Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần vật tư và xây dựng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.52 KB, 70 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn nền kinh tế đang bị khủng hoảng các doanh nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn. Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc tiêu thụ
sản phẩm khó khăn hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là một giải phát
giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xây dựng tiền công lao động chiếm tỉ
trọng lớn trong giá thành. Thì việc nâng cao hiệu quả lao động là yế tố đặt lên
hàng đầu. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá
trình sản xuất. Việc sử dụng lao động một cách hiệu quả, hợp lý luôn là vấn
đề đặt ra cho các nhà quản trị nhiều vấn đề cần giải quyết. Làm tốt bài toán về
lao động giúp doanh nghiệp ổn định chỗ đứng trên thị trường.
Nâng cao năng xuất lao động giúp nâng cao tiền lương, nâng cao đời
sống vật chất cho người lao động. Làm cho người lao động yên tâm sản xuất
đóng ghóp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty CP VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ
NỘI em thấy vấn đề sử dụng lao động còn nhiều khía cạnh cần được giải
quyết. Để có thển đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của nền
kinh tế. Em chọn đề tài. “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
tại công ty CP vật tư và xây dựng Hà Nội”
Làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 phần
Phần I : Tổng quan về công CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội
Phần II : Phân tích hiệu quả xử dụng lao động tại công ty CP vật tư và
xây dựng Hà Nội
Phần III. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty CP
vật tư và xây dựng Hà Nội
1
PHẦN I
TỔNG QUAN
VỀ CÔNG TY CP VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI


1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1 Sự ra đời.
Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước ra đời từ rất sớm. Nhưng đến
thời kỳ 90-91. Sau khi Liên Xô tan dã tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến
động. Cùng với đó là hàng loạt các chính sách kinh tế mới được ban hành.
Trong đó có mô hình tổng công ty 90,91. Trước tình hình đó vào năm 1993
Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng đã ra quyết định thành lập lại công ty và lấy
tên là: CÔNG TY VẬT TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG DÂN DỤNG
Tên giao dịch quốc tế: COMAPRO
Đặt trụ sở chính tại: 39C – Hai Bà Trưng- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
Vốn Kinh doanh(Ngân sách và tự bổ xung) 126.5 triệu đồng
Nghành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh vật tư, dịch vụ xây dựng cơ
bản, Kinh doanh nhà hàng, sản xuất bia, nước ngọt, sản xuất nan chiếu trúc
xuất khẩu.
Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh công ty không ngừng phát triển, và
đóng ghóp vào ngân sách nhà nước. Đến năm 1997 đứng trước tình hình suy
thoái kinh tế chung trong khu vực và toàn cầu.
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổng
Công ty Thiết bị kỹ thuật điện và vụ trưởng Vụ tổ chức – cán bộ.
Quyết định đổi tên CÔNG TY VẬT TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG DÂN
DỤNG thành CÔNG TY VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG thuộc Tổng Công Ty
Thiết bị kỹ thuật điện.
Đến năm 2008 sau khi việt Nam gia nhập WTO. Và tình hình kinh tế thế
2
giới bước vào cuộc đại suy thoái chưa từng có trong lịch sử. Để có thể hội
nhập và thích nghi với những khó khăn mới này công ty đã có một bước đi vô
cùng quan trọng là “ cổ phần hóa” và lấy tên công ty là :
CÔNG TY CP VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI.
Tên giao dịch quốc tế: hanoi materials and construction joint stock
company

- Tên giao dịch quốc tế viết tắt: HMCC
- Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật
hiện hành của việt nam.
- Trụ sở đăng ký của công ty:
Địa chỉ : 39C Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Số điện thoại : 04.38259797 04.38261376
Fax : 04.38268984
Email :
Mã số thuế : 0100101555
Tài khoản số : 21110000022418 tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển TP
Hà Nội
- Tên cơ quan sáng lập : Bộ công thương
1.2 Quá trình phát triển.
Sau khi được thành lập lại vào ngày 2/3/1993 lấy tên là CÔNG TY VẬT
TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG DÂN DỤNG. Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực như: kinh doanh vật tư, dịch vụ xây dựng cơ bản, kinh doanh
nhà hàng, sản xuất bia nước ngọt, sản xuất nan chiếu trúc xuất khẩu. Với số
vốn ban đầu chỉ có 126.5 triệu đồng. Sau 4 năm hoạt động và phát triển doanh
nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể thi công nhiều công trình quan
trọng. Đem lại công ăn việc làm và tạo đời sống ấm lo cho cán bộ và công
nhân viên trong công ty.
3
Đến năm 1997 sau khi đổi tên thành CÔNG TY VẬT TƯ VÀ XÂY
DỰNG thuộc TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ KỸ THUẬT ĐIỆN. Tổng số vốn
của doanh nghiệp đã tăng lên 1.163.117.977 đồng( một tỷ một trăm sáu ba
triệu một trăm mười bảy nghìn chín trăm chín bảy đồng). Công ty đã mở rộng
lĩnh vực hoạt động của mình sang nhiều ngành nghề mới như: Sửa chữa trang
trí nội thất, khai thác đá xây dựng, xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp,
xây dựng kinh doanh nhà…
Sau khi cổ phần hóa tổng số vốn ban đầu của công ty là 10.000.000.000

đồng ( mười tỷ đồng) trong đó số vốn nhà nước chiếm 45% tổng vốn, còn lại
thuộc sở hữu các cổ đông. So với mức tổng vốn năm 1997 tổng số vốn đã
tăng lên 8.59 lần. Mở rộng ngành nghề kinh doanh sang một số lĩnh vực mới
là: Xây dựng giao thông, thủy lợi, viễn thông, bưu điện…
Trong nhiều năm phát triển trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã
đứng vững và phát triển qua các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp nhờ lấy chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu.
Sản phẩm của công ty đa dạng trong các lĩnh vực san nền, xây dựng các
công trình kiển trúc dân dụng, đường dây tải điện, cấp thoát nước…Các công
trình được chủ đầu tư đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ
thi công và giải pháp kỹ thuật hợp lý.
Giá trị sản lượng hàng năm của công ty ổn định và tăng trưởng. Thiết bị
được đổi mới, bổ xung năng lực phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Về tư cách pháp nhân hành nghề.
Đăng ký kinh doanh số: 0106001018 do Bộ công nghiệp cấp ngày
27/12/1997
Công ty được Bộ xây dựng cấp giấy phép hành nghề kinh doanh xây
dựng
Giấy phép hành nghề số 436 BXD/QNXN ngày 20/10/1990
4
Giấy phép hành nghề xây dựng số 148 BXD/CSXD ngày 06/07/1995
Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 204 cấp ngày 06/05/1997
Về con người.
Đơn vị có lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý lâu năm có kinh
nghiệm, hàng ngũ công nhân lành nghề theo các nghành nghề được đào tạo cơ
bản và được thi công nhiều công trình có kiến trúc phức tạp.
Sau đây là một số cônng trình tiêu biểu sau mà công ty đã thực hiện:
Công trình dân dụng:
Nâng cấp khách sạn Giảng Võ, khách sạn Nàng Hương.
Nhà ở của bộ công nghiệp nặng

Thi công nhà làm Xí Nghiệp vật liệu xây dựng điện
Xưởng sản xuất bia hơi Gia Lâm.
Kho dự trữ quốc gia Hà Tây.
Thi công hệ thống thủy lợi Tam Dương huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh
Phúc.
San lấp mặt bằng hồ Thanh Trì.
Nhà làm việc Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện.
Văn phòng làm việc chi cục dự trữ Hà Nội
Và nhiều công trình khác..
5
BẢNG KÊ THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
( Đơn vị tính: Việt Nam đồng)
Bảng 1
Tên công trình
Giá trị hợp
đồng
Tên chủ công trình
Thời gian thực hiện
Năm
khởi
công
Năm
hoàn
thành
1.Công trình đường dây viễn thông
Xóa công tơ tổng khu
GNVC Hải Phòng
420.000.000 Điện lực Hải Phòng 3/2003 5/2003

Xây dựng đường dây và
các TBA cho bưu điện
tỉnh Ninh Bình
490.000.000 Bưu điện Ninh Bình 3/2003 5/2003
Di chuyển hệ thống
điện Q1 37 đoạn
Mường Còi - Cò Nòi
1.600.000.000 PUM2&PUM5 7/2003 8/2003
Tham gia thi công
ĐZ500kv Playcu- T.Tín
950.000.000
BQLDA điện Miền
Trung
2/2003 7/2003
CQT xóa bán điện qua
công tơ tổng khu TBA
Thủy Nông- Phù Yên -
Sơn La
1.096.000.000 Điện lực Sơn La 9/2003 12/2003
CQT xóa bán điện qua
công tơ tổng khu 12 thị
trấn Hát Lót - Mai Sơn
- Sơn La
789.000.000 Điện lực Sơn La 8/2003 10/2003
6
Bổ xung lưới điện TBA
Bản Pín và Bản Suối
Kháng xã Nam Phong-
Phù Yên - Sơn La
943.000.000 Điện lực Sơn La 8/2003 01/2004

CQT và xóa bán điện
qua công tơ tổng khu
CA TT thị trấn Lập
Thạch-Vĩnh Phúc
538.000.000 Điện lực Vĩnh Phúc 9/2003 12/2003
Di chuyển HT Điện
QL6- Đoạn thị xã Hòa
Bình- Mộc Châu
1431.000.000 PUM2&PUM5 3/2004 6/2004
Di chuyển lưới điện
GPMB trạm điện cụm
xã Mường Do Phù Yên
-Sơn La
530.000.000
UBND huyện Phù
Yên
6/2004 9/2004
Xóa công tơ tổng khu
du lịch Quán Sỏi -An
Hải - Hải Phòng
480.000.000 Điện lực Hải Phòng 6/2004 8/2004
CQT xã Nghi Tiến -
Nghi Lộc -Nghệ An
750.000.000 Điện lực Nghệ An 9/2004 12/2004
CQT xóa bán tổng khu
Tọ Thượng-Phù Yên-
Sơn La
829.000.000 Điện lực Sơn La 10/2004 1/2005
CQT qua tổng Tổ 2 và
6- Phường Quyết

Thắng- Thị xã Sơn La
750.000.000 Điện lực Sơn La 10/2004 1/2005
Di chuyển cột điện
GPMB dự án nâng cấp,
cải tạo QL13 đoạn Bờ
Đậu-Thủy Khẩu gói
thầu số 14
968.177.000 PMU5 11/2004 12/2004
7
Di chuyể ĐZ điện
0.4Kv;10Kv và TBA
phục vụ GPMB thi công
dự án cải tạo nâng cấp
QL13 đoạn thị xã Bắc
Kạn(gói thầu số 3)
2.000.000.000 PMU5 3/2005 12/2005
Di chuyển ĐZ 35 KV, 6
KV, 0.4 KV và TBA
phục vụ GPMB thi
công dự án cải tạo nâng
cấp QL6 Hòa Bình
1.400.000.000 RPMU2 8/2005 1/2006
Di chuyển ĐZ 0.4 KV
và TBA để GPMB
thuộc dự án nâng cấp
QL4A Cao Bằng
2.250.000.000 PMU5 2/2006

SCL lưới điện hạ thế và
TBA Phủ Thông 3,

Huyện Bạch Thông,
Tỉnh Bắc kạn
200.699.000 Điện lực Bắc Kạn 11/2006
12/2006
Xây lắp cột Anten, hệ
thống tiếp địa, cầu cáp
thuộc Dự án xây dựng
hạ tầng viễn thông nông
thôn giai đoạn 4 Bắc
Kạn
824.605.707 Điện lực Bắc Kạn 3/2007
6/2007
Sửa chữa lớn ĐZ 10 Kv
lộ 971- TG Đông
Hưng , tỉnh Thái Bình
997.284.000 Điện lực Thái Bình 12/2007
1/2008
Cấp điện khu tái định
cư xã Chiềng Đen - tỉnh
Sơn La
2.299.834.000 Điện lực Sơn La 1/2008

8
ĐZ 35 KV cấp điện cho
khu mỏ khai thác và
chế biến đá xây dựng
Bản Tặc - Bắc Kạn
330.074.000 Điện lực Bắc Kạn 4/2008

(Nguồn P. Kế toán)

Cung ứng vật tư thiết bị như:
- Máy ép nốp ô tô cho nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội.
- Thiết bị máy sản xuất ô xy cho tỉnh Quảng Nam.
- Cung cấp muối hàm lượng cao cho các nhà máy hóa chất Việt Trì,
giấy in Bãi Bằng.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Từ sau khi cổ phẩn hóa công ty hạch toán độc lập. Có đầy đủ tư cách
pháp nhân. Hoạt động độc lập với chức năng chính là thi công các công trình
đường dây tải điện.
Phát huy tinh thần đoàn kết tập thể cán bộ công nhân viên luôn hoàn
thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đem ánh sáng đến cho nhiều hộ gia đình
nhất là vùng sâu vùng xa. Thúc đầy phát triển kinh tế những vùng khó khăn
trước đây chưa có điện. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân những vùng
mà công ty đã đi qua. Trong nhiều năm qua cán bộ công nhân viên luôn lấy
khẩu hiệu “ Tất cả vì hạnh phúc của mọi nhà” làm phương hướng, động lực
hoạt động. Hàng năm công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và tham
gia nhiều hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với cộng đồng.
2. Những đặc điểm
2.1 Đặc điểm sản phẩm.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng giao
thông thuỷ lợi, viễn thông, bưu điện, …
- Xây dựng và kinh doanh nhà, khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng.
9
- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh.
- Sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí, kim loại màu, kết cấu đường
dây trạm điện.
- Thi công đường dây và trạm điện từ 220KV đến 0.4KV.
- Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá và khai thuế hải quan.
- Tư vấn thương mại, đấu thầu, mua thiết bị các công trình xây dựng.
- Các nghành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.

(Đường dây 500 KV playcu – Thường tín)
2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty không
ngừng đổi mới nâng cao trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị, quy trình công
nghệ. Dựa trên cơ sở của công nghệ trước đây. Đặc biệt là đưa các ứng dụng
mới nhất của các trang thiết bị hiện đại vào sản xuất. Đã rút ngắn được thời
gian thi công. Nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế cho công
10
ty. Cán bộ công nhân viên thường xuyên đóng ghóp những giải pháp, sáng
kiến thi công phù hợp với từng công trình và điều kiện cụ thể.
Xác định rõ vai trò con người là yếu tố quyết định. Sự phát triển của
công ty phụ thuộc vào sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong công ty.
Công ty xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm.
Đồng thời có bộ máy tổ chức làm việc hiệu quả. Có hệ thống dữ liệu thông
tin phong phú đa dạng đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời.
Luôn luôn cải tiến đổi mới quy trình công nghệ đã tạo lên sự thành công
cho doanh nghiệp.
Trình tự thi công đường dây.
Bước 1 : Nhận tuyến
Bước 2.: Thi công đào móng
Bước 3 :Vận chuyển vật liệu vào vị trí
Bước 4 : Đúc bê tông cột móng.
Bước 5 : Dựng cột
Bước 6 : Lắp đặt xà, thiết bị, phụ kiện mới
Bước 7 : Cắt điện, dải căng dây lấy độ võng dây mới
Bước 8 : Nghiệm thu, đấu nối
2.3 Đặc điểm máy móc thiết bị
Bảng 2:
Danh mục máy móc thiết bị thụ vụ thi công
Mô tả thiết bị

Đơn vị
tính
Số
lượng
Năm
sản
xuất
Số thiết bị
Thuộc sở
hữu
Đi
thuê
Cần cẩu 5 tấn Cái 03 8 Sở hữu
Tời điện + Bộ dựng cột Bộ 12 8 Sở hữu
Máy hàn tự hành Máy 04 10 Sở hữu
11
Ô tô Uoat Chiếc 04 9 Sở hữu
Máy đầm bàn 1 KW Máy 10 7 Sở hữu
Máy đầm dùi 1.5 KW Nt 15 5 Sở hữu
Máy bơm 3 CV Nt 10 3 Sở hữu
Máy bơm nước Nt 02 4 Sở hữu
Máy cắt bê tông Nt 08 2 Sở hữu
Máy hàn điện Nt 03 5 Sở hữu
Máy phát điện 5 KV Nt 12 6 Sở hữu
Máy rải dây Nt 05 2 Sở hữu
Máy khoan bê tông Nt 05 3 Sở hữu
Máy trộn BT 2501 Nt 04 4 Sở hữu
Máy trộn BT 1001 Nt 03 7 Sở hữu
Máy ủi TD 75 Nt 01 8 Sở hữu
Tê rô mét Bộ 04 10 Sở hữu

Pa lăng xích các cỡ Bộ 04 5 Sở hữu
Máy đo kinh vĩ Cái 10 7 Sở hữu
Máy đo, thử cáp Cái 03 8 Sở hữu
Cân kỹ thuật Cái 02 2 Sở hữu
Ẩng kim loại lấy mẫu Cái 01 2 Sở hữu
Bộ lưới sàng các loại Bộ 06 2 Sở hữu
Bình khối lượng riêng Chiếc 06 3 Sở hữu
Côn thử độ sụt Chiếc 03 2 Sở hữu
Máy lén các loại Cái 04 5 Sở hữu
Máy thử uốn Cái 02 4 Sở hữu
Súng bắn bê tông Chiếc 05 3 Sở hữu
Máy kiểm tra mối hàn Chiếc 03 6 Sở hữu
Máy kéo thép Chiếc 08 4 Sở hữu
Máy đo vạn năng M1220 Cái 03 5 Sở hữu
Máy toàn tạc điện tử Cái 02 8 Sở hữu
Máy đo cường lực Cái 02 7 Sở hữu
Máy đo độ võng Cái 03 9 Sở hữu
Máy đo biến dạng Cái 02 5 Sở hữu
Máy đo điện trở 1 chiều Chiếc 04 2 Sở hữu
Máy đo chấn động Cái 02 2 Sở hữu
Máy đo điện trở tiếp xúc Cái 04 2 Sở hữu
Máy trắc đạc Cái 02 2 Sở hữu
(Nguồn P. KỸ THUẬT)
12
2.4 Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu thục vụ thi công các công trình do TỔNG CÔNG TY
THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM cung cấp. Gồm các loại dây điện, cột điện cho
đường dây từ 220 kv đến 0.4 kv. Ngoài ra còn một số các đồ dùng thiết bị
chuyên dụng khác. Những vật liệu khác thụ vụ thi công móng cột điện công ty
mua tại địa phương như xi măng, sắt thép, cát sỏi…

Trong giai đoạn hội nhập công ty đang mở rộng tìm kiếm các nhà
cung ứng khác trong nước và nước ngoài. Nhằm đảm bảo chất lượng và số
lượng NVL thục vụ thi công các dự án. Nhất là các công trình đương dây
trên 50 KV.
2.5 Đặc điểm về thị trường, khách hàng
Thị trường chuyền thống và lâu đời từ khi được thành lập đến nay là các
tỉnh tây bắc bộ như Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn.... Các tỉnh đông
bắc bộ như Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội…
Khách hàng chính của công ty là sở điện lực các tỉnh, huyện các tổng
công ty xây dựng như PMU5, RPMU2…
2.6 Đặc điểm vốn kinh doanh
2.6.1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty là: 10.000.000.000 đồng ( Mười tỷ đồng).
Tổng số vốn điều lệ được chia thành : 1.000.000 ( Một triệu) cổ phần.
Mệnh giá : 10.000 ( Mười nghìn đồng) một cổ phần.
Loại cổ phần : Cổ phần phổ thông.
Công ty có thể tăng vốn điều lệ khi được đại hội cổ đông thông qua và
phù hợp với các quy định của pháp luật.
Trong điều lệ quy định Vốn Điều Lệ của công ty sử dụng cho sản xuất
kinh doanh theo nội dung hoạt động của công ty, không được sử dụng vốn
điều lệ để chia cổ tức, phân phối hoặc phân tán tài sản cho các cổ đông dưới
13
bất kỳ hinh thức nào ( Trừ trường hợp do Đại hội đồng cổ đông quyết định
khác mà không trái với pháp luật)
2.6.2. Cổ phần:
Các cổ phần của công ty vào ngày thông qua điều lệ bao gồm.
- 450.000 cổ phần vốn nhà nước, chiếm 45% vốn điều lệ.
- 550.000 cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông khác, chiếm 55% vốn
điều lệ.
Ngoài ra công ty có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi khác khi có sự

chấp thuận của Đại hội cổ đông và phù hợp với quy định của Pháp Luật.
Theo quy định trong điều lệ của công ty. Cổ phần phổ thông phải được
ưu tiên bán cho các cỏ đông hiện hữu theo tỉ lệ tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ
phần phổ thông của họ trong công ty tại thời điểm phát hành trừ trường hợp
Đại hội đồng cổ đông quy định khác. Công ty phải thông báo việc chào bán
cổ phần, trong thông báo phải nêu rõ số cổ phần được chào bán và thời hạn
đăng ký mua phù hợp( Tối thiểu 20 ngày làm việc) để cổ đông có thể đăng ký
mua. Số cổ phần cổ đông không đăng ký mua hết sẽ do Hội đồng quản trị côn
ty quyết định.
Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho các đối tượng theo
các điều kiện và cách thức mà Hội đồng quản trị thấy là phù hợp, nhưng
không được bán số cổ phần đó theo các điều kiện thuận lợi hơn so với nhũng
điều kiện đã chào bán cho các cổ đông hiện hữu, trừ trường hợp được Đại hội
đồng cổ đông chấp thuận khác hoặc trong trường hợp cổ phần được bán qua
Sở giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Công ty có thể mua cổ phần do chính công ty đã phát hành theo nhũng
cách thức được quy định trong Điều lệ và pháp luật hiện hành. Cổ phần phổ
thông do Công ty mua lại là cổ phiếu quỹ và Hội đồng quản trị có thể chào
bán theo những cách thức phù hợp vớ quy định của Điều lệ công ty. Luật
14
chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Công ty có thể phát hành các loại chứng khoán khác phù hợp theo quy
định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi được phê
chuẩn bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông.
2.6.3. Chứng chỉ cổ phiếu
Cổ đồng của công ty được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cổ phiếu
tương ứng với số cổ phần và loại cổ phần sở hữu.
Cổ phiếu công ty phát hành dưới hình thức ghi sổ (in dưới dạng Tờ cổ
phiếu hoặc Sổ chứng nhận cổ đông theo mẫu quy định tại Thông tư số
86/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

15
2.6.4. Cơ cấu vốn
Bảng 3: BẢNG CƠ CẤU VỐN
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng đầu năm 2008
A. Nợ phải trả 15.949.235.841 17.211.279.931 18.321.245.634 6.923.537.590
I. Vay ngắn hạn 15.949.235.841 17.211.279.931 18.321.245.634 6.923.537.590
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.754.239.779 8.923.673.197 9.426.998.548 8.096.186.835
I.Nguồn vốn, quỹ 8.804.238.787 8.883.160.234 9.402.545.571 8.096.111.872
II. Nguồn kinh phí, quỹ
khác
(49.999.008) 40.512.963 24.452.977 74.963
Tổng cộng nguồn vốn 24.703.475.620 26.134.953.128 27.748.224.182 15.019.724.425
(nguồn P. KẾ TOÁN)
16
2.7 Đặc điểm cơ cấu sản xuất
Là một công ty xây dựng đặc biệt là phải thi công những công trình có
địa hình phức tạp đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức thi công hơp lý,
gọn nhẹ và hiệu quả cao. Để làm được như vậy từ khi thành lập đến nay trải
qua mỗi giai đoạn phát triển công ty luôn tìm cho mình một cơ cấu phù hợp.
Hơn thế nữa là phải có một bộ phận chỉ huy công trường làm việc hiệu quả
với sự chỉ đạo hợp lý của ban giám đốc và sự tham gia ý kiến của các phòng
ban khác. Với sơ đồ tổ chức như (bảng 5) đã giúp công ty hoàn thành được
công việc gần đây một cách hiệu quả và chất lượng đem lại sự phát triển cho
công ty. Và chúng ta có thể thấy rằng trong thời gian tới sơ đồ bộ máy tổ chức
thi công trên vẫn phù hợp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện trường
(Nguồn: P. TC – HC)

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
P.KỸ THUẬT
BAN TÀI CHÍNH
CÔNG TRƯỜNG
P.KH-KD
CHỈ HUY TRƯỞNG
CÔNG TRƯỜNG
BỘ PHẬN GSKT-
KTAT
Tổ xây lắp 1
Tổ xây lắp 2
17
2.8 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.8.1. Hội đồng quản trị
Các thành viên của hội đồng quản trị do cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu
cổ phần của từng cổ đông. Hoặc được các cổ đông khác ghộp quyển sở hữu
cổ phần với nhau để bỏ phiếu đề cử.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh
và các công việc khác của công ty. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để
thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty. Trừ quyền thuộc đại hội đồng
cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và
các cán bộ quản lý khác. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân
sách hàng năm. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu
chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua. HĐQT có quyền bãi nhiệm
và bổ nhiệm các chức danh như: Giám đốc điều hành, phó giám đốc, kế toán
trưởng…
Hội đồng quản trị còn có nhiệm vụ như phê chuẩn việc thành lập chi
nhánh văn phòng đại diện. Thành lập các công ty con của công ty.
2.8.2. Chủ tịch hội đồng quản trị.
Hội đồng quản lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng ra một thành

viên làm chủ tịch HĐQT và có thể kiêm chức danh giám đốc điều hành của
công ty.
Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm triệu tập và chủ tọa Đại hội đồng cổ
đông và các cuộc họp của Hội đồng quản trị, đồng thời có những quyền theo
quy định luật doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm đảm bảo hội đồng quản trị báo
cáo tài chính hàng năm, báo cáo hoạt động của công ty. Báo cáo kiểm toán và
báo cáo kiểm tra của hội đồng quản trị cho các cổ đông tại đại hội đồng cổ
đông.
18
2.8.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức
(Nguồn: P. TC – HC)
P. KỸ
THUẬT
P.KH-KD P.KẾ TOÁN P.TC-HC
BỘ PHẬN
GSKT-KTAT
CHỈ HUY TRƯỞNG
CÔNG TRƯỜNG
BAN TÀI
CHÍNH CÔNG
TRƯỜNG
Tổ
XL 1
Tổ
XL 2
Tổ
XL 1
Đội xây lắp
4

Đội xây lắp
3
Đội xây lắp
2
Đội xây lắp
1
Tổ
XL 1
Tổ
XL 2
Tổ
XL 1
Tổ
XL 2
Tổ
XL 2
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
19
3. Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm từ 2005 – 2008
Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Đơn vị : VNĐ)
Chỉ tiêu
năm
2005 2006 2007 6 tháng 2008
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 5607153083 6986161503 8933999246 2191400049
1. DT thuần 5601520729 6986161503 8933999246 2191400049
2. Giá vốn hàng bán 4699217594 4248633112 6769409718 1838129912
3. LN gộp 902303135 2737528391 2164589528 353270137
4. DT hoạt động TC 2100068 9242498 4287535 1428101

5. Chi phí quản lý DN 738968170 2556307793 2002354414 337108238
6. LN thuần hoạt động KD 165435033 190463096 166522649 17590000
7. Thu nhập khác 7268742 13818182 9687194
8. Chi phí khác 750678 12173000
9. LN khác 6518064 1645182 9687194
10. Tổng LN trước thuế 171953097 192108278 176209843 17590000
11. thuế thu nhập DN 48146867.16 53790317.84 4925200
12. LN sau thuế 123806229.8 138317960.2 176209843 12664800
(Nguồn: Phòng kế toán)
20
PHẦN II
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP
VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
1. Thực trạng sử dụng lao động tại công ty CP Vật Tư và Xây Dựng
Hà Nội.
1.1 Sủ dụng số lượng lao động.
Bảng 8. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Đơn vị tính: người
Cơ cấu lao động
Năm
2005 2006 2007 2008
Tổng số công nhân 312 296 290 288
1. Phân theo tính chất
Lao động trực tiếp 265 251 245 242
Lao động gián tiếp 47 45 45 46
2. Theo gới tính
Nam 287 272 266 262
Nữ 25 24 24 26
Nguồn: (P.TC-SX)
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đòi hỏi phải thi công

nhiều công trình phức tạp. Mặt khác do đạc thù của ngành xây dựng lên số
lượng công nhân của công ty khá đông.
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy số lượng lao động biến động qua
từng năm và không theo quy luật.
Cụ thể:
Tổng số lao động của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 16 người
tương ứng tốc độ giảm là 5.13%. Sang đến năm 2007 giảm thêm 6 người
tương ứng với tốc độ giảm là 2.02%. Đến năm 2008 tổng số lao động tiếp tục
giảm thêm 2 người tương ứng tốc độ giảm 0.68%.
21
Nguyên nhân của sự giảm số lượng liên tục qua các năm là do ảnh
hưởng của dấu hiệu suy thoái kinh tế. Các dự án đã giảm so với các năm
trước. Công ty liên tục phải điều chỉnh số lượng lao động cho phù hợp. Đồng
thời trong thời gian qua công ty cũng đã đầu tư thêm trang thiết bị máy móc
hiện đại nâng cao năng suất. Thay thế lao động chân tay bằng máy móc.
Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động trực tiếp liên tục giảm qua các
năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động và giao động trong
khoảng 84-85%. Ta thấy năm 2005 tổng số lao động trực tiếp là 265 người
chiếm 84.93%. Sang năm 2006 lao động trực tiếp giảm 14 người và tỷ lệ lao
động trực tiếp giảm xuống 84.8% giảm 0.13%. Đến năm 2007 lao động trực
tiếp giảm thêm 6 người làm cho tỉ lệ lao động trục tiếp trong tổng số lao động
giảm xuống 84.48% và giảm 0.45%. Đầu năm 2008 số lao động trực tiếp chỉ
còn 242 người giảm thêm 3 người so với năm 2007 và tỉ lệ chiếm 84.02%
giảm thêm 0.46%. Nguyên nhân sự giảm số lượng lao động trên là do ảnh
hưởng chung của sự biến động số lượng lao động trong công ty. Nhưng ta
thấy đã có dấu hiệu của sự bất ổn trong cơ cấu lao động khi tỉ lệ số lượng lao
động trực tiếp trong tổng số lao động liên tục giảm qua các năm.
- Xét theo đặc điểm về giới tính ta thấy.
Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Do đó tỷ
trọng lao động trong tổng số lao động thường là rất cao từ 80 – 90 %.

Năm 2006 tổng số lao động giảm là 16 người trong đó lao động nam
giảm 15 người từ 287 xuống 272 người làm cho tỉ trọng lao động nam giảm
từ 91.98% xuống 91.89 % tương ứng với tốc độ giảm 5.266%. Lao động nữ
giảm 1 người từ 25 người xuống 24 người làm tỉ trọng lao động nữ tăng từ
8.01% lên mức 8.1% tương đương với tốc độ tăng là 4%.
Năm 2007 tổng số lao động giảm 6 người trong đó toàn bộ là lao động
nam. Làm tỉ trọng lao động nam giảm xuống 91.72% tương ứng tốc độ giảm
22
2.2%. Tuy số lượng lao động nữ không thay đổi nhưng do tổng số công nhân
giảm làm cho tỉ trọng lao động nữ tăng lên 8.27%.
Năm 2008 tổng số lao động giảm 2 người trong đó lao động nam giảm 4
người làm tỉ trọng lao động nam giảm xuống 90.97% tương ứng với tốc độ
giảm 1.5%. Lao động nữ tăng thêm 2 người lên mức 26 người làm cho tỉ
trọng lao động nữ tăng lên 9.02% tương đương tốc độ tăng là 8.3%.
Số lượng lao động biến động qua từng năm làm cho tỉ trọng lao động
nam và nữ cũng thay đổi theo. Xu hướng gần đây là số lượng lao động giảm
dần do ảnh hưởng của biến động kinh tế và nhiều yếu tố khác. Nhưng tỉ trọng
lao động nam luôn là rất cao là do đặc thù của ngành xây dựng đòi hỏi lao
động phải có xức khỏe và thể lực. Làm việc dưới điều kiện khó khăn và phức
tạp.
Nhìn chung công ty bố trí công việc phù hợp với giới tính, năng lực lao
động. Công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự đạt
được hiệu quả tối ưu trong vấn đề sử dụng lao động.
1.2 Phân tích về chất lượng lao động của công ty qua 4 năm (2005-2008)
Bảng 2 . CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: Người
23
Nguồn:(P.TC-SX)
Các chỉ tiêu
Năm

2005 2006 2007 2008
So sánh
Số
người
tỉ
trọng
%
Số
người
tỉ
trọng
%
Số
người
tỉ
trọng
%
Số
người
tỉ
trọng
%
2006/2005 2007/2006 2008/20007
CL TL% CL TL% CL TL%
Tổng số công nhân 312 296 290 288
-16 -5.1 -6 -2.03 -2 -0.69
1. Theo độ tuổi

Dưới 30 63 20.192 71 23.986 70 24.138 60 20.833
8 12.7 -1 -1.41 -10 -14.3

30 - 35 99 31.731 76 25.676 70 24.138 82 28.472
-23 -23. -6 -7.89 12 17.14
36 - 40 75 24.038 75 25.338 80 27.586 74 25.694
0 0 5 6.67 -6 -7.5
41 - 45 28 8.9744 28 9.4595 26 8.9655 33 11.458
0 0 -2 -7.14 7 26.92
46 - 50 31 9.9359 30 10.135 30 10.345 29 10.069
-1 -3.2 0 0 -1 -3.33
Trên 50 16 5.1282 16 5.4054 14 4.8276 10 3.4722
0 0 -2 -12.5 -4 -28.6
2. Theo trình độ

Đại học 40 12.821 42 14.189 42 14.483 46 15.972
2 5 0 0 4 9.524
Cao đẳng 0 0 0 0
0 0 0 0 0
Trung cấp 56 17.949 50 16.892 43 14.828 43 14.931
-6 -11 -7 -14 0 0
Phổ thông 216 69.231 204 68.919 205 70.69 199 69.097
-12 -5.5 1 0.49 -6 -2.93
24
1.2.1 Đánh giá chất lượng thông qua trình độ của công nhân
Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo chiều
hướng giảm đi qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Năm 2005 tổng số lao động của công ty là 312 người trong đó những
người có trình độ Đại học và trên Đại học là 40 người chiếm tỷ trọng
12.821%.
Đến năm 2006, công ty có số lao động là 296 người giảm đi 16 người so
với năm 2005, số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 42 người
chiếm tỷ trọng 14.2% tăng lên 2 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ

tăng là 5 %.
Đây là một tín hiệu đáng mừng vì chúng ta có thể thấy trong khi số
lượng công nhân giảm mà số lượng lao động trình độ Đại học lại tăng. Cho
thấy đây là chủ chương đúng đắn của công ty nâng cao trình độ công nhân
giúp công ty nâng cao chất lượng lao động nâng cao năng suất. Công ty tuyển
dụng đội ngũ cán bộ trình độ cao sẽ tạo ra những lợi thế cho công ty.
Năm 2007, tổng số lao động của công ty là 290 người, giảm đi 6 người
so với năm 2006. Trong đó số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 42
người không đổi so với năm 2002.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất số lượng lao động liên tục
phải cắt giảm nhưng công ty luôn cố gắng giữ lại đội ngũ lao động có trình độ
và chất lượng ở lại công ty. Đây là yếu tố quan trọng lao động có trình độ ảnh
hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh do đó tạo điều kiện cho đối
tượng lao động này gắn bó với công ty giúp công ty ổ định sản xuất, thực hiện
các mục tiêu đề ra đúng theo kế hoạch.
Đầu năm 2008 tổng số lao động trong công ty là 288 người giảm 2 người
so với năm 2007. Nhưng số lao động trên đại học là 46 người tăng 4 người
tương ứng với tốc độ tăng là 9.52%. Đây là một quyết định đúng đắn của
25

×