PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trong thời kỳ độc lập - tự do, các quốc gia đang vươn mình để
phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc
tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ
thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác
động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế
giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu – nhiều
thành phần. Đất nước chúng bước vào thế kỷ XXI với đã có những bước nhảy
vọt trong gần 30 năm đổi mới. Ngày nay, để phát triển của bất cứ hình thái
kinh tế nào thì triết học vẫn dụng cũng ln đóng một vai trị then chốt cho
nền móng và sự phát triển. Trong đó nguyên lý về sự phát triển của phép biện
chứng duy vật ln đóng một vai trị quan trọng, đã và đang được Đảng vận
dụng một cách sáng tạo và hiệu quả.
Nhận thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của nguyên lý về sự phát triển
trong triết học Mác – Lênin; em đã chọn đề tài: Quan điểm phát triển trong
hoạt động kinh tế”
Kết cấu của bài tiểu luận gồm 2 chương:
Chương I: Cơ Sở Lý Luận Nguyên Lý Về “Sự Phát Triển” Trong Triết
Học Mác – Lê Nin
Chương II: Vận Dụng Quan Điểm Phát Triển Trong Hoạt Động Kinh
Tế
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN LÝ VỀ “SỰ PHÁT
TRIỂN” TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
1.1.
Cơ sở lý luận
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
thống nhất hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi vì liên hệ tức là vận
động, mà khơng có vận động thì khơng có sự phát triển. Nhưng “vận động”và
“phát triển” là hai khái niệm khác nhau. Khái niệm “vận động” khái qt mọi
sự biến đổi nói chung, khơng tính đến xu hướng và kết quả của nhữngbiến đổi
ấy như thế nào. Sự vận động diễn ra không ngừng trong thế giới vàcó nhiều
xu hướng.
Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật
lượng - chất và quy luật phủ định. Trong đó:
+ Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.
+ Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển.
+ Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động.
Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó ln được coi là "kim chỉ
nam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản.
Khái niệm “phát triển” không khái quát mọi sự biến đổi nói chung;
nóchỉ là khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái
cũ.Tiêu chuẩn để xác định sự phát triển là có xuất hiện “cái mới” trong
nhữngbiến đổi của sự vật hiện tượng. Sự phát triển trong thế giới theo các
chiều hướng cơ bản sau: phát triển về trình độ (từ thấp đến cao), phát triển về
cấu trúc (từ đơn giản đến phức tạp), phát triển về bản chất (từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn).
Sự phân biệt đó về các chiều hướng chỉ là tương đối, một sựphát triển
thường bao hàm cả các chiều hướng này.Sự liên hệ và tác động qua lại làm
cho các sự vật vận động và pháttriển. Khi xem xét vấn đề phát triển cũng xuất
hiện sự đối lập về thế giới quanvà phương pháp luận: có quan điểm biện
chứng và quan điểm siêu hình, cóquan điểm duy vật và quan điểm duy tâm về
sự phát triển.
1.2.
Tính chất của sự phát triển
1.2.1. Tính khách quan
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì như trên đã
phân tích, theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển
nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu
thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự vật ln
ln phát triển. Vì thế, sự phát triển là tiến trình kháchquan, khơng phụ thuộc
vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức con người. Dù con người có muốn
hay khơng muốn, sự vật vẫn phát triển theo khuynh hướng chung nhất của thế
giới vật chất.
1.2.2. Tính phổ biến
Sự phát triển mang tính phổ biến vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực của tự
nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách
quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm
trong quá trình vận động và phát triển, hoặc đúng hơn, mọi hình thức của tư
duy cũng ln phát triển. Chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của
tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù mới có thể phản ánh đúng hiện
thực ln vận động và phát triển.
1.2.2. Tính kế thừa
Sẽ thiếu sót nếu chúng ta khơng nói tới tính kế thừa - một trong những
tính chất của sự phát triển trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo
chủ nghĩa Mác – Lênin thì phát triển khơng chỉ là sự ra đời của cái mới; cái
mới loại bỏ, triệt để cái cũ mà còn cần phải có sự kế thừa và phát triển. Vậy
kế thừa cái gì? Đó là kế thừa những mảng, những nhân tố cịn hợp lý, có ý
nghĩa tích cực đối với sự phát triển của cái mới. Khơng có bất cứ cái mới nào
ra đời,tồn tại và phát triển mà không dựa một phần nào đó vào những yếu tố
tích cực của cái cũ. Sự vật, hiện tượng ra đời không phải là ngẫu nhiên, tự
nhiên mà có, nó hình thành và phát triển trên cơ sở chọn lọc những yếu tố cịn
hợp lý vàcó thể cải tạo được cái cũ
1.2.4. Tính đa dạng
Ngồi tính khách quan, tính kế thừa và tính phổ biến, sự phát triển cịn
có tính đa dạng phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung
của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có q trình
phát triển khơng giống nhau, tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác
nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác
động của các hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố khác. Sự tác động đó có
thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đơi khi có thể làm thay
đổi chiều hướng của phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.
Chẳng hạn, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so
với trẻ em ở thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những
điều kiện thuận lợi mà xã hộimang lại. Hay trong thời đại hiện nay, thời gian
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước của các quốc gia chậm phát triển và
kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do
được thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song
vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế
nào lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo và nhân đân của các nước
chậm phát triển và kém phát triển.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua
Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với
năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế
xã hội thì đây là thành cơng lớn giúp Việt Nam là quốc gia ASEAN duy nhất
tăng trưởng dương trong năm 2020.
Xét năm 2019- năm kinh tế vàng cảu Việt Nam, theo Tổng cục thống
kê tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng
1,62%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,92% và khu vực dịch vụ tăng
8,09%. Trên góc độ sử dụng GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng
7,29% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,28%; xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tăng 5,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%.
GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng
6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%), vượt mục
tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả
của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các
ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực thực hiện để
đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức
tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực cơng
nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%,
đóng góp 45%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019
duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào
tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng
trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm. Ngành cơng
nghiệp khai khoáng tăng nhẹ ở mức 1,29% sau 3 năm sụt giảm liên tiếp, đóng
góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%,
đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47%
của năm 2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011-2019. Trong khu
vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn
vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2019 như sau: Bán buôn và bán lẻ
tăng 8,82% so với năm 2018, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong
khu vực dịch vụ nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm
toàn nền kinh tế (0,96 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng
cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%, đóng góp 0,3 điểm phần
trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,71%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm.
Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng
trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản
lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu
Phi, nơng sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng
trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ
cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai đoạn 2011-2019. Ngành
nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn
2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ
trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực
này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần
trăm do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá.
Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23%
so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35%
2.2. Vận dụng quan điểm phát triển đưa ra giải pháp trong hoạt động
kinh tế Việt Nam
2.2.1. Hoạch định được chiến lược và có kế hoạch phát triển bền vững
Phát triển kinh tế bền vững không thể thiếu một tiền đề hết sức quan
trọng là chiến lược, kế hoạch phát triển. Quá trình phát triển phải được xem
xét, định hướng và thực hiện theo các chiến lược, kế hoạch định sẵn trong mối
quan hệ của tất cả các yếu tố liên quan để đảm bảo sự phát triển cân đối, hài
hòa, bền vững. Chiến lược và kế hoạch phát triển đó là các phương thức can
thiệp của con người, cụ thể là của Nhà nước nhằm hạn chế những biểu hiện
bất ổn của nền kinh tế để phát triển kinh tế bền vững. Các chiến lược và kế
hoạch phát triển kinh tế bền vững bao gồm chiến lược tổng thể về phát triển
kinh tế; các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế theo các ngành, lĩnh
vực, vùng, miền, địa phương; các chiến lược và kế hoạch về sử dụng nguồn
lực cho phát triển kinh tế. Các chiến lược, kế hoạch này phải có đầy đủ các
chương trình, mục tiêu cụ thể như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng,
cơ cấu kinh tế. Các nội dung này cần được xem xét, cân đối, hài hồ trong q
trình xây dựng chiến lược, kế hoạch nhằm đảm bảo đạt mục tiêu phát triển
kinh tế. Các chỉ tiêu kế hoạch phải cụ thể và được lồng ghép trong từng lĩnh
vực.
2.2.2. Xác định và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận tạo thành cấu
trúc của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng sản xuất xã hội. Các bộ phận
đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ
về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian
nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở
trạng thái vận động, biến đổi khơng ngừng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu
các quy luật khách quan, thấy được sự vận động phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu
chiến lược kinh tế của từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài
hoà, cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu
quả, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển ổn định,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân.
Để có được một cơ cấu kinh tế hợp lý, cần phải xem xét, đánh giá từng
bộ phận một cách chi tiết, cụ thể, đồng thời xem xét mối quan hệ, tương quan
giữa các yếu tố đó, đánh giá sự vận động, phát triển và tác động của từng yếu
tố trong mối tương quan đó để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm có
được sự phân bố nguồn lực hợp lý, hiệu quả, phù hợp với khả năng, lợi thế,
đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa, bền vững.
2.2.3. Xây dựng được kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật đảm bảo cho phát
triển kinh tế
Kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật là hệ thống huyết mạch của nền kinh
tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng
của nền kinh tế; tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất, thúc đẩy các hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển và xây dựng xã hội hiện đại. Kết cấu hạ
tầng kinh tế – kỹ thuật còn có vai trị thúc đẩy sự phát triển q trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế; đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc
phòng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật phải được xây dựng và phát triển phù
hợp với yêu cầu trước mắt và phát triển lâu dài của nền kinh tế – xã hội, phải
đảm bảo tính đồng bộ, hồn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển
kinh tế bền vững.
2.2.4. Phải đảm bảo được các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế
Để phát triển kinh tế không thể thiếu các nguồn lực. Đây là các yếu tố
vật chất quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Khi các nguồn lực được huy động
đầy đủ và được sử dụng hiệu quả thì tăng trưởng kinh tế được đảm bảo, góp
phần tạo ra sự phát triển bền vững về kinh tế. Các nguồn lực cần thiết cho nền
kinh tế bao gồm nguồn lực về con người, về vốn và về khoa học kỹ thuật.
Việc huy động quản lý, giám sát và sử dụng các nguồn lực để thực hiện phát
triển kinh tế bền vững có ý nghĩa vơ cùng to lớn.
Cần phải rà soát lại các quy định pháp luật và cơ chế nghiên cứu và
hình thành những cơ chế và hình thức huy động, quản lý, sử dụng, giám sát,
đánh giá hiệu quả của các nguồn lực đầu tư cho phát triển theo những tiêu
chuẩn sau: các nguồn lực được huy động và quản lý một cách thống nhất,
đảm bảo hiệu quả tổng thể theo các nguyên tắc phát triển kinh tế bền vững;
cần đảm việc phân bổ ưu tiên nguồn lực.
2.2.5. Quản lý kinh tế Nhà nước hiệu quả
Tính bền vững của sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào cơ chế
quản lý của Nhà nước. Quản lý của Nhà nước cần phải minh bạch, rõ ràng,
luật pháp, phải nghiêm minh. Thực tế cho thấy rằng, những nền kinh tế tăng
trưởng nhanh và bền vững đều có chung đặc điểm cơ bản là ổn định chính trị
và ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát thấp, quản lý nhà nước tốt, môi
trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân. Chính sách kinh tế phải nhất quán
và có tầm nhìn dài hạn bởi vì nếu chính sách biến động thường xuyên sẽ
khiến cho việc đầu tư kinh doanh lâu dài trở nên khó khăn và gia tăng rủi ro
chính sách. Điều này sẽ cản trở các thành phần kinh tế gia tăng đầu tư trong
dài hạn, khiến tăng trưởng kinh tế khó bền vững.
PHẦN C:
KẾT LUẬN
Tăng trưởng là điều kiện cần, là phương tiện, còn phát triển là động
lực, là mục tiêu của nền kinh tế. Để có một nền kinh tế phát triển bền vững
phải có sự kết hợp chặt chẽ nhiều yếu tố như bảo vệ mơi trường, có cơ cấu
kinh tế một cách hợp lý và đặc biệt là phải quan tâm đến việc cải thiện các
vấn đề xã hội và đời sống cho người dân. Bền vững về môi trường là giữ gìn
được khơng gian sinh tồn của con người cung cấp được tài nguyên, chứa
đựng, xử lý được các phế thải, bền vững về xã hội là mở rộng cơ hội lựa chọn,
nâng cao năng lực lựa chọn, mọi người cùng được tham gia và hưởng lợi từ
quá trình phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mac-Lênin( Tập 2 )
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Lí luận chính trị
Số 11( 2001) Tạp chí nghiên cứu của học viện chính trị quốc gia
HCM
3. Sinh hoạt lí luận
Số 4( 47- 2001) Học viện chính trị quốc gia HCM- phân viện Đà
Nẵng.
4. Tạp chí cộng sản
Số 3( 2- 1999 )
5. Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội].