1
Hãy tru lên ñi, chó sói!
Những câu chuyện kể về sự hồi phục của chó sói
ở Pháp và Na Uy
Ketil Skogen
Viện nghiên cứu tự nhiên Na Uy và Khoa xã hội học và ñịa lý nhân văn,
ðại học tổng hợp Oslo
Isabelle Mauz
Cemagef – Groupement de Grenoble
Olve Krange
Viện nghiên cứu tự nhiên Na Uy (NINA)
Tóm tắt Do sự bảo vệ nghiêm ngặt suốt trong mấy thập kỷ gần ñây, chó sói ñang trở lại ở
nhiều vùng, nơi chúng ñã vắng bóng một thời gian dài. ðây là một câu chuyện về bảo tồn
thành công, nhưng chó sói cũng gây nên nhiều xung ñột ở bất kỳ nơi nào chúng xuất
hiện. Chúng tôi ñã nghiên cứu tình hình ở miền ñông nam Na Uy và và vùng núi Alps
thuộc Pháp, nơi có những xung ñột giống nhau. Những cách hiểu khác nhau về tình hình
ñã ñược sự hậu thuẫn của các câu chuyện mà người ta thường kể, và có hai biến thể ñang
trở nên ngày càng quan trọng ở cả hai nước. Trong những người chống lại chó sói rất phổ
biến những lời ñồn ñại rằng chó sói ñã ñược bí mật ñưa trở lại. Một câu chuyện khác vốn
rất quan trọng ñối với phe ủng hộ chó sói thì dựa trên quan niệm cho rằng chỉ ở Na Uy
hoặc ở Pháp mới có những thói quen chăn nuôi cừu nhất ñịnh (ñể chúng gặm cỏ mà
không ai trong coi) – trong khi thực ra có nhiều nét giống nhau hơn là khác biệt. Tuy
nhiên, trong khi những lời ñồn ñại rằng người ta ñã ñồng lõa với nhau ñể ñưa chó sói trở
lại ñã bị chế giễu, thì quan niệm cho rằng xung ñột là ñộc nhất vô nhị với mỗi quốc gia
lại ñược ñặt vào vị thế gần như là chân lý chính thống. Hơn thế nữa, bản thân câu chuyện
cho rằng chó sói hồi phục một cách tự nhiên cũng thiên vị, chứ không chỉ là một “sự thật
khoa học”. Vị thế khác nhau của những câu chuyện này ñã cho ta biết ít nhiều quan hệ
quyền lực. Nếu xét nền tảng xã hội khác nhau của chúng, thì có lẽ thật thích hợp khi ta
coi hình ảnh vẽ nên tính ñộc nhất vô nhị của mỗi quốc gia và lý thuyết về sự hồi phục tự
nhiên là gắn chặt với quyền lực biểu trưng, còn những lời ñồn ñại về sự ñồng lõa ñưa chó
sói trở lại là gắn với sự kháng cự về văn hóa.
Như nhiều tài liệu ñã tường trình tỉ mỉ (ví dụ Bjerke, Reitan, and Kellert
1998; Ericsson and Heberlein 2003; Kellert et al. 1996: Naughton-Treves,
Grossberg, and Treves 2003; Skogen and Thrane sắp xuất bản; Wilson
1997), sự tái xuất hiện của chó sói ñã dẫn tới xung ñột ở các vùng nông thôn
tại nhiều nơi trên thế giới. Bài viết này tập trung vào tình hình ở vùng ðông
Nam Na Uy và vùng núi Alps thuộc Pháp, nơi có nhiều giống nhau về xung
ñột. Do ñược bảo vệ nghiêm ngặt, chó sói ñã trở lại cả hai khu vực trên vào
khoảng những năm 1990. Kể từ ñó, chúng ñã giết nhiều cừu và vật nuôi.
2
Chó sói cũng gây nhiều vấn ñề cho thợ săn, nhất là ở Na Uy, nơi chó săn bị
sói giết. Nhiều người ñịa phương rất sợ loài vật mới tới này, và người ta
thường tuyên bố rằng việc bên cạnh mình có chó sói ñã làm giảm chất lượng
cuộc sống. Nhưng nhiều người cũng hoan nghênh chó sói. Tại cả hai nước,
việc phục hồi các loài vật về trạng thái trước ñây ñều là chính sách môi
trường chính thức – như hầu hết các nước trên thế giới – và sự hồi phục chó
sói ñược ca ngợi như là một thành công về mặt bảo tồn. Kết cục rõ ràng là
xung ñột.
Không có gì ñáng ngạc nhiên là các chủ thể hành ñộng trong lĩnh vực phức
hợp này ñã diễn giải tình hình theo nhiều cách rất khác nhau. Những hậu quả
kinh tế và thực tiễn có lẽ ñặc biệt rõ rệt ñối với những nhà nông chăn nuôi
cừu và thợ săn, trong khi ñó quyền lực biểu trưng của chó sói, với tư cách là
một mối ñe dọa mà tầng lớp thượng lưu ñô thị áp ñặt cho các cộng ñồng
nông thôn, hay với tư cách là tri thức hàn lâm ñầy kẻ cả và mang tính bá
quyền thì sâu xa khó thấy hơn nhiều. Cũng có thể nói như vậy về chó sói
với tư cách là một biểu trưng của sự hoang dã nguyên sơ. Có thể coi sự trở
lại của chó sói là một dấu hiệu có sức thuyết phục mạnh mẽ rằng trên mặt
trận môi trường, không phải tất cả ñều ñã mất.
Chúng tôi ñã nghiên cứu các cuộc xung ñột về chó sói ở hai nơi khác nhau
thuộc châu Âu trong mười năm qua, và tập trung vào cách thức mà các xung
ñột này ăn sâu vào những căng thẳng xã hội sâu xa hơn, nhất là liên quan
ñến những biến ñổi xã hội ở nông thôn (ví dụ Krange and Skogen 2007;
Mauz 2002, 2005; Skogen 2001; Skogen and Krange 2003). Nghiên cứu của
chúng tôi, cũng như việc các phương tiện truyền thông ñại chúng ñưa tin
tường thuật những mâu thuẫn tranh cãi này, ñã lưu ý chúng tôi tới sự tồn tại
của những câu chuyện kể ly kỳ và tương ñối dai dẳng hỗ trợ những cách
diễn giải khác nhau. Tuy nhiên, cho ñến nay vẫn chưa ai thử phân tích vai
trò của các câu chuyện kể này trong sự kiến tạo “cánh ñồng chó sói” về mặt
xã hội.
Tại Na Uy và Pháp ñang nổi bật lên hai biến thể khác nhau. Những câu
chuyện về các hoạt ñộng mờ ám như là việc bí mật ñưa chó sói trở lại các
khu vực này rất phổ biến ở những người chống lại dự án bảo tồn chó sói.
Người ta lên án rằng những hoạt ñộng giấu giếm này hoặc do những người
bảo vệ môi trường cực ñoan hoặc do một liên minh giữa những người bảo vệ
môi trường với các cơ quan chính phủ tiến hành.
Một kiểu chuyện kể khác rất quan trọng ñối với phe ủng hộ việc bảo tồn chó
sói – một câu chuyện theo ñó những thói quen chăn nuôi cừu vốn rất phổ
biến ở Na Uy và ở vùng Alps nước Pháp (cho cừu gặm cỏ mà không ai trông
nom) ñược mô tả là mang tính ñộc nhất vô nhị ở từng vùng. Những người
ủng hộ chó sói ở Na Uy khẳng ñịnh rằng tình hình tại Na Uy là ñộc nhất, còn
3
những người cùng lập trường ở Pháp cũng ñưa ra tuyên bố như vậy ñối với
nước Pháp. Tại cả hai nước người ta ñã tạo dựng hình ảnh cho rằng những
vấn ñề liên quan ñến chó sói bắt nguồn từ thái ñộ ñặc biệt vô trách nhiệm
của các nhà nông ñịa phương cùng quan ñiểm cổ lỗ nguyên thuỷ của họ về
tự nhiên. Người ta cho rằng gần như chẳng nước nào khác có xung ñột với
chó sói.
Mặc dù có những nét tương tự trong các câu chuyện, chúng tôi cho rằng
cũng có những khác biệt ñáng kể, và nên hiểu những khác biệt này như là
biểu hiện của quan hệ quyền lực. Nhằm mục ñích ñó, chúng tôi sẽ khảo sát
tác dụng bổ ích của hai nhãn quan lý thuyết: một lý thuyết xã hội về lời ñồn
ñại vốn tập trung ñặc biệt vào những lời ñồn ñại quỷ quái với tư cách là một
biểu hiện của sự kháng cự về văn hóa, và một lý thuyết về quyền lực biểu
trưng. Bằng cách so sánh hai vùng cách xa nhau ở châu Âu, chúng tôi sẽ cố
gắng tìm ra những cơ chế xã hội có một bản chất chung, những cơ chế vốn
không gắn với một bối cảnh khu vực cụ thể nào.
Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu phỏng vấn ở Pháp và Na Uy, có bổ sung bằng
những tài liệu thành văn như bài viết trên báo và các website làm cơ sở thực
nghiệm cho phân tích của chúng tôi. Chúng tôi sẽ theo cách tiếp cận “dựa
vào những nền tảng vững vàng” (grounded approach) theo nghĩa là chúng tôi
sẽ miêu thuật các câu chuyện trước ñã, rồi sau ñó mới chuyển sang khung lý
thuyết mà chúng tôi coi là thích hợp nhất ñể phân tích. Cách làm này rất
giống với quá trình nghiên cứu trong thực tế, trong ñó bản thân các câu
chuyện lúc ñầu không phải là tiêu ñiểm xem xét, mà chỉ khi chúng trở thành
thực thể vật chất theo một nghĩa nào ñó sau thời gian và rút cục ñòi hỏi
người ta phải coi chúng là tiêu ñiểm nghiên cứu và ñòi hỏi phải có các lý
thuyết về riêng chúng. Chúng tôi cảm thấy rằng cách tiếp cận này sẽ giúp
ñộc giả làm quen với ñối tượng nghiên cứu theo một cách mà chúng tôi hi
vọng rằng sẽ khiến nhãn quan phân tích của chúng tôi trở nên có logic cũng
như vừa khớp với dữ liệu.
Các cuộc nghiên cứu và ñịa bàn nghiên cứu
Các nghiên cứu ở Pháp và Na Uy ñược tiến hành riêng rẽ với nhau, và dữ
liệu ñược so sánh sau khi kết thúc cả hai dự án. Tuy nhiên, hai nghiên cứu
rất thích hợp ñể so sánh vì ñã sử dụng các phương pháp tương tự nhau.
Pháp
Dự án ở Pháp bắt ñầu năm 1997 với tư cách một nghiên cứu về vai trò của
ñời sống hoang dã trong việc kiến tạo về mặt biểu trưng các quan hệ xã hội ở
4
vùng Vanoise. Nhằm mục ñích này người ta ñã phỏng vấn thợ săn và những
nhân viên bảo vệ các vườn quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành
ñiền dã, mọi việc ñã thay ñổi như một bước ngoặt với sự xuất hiện của chó
sói. Những cuộc tấn công ñầu tiên của chó sói vào vật nuôi xảy ra vào cuối
năm 1997. Dự án ñược ñiều chỉnh ñể tập trung vào vai trò mà người ta gắn
cho chó sói trong việc kiến tạo nên tự nhiên về mặt xã hội, và rút cục ñược
mở rộng ñể ñưa vào mẫu nghiên cứu cả các chủ nông trại, những người làm
công tác bảo tồn và các cơ quan quản lý ñất công khác nhau (Mauz 2005).
Từ năm 1997 ñến năm 2000 hơn 100 cuộc phỏng vấn sâu ñã ñược tiến hành.
Giai ñoạn thứ hai thực hiện từ năm 2005 ñến năm 2006, và nhằm vào phản
ứng của người dân ñịa phương với việc quản lý chó sói và giám sát số cư
dân chó sói. Nó bao gồm 25 người cung cấp thông tin nữa. Cả hai cuộc
nghiên cứu ñều tạo ra cùng một kiểu phỏng vấn bao quát những chủ ñề thích
hợp với phép phân tích này.
ðịa bàn nghiên cứu bao gồm 28 quận thị nhỏ vốn phần nào ñược bao gồm
trong vườn quốc gia Vanoise. Vanoise là một khối núi thuộc miền Bắc núi
Alps, và chia cắt Haute-Mauriennne (tức thung lũng cao Valley of Arc) với
Haute-Tarentaise (tức thung lũng cao Valley of Isere). Cả hai thung lũng ñều
gần với biên giới Italy. Khí hậu thuận lợi của vùng nội Alps ñã cho phép
phát triển nông nghiệp quảng canh và ngành sản xuất chăn nuôi súc vật vốn
là xương sống kinh tế của khu vực này suốt bao thế kỷ. Ngành chăn nuôi lấy
sữa, vốn mang hình thức khác nhau từ nơi này sang nơi khác, và phát triển
rất mạnh. Ngành chăn nuôi cừu ñã trải qua sự biến ñổi rộng lớn trong những
năm 1960 và 1970, khi những bầy ñàn nhỏ nuôi lấy sữa ñược thay bằng
những ñàn lớn hơn nhiều và nuôi lấy thịt. Tầm quan trọng của ngành chăn
nuôi cừu có dao ñộng, nhưng hiện nay nó là hoạt ñộng kinh tế chính của một
số quận thị.
Ngày nay du lịch chi phối nền kinh tế và trực tiếp hay gián tiếp cung cấp
từng phần hoặc toàn bộ thu nhập của ña số cư dân. Bây giờ Haute-Tarentaise
tập trung số lượng khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết lớn nhất ở châu Âu - mà
nổi tiếng nhất trong ñó là Val d’Isère, Tignes, Les Arcs và La Pagne. Mặc dù
du lịch mùa ñông thì quan trọng hơn, nhưng du lịch mùa hè cũng có ý nghĩa
ñáng kể. Trong quá khứ, Haute-Tarentaise và Haute-Maurienne từng có tỉ lệ
xuất cư tạm thời và vĩnh viễn rất cao, nhưng hiện nay xu hướng này ñã dừng
lại và thậm chí ñảo ngược. Xem ra cư dân của 12 quận thị thuộc Haute-
Maurienne vốn chịu sự tác ñộng của vườn quốc gia ñã ổn ñịnh trở lại, và 16
quận thị thuộc Haute-Tarentaise thì ñã có sự gia tăng dân số 78% từ 13. 700
người năm 1962 lên 24. 200 năm 1999.
Na Uy
5
Hầu hết tài liệu về Na Uy bắt nguồn từ một cuộc nghiên cứu về quan hệ của
con người ñối với tự nhiên ở Ostedalen, một trong những thung lũng phân
cắt miền ðông Nam Na Uy từ bắc ñến nam. Dự án nghiên cứu ñó diễn ra từ
năm 1999 ñến năm 2002 và bao gồm ba cuộc khảo sát ñịa phương. Nhằm
mục ñích của bài viết này, chúng tôi sử dụng dữ liệu từ các quận thị thuộc
Stor-Elvdal và Trysil.
Phần nghiên cứu thuộc Stor-Elvdal thì tập trung vào những xung ñột về sử
dụng ñất ở nông thôn nói chung, và những nhân tố văn hóa và xã hội vốn tạo
nên những trục phân hóa trong lĩnh vực này. Mục tiêu của nó là nâng cao
hiểu biết của chúng ta về bản chất năng ñộng của việc kiến tạo ý nghĩa xã
hội trong việc sử dụng ñất và huy ñộng nguồn lực ở các cộng ñồng nông
thôn.
Quận Stor-Elvdal với dân cư 3.000 người (giảm từ 5. 000 người năm 1951)
vẫn còn phụ thuộc vào việc khai thác nguồn lực truyền thống. ðốn gỗ và xử
lý gỗ vẫn luôn luôn là những trụ cột của nền kinh tế ñịa phương. Tại Stor-
Elvdal có một số khối tài sản lâm nghiệp cực lớn, và hầu hết các chủ sở hữu
giàu có ñều sống trong quận. Do ñó, ngay ngày nay Stor-Elvdal vẫn mang
những dấu hiệu nổi bật của một xã hội có giai cấp. Chăn nuôi cừu ñóng một
vai trò vừa phải trong nền kinh tế ñịa phương, và tập trung ở một số cộng
ñồng nhỏ nhất ñịnh. Khác với ñịa bàn nghiên cứu ở Pháp cũng như Trysil,
Stor-Elvdal không có ngành công nghiệp du lịch.
Chó sói trở lại Stor-Elvdal năm 1998, và ngay lập tức gây nên xung ñột dữ
dội. Xưa nay nơi ñây vẫn luôn luôn có một số tranh cãi về gấu, mèo rừng và
chồn gulo, mà tất cả các loài này hiện ñều vốn có tại ñịa phương, nhưng chó
sói ñã ñẩy xung ñột lên một mức ñộ mới.
Có 88 người trả lời và cung cấp thông tin ở Stor-Elvdal. Hầu hết họ ñược
phỏng vấn riêng rẽ, nhưng chúng tôi cũng tiến hành ba phiên thảo luận nhóm
tập trung. Những người trả lời thuộc một phạm vi rộng rãi các nhóm kinh tế,
xã hội, học vấn, văn hóa xã hội và lứa tuổi khác nhau. Họ cũng thể hiện
quan hệ khác nhau với tự nhiên, dù là tự nhiên mang tính kinh tế cũng như
giải trí. Chúng tôi cũng phỏng vấn ba nhà sinh vật học tại trạm nghiên cứu
vùng ở Stor-Elvdal. Một người trong số ñó ñang tiến hành nghiên cứu chủ
yếu về chó sói.
Tại Trysil, mục tiêu là nghiên cứu mối quan hệ ñang thay ñổi ñối với tự
nhiên ở nông thôn mà người ta cho là do sự thúc ñẩy của sự hiện ñại hóa về
kinh tế và văn hóa. Tiểu dự án này tập trung vào thanh thiếu niên, những
người ñược coi là nhạy bén nhất ñối với những hình thái biến ñổi xã hội như
vậy (Skogen 2001). Trysil ñược chọn làm nơi nghiên cứu bởi vì nó rất ña
dạng về kinh tế, với một ngành công nghiệp du lịch lớn (chủ yếu là các khu
6
nghỉ dưỡng trượt tuyết) cũng như các khối kinh tế truyền thống như lâm
nghiệp và chăn nuôi súc vật. Ngành công nghiệp du lịch tập trung ở trung
tâm của quận, nơi cư trú của một nửa số cư dân 7. 000 người (giảm từ 8. 400
người năm 1951). Có một vài cộng ñồng nhỏ hơn vẫn giữ mối liên hệ chặt
chẽ với việc sử dụng nguồn lực truyền thống. Cả thảy có 31 thanh thiếu niên
trả lời câu hỏi, ñại diện cho hàng loạt nguồn gốc xuất thân, khát vọng giáo
dục và hứng thú giải trí khác nhau. Hầu hết họ ở lứa tuổi từ 16 ñến 20. Thêm
vào ñó, 11 người cung cấp thông tin chủ chốt ở ñộ tuổi người lớn cũng ñược
phỏng vấn.
Trysil không hề có chó sói sống ñịnh cư trong ranh giới của quận vào thời
ñiểm nghiên cứu, nhưng giống như Stor-Elvdal, cộng ñồng này cũng có lịch
sử xung ñột lâu dài về các loài ñộng vật ăn thịt lớn khác. Tuy nhiên, dự án
ñưa chó sói trở lại, vốn ñã diễn ra ở các quận thị lân cận, ñã thu hút rất nhiều
sự chú ý trong các cuộc phỏng vấn.
Chúng tôi cũng ñưa vào những tài liệu từ một cuộc nghiên cứu riêng tiến
hành năm 2001 tại quận Valer ở miền ñông nam Na Uy. Cuộc nghiên cứu ñó
tập trung vào sự hợp tác (hay không hợp tác) giữa những người quản lý ñời
sống hoang dã, các nhà sinh vật học và dân chúng ñịa phương về quản lý
chó sói. Valer (cư dân 4.100 người, tăng lên từ số lượng 2.300 năm 1951)
nằm cách trung tâm Oslo chưa ñến 1 giờ lái xe, và chỉ 20 phút từ một thị xã
tương ñối lớn là Mosa. Chó sói xuất hiện ở khu vực này năm 2000, và gây ra
xung ñột giống như bất kỳ nơi nào khác. Valer khác với các ñịa bàn nghiên
cứu kia không chỉ về ñộ gần ñô thị của nó, mà còn bởi nền nông nghiệp quy
mô lớn (theo quy chuẩn Na Uy) và những mảnh rừng nhỏ của nó. Chắc chắn
ñây không hề là nơi hoang dã. Trên nền cảnh này, thật thú vị khi nhận thấy
rằng 17 cuộc phỏng vấn mà chúng tôi ñã tiến hành với thợ săn, chủ ñất,
người quản lý ñời sống hoang dã, nhà sinh vật học và những người bảo tồn
ñều cho thấy cùng một mô hình xung ñột như ở các nơi khác (Skogen and
Haaland 2001).
Mẫu nghiên cứu
Các mẫu của Pháp và Na Uy không hoàn toàn giống nhau Cũng có thể nói
như vậy về ba nghiên cứu trường hợp của Na Uy. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ
rằng khi tổng gộp lại, số lượng lớn các cuộc phỏng vấn ñã nắm bắt ñược sự
ña dạng thoả ñáng của các nhóm xã hội cũng như lập trường của họ về chủ
ñề chó sói, nhất là khi kết hợp với sự quen biết chung của chúng tôi về các
cộng ñồng ñang xét sau nhiều năm nghiên cứu.
Tài liệu nghiên cứu từ Stor-Elvdal và Trysil khá cân bằng về giới giữa nam
và nữ, mặc dù nam giới là phái ñưa ra những tuyên bố hết sức mạnh mẽ (ví
7
dụ nhiều trong số những tuyên bố mà chúng tôi trích dẫn). Tuy nhiên, các
cuộc phỏng vấn không cho thấy rằng nam và nữ khác nhau một cách có hệ
thống về thái ñộ của họ ñối với các loài ñộng vật lớn ăn thịt hay về niềm tin
của họ vào sự thông ñồng ñưa chó sói trở lại. Tài liệu từ Valer và từ Pháp
chủ yếu (nhưng không phải chỉ riêng) là từ nam giới. Tại Pháp, một số phụ
nữ (ví dụ vợ của các chủ trang trại) có tham gia vào các cuộc phỏng vấn
song không phải với tư cách người trả lời chính. Sự nghiêng lệch này có thể
gây tổn hại cho tính ñại diện của dữ liệu, nhưng không cản trở một phép
phân tích ñịnh tính về chức năng xã hội của các câu chuyện kể.
Tài liệu viết
Nhằm mục ñích của bài viết này, chúng tôi cũng ñiểm lại tài liệu viết ở cả
hai nước. Tại Na Uy, ñó là tờ báo ñịa phương “Ostlendingen” bao quát vùng
có bao hàm quận Stor-Elvdal và Trysil. Chúng tôi cũng tìm các tài liệu lưu
trữ trên trang web của hai tờ báo trên quy mô quốc gia (tờ Aftenposten và
Nationen) và làm tổng quan các trang web và tạp chí do ba tổ chức bảo tồn
xuất bản - là “nhóm Alfa” vốn ủng hộ chó sói một cách khá cực ñoan, nhóm
“Những loài ñộng vật ăn thịt của chúng ta” với lập trường ôn hòa hơn, và
nhóm chủ lưu lớn “Bảo tồn thiên nhiên”. Chúng tôi cũng làm tổng quan các
trang web của “Liên minh vì một chính sách bảo tồn mới” vốn chống lại
việc phục hồi chó sói, của Hiệp hội những người tiểu chủ Na Uy, và tổ chức
của những thợ săn ñịa phương. Tại Pháp chúng tôi sử dụng các tạp chí và
những văn bản khác do dăm bảy cơ quan và tổ chức xuất bản: bản tin chính
thức dành riêng cho cho sói (L’infoloups), “Tiếng nói chó sói”, và “Tạp chí
bầy sói”, các tạp chí do hai tổ chức bảo tồn xuất bản và các văn bản của các
tổ chức canh nông. Chúng tôi cũng dựa vào nhiều bài viết của tờ báo ñịa
phương vùng phía bắc núi Alps, tờ Le Dauphiné Libéré, và từ hai tờ báo
quốc gia là Le Monde và Libération. Việc tổng quan có hệ thống các xuất
bản phẩm này chủ yếu diễn ra suốt trong thời kỳ tiến hành các dự án này,
nhưng sau ñó chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi chúng song theo một cách thức
mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn.
Chó sói ñến ñó như thế nào?
Tại Na Uy, việc gia tăng số lượng chó sói bắt ñầu từ cuối những nă
m
1980. Các nhà sinh vật học tin rằng nhiều chó sói bản ñịa ở vùng
Scandinavia (Bắc Âu) vẫn còn sống sót và ñang nhân giống, sinh sôi nảy nở.
Tuy nhiên, các phân tích gần ñây về gien ñã chứng minh rằng tất cả mọi chó
sói hiện ñang sống tại Bắc Âu ñều có dòng giống từ Phần Lan, và rằng phải
8
thừa nhận rằng giống chó sói bản ñịa ñã mất ñi (Vila et al. 2003). Cho ñến
gần ñây những tường thuật về việc chó sói di chuyển từ Phần Lan vẫn ñược
bổ sung bằng những giải thích về cách thức có thể gia tăng nhanh chóng một
số lượng nhỏ chó sói như thế nào nếu gặp ñiều kiện thuận lợi. Mặc dù cơ chế
vừa nói này bây giờ có vẻ ñã không còn thích hợp như trước, nhưng nó từng
là một phần trong quan niệm cho rằng “chó sói tái xuất hiện” vốn rất thịnh
hành vào thời ñiểm phỏng vấn của chúng tôi. Na Uy và Thụy ðiển có chung
một số lượng chó sói vốn vẫn di chuyển xuyên biên giới mà các nhà sinh vật
học ước lượng rằng có khoảng 170 con. Theo số liệu chính thức, chừng 40
con trong số ñó sống tương ñối thường xuyên ở Na Uy. Cả cư dân chó sói
nói chung lẫn ñàn sói tại Na Uy ñều tập trung ở một khu vực tương ñối hạn
hẹp.
Kể từ khi chó sói mất hút khỏi nước Pháp khoảng năm 1930, thì vào năm
1992, lần ñầu tiên người ta chính thức thấy chó sói trở lại ở vườn quốc gia
Mercantour ở phía nam núi Alps. Theo tuyên bố chính thức, thì chó sói ñó di
cư từ Italy, và sự phát tán ấy là một quá trình tự nhiên, khi chó sói không
còn bị con người xua ñuổi nữa. Theo các ñiều tra sinh vật học, bây giờ ở
Pháp có khoảng 130 con chó sói. Một số lượng cư dân xuyên biên giới ở
vùng núi Alps chung với Italy và Thụy Sĩ có thể bao gồm 170 con sói.
Những cách giải thích này về lý do tại sao chó sói quay trở lại là dựa trên cơ
sở khoa học; và chúng ñược nêu ra nhờ các nhà sinh vật học về ñời sống
hoang dã và những người quản lý ñời sống hoang dã, do ñó cũng là nhờ các
cơ quan quản lý nguồn lực và rút cục là các giới quyền uy chính trị – kể cả
các phương tiện truyền thông ñại chúng quốc gia. ðương nhiên các tổ chức
về môi trường hoàn toàn ủng hộ những cách giải trình này. Tuy nhiên,
những giải trình ñó cũng gặp phải sự chống ñối. Tại cả nước Pháp lẫn Na
Uy, trong số những người không hoan nghênh sự trở lại của chó sói – nổi bật
nhất là những chủ trang trại và thợ săn vốn bắt rễ sâu xa trong nền văn hóa
khai thác tài nguyên truyền thống - ñã rộ lên những miêu thuật khác hẳn về
sự tái xuất hiện của chó sói. Chúng tôi sẽ kể lại tỉ mỉ những lý giải khác hẳn
này trong mục tiếp theo.
Bí mật ñưa trở lại
Khi chó sói tái xuất hiện ở Mercantour, các quan chức vườn quốc gia coi nó
là một sự kiện ñáng hoan nghênh. Nhưng ngay khi tin này ñược công chúng
ñông ñảo biết tới, các chủ trang trại và thợ săn ñã ñưa ra cách lý giải của
riêng họ: chắc chắn chó sói không thể tự trở lại, mà chúng phải ñược ñưa về
một cách bí mật. Chúng tôi gặp cùng những ý kiến như vậy tại ñịa bàn
nghiên cứu của chúng tôi ở phía bắc núi Alps, nơi chó sói xuất hiện sau ñó
9
vài năm. Quan ñiểm này ñược nêu ra trong những cuộc phỏng vấn chủ trang
trại, quan chức các tổ chức canh nông và thợ săn. Nó cũng thể hiện ở những
tài liệu do các tổ chức canh nông xuất bản (ví dụ tổ chức Chambre
d’agriculture des Alpes Maritimes 1996). Trong phòng ở của một chủ trang
trại có bức tranh vẽ một con chó sói ñang hân hoan thè lưỡi cưỡi một chiếc
xe máy. Bức tranh kèm theo lời chú: “Chó sói từ Italy trở lại trên một chiếc
Vespa!”. ðây là niềm tin của không riêng những người chống lại chó sói
theo quan ñiểm cứng rắn. Nó cũng là niềm tin của nhiều chủ trang trại,
những người nói chung có quan ñiểm ôn hòa hơn, và những thợ săn vốn
không theo lập trường chống ñối quyết liệt ñối với chó sói. ðây là một chủ
trang trại nuôi cừu từ Savoie:
Tất cả chúng tôi ñều tin rằng chó sói ñã ñược phóng sinh (thả ra) Tôi
biết chúng có thể từ trên ñỉnh núi xuống, nhưng chúng không nhảy
như thế; ñừng kể tôi nghe những chuyện ñó [ý muốn nói là chúng xuất
hiện ở một chỗ, rồi sau ñó ở một chỗ khác xa xôi, như thể chúng ñã
nhảy từ nơi thứ nhất ñến nơi thứ hai]. Sao chúng không ñến ñây mười
năm trước?
Tại Na Uy người ta cũng nói rằng chó sói sinh ra trong trạng thái ñược nuôi
dưỡng (chứ không phải trong tự nhiên), rồi ñược bí mật phóng sinh. Có thể
thấy phiên bản của câu chuyện về chó sói tái xuất hiện này trong nhiều cuộc
phỏng vấn, cũng như trong các trang web của các tổ chức vốn chống lại việc
bảo vệ ñộng vật ăn thịt lớn và trong những ấn phẩm của những nhà hoạt
ñộng chống lại sự bảo tồn chó sói (ví dụ Toverud 2001). Hơn nữa, nó ñược
chuyển tải qua việc các phương tiện truyền thông ñại chúng ñưa tin bài về
xung ñột liên quan ñến chó sói, thậm chí trên cả ñài truyền hình quốc gia.
ðây là cách nhìn nhận của một chủ trang trại nuôi cừu từ Stor-Elvdal:
ðúng, tôi chắc về ñiều ñó. Rằng chúng là dòng dõi của những con sói
ñã ñược phóng sinh Thật kỳ lạ là chó sói xuất hiện ngay ñúng nơi
mà chính phủ mong muốn có chó sói. Sao mà trùng hợp thế! Họ vẽ
một ñường kẻ trên bản ñồ, thế là trông kìa, chó sói xuất hiện và ở
ñúng bên trong ñường kẻ ñó, ñến nỗi quý vị phải nghĩ hẳn chúng ñã
dùng ñến một cặp la bàn.
Dường như có hai cơ sở thực nghiệm cho những câu chuyện này: người ta
cho rằng ñã nhìn thấy loài vật này ñược phóng sinh hay ñược nuôi cho ăn, và
cho rằng ñã thấy hành vi hoặc bề ngoài không tự nhiên về thể chất của
10
chúng. Quả là một số ñiều người ta quan sát thấy tự nó không gây tranh cãi,
mà chỉ cách diễn giải nó mới gắn chặt nó với việc ñưa chó sói trở lại.
Tại Na Uy chúng tôi ñã nghe rằng người ta từng nhìn thấy những chiếc xe
tải từ nơi khác chở lồng chó chạy ñến trên ñường ñốn gỗ sau khi trời tối. Và
trong khi tri thức ñại chúng thường gắn hình ảnh những chiếc máy bay nhỏ
xuất hiện ở những nơi xa xôi hẻo lánh sau khi trời tối với việc buôn lậu ma
tuý và gián ñiệp, thì ở ñịa bàn nghiên cứu của chúng tôi, chúng gắn với việc
bí mật ñưa chó sói trở lại. Tại Pháp, có nhiều câu chuyện kể về người dân
ñịa phương bắn chết gấu một cách bất hợp pháp, và thấy trên mình chúng có
gắn microchip – một bằng chứng rõ ràng rằng trước ñó chúng ñã ñược
phóng sinh. Tuy nhiên, vì bản thân những thợ săn ñã phạm pháp nên họ
không thể ñi trình báo về việc ñó.
Một kiểu quan sát khác thì liên quan ñến hành vi và bộ dạng của chó sói.
Luôn luôn có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc liệu hành vi ñó có phải
ñích thực là của chó sói hoang dã không, và liệu một màu lông nào ñó có
nằm bên ngoài phổ màu tự nhiên hay không. Các nhà sinh vật học về ñời
sống hoang dã thì dùng những lời giải thích sẵn có, nhưng những lời giải
thích ñó hiếm khi thuyết phục ñược những ai vốn tin rằng người ta ñã ñồng
lõa với nhau ñưa chó sói về.
Tại Na Uy, quan niệm phổ biến nhất về hành vi không tự nhiên của chó sói
là chúng không biết sợ người. Người ta thường thấy chó sói gần nhà, chúng
tấn công những con chó nhà bị xích, xơi thức ăn của mèo ñặt trên bậc cửa
nhà của con người và lẩn trốn quanh vườn trẻ ngay giữa thanh thiên bạch
nhật. Các nhà sinh vật học tuyên bố rằng những hành vi này là bình thường
ñối với chó sói và mô tả chó sói là những con vật chuyên mưu tìm cơ hội
kiếm ăn và luôn tìm những bữa ăn dễ dàng (không phải ăn thịt trẻ em trong
vườn trẻ, mà có lẽ những thứ chứa trong các hộp thức ăn của nhà trẻ vứt
trong sọt rác). Nhưng hầu hết những người không quen với chó sói ñã quan
niệm về chúng như cách mà ta thấy chúng trên tivi: như những loài sống –
và có lẽ thích sống – ở những nơi xa xôi hẻo lánh hoang vu. So với hình ảnh
này, chó sói ở ñô thị có vẻ không tự nhiên và thật ñáng sợ. Không chỉ chúng
sống quá gần nên không mang lại ñiều gì tốt lành, mà chúng còn ñầy bất trắc
nếu chúng ñược nuôi nhốt và thiếu ñi tính sợ người mà người ta quan niệm
là tự nhiên vốn có ở chúng.
Và ñương nhiên thật kỳ quái là nó không dừng ở Rakkestad. ðó gần
Thụy ðiển hơn nhiều, và là một khu rừng lớn hơn hẳn. Bỗng nhiên nó
xuất hiện ở ñây và nó chẳng sợ bất cứ ñiều gì. Dăm bảy người ñã bị
nó tràn vào sân nhà họ, và quý vị có thấy ñiều này là kỳ quái không?
(Chủ trang trại, Valer).
11
Tại Valer, những con sói ñầu tiên ñã phải vượt qua một con sông lớn ñể ñến
ñược nơi chốn hiện nay của chúng. Chúng vượt qua một nơi nửa hoang dã,
nơi giống với hình ảnh phổ thông về ñịa bàn sống của chó sói hơn là những
con ñường rừng nhỏ hẹp nơi rút cục chúng ñịnh cư. Tất cả những ñiều này
ñược coi là một chỉ báo rõ ràng rằng chó sói ñã không tự tìm ñường ñến
Valer.
Chỉ cần nhìn vào bản ñồ Ostfold: ở ñó quý vị thấy biên giới [Thụy
ðiển], rồi ñến Aremark, Rakkestad, Eidsberg, nơi quý vị có mật ñộ
nai sừng tấm và hoãng cao nhất phía này của Na Uy. Không ai có thể
bảo tôi rằng chó sói ñã bỏ qua nơi có nhiều thức ăn ñó, rồi bơi qua con
sông lớn và lạnh lẽo ñể ñến ñây. Tôi sẽ không ñặt câu hỏi chất vấn sự
phát triển của chó sói nếu nó khởi ñầu từ phía bờ kia sông Glomma,
rồi bành trướng về phía chúng tôi. Nhưng thực ra nó khởi phát nhầm
bờ. (Thợ săn, Valer)
Tuy nhiên, các nhà sinh vật học trả miếng bằng cách tuyên bố rằng thực ra
mật ñộ của con mồi cao hơn ở phía bờ làm nông nghiệp. Nhưng xem ra lập
luận này không ai nghe vì nhiều lý do; một trong số ñó là lứa ñẻ ñầu tiên
sinh ra ở ñây thực ra là lứa con lai: con sói cái Alpha ñã giao phối với một
con chó nhà. Mặc dù các con lai rút cục ñã bị các nhà chức trách về ñời sống
hoang dã loại bỏ, nhưng vẫn có nhiều câu chuyện kể rằng người ta ñã chủ
tâm gây giống và không bao giờ ñể lộ cho người khác biết rằng chúng không
phải là chó sói thuần chủng. Cũng có những lời ñồn ñại rằng các nhà chức
trách ít nhất ñã cho phép một con sói lai chó thoát khỏi sự thanh lọc.
Tại Pháp cũng rất phổ biến những câu chuyện lý giải vì sao chó sói không
thể tự mình lang thang ñến ñược quanh những nẻo ñường và những khoảng
cách xa xôi như lời các nhà sinh vật học tuyên bố. Các phân tích về gien ñã
cho thấy rằng ngay một con sói ñã tìm ñược ñường ñến khu bảo tồn quốc gia
Nohèdes ở Pyrenees thì lại có nguồn gốc từ Italy (Le Monde, ngày 28 tháng
8 năm 1999). Nhưng rồi hẳn nó phải ñi một khoảng cách xa ñến nỗi thực ra
người ta phải quan niệm rằng nó ñã ñược bí mật ñưa trở lại (Le Monde, ngày
8 tháng 9 năm 1999, thư gửi ban biên tập). Những người chống lại chó sói
cũng vạch rõ rằng chó sói ñã ñược ñưa ñến các nước khác, và rằng ở Pháp
các loài ñộng vật ăn thịt lớn khác ñã ñược chính thức thả rông (mèo rừng ở
Vosges, gấu ở Pyrenees).
Vì sao người ta lên án chúng tôi là ñã ñưa chó sói trở lại? Vì người ta
ñã có quan niệm rằng có một số nhà chức trách ñã ñưa nhiều loài ñộng
12
vật trở lại. Do ñó họ nói: ”Sao không phải là chó sói? Rút cục quý vị
ñã ñưa trở lại nhiều ñộng vật khác, quý vị không thể khiến chúng tôi
tin rằng quý vị sẽ không ñủ khả năng làm việc ấy! (Bảo vệ vườn quốc
gia, Alpes Maritimes)
Cũng có những miêu thuật khác của người Pháp về ñặc tính không tự nhiên
của chó sói. Người ta nói rằng chó sói ñã tấn công cừu nhằm nhiều mục ñích
khác nhau: một số giết cừu ñể ăn thịt và thực sự ñã xơi hết con mồi, trong
khi ñó một số khác săn mồi thuần tuý ñể ñùa chơi và chỉ rỉa qua thân xác
những con cừu mà chúng ñã giết. Vì người ta vốn không ngờ những hành vi
như thế ở chó sói hoang dã, người ta nghĩ rằng “những kẻ ăn thịt nhỏ” này
ñược sinh ra trong trạng thái không tự nhiên, mà bị nuôi nhốt.
Trong tự nhiên, bình thường thì khi chó sói ñi săn, chúng tấn công
ñộng vật và giết nó. ở ñây, chúng giết bốn [con cừu]; chúng làm bị
thương một số con khác, và chúng chỉ ăn nửa kilo thịt. (Vợ chủ trang
trại, Savoie)
Những con sói ñến ñèo Glandon chắc chắn chúng ñến từ Mercantour
thông qua Hautes-Alpes, còn những con này [mà chúng tôi thấy ở
ñây], chúng không phải thực sự là chó sói, chúng là chó sói ñược thả
rông vì chúng không tấn công súc vật khác giống hệt như sói thật.
Chúng hiếm khi ăn một tí thịt nào. Và trong phân của chúng, [các nhà
khoa học] thấy có sơn dương, chỉ sơn dương [ý nói chó sói giết cừu,
nhưng chỉ ăn thịt sơn dương]. (Chủ trang trại nuôi cừu, Savoie).
Một số người trả lời tuyên bố rằng chó sói nuôi nhốt rồi ñược phóng sinh có
màu lông khác với chó sói Italy. Người ta cũng nêu ra chính ñiều này trong
các cuộc phỏng vấn ở Na Uy cũng như trong các tài liệu viết (ví dụ Toverud
2001). Chó sói bản ñịa vùng Bắc Âu, nay ñã tuyệt chủng, thì có màu xám ñá,
trong khi ñó giống sói mới ñến thì màu hơi vàng (mà người ta cho rằng ñể
thích nghi với màu lớp bề mặt rừng của vùng Estonia) hay màu nâu ñỏ mà
người ta cho rằng giống với sói Nga (Toverud 2001: 76-77).
Ai là thủ phạm và ñộng cơ của họ là gì?
Không phải bao giờ người ta cũng xác ñịnh những chủ thể hành ñộng vốn
chịu trách nhiệm về việc ñưa chó sói trở lại. Những người chống ñối chó sói
ở Pháp thường dùng những cụm từ vô nhân xưng như “người ta ñã thả
chúng ra” hay “chúng ñã ñược phóng sinh”. Khi nêu ra thủ phạm tập thể,
13
những người làm công tác bảo tồn thường bị kết án, cũng như những nhân
viên lâm nghiệp nhà nước vốn bị coi là ñã tiếp sức với những người làm bảo
tồn. Một số người trả lời ñã kết tội một vị giám ñốc cũ của Ban giám ñốc
bảo tồn tự nhiên, vốn bị coi là người yêu chó sói. Những tuyên bố cũ trước
ñây của những người làm bảo tồn và nhân viên lâm nghiệp ñã bị moi móc ra,
khai quật lên. Những tuyên bố này coi việc thả ñộng vật ăn thịt lớn như một
phương tiện có hiệu quả ñể ñiều tiết một nhóm cư dân vốn không bị ñiều
tiết, do ñó giảm bớt sự thiệt hại cho rừng.
Tại Na Uy cũng có những chuyện kể tương tự về việc các kế hoạch vạch ra
vào những năm 1970 ñể ñưa chó sói trở lại nhưng sau ñó bị chính thức vứt
bỏ ở Thụy ðiển song rút cục ñã ñược thực thi bí mật tại Na Uy như thế nào.
Người ta nói nhiều rằng chính nhân vật từng phụ trách các kế hoạch ñã ñề
xuất ấy bây giờ lại giữ một vị trí cao ở Sở bảo tồn môi trường Thụy ðiển.
Tuy nhiên, hiếm khi chúng tôi gặp những lập luận cao siêu kiểu này về việc
lập kế hoạch thực tế và tổ chức nó trong các cuộc phỏng vấn, mà thường gặp
nó trong các văn bản do mạng lưới chống chó sói phân phát (ví dụ Toverud
2001) và trên mạng internet (ví dụ
Những người trả lời ở Na Uy của chúng tôi ñã dùng cùng những thuật ngữ
như người Pháp, và chỉ mặt “những kẻ” ñã thả chó sói ra. Khi ñược hỏi cụ
thể hơn, hầu hết người trả lời ñã buộc tội những kẻ theo khuynh hướng bảo
vệ môi trường ñến cực ñoan, nhưng ñồng thời thường nêu ra cả các cơ quan
quản lý nguồn lực cũng như các chính khách. Ngay một vị cựu bộ trưởng
môi trường cũng bị một số người coi là ñã trực tiếp dính líu vào.
Tôi chắc rằng ở Stortinget (quốc hội Na Uy) người ta biết nhiều hơn
hẳn ñiều chúng tôi biết ở ñây. Vì tôi nghĩ rằng việc này ñược ñiều
hành từ bên trên. Nhưng những ñiều như thế này gần như không thể
chứng minh. Rồi thì ai ñó trong các giới ấy hẳn phải thổi còi ðã có
người nhìn thấy chó sói ñược phóng sinh. Rất nhiều người quả quyết
họ ñã nhìn thấy ñiều ñó. Nhưng họ không dám ñứng ra nói lên ñiều
này. Có những thế lực hùng mạnh ñàng sau nó, nên người ta lo cho
sức khoẻ của mình nếu họ công khai nói về ñiều này Những việc
này ñã ñược lên kế hoạch cẩn thận từ lâu rồi. Hàng năm trời. Xem ra
họ ñã lập liên minh với các vị ở cấp cao, thậm chí ngay với người ở
trên ñỉnh – những người ủng hộ chó sói, hay những người trung lập
mà họ ñã thuyết phục ñược Vì ít ai quan tâm xác ñịnh xem những
con sói này có ñích thực là sói hay không, nên tôi nghĩ ñiều ñó ñã khá
rõ ràng. Rõ ràng là có những thế lực hùng mạnh ñằng sau tất cả nó.
(Thợ săn, Valer)
14
Tại Pháp, nhiều người chống lại chó sói tin rằng sói ñã ñược ñưa trở lại chủ
yếu ñể thúc nhanh sự suy giảm dân số ở nông thôn nước Pháp.
Chúng tôi chẳng thể làm gì hết. Họ muốn huỷ diệt các chủ trang trại.
Chó sói là một phương tiện ñể huỷ diệt họ. Tất cả những chính khách
này, những gã béo phì ñã kiếm khối tiền – và chúng tôi chỉ là con rối.
Chẳng còn ai nữa ở lại nông thôn. Trong làng, trong vòng năm năm
nữa sẽ chẳng còn nhà nông nào. Nó sẽ ra sao?. (Chủ trang trại,
Hautes-Alpes)
Họ coi chó sói là “vũ khi sinh học” và coi mình là nạn nhân của một âm
mưu mà chủ mưu là các nhóm có thế lực hùng mạnh vốn ghét người nông
thôn và lối sống nông thôn. Cũng chính hình ảnh này ñã ñược những người
trả lời ở Na Uy vẽ nên, và ta có thể thấy nó trong các tài liệu viết ở Na Uy,
nhưng dưới một biến thể vừa phải hơn. Tác hại gây ra cho nông thôn ñược
coi là không phải mục tiêu chính của việc ñưa sói về, mà là một tác dụng
phụ của chiến lược nhằm tái thiết sự hoang dã ñẹp tươi ñể làm sân chơi và
ñối tượng thẩm mỹ cho dân thành thị. Dù sao chăng nữa, nó chỉ tác ñộng ñến
những người nông thôn lạc hậu vốn có quan ñiểm cổ lỗ về tự nhiên.
Ai là người kể chuyện này?
Tại cả hai nước, những câu chuyện kể trên chủ yếu lan truyền trong số các
chủ trang trại, nhưng chúng cũng xuất hiện ở các nhóm dân cư khác. Sự
tham gia của chủ trang trại vào những câu chuyện này tự nó phần lớn là có
cơ sở hiển nhiên, vì ngành sản xuất chăn nuôi gia súc nói riêng chịu sự tác
ñộng mạnh khi xuất hiện các loài thú ăn thịt lớn, và nhà nông thì gắn chặt
với cách sử dụng ñất truyền thống và khai thác các nguồn lực. Tuy nhiên cần
nói vài lời về các thợ săn.
Tại Na Uy, những thợ săn làm nòng cốt chống chó sói thường chính là
những nam giới có thành phần xuất thân giai cấp công nhân, gắn bó mật
thiết với cộng ñồng của họ và với ñất ñai. Về vài ba khía cạnh họ vẫn duy trì
một lối sống truyền thống ñiển hình của nam giới nông thôn, lối sống phần
lớn kéo theo lao ñộng chân tay và một sự tương tác chủ yếu là thô sơ với tự
nhiên. Họ bắt rễ chặt trong cái có thể gọi là một nền văn hóa nghiêng về sản
xuất: các hình thái văn hóa ñiển hình của công nhân và nông dân, coi trọng
công việc thực tiễn, sự khéo léo và bền bỉ của nam giới, có một sự hoài nghi
sâu sắc ñối với tri thức hàn lâm và những theo ñuổi về trí tuệ (Dunk 1994;
Krange and Skogen 2007; Skogen 2001). Xem ra nhiều nam giới trong số
này coi mình là kẻ thừa kế các thế hệ thợ săn và tiều phu trước ñây.
15
Tại ñịa bàn nghiên cứu ở Pháp cũng vậy, thợ săn chủ yếu là nam giới và gần
như toàn người ñịa phương. Người ta không ñược coi là thợ săn ñích thực
trừ phi người ta săn sơn dương – một loài linh dương giống như dê và là
ñiển hình của vùng Alps. Một số phụ nữ và người ngoài quả là có ñi săn,
nhưng họ luôn luôn bị coi là ngoại lệ, và có dăm bảy thủ thuật ñể loại trừ họ.
Sự loại trừ người ngoài càng ñặc biệt gay gắt ở những cộng ñồng có khu
nghỉ dưỡng trượt tuyết như Val d’Isère, như thể việc săn bắn sơn dương vẫn
là cách thức duy nhất ñể chứng minh rằng mặc dù có du lịch, cư dân vùng
này vẫn sở hữu và làm chủ những nơi này. Nói một cách ngắn gọn, ñi săn là
một cách tuyên bố: “Tôi thuộc về nơi này, và tôi ñích thực là một người
miền núi”.
Trong khi những thợ săn truyền thống tạo nên một căn cứ ñiểm ñể chống lại
chó sói ở Na Uy, thì tình hình này khác quả có khác ở Pháp. Nhiều thợ săn
hoài nghi về chó sói, nhưng hầu hết họ tỏ ra ñều có tư duy cởi mở hơn
những người ñồng nghiệp Na Uy của họ. Có lẽ có nhiều lý do về việc ñó,
nhưng một khác biệt kỳ lạ giữa Pháp và Na Uy là ở số phận những con chó
cưng quý của thợ săn. Tại Na Uy và Thụy ðiển, nhưng không phải ở Pháp,
nhiều chó săn ñã bị sói tấn công và giết chết. Nếu biết quan hệ tình cảm giữa
thợ săn và chó săn của họ và số tiền cực lớn cũng như thời gian rất dài mà
nhiều thợ săn ñã ñầu tư ñể huấn luyện chó săn, không có gì ngạc nhiên rằng
chó sói bị người ta ghét ñến thế (cũng xin xem Naughton-Treves et al.
2003). Dĩ nhiên, các phương pháp săn bắn ñiển hình ở Bắc Âu (vốn thường
nhốt chó săn và chỉ thả khi ñi săn) thì bây giờ ñang bị coi là không thể thực
thi ở những vùng có chó sói. Vì nhiều thợ săn coi việc hợp tác với chó săn
ñem lại nhiều ñiều lợi hơn là giết chết con mồi (Krange and Skogen 2007),
nên việc mất ñi hình thức săn bắn này càng gây bực dọc hơn. Cho ñến nay,
ñồng nghiệp Pháp của họ chưa bị chó sói bắt phải nếm trải cảm nghiệm này.
Một nhân tố nữa là lịch sử phát triển của hoạt ñộng săn bắn. Với tư cách là
một hoạt ñộng lúc rảnh rỗi tương ñối phổ biến, việc ñi săn ở Pháp xem ra có
lịch sử ngắn hơn so với Na Uy – mặc dù ở Na Uy một số hình thức săn bắn
mà bây giờ là quan trọng lại chỉ trở thành một hiện tượng ñại chúng mới gần
ñây thôi (Aagedal and Brottveit 1999). Tuy nhiên, xem ra săn bắn bắt rễ sâu
chắc hơn ở các cộng ñồng nông thôn Na Uy.
Tuy nhiên, ở Na Uy cũng như ở Pháp, theo truyền thống xưa nay ñã có và
hiện vẫn ñang tiếp tục nhiều căng thẳng và xung ñột lợi ích giữa các chủ
trang trại và thợ săn về kinh tế, văn hóa và thực tiễn. Có những xung ñột về
lợi ích liên quan ñến khả năng tiếp cận việc săn bắn vì các chủ trang trại
thường cũng là chủ ñất ñai và họ muốn giành lợi nhuận tối ña từ việc ñi săn.
Cũng có xung ñột giữa săn bắn và nuôi cừu: chó mà người chăn cừu nuôi
ñược dùng ñể dồn cừu về chuồng, và vào cao ñiểm mùa săn, có hàng loạt
16
những rối loạn. Cứ chốc chốc lại xảy ra việc chó săn ñuổi cừu, do ñó chúng
có thể bị các chủ trang trại bắn chết một cách hợp pháp. Tại Pháp, ñi săn lợn
lòi hoang dã là một trò chơi hấp dẫn ñối với thợ săn, nhưng chúng gây thiệt
hại lớn cho mùa màng và bị các chủ trang trại coi là loài vật có hại. Tại Na
Uy, nhiều chủ trang trại sở hữu cả rừng nữa, và ñặc biệt các cây thông non
thì bị nai sừng tấm ăn trụi.
Tại Na Uy, những căng thẳng này xem ra ñã bị hạ nhiệt do sự xuất hiện của
chó sói, và chúng ta thấy ñã nổi lên một liên minh mới (có lẽ rất mong
manh) giữa thợ săn, chủ trang trại nuôi cừu và chủ ñất ñai (Skogen and
Krange 2003). ðiều này không xảy ra ở Pháp; trái lại, chúng tôi có ấn tượng
rằng tình trạng tương ñối không thù ñịch công khai ñối với chó sói của thợ
săn Pháp có thể phần nào là do họ miễn cưỡng, không muốn hợp lực với các
chủ trang trại.
Những xung ñột duy nhất, chủ trang trại lười biếng và thái ñộ lỗi thời
Những người làm công tác bảo tồn ở cả Na Uy và Pháp ñều thường tuyên bố
rằng hoạt ñộng mục ñồng chăn nuôi cừu hiện ñại ở vùng của họ mang những
ñặc tính khiến gia tăng những vấn ñề phá phách, và rằng các chủ trang trại ở
nước họ có thái ñộ ñặc biệt cổ lỗi ñối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên
tự nhiên và giá trị của sự ña dạng sinh học. Người ta khẳng ñịnh ở cả Na Uy
lẫn Pháp rằng: những người nuôi cừu ở các nước khác dồn cừu thành ñàn
hoặc xúc tiến các biện pháp khác ñể ngăn ngừa chó sói tấn công. Do ñó xung
ñột giữa những người nuôi cừu với chó sói không xảy ra ở nơi khác, mà chỉ
xảy ra ở Pháp - ñó là lời những người làm công tác bảo tồn ở Pháp – hay chỉ
xảy ra ở Na Uy - theo lời những người làm công tác bảo tồn Na Uy. Người
ra bảo rằng dân chúng các vùng khác ở châu Âu rất kinh ngạc khi nghe nói
về xung ñột gay gắt ở Na Uy – hay ở Pháp.
Xem ra các phương tiện truyền thông quốc gia ñã túm lấy những câu chuyện
này và nói chung truyền tải cùng một bức tranh, và bức tranh có vẻ như ñã
truyền bá tới khắp các khối cư dân lớn ở cả hai nước. Những người nuôi cừu
ít khi bác bỏ tính ñộc nhất vô nhị trong tình huống của họ, mà coi việc bảo
vệ nó là cần thiết trong ñiều kiện ñịa phương, và xem ñấy là ñiều ñáng mong
muốn ñối với môi trường và ñối với sự yên lành của ñộng vật.
Liên quan ñến các phương pháp chăn thả, chủ ñề quan trọng nhất là thói
quen thả cừu trên ñồi núi và trong rừng mà không người trông nom, trừ
những lần thỉnh thoảng kiểm tra. Những người làm công tác bảo tồn tuyên
bố rằng ở trên vùng ñịa hình trống trải, cừu rất dễ bị tấn công cũng như dễ
gặp các tai nạn khác, và ñiều này thường bị quy gán là do sự lười biếng của
những người chăn nuôi hiện ñại và do tình trạng làm nông ngắn giờ. Người
17
ta kiến tạo hình ảnh coi nuôi cừu là sự “kiếm tiền dễ dàng” vì nó ñược trợ
giá rất nhiều.
Thật ñáng tiếc là ngày nay 90% các chủ trang trại ở miền Nam Alps
và thậm chí cả miền Bắc Alps là những người thợ săn duy nhất ñược
trợ gía; trợ giá cỏ, trợ giá thịt, trợ giá cho khoản này, trợ giá cho
khoản kia, phải chấm dứt ñiều này. Tiền trợ giá chiếm tới 70% thu
nhập của họ. ðó thực sự là một vấn ñề phải giải quyết. (Người bảo vệ
vườn quốc gia, Savoie)
Người ta cho rằng thực tế hiện hành khác hẳn mối quan hệ tình cảm mà
người ta tin rằng trước ñây ñã từng có giữa chủ trang trại chăn nuôi và súc
vật của họ, và kéo theo việc chăn dắt súc vật thành ñàn suốt mùa gặm cỏ.
Xưa kia có nhiều ñàn súc vật nhỏ, người ta sống trên ñất trang trại của
mình và họ có nhiều ñàn súc vật bao giờ cũng có hai hay ba ñứa con
hoặc người vợ ñể canh gác súc vật. Ngày nay sự thể hoàn toàn khác.
Nó thực sự là một ñàn cừu nuôi theo phương pháp công nghiệp, và
thật sự không bao giờ ñược trông nom. (Người bảo vệ vườn quốc gia,
Savoie)
Tại Pháp, ñiều này ñược vẽ nên như là sản phẩm của một sự hợp lưu không
may giữa chính sách nông nghiệp hiện hành với thái ñộ cổ lỗ ñối với gia súc
và tự nhiên, những ñiều vốn chỉ có ở người Pháp. Dĩ nhiên, những người
ủng hộ chó sói ñã thay ñổi lập luận của họ khi chó sói di chuyển lên phía
Bắc; và chừng nào Mercantour ở miền Nam nước Pháp là nơi duy nhất bị
ảnh hưởng, thì những người ủng hộ chó sói ñã lên án các chủ trang trại ở
miền Nam là mắc những khuyết tật mà ai cũng biết của dân miền Nam: lười
biếng và có xu hướng hay phóng ñại thổi phồng và lừa dối. Khi chó sói xuất
hiện ở phía Bắc núi Alps và cũng gây tranh cãi ở ñó, người ta nói rằng dân
Pháp nói chung, và các chủ trang trại Pháp nói riêng có ñặc ñiểm nổi bật là
thường xuyên thách thức trật tự ñã ñịnh hình, có xu hướng không tuân thủ
pháp luật, và bác bỏ sự bảo tồn tự nhiên. Một quan niệm thường xuyên ñều
ñặn ñược lặp ñi lặp lại là “tất cả những ñiều này là ñặc Pháp; mọi nơi khác
mọi việc ñều ổn thoả cả, con người ta sống chung với chó sói và chẳng có
vấn ñề gì”. Người ta khâm phục ca ngợi nhà nông ở ðông Âu (nhất là
Bulgaria và Rumania) vì cho rằng họ sống chung với số lượng ñộng vật ăn
thịt lớn hơn nhiều mà ít có vấn ñề hơn – và nếu họ có vấn ñề, thì dù sao họ
vẫn chấp nhận rằng ñộng vật ăn thịt lớn là “tự nhiên” và “có giá trị”.
18
Tại Rumania, một con cừu giá trị hơn nhiều so với ở Pháp. Nếu chó
sói xơi tái một con cừu ở ñó, thì thật là phá sản. Còn ở ñây thì, ồ, cũng
ñược thôi, nằm giữa bảo hiểm và ñền bù và ñó là tất cả; nếu như cừu
của họ bị chó sói xơi thì hầu như họ có thể kiếm ñược nhiều hơn là
ñưa cừu ñến lò sát sinh. Tại ñó, người ta ñã sống thành công; có
khoảng 5. 000 con sói ở một nước rộng xấp xỉ bằng nước Pháp, họ
thành công trong việc sống với 5. 000 con sói; họ thành công trong
việc sống với khoảng 3. 000 gấu, họ thành công trong việc sống với
ít nhất chừng 1. 500 con mèo rừng mà không coi ñó là vấn ñề, chỉ vì
những người chăn cừu ñã làm tốt công việc của mình. Có loài vật ăn
thịt thì có vấn ñề phải giải quyết, nên họ ñã tự tổ chức nhau lại một
cách tương ứng. Có chó canh gác và bảo vệ, có người luôn luôn túc
trực với ñàn vật nuôi của họ trên núi – người ta không thể hình dung
nổi việc bỏ mặc ñàn vật nuôi không ai trông nom khi trời tối - ñàn vật
nuôi ñược dồn tụ vào gần với lều người chăn, vật nuôi không bị bỏ
mặc, và ñiều ñó mang lại kết quả. (Người làm công tác bảo tồn, Alps
de Haute-Provence)
Một bức tranh tương tự cũng ñược người ñồng nghiệp Na Uy vẽ nên. Thực
tế, biên bản phỏng vấn chất chứa những lời tuyên bố về cảnh ñiền viên tại
ðông Âu mà ta có thể nghĩ là ñã ñược dịch từ tiếng Pháp:
Tại Rumania, có 2. 500 chó sói, và có lẽ nhiều cừu hơn ở ñây. Nhưng
tại ñó người ta thuê người chăn cừu ñể trông nom ñàn cừu. Tôi nghĩ ở
ñây người ta cũng nên làm thế, thay vì bắn chết những con sói ñáng
thương. Tôi nghĩ nên ñể chó sói ñược yên. (Học sinh trung học phổ
thông, Trysil)
Ngôn từ ở Na Uy ñầy những hình ảnh vẽ nên thực tế chăn nuôi hiện hành
như là một ñiều chỉ có thể xảy ra ở Na Uy, vì những nhà nông nuôi cừu
ñược trợ giá rất hào phóng, và vì người Na Uy ñã quen với việc sử dụng
thiên nhiên tuỳ thích ñể có lợi cho riêng mình, nhưng ñã mất ñi mối liên lạc
với các phương thức truyền thống về sử dụng nguồn lực bền vững.
[Cừu] không phải là loài vật thích nghi với ñời sống trong thiên nhiên
Na Uy. ðó là một thực tế, bất kể câu nói trên có thể khiêu khích các
chủ trang trại ở ñây như thế nào Trừ tuần lộc, chúng tôi không có
gia súc nào thích nghi với cuộc sống tự túc ở vùng xa xôi hẻo lánh, và
chúng tôi nên hành ñộng dựa trên hiểu biết này. Nếu chúng tôi ñịnh
sản xuất thịt, thì chúng tôi sẽ phải sử dụng những loài vật ñã thích
19
nghi [tức là cừu già hơn] còn những loài vật khác chúng tôi phải chăm
sóc theo cách khác Những người nhận trách nhiệm sở hữu con vật
cũng phải có nghiã vụ biết số phận con vật ñó. Và phải làm mọi việc
ñể ngăn nó khỏi chịu khổ Tôi không thể chấp nhận kiểu chăn nuôi
thả rông vật nuôi trong môi trường mà chúng chưa thích nghi, và kết
quả là gần 150. 000 con vật bị chết, thường theo một cách hết sức ñau
ñớn trong bốn tháng mùa gặm cỏ. Tôi không coi ñiều ñó là chấp nhận
ñược về mặt ñạo ñức. (Người làm công tác bảo tồn, Stor-Elvdal)
Cùng với những nhà nông từ các nước khác, nhà nông trong quá khứ cũng
ñược sử dụng làm gương sáng. Người ta cho rằng nhà nông thời xưa có quan
hệ gần gũi hơn nhiều với vật nuôi của họ. Người ta cho rằng cách chăn cừu
tích cực của nhà nông xưa ñã ngăn ñược các cuộc tấn công của ñộng vật ăn
thịt lớn, do ñó quan hệ giữa nhà nông với ñộng vật ăn thịt không căng thẳng
như hiện tại – rất giống như tình hình khá là thần bí ở Rumania ngày nay.
Người ta biết rằng chó sói là giống vật rất dễ hoảng sợ. ừ thì nó giết
vật nuôi, nhưng nó không giết nhiều vật nuôi hơn là số vật nuôi chết
tự nhiên trong một ñàn. (Người làm công tác bảo tồn, Isère)
Tuy nhiên, bức tranh ñiều viên thơ mộng này ñã bị những người già ñược
phỏng vấn trong cuộc nghiên cứu ở Pháp bác bỏ. Họ nói rằng xưa kia không
phải bao giờ người ta cũng trông nom cừu, rằng không hề có chó canh giữ,
và rằng hồi ấy người ta cũng ghét loài ñộng vật ăn thịt như bây giờ. Chúng
tôi không hề có dữ liệu về quan hệ giữa các chủ trang trại và dã thú trong
lịch sử ñịa bàn nghiên cứu của Na Uy. Tuy nhiên, sách báo lịch sử cũng tạo
ra ấn tượng tương tự như vậy: mọi việc không mang tính ñiều viên thơ mộng
như những người làm công tác bảo tồn vẫn cố thuyết phục người ta. Ví dụ
tài liệu lịch sử ñã cho thấy rằng nỗi sợ chó sói là phổ biến (ví dụ Snerte
2001), và thậm chí rằng người ta thường lên án là chó sói ñã giết cả người
(một ñiều quả là ñúng, và trường hợp có thật gần nhất ñã xảy ra năm 1806
[Linnell and Bjerke 2002]).
Những nhà nông xa cách về không gian hay thời gian ñã ñược nêu thành mô
hình cho người chăn nuôi cừu hiện nay. Cách tiếp cận này có lợi thế hiển
nhiên là tránh không cần xem xét kỹ sự thể, ñặc biệt nếu như những người là
mục tiêu tuyên truyền có ít khả năng tiếp cận ñược tới những thông tin vốn
có thể làm sáng tỏ rằng những quan niệm mô tả sự hài hòa ñó thực ra ñã quá
ñơn giản hóa. Thật vậy, quả là có những bằng chứng cho thấy ñiều ngược
lại. Chẳng hạn một nghiên cứu ở Pháp kết luận rằng thiệt hại hiện nay và
trong lịch sử mà chó sói gây ra cho vật nuôi có thay ñổi theo thói quen nuôi
20
thành ñàn và theo sức ép săn bắn, và rằng tình hình ở vùng núi Alps không
hề là ñộc nhất, mà có nét chung với các vùng khác (Garde 1998). Nhưng nói
chung những người cần bằng chứng ñể xây dựng lập luận của mình lại
không biết ñiều trên. Vì sao như vậy – ñó là câu hỏi mà chúng tôi sẽ trở lại ở
phần cuối bài viết này, vì nó sẽ nói cho ta biết ñôi ñiều về quan hệ quyền lực
ñang hiện diện trong lĩnh vực này.
Lời ñồn ñại với tư cách là sự kháng cự về văn hóa
Nguồn gốc của chó sói cũng gây quan tâm ñối với các nhà khoa học xã hội,
ít nhất ở Pháp. Họ ñã tập trung vào câu chuyện kể về việc ñưa chó sói trở lại
và vào những người ủng hộ câu chuyện này, và ñã nhận thấy rằng câu
chuyện rất giống những hiện tượng khác ñã ñược nghiên cứu trong mấy thập
kỷ vừa qua (Campion-Vincent 2004; Campion-Vincent 2005b). ðây không
phải lần ñầu tiên người ta tuyên bố rằng các loài vật không ñáng mong muốn
ñã ñược phóng sinh – dù ngẫu nhiên hay cố ý. Chẳng hạn nhiều người New
York tin rằng có nhiều cá sấu trong cống rãnh của thành phố này (Campion-
Vincent 2000; Kapferer 1990). Tại dăm bảy vùng thuộc nước Pháp, ñông
ñảo người tin rằng các máy bay lên thẳng ñã thả xuống những chiếc thùng
chứa loài rắn ñộc viper và cáo (Campion-Vincent 2000). Một số người trả
lời ñã công khai xác lập mối liên hệ bằng cách nói rằng chó sói cũng ñang
ñược phóng sinh giống hệt như rắn viper.
Những câu chuyện như vậy thường bị dán cho cái nhãn là ñồn thổi - vốn nói
chung bị ñánh ñồng làm một với “chuyện ngồi lê ñôi mách”. Nhưng thuật
ngữ này cũng có thể ñược gắn cho một ý nghĩa khoa học bổ ích. Trước tiên
chúng tôi giới thiệu một ñịnh nghĩa ñưa ra trong Kapferer (1990): lời ñồn ñại
là sự xuất hiện và lưu truyền một cách diễn giải tập thể về một sự kiện có
vấn ñề nhưng các nguồn tin chính thức hoặc phủ nhận hoặc chưa xác nhận.
Con người ta có xu hướng lặp lại một lời ñồn ñại, góp phần vào việc truyền
bá nó, hay thậm chí nuôi dưỡng nó vì họ bị mê hoặc với nội dung của nó, và
ñặc biệt vì nó gia cố những ý kiến và cách diễn giải ñã sẵn có từ trước.
Những lời ñồn ñại không nhất thiết là sai, nhưng chúng không ñược kiểm
ñịnh. Chúng là những câu chuyện kể trái ngược với câu chuyện chính thức,
cung cấp cách lý giải thay thế vốn ít ñược soát xét hơn câu chuyện chính
thống, nhưng ly kỳ và gây nhiễu loạn hơn. Chúng có thể rất phức tạp, chứ ít
khi ñơn giản. Những diễn giải hiển nhiên thì thường bị bác bỏ và bị thay thế
bằng lối suy lý rối rắm hơn. Theo Kapferer, lời ñồn ñại thường “màu ñen”
theo nghĩa nó là một cách diễn giải tiêu cực về một sự kiến vốn bị coi là có
vấn ñề; nó có xu hướng quy kết rằng những ñiều thực sự ñã xảy ra hay chỉ
tưởng là xảy ra là do lỗi của những cá nhân và tập thể, khiến họ bị mất uy tín
21
hay danh dự. Lời ñồn ñại rất linh hoạt; chúng lan truyền nhanh chóng và dễ
chuyển biến lời bác bỏ và phủ nhận của các nhà chức trách thành luận chứng
mới ñể hỗ trợ cách diễn giải của lời ñồn (Campion-Vincent 2005a).
Câu chuyện rằng chó sói ñã ñược ñưa trở lại rõ ràng là ñối lập với cách giải
trình chính thống. Bằng việc buộc tội các dịch vụ nhà nước và các cơ quan
khoa học, những người chống lại chó sói ñã kháng cự lại quyền lực của nhà
nước và những ñồng minh của nhà nước, tức những người làm công tác bảo
tồn ở ñô thị. Dĩ nhiên câu chuyện này là “màu ñen” vì nó tố giác sự tồn tại
ñầy tai tiếng của một mạng lưới ñưa chó sói trở lại hay thậm chí của một liên
minh bí mật gồm những người có chức vụ cao. Và hơn nữa, những lý lẽ
phản ñối và lập luận ủng hộ quan ñiểm chính thống thì thường chẳng làm gì
ngoài việc củng cố nó. Do ñấy những câu chuyện kể về việc ñưa chó sói trở
lại của những người chống ñối chó sói có tất cả những ñặc ñiểm của lời ñồn
ñại mà Kapferer ñã nêu lên. Chúng thuộc số những lời ñồn ñại ñặc biệt dai
dẳng mà gần như không thể bác bỏ. Thật khó, thậm chí có lẽ không thể
chứng minh ñược rằng chuyện gì ñó không xảy ra (Fine and Turner 2001;
Kapferer 1990). Ví dụ làm sao có thể chứng minh ñược rằng không một con
sói nào ñược phóng sinh một cách có chủ tâm hay tình cờ? Do vậy câu hỏi
này vẫn mở ngỏ theo một nghĩa logic nghiêm ngặt.
Coombe (1997) ñưa ra khái niệm những lời ñồn ñại quỷ quái (demonic
rumors). Thuật ngữ “quỷ quái” không hàm nghĩa rằng nên coi những lời ñồn
ñại ñó là có yếu tố siêu nhiên, mà ñúng hơn chúng hàm ý sự tồn tại của các
thế lực tà ác và chịu trách nhiệm về mọi thứ, từ căng thẳng xã hội ở mức vừa
phải ñến suy thoái kinh tế và sự lây lan của AIDS. Coombe tập trung xung
quanh những lời ñồn ñại nhằm vào các công ty ña quốc gia như Phillip
Moris và Procter & Gamble cũng như những hãng thương hiệu vừa phải
hơn. Trong thời hiện ñại hậu kỳ, tư bản không còn “hiện thân thành vật chất
cụ thể” nữa, và không gắn gì với cả nơi chốn lẫn các chủ thể hành ñộng cá
nhân theo những cách thức có thể nhận ra ñược nữa. Tên các thương hiệu
hiện diện khắp nơi và ñóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người ta hơn trước ñây. Nhưng việc sản xuất thật sự thì không ai thấy; khó
mà tìm ra là nó diễn ra ở ñâu; và dù sao ñi nữa, có lẽ nó xảy ra ở phía bên
kia quả ñịa cầu. Xem ra không một chủ thể hành ñộng riêng lẻ nào chịu trách
nhiệm về sản phẩm, và nếu người ta biết chủ thể ñó, có lẽ họ thường ở xa và
không tiếp cận ñược. ðồng thời sự hiện diện ngày càng tăng của các sản
phẩm có thương hiệu trong cuộc sống con người ta ñã làm nổi rõ rằng những
người sản xuất ra chúng quả là có quyền lực cực lớn. Song xem ra không có
cách nào ñể ñối diện với quyền lực này, vì chẳng bao giờ có ai ñể mà ñối
mặt.
22
Những lời ñồn ñại buộc tội những hoạt ñộng như vậy, và chủ yếu nảy nở ở
những người ít tiếp cận ñược quyền lực chính trị truyền thống và sẽ mất hầu
hết những gì họ có do kết quả của các quá trình biến ñổi kinh tế và xã hội
hiện hành (Fine and Turner 2001). Coombe khẳng ñịnh rằng những câu
chuyện kể về chủ tâm tà ý của các công ty lớn, nhất là những nỗ lực gây
thương tổn cho các nhóm kém thế nhất ñịnh về mặt tộc người và xã hội
thông qua việc ñầu ñộc, truyền bệnh, hay qua sự dính líu với băng ñảng Ku
Klus Klan, thực chất nhằm hai mục ñích. Chúng gắn quyền lực với chủ thể
hành ñộng bằng việc nêu ra mục ñích và sự lên kế hoạch, và như vậy làm
sáng rõ mối liên hệ vốn mơ hồ giữa những ñiều kiện xã hội căng thẳng với
những khối kết kinh tế có mặt khắp nơi nhưng chưa tiếp cận ñược. ðồng thời
những ñặc ñiểm trung tâm của tin ñồn (khó truy tìm dấu vết là nó xuất phát
từ ñâu, càng khó ñối chất trực tiếp, luôn luôn phát triển theo hướng mới, và
phản ứng như câm như ñiếc với bằng chứng ngược lại) thì rất giống như
cách thức hiện diện của các khối kết kinh tế này trong ñời sống con người ta.
Như vậy, có thể coi lời ñồn ñại quỷ quái là một cách ñể quay “vũ khí” của
các công ty nhằm chĩa vào chính họ, vì họ trở nên gần như không có khả
năng phòng thủ trước tin ñồn, giống như những người bình thường cũng vô
phương tự vệ trước sự hiện diện kinh tế của công ty. Thực chất tin ñồn ñã
buộc các công ty lớn như Procter & Gamble phải tiêu những nguồn lực
khổng lồ ñể phản ñòn mà không thành công, và các công ty nhỏ ñã bị buộc
phải rời khỏi thị trường kinh doanh (Coombe 1997).
Tiêu ñiểm chú ý của Coombe là tập trung vào các lực lượng kinh tế của chủ
nghĩa tư bản hiện ñại, và phương thức mà tin ñồn quỷ quái ñược dùng như
một cách ñể ñối phó với các lực lượng ñó, một cách thức vốn thực hiện
những chức năng quan trọng ñối với những người vốn chẳng có quyền lực gì
nếu không có nó. Có thể áp dụng cách hiểu này ñối với cách con ngưòi ta vật
lộn với nhà nước hiện ñại, hay - trong trường hợp của chúng ta – với cái mà
người ta coi là khối liên minh giữa nhà nước với phong trào bảo vệ môi
trường. Nhà nước thực thi quyền lực theo những cách thức mà nhiều người
coi là khó hiểu và ñộc ñoán, hay tệ hơn nữa, là một phần trong chiến lược
nhằm làm suy giảm dân cư nông thôn. ðối với một số nhóm – nhất là những
người bắt rễ trong các hình thức sử dụng nguồn lực truyền thống và nghỉ
ngơi giải trí ngoài trời tốn kém – thì chính sách bảo tồn thiên nhiên hiện ñại
là ví dụ tiêu biểu.
Tóm lại, có thể coi tin ñồn là những câu chuyện ñể cắt nghĩa và diễn giải
những khía cạnh phiền toái của cuộc sống – những khía cạnh mà nếu không
có tin ñồn thì thật rắc rối, khó hiểu, hay những khía cạnh vốn không ñược lý
giải thoả ñáng. Campion-Vincent (2005a) tuyên bố rằng tin ñồn là một thứ
“khoa học xã hội dân gian”. Chừng nào nó thách thức những quan niệm và
23
cách diễn giải mang tính bá quyền của các nhóm có thế lực hùng mạnh, thì
cũng có thể coi nó như những hình thức phản kháng (Samper 2002).
Những câu chuyện về việc ñưa chó sói trở lại thường rất tinh vi và bao gồm
cả những chuỗi lập luận mà người ta khó lòng bác bỏ thẳng thừng. Một số
câu chuyện ít nhất dựa phần nào trên cơ sở những ñiều tai nghe mắt thấy và
tri thức sâu rộng về khu vực mà ta ñang xem xét. Tuy nhiên, chúng bị những
người ủng hộ chó sói chế giễu và coi là chuyện tầm phào dân gian hay sự bịa
ñặt vô lý. Những ai tán thành những câu chuyện này thì bị liệt vào loại tối dạ
ngốc nghếch hoặc ñồng loã với những mưu ñồ bí mật.
Bây giờ chúng ta sẽ quay sang thảo luận vắn tắt về những câu chuyện ñược
xây dựng trong phe ủng hộ chó sói, và sẽ cố gắng tìm ra xem vì sao chúng
có một vị thế khác hẳn.
Lý thuyết về sự hồi phục tự nhiên và quan niệm về tính ñộc nhất quốc
gia: những câu chuyện ủng hộ chó sói với thông ñiệp mạnh mẽ
Chúng tôi nói về nhiều câu chuyện, vì nếu chúng ta coi lý thuyết về sự phục
hồi tự nhiên như bức tranh nền cho “thực tế khoa học vững chắc”, ñể dùng
nó so với những tin ñồn về quan ñiểm của những người chống ñối vốn cho
rằng chó sói ñã bị ñưa trở lại, thì chúng ta sẽ bỏ qua chức năng của nó với tư
cách là một câu chuyện và một cách diễn giải. Lý thuyết về sự hồi phục tự
nhiên là một câu chuyện vốn mang ý nghĩa văn hóa ñáng kể.
Thứ nhất, nó không thể kiểm ñịnh một cách chặt chẽ. Ngay nếu như việc
ñưa chó sói trở lại bị coi là không cần thiết và gây tranh cãi, thì vẫn không
có và không thể có bằng chứng xác thực rằng ñiều ñó không bao giờ xảy ra.
Vậy là sự bác bỏ những câu chuyện về việc ñưa chó sói trở lại cũng dựa trên
cơ sở những ñiều người ta thích hay hay không thích (tức không khách
quan) không kém gì sự ủng hộ nó – cả hai việc ñều dựa trên cơ sở một sự
ñánh giá về ñộ tin cậy và vị thế của người nói ra câu chuyện ñó.
Trái ngược với lời ñồn ñại về việc ñưa chó sói trở lại (vốn ñã bao gộp thêm
những yếu tố mới khi chó sói chiếm lĩnh những lãnh ñịa mới và khi những
lời buộc tội ñã khớp với “thực tế”), tự bản thân cách lý giải chính thống
không thay ñổi nhiều. Sự gia tăng dân số là một hiện tượng bình thường,
không cần phải thêm thắt gì. Nó không mang màu “ñen”: nó không hề lên án
ai và cũng không tiết lộ sự ñồng lõa nào. Lý thuyết về sự hồi phục tự nhiên
không mang những ñặc ñiểm của lời ñồn mà chúng ta ñã ñịnh nghĩa trước
ñây, nhưng chắc chắn nó là cái mà Campion-Vincent (1976) gọi là một “câu
chuyện mẫu mực”. Hàng bao thế kỷ nay chó sói bị người ta ñấu tranh với
mọi thủ thuật sẵn có với mục tiêu là tiêu diệt chúng hoàn toàn. Nhưng xét
cho cùng chúng vẫn hết sức mạnh mẽ.
24
Nó là giống vật vốn luôn luôn bị giết và rút cục nó ñã ñứng vững
chống lại mọi thứ và cuối cùng nó ñã trở lại ñầy sức mạnh và ñây là
một hình ảnh mạnh mẽ ñối với tôi. Bất kể chúng ta ñã gắng sức cật
lực như thế nào ñể huỷ diệt nó, nó vẫn ñó: nó ñã trở lại. Và tôi nghĩ dù
chúng ta làm gì ñi nữa, nó sẽ luôn luôn trở lại. (Người làm công tác
bảo tồn, Isère)
Chó sói là biểu trưng mạnh mẽ của sự hoang dã, và nếu chúng có thể hồi
phục, thì tự nhiên hoang dã rút cục có thể sẽ không bị diệt vong – kể cả
trong thời ñại ảm ñạm của chúng ta.
Giống như những lời ñồn ñại về việc ñưa chó sói trở lại, phiên bản chính
thống này của câu chuyện cũng ít ñược những người ủng hộ nó tìm hiểu.
Mặc dù không hề có bằng chứng rằng chó sói ñược phóng sinh, nhưng cũng
chẳng có bằng chứng rằng chúng tự phát quay trở lại. Lời giải thích ñược
chấp thuận và lặp ñi lặp lại, không phải bởi chắc chắn nó chính xác, mà vì
nó có sức hấp dẫn: giống như ñối thủ của nó, nó là một lý giải thoả ñáng,
củng cố những quan niệm sẵn có về chó sói – và về những người ghét sói.
Lý thuyết về sự hồi phục tự nhiên và những lời ñồn ñại về việc ñưa chó sói
trở lại quả là thật khác nhau về nhiều khía cạnh, nhưng chúng cũng có những
nét chung. Chúng ñều là những cách lý giải ñáng mong muốn mà người tin
theo ñều không muốn ñặt câu hỏi nghi ngờ, và chúng có thể là những câu
chuyện mẫu mực: một câu chuyện về sự ñồng lõa xấu xa chống lại lợi ích
của người nông thôn, và một câu chuyện thành công, trong ñó kẻ thua cuộc
trước ñây ñược minh oan và trở lại như là “nạn nhân chiến thắng”.
Xem ra lý thuyết về sự hồi phục tự nhiên và hình ảnh coi mỗi quốc gia là
duy nhất ñều có ñịa vị bá quyền, và khác hẳn vị thế những lời ñồn ñại về
việc ñưa chó sói về. Trong một ñoạn sau chúng ta sẽ mở rộng thảo luận chức
năng của các câu chuyện về tính ñộc ñáo duy nhất của quốc gia. Còn ở ñây
chỉ cần nói rằng nó cũng là một câu chuyện kể có một thông ñiệp mạnh mẽ.
Dứt khoát nó không phải sự mô tả thực tế cuộc sống; mà nó dựa trên cơ sở
một sự ñánh gía những thói quen chăn nuôi nhất ñịnh trong quan hệ với một
trạng thái môi trường mà người ta mong muốn – và dĩ nhiên những ñánh gía
về các chủ trang trại với tư cách một nhóm xã hội. Giống như lý thuyết về sự
hồi phục tự nhiên, nó không phải lời ñồn ñại theo nghĩa của thuật ngữ mà
chúng ta ñã sử dụng. Tuy nhiên, nó là một tuyên bố mạnh mẽ về cái ñáng
mong muốn – nhưng là một tuyên bố không cần sử dụng những ñặc ñiểm
của lời ñồn ñại, và bắt nguồn từ bên ngoài những khối dân cư vốn vẫn còn
coi trọng những truyền thống truyền khẩu, mặc dù dưới hình thức thô sơ.
25
Có nhiều yếu tố rõ ràng là không ñúng trong câu chuyện về sự ñộc nhất vô
nhị của mỗi quốc gia. Tuy nhiên câu chuyện ñó ít bị chất vấn, và ñược chấp
thuận rộng rãi ñến nỗi những chủ trang trại nuôi cừu cũng tuyên truyền một
số khía cạnh nòng cốt của nó. Câu chuyện về việc ñưa chó sói trở lại, vốn
không thể chứng minh về mặt logic là hoàn toàn sai, thì bị chế nhạo và bác
bỏ bằng một câu chuyện chính thống và chiếm ưu thế – nhưng là câu chuyện
cũng dựa trên cơ sở sự phán xét về giá trị chứ không hề khách quan, y hệt
bản thân câu chuyện về sự ñồng lõa ñưa chó sói trở lại. Có thể coi những lời
ñồn ñại về việc ñưa chó sói ñến là sự kháng cự về văn hóa chống lại câu
chuyện kể chiếm ưu thế nói trên cùng cơ cấu quyền lực duy trì nó, nhưng
cuộc ñấu tranh là không cân sức: các báo cáo nghiên cứu, sách trắng của
chính phủ và các phương tiện truyền thông quốc gia ñều nhằm ñọ sức với
lịch sử truyền miệng và các trang web tự thiết lập. Vì sao tình thế chênh lệch
như vậy? Câu trả lời chắc hẳn phải có ñiều gì ñó liên quan ñến quyền lực.
Quyền lực biểu trưng
Khái niệm quyền lực biểu trưng (symbolic power) mà Pierre Bourdieu ñưa
ra (ví dụ Bourdieu and Thompson 1991) có vẻ hứa hẹn ít nhiều ở ñây.
Quyền lực ñược thực thi theo nhiều cách, mà một số trong ñó cực kỳ tinh vi.
Bourdieu (Bourdieu and Thompson 1991: 164) nói ñương nhiên “chúng ta
có khả năng phát hiện ra [quyền lực] ở những nơi nó ít hiển hiện nhất, nơi nó
bị ngộ nhận ñầy ñủ nhất – và do ñó thực ra là nó ñược nhận ra. Vì quyền lực
biểu trưng là thứ quyền lực ít hiển hiện nhất mà chỉ có thể ñược thực thi với
sự ñồng loã của những người không muốn biết rằng họ là ñối tượng chịu sự
tác ñộng của nó hay thậm chí rằng chính bản thân họ ñang thực thi nó”. Và
tiếp ñó (1991: 196): “Với tư cách là những công cụ của tri thức và giao tiếp,
‘các cơ cấu biểu trưng’ có thể thực thi một thứ quyền lực tạo ra cơ cấu chỉ
bởi vì bản thân chúng ñã ñược cơ cấu hóa. Quyền lực biểu trưng là một
quyền lực kiến tạo hiện thực ” và theo cách như vậy, ngay cả người bị trị
cũng coi nó là ñương nhiên. Như vậy, nền sản xuất biểu trưng là một công
cụ của sự thống trị, nhưng không theo nghĩa rằng nó tái sản xuất và củng cố
một cách máy móc các cơ cấu quyền lực kinh tế của chủ nghĩa tư bản, mặc
dù có mối liên hệ chặt chẽ ở ñây. Lĩnh vực sản xuất biểu trưng ñược tương
ñối ñộc lập, và có một cuộc ñấu tranh bên trong nội bộ “các giai cấp thống
trị” nhằm giành giật “tôn ti thứ bậc các nguyên tắc ñể xếp tôn ti thứ bậc”
(1991: 168). Các nhóm chuyên gia khác nhau luôn luôn ñóng vai trò dẫn dắt
trong nền sản xuất biểu trưng. Trong thời ñại hiện nay của chúng ta, ñiều
này nghĩa là chúng ta có giai cấp trung lưu mới ở vị trí gây nhiều ảnh hưởng.
Người sản xuất biểu trưng sẽ nhấn mạnh tính hơn hẳn của tài sản ñặc biệt mà