Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Học Thư pháp Bắt đầu từ đâu? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.81 KB, 5 trang )



Học Thư pháp Bắt đầu
từ đâu?



Với những người mới làm quen với thư pháp, thích thú và
muốn học, hầu hết đều có một câu hỏi chung: Bắt đầu từ
đâu?.

Tôi từng trăn trở với câu hỏi này ghê lắm. Trong những cuộc
chuyện vui bên bàn nước, tôi cũng có ý gài vào câu chuyện
để thỉnh giáo các bậc đi trước. Hầu hết, những câu trả lời là
chung chung, hoặc không có ý gì mới, song đôi khi, cũng gặp
được những ý tưởng hay, khá sâu sắc và có giá trị tham khảo.

Tôi cứ lắng nghe những ý kiến ấy, rồi lục lọi sách vở đọc
thêm, dần dần cũng hình thành suy nghĩ riêng để giải đáp câu
hỏi lớn Bắt đầu từ đâu này. Dẫu những kiến giải còn non
nớt, và có một nhược điểm chí mạng là, chưa được hiện thực
hóa bằng tác phẩm, nhưng tôi cũng xin liều lĩnh viết ra, để
những bậc cao nhân chỉ chính, và những người mới có thêm
cái tham khảo.

Quá trình khởi đầu gian nan có rất nhiều giai đoạn, ở mỗi giai
đoạn lại có một câu hỏi Bắt đầu từ đâu.

Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ việc cầm bút.

Bút ở đây hiểu theo nghĩa rộng. Nghĩa là công cụ để tạo


nên tác phẩm thư pháp. Có thể là bút lông, bút cứng, hay dao
đục (nếu bạn muốn học Triện khắc). Việc bạn lựa chọn công
cụ nào mang tính quyết định cho đường hướng học tập và
sáng tác sau này.

Ở một khía cạnh khác, bắt đầu từ việc cầm bút, sẽ nhắc nhở
rằng tư thế cầm bút chính xác là một khởi đầu quan trọng.



Các cách cầm bút

Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chép.

Chép, nói bằng thuật ngữ của thư pháp là lâm mô. Chép,
thực chất là đang học tập tiền nhân từ thành công của họ. Nếu
đã từng học qua, hay yêu thích hội họa, chắc chắn mọi người
đều biết, chép quan trọng như thế nào. Chỉ có điều, ở hội họa,
họ vừa tập chép các tác phẩm của tiền nhân, vừa tập chép từ
các tác phẩm của Thượng Đế (giới tự nhiên và vẻ đẹp của
con người). Với giới họa sĩ, việc học từ chép này, tự nhiên
như nó phải thế, không có gì phải bàn cãi. Thư pháp và hội
họa có chung một bản chất là tạo hình từ đường nét (có lẽ vì
vậy mà người ta nói thư họa đồng nguyên chăng!). Nên
trong thư pháp, chép cũng quan trọng như trong hội họa. Thế
nhưng, khá nhiều người học thư pháp lại không biết đến cần
phải bắt đầu từ chép (lâm mô). Hoặc giả có biết nhưng lại cố
tình bỏ qua, thực là sai lầm vậy.

×