việc giành, giữ và thực

thi quyền lực nhà nước. Tuyên ngôn cho thấy rằng, cùng với sự thiết lập thị
trường và nền đại công nghiệp, giai cấp tư sản đã nắm giữ quyền lực chính trị
trọn vẹn. Quyền lực chính trị ở đây được hiểu là quyền lực nhà nước vì nhà
nước đó hồn toàn thuộc về quyền của giai cấp tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen
viết: "Chính quyền quốc gia hiện nay đó chỉ là uỷ ban điều hành các cơng việc
chung của tồn bộ giai cấp tư sản"3535.
3434
3535

Sđd, tr. 626.
Sđd, tr. 599.

11


Khái niệm về quyền lực chính trị được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ
trong Tun ngơn: "Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có
tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác" 3636. Bạo lực có tổ chức
ấy được thể hiện ra là gì? Đó là một chính phủ thống nhất, một luật pháp
thống nhất, hàng rào thuế quan thống nhất v.v... Một giai cấp có được những
cái đó chỉ khi nó nắm được chính quyền. Đối với giai cấp tư sản cũng vậy, bất
cứ ở chỗ nào mà nó chiếm được chính quyền thì nó đạp đổ những quan hệ
phong kiến, gia trưởng và điền viên, nghĩa là nó đã thực thi quyền lực chính
trị.
Chính vì quyền lực chính trị gắn với việc nắm chính quyền, do đó
Tun ngơn cũng chỉ rõ rằng, muốn nắm được quyền lực chính trị thì giai cấp
vơ sản phải giành được chính quyền. Cũng vì vậy, vấn đề giành chính quyền
được xác định là mục đích của Đảng cộng sản: "Mục đích trước mắt của
những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản
khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai

cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền"3737.
Tuy nhiên, sẽ khơng bền vững nếu quyền lực chính trị khơng gắn với
quyền lực kinh tế, vì quyền lực kinh tế quyết định quyền lực chính trị. kẻ nào
nắm được quyền lực kinh tế thì sẽ nắm được quyền lực chính trị. Tư liệu sản
xuất và tài sản tập trung vào tay ai thì quyền lực chính trị cũng tập trung vào
đấy. Luận điểm này trong Tuyên ngôn thể hiện rất rõ và thực tế hiện nay ở các
nước tư bản chủ nghĩa cũng chứng minh điều đó. Đồng thời, Tun ngơn cũng
cho thấy rằng quyền lực chính trị tác động, chi phối quyền lực kinh tế. Giai
cấp thống trị dùng cơng cụ quyền lực của mình để phục vụ cho lợi ích kinh tế,
củng cố quyền lực kinh tế của giai cấp mình. C.Mác và Ph.Ăngghen viết:
3636
3737

Sđd, tr. 628.
Sđd, tr. 615.

12


"Giai cấp vơ sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một
đoạt lấy tồn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những
công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... và để tăng thật nhanh số lượng
những lực lượng sản xuất"3838.
Các quan sát về hệ thống chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay
cho thấy, dù đảng nào chi phối chính phủ, các chính sách của nó đều nhất
quán trong việc bảo vệ các lợi ích kinh tế của giới tư bản. Trong các giai đoạn
khủng hoảng kinh tế, nhà nước sẵn sàng gạt bỏ các xem xét về việc làm và
phúc lợi xã hội, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của người lao động với chiêu bài
phục hưng nền kinh tế quốc dân vì lợi ích "quốc gia".
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nền chính trị Mỹ bị chi phối một cách

căn bản bởi khoảng 7000 nhân vật. Đó là các chủ nhà băng, chủ các công ty
lớn, những người nắm giữ các tổ hợp công nghiệp, các tổ hợp truyền thông đại
chúng khổng lồ.
Như vậy, những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quyền lực
chính trị và nhất là về mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh
tế thể hiện trong Tun ngơn, cho đến nay vẫn cịn đúng và không thể phủ
nhận được. Mặc dầu, so với trước đây, những hình thức thể hiện của nó có vẻ
phong phú hơn, tinh vi hơn, song về bản chất không thể khác được.
Khi nghiên cứu về quyền lực chính trị, cũng cần lưu ý đến một luận
điểm nữa trong Tuyên ngơn. Đó là luận điểm nói về sự mất đi tính chất chính
trị của quyền lực cơng cộng khi đối kháng giai cấp khơng cịn nữa. C.Mác và
Ph.Ăngghen viết: "Khi những đối kháng giai cấp đã mất đi trong tiến trình của
sự phát triển và tồn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên
hợp lại với nhau thì quyền lực cơng cộng cũng mất tính chất chính trị của
3838

Sđd, tr. 626.

13


nó"3939. Dĩ nhiên, luận điểm đó hồn tồn mang tính ngun tắc và phù hợp
với lơgích của khái niệm quyền lực chính trị mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu
ở trên: quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp
một giai cấp khác. Do đó khi đối kháng giai cấp khơng cịn nữa thì bạo lực ấy
cũng khơng cần thiết nữa.
2.3.Tư tưởng về Đấu tranh chính trị
Khái niệm về đấu tranh chính trị đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ
trong Tuyên ngôn: "Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu
tranh chính trị"4040.

Như vậy, về thực chất, đấu tranh chính trị là đấu tranh giai cấp. Điều
này đã được Ph.Ăngghen khẳng định trong một tác phẩm khác mà ông đã viết
về sau: "Tất cả cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp"4141.
Đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh chính trị là một chủ đề lớn xuyên suốt
tác phẩm Tuyên ngôn. Với chủ đề này trong Tuyên ngơn, C.Mác và
Ph.Ăngghen khơng chỉ phân tích cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản, mà ở mức độ cao hơn, các ông đã khái quát nâng lên thành lý luận
về đấu tranh chính trị, nêu rõ khái niệm và những đặc điểm của nó. Theo các
ơng, đấu tranh chính trị có những đặc điểm sau đây:
Đặc điểm thứ nhất: đấu tranh chính trị xuyên suốt lịch sử xã hội có giai
cấp và là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. C.Mác
và Ph.Ăngghen khẳng định: "Lịch sử tất cả các xã hội từ trước đến nay chỉ là
lịch sử đấu tranh giai cấp"4242. Với nhận định đó, Tun ngơn đã đưa ra
nguyên lý về đấu tranh giai cấp như là một nguyên lý phổ biến, là đặc trưng và
Sđd, tr. 628.
Sđd, tr. 608.
4141
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 21, 2002, tr. 441.
4242
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 4, 1995, tr. 596.
3939
4040

14


là động lực thúc đẩy những biến đổi xã hội trong các xã hội đã phân chia
thành giai cấp.
Đặc điểm thứ hai: đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh mang tính chất
quyết liệt giữa hai giai cấp đối kháng và "bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng

một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai
giai cấp đấu tranh với nhau"4343. Luận giải cho điều đó, Tun ngơn đã phân
tích q trình phát triển của cuộc đấu tranh chính trị giữa giai cấp vơ sản và tư
sản, tính chất triệt để của nó, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn rằng sự
sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.
Đặc điểm thứ ba: đấu tranh chính trị giữa giai cấp vơ sản và tư sản là
cuộc đấu tranh có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng. Trong Tun ngơn
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, từ thực tiễn đấu tranh, những người vô
sản bắt đầu liên hiệp lại và đi đến thành lập các đoàn thể chuẩn bị trước cho
những cuộc đấu tranh. Sự tổ chức ấy của những người vô sản tạo điều kiện
cho sự ra đời của chính đảng vơ sản. Tun ngơn có đoạn: "Sự tổ chức như
vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, ln
ln bị sự cạnh tranh giữa cơng nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn
được tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh
hơn"4444 .Như vậy, sự lãnh đạo của chính đảng vơ sản là cần thiết khách quan.
Nó đánh dấu bước trưởng thành của phong trào vô sản từ tự phát đến tự giác,
hướng cuộc đấu tranh theo lý tưởng chính trị nhất định, là điều kiện để bảo
đảm cho thắng lợi của giai cấp vô sản.
Đặc điểm thứ tư: đấu tranh chính trị là đấu tranh có mục đích rõ ràng:
giành, giữ chính quyền. Chính vì vậy, Tun ngơn đã xác định rõ mục đích

4343
4444

Sđd, tr. 596.
Sđd, tr. 609.

15



trước mắt của những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư
sản là giành lấy chính quyền.
Đặc điểm thứ năm: đấu tranh chính trị về thực chất là nhằm giải phóng
về kinh tế. Tun ngơn cho thấy rằng, việc giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị
của giai cấp phong kiến là nhằm thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
tạo ra lực lượng sản xuất mới. Cũng như vậy, nếu giai cấp vô sản thông qua
con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị, thì nó sẽ dùng bạo lực
tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới, tạo điều
kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Quan điểm này về sau được
Ph.Ăngghen khái quát lại: "Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu
tranh chính trị,- xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh
tế"4545.
Đặc điểm thứ sáu: đấu tranh chính trị cịn là đấu tranh giữa các ý thức
hệ, được tiến hành thường xuyên và liên tục. Vì chính trị là vấn đề quan hệ
giữa các giai cấp, do đó đấu tranh chính trị cịn được diễn ra trên lĩnh vực tư
tưởng, giữa các hệ tư tưởng của các giai cấp đối kháng. C.Mác và Ph.Ăngghen
cũng xác định rõ nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng đối với Đảng cộng sản: "Không
một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết
sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản, để
khi có thời cơ thì cơng nhân Đức biết sử dụng những điều kiện chính trị và xã
hội do sự thống trị của giai cấp tư sản tạo ra, như là vũ khí chống lại giai cấp
tư sản"4646. Luận điểm này trong Tun ngơn cho đến nay vẫn cịn rất có ý
nghĩa. Thực tiễn cho thấy rằng cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng vẫn diễn
ra hằng ngày hằng giờ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Cuộc đấu tranh chống
"diễn biến hồ bình" ở nước ta là một bằng chứng cho thấy tính chất phức tạp
4545
4646

C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, Nxb CTQG, HN, T. 21, 2002, tr. 441.
Sđd, t.4, tr. 645.


16


của cuộc đấu tranh này. Cho nên, trong các văn kiện nghị quyết, Đảng Cộng
sản Việt Nam đều coi công tác tư tưởng - lý luận là một nhiệm vụ quan trọng
của Đảng.
Khi nghiên cứu vấn đề đấu tranh chính trị trong tác phẩm Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản, cũng cần lưu ý một luận điểm nữa về cuộc đấu tranh giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, cuộc đấu
tranh này sẽ dẫn tới giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong cuộc
đấu tranh này, giai cấp vô sản sẽ trở thành giai cấp thống trị, tiêu diệt những
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời nó cũng tiêu diệt luôn cả những
điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, tiêu diệt các giai cấp nói chung và
cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp.
2.4. Tư tưởng về Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một bước
tiến quan trọng trong lý luận chính trị thời bấy giờ và đây là một luận thuyết
quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa
ra. Trong khi các trào lưu tư tưởng chính trị khác khơng nhìn thấy vai trị của
giai cấp công nhân, "không nhận thấy ở giai cấp vơ sản một tính chủ động lịch
sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vơ sản cả" thì
lần đầu tiên, trong "Tun ngơn của Đảng cộng sản" C.Mác và Ph.Ăngghen đã
luận chứng một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và
tuyên bố đây là lực lượng đào huyệt chơn giai cấp tư sản, xố bỏ xã hội cũ,
xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mặc dầu ý kiến cho rằng
việc giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp
công nhân đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên trong một loạt tác phẩm
của hai ông, bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XIX song ở "Tuyên ngôn",
tư tưởng này được thể hiện ở dạng cô đúc, mang tầm khái quát lý luận cao.

17


Trong Lời tựa cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, Ph.Ăngghen đã nhận
định rằng, tư tưởng đó ắt phải đánh dấu một bước tiến trong khoa học lịch sử,
giống như học thuyết của Đác-uyn trong sinh vật học.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:
Một là, lật đổ giai cấp tư sản, tổ chức thành giai cấp thống trị: "Giai
cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai
cấp tư sản"4747 .
Hai là, xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: "Những người vô sản
chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì,
từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu" và "làm nổ tung toàn
bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội quan
phương"4848.
Ba là, giải phóng tồn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột. "Giai cấp vơ sản
khơng cịn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình,
tức là giai cấp tư sản, nếu khơng đồng thời và vĩnh viễn giải phóng tồn xã hội
khỏi ách bóc lột, áp bức khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai
cấp"4949.
Trong "Tuyên ngôn" cũng nêu rõ rằng, con đường để thực hiện sứ mệnh
lịch sử đó là bạo lực cách mạng.
Tun ngơn cũng lý giải những đặc điểm quy định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Sở dĩ giai cấp công nhân có được sứ mệnh lịch sử đó là
do địa vị xã hội, điều kiện sinh hoạt và bản chất cách mạng của nó quy định.

Sđd, t.4, tr. 612.
Sđd, tr. 611.
4949
Sđd, t.21, tr. 523

4747
4848

18


Về địa vị, giai cấp công nhân là những người cơng nhân làm th hiện
đại (khơng có tư liệu sản xuất và phải bán sức lao động của mình để sống) và
chiếm số đông trong xã hội. về điều kiện sinh hoạt, vì là những người bị bóc
lột, bị áp bức, do đó điều kiện sinh hoạt của giai cấp công nhân hết sức thấp
kém. Về bản chất giai cấp, đây là giai cấp tiên tiến, đại biểu cho xu hướng tiến
lên của đại công nghiệp. Hơn ai hết, họ là những người được rèn luyện về tính
kỷ luật, có tri thức nhất định, có ý thức chính trị và vì thế "trong tất cả các giai
cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp
thực sự cách mạng"5050.
Để làm nổi rõ bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đưa các giai cấp khác ra so sánh. Chẳng hạn: Các tầng lớp
trung đẳng là những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông
dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống cịn của họ
với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Do địa vị xã hội của mình nên họ
khơng có tính cách mạng mà có tính bảo thủ. Đơi khi họ lại cịn trở thành phản
động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại; cịn tầng lớp vơ
sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp
bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi
cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng
bán mình cho những mưu đồ của phe phản động.
Trong khi đó, những người vơ sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả,
họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo
vệ chế độ tư hữu. Trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, họ chẳng có gì để
mất, ngồi xiềng xích áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.


5050

Sđd, t.4, tr. 605.

19


Tuyên ngôn khẳng định rằng sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân tất
yếu sẽ được hồn thành và điều kiện để nó hồn thành sứ mệnh đó là có Đảng
lãnh đạo.
2.5.Tư tưởng về Đảng chính trị
Những luận điểm về đảng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày rải
rác ở nhiều tác phẩm, chẳng hạn như "Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức", "Chủ
nghĩa xã hội ở Đức", "Bàn về quyền uy" v.v...Nhưng với Tun ngơn, thì đây
là lần đầu tiên những luận điểm ấy được các ông khái quát thành lý luận.
Khái niệm về đảng trong Tuyên ngôn được hiểu như sau: Đảng là đội
tiên phong, là bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp vô sản. C.Mác và
Ph.Ăngghen nêu rõ: "Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên
quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc
đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận cịn lại của giai cấp vơ
sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong
trào vơ sản"5151.
Sự hình thành của Đảng bắt nguồn từ sự liên hiệp của những người vơ
sản thành các đồn thể, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh. Sự tổ chức ấy của
những người vô sản tạo điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vơ sản. Tun
ngơn cho rằng, sự ra đời của chính Đảng vơ sản là một tất yếu khách quan phù
hợp với quy luật đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản: "Sự tổ chức như vậy
của những người vơ sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, ln ln
bị sự cạnh tranh giữa cơng nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó ln ln được

tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn"5252.

5151
5252

Sđd, t.4, tr. 614.
Sđd, t.4, tr. 609

20



×