ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN BỤNG
ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN BỤNG
Gastropoda
Động vật thân mềm chân bụng là một nhóm loài nhuyễn thể có vỏ. Nhóm loài này chủ
yếu là các loài ốc biển và bào ngư. Một số loài ốc nhỏ như ốc mút (Cerithidium), ốc đĩa
(Nerita),… thường sống trong đáy bùn cát hoặc cát sỏi, vùng hạ triều, độ sâu 1 – 2m nước.
Những loài khác có kích thước lớn hơn như bào ngư (Haliotis), ốc xà cừ (Turbo), ốc hương
(Babylonia areolata),… thường sống ở vùng biển tương đối sâu, từ 8m đến 50m. Đa số các loài
ốc biển có giá trị kinh tế cao, vỏ của chúng được sử dụng làm đồ mỹ nghệ rất đắt giá. Một số loài
có giá trị thực phẩm được khai thác và sử dụng thường này và là những đối tượng xuất khẩu có
giá trị cao.
Một số loài có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam
1.ỐC HƯƠNG
Tên tiếng Anh : Areola babylon
Tên khoa học : Babylonia areolata (Link, 1807)
Ốc hương là loài ốc biển rất quý, thuộc lớp chân bụng
trong nhóm loài động vật thân mềm, hay còn gọi là nhuyễn thể
có vỏ, có giá trị kinh tế cao. Trước đây ốc hương được khai thác
chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nhưng nhiều năm
nay, ốc hương đã trở thành mặt hàng xuất khẩu khá quan trọng
Ốc hương sống rải rác ở đáy biển, độ sâu 8 - 20m nước, đáy cát bùn, ốc hương thường
xuất hiện ở vùng bãi triều, thềm lục địa, cách bờ 2 - 3km. Thức ăn của ốc chủ yếu là mùn bã hữu
cơ. Khi gặp mồi ốc thường hợp thành đàn dày đặc, bu quanh miếng mồi để ăn. Chính vì vậy,
ngư dân thường dùng bủa rập (một hình thức bẫy) có cài mồi để đánh bắt.
Ốc hương ưa thích môi trường với độ mặn nước 27 - 35‰, nhiệt độ nước 21-29
0
C, hàm
lượng ôxy hoà tan trên 4,5mg/lít, độ pH 7,5 - 8,5.
Ốc hương sinh trưởng nhanh. Ốc đẻ trứng từng chùm các bọc trứng. Phôi phát triển
trong các bọc đó từ 5 – 7 ngày thì nở. Mùa đẻ trứng của ốc tập trung từ tháng 4 đến tháng 7.
Đặc điểm hình dáng : Ốc hương có hình dạng vỏ hình tháp bậc thang, tháp vỏ cao bằng 1/3
chiều cao của vỏ. Mặt ngoài của vỏ màu trắng và có những phiến vân hình chữ nhật màu tím nâu
hoặc hồng nâu. Tầng thân có 3 hàng, phiến vân màu. Miệng vỏ hình bán nguyệt, mặt trong màu
trắng sứ. Cá thể lớn vỏ cao trên dưới 80mm, rộng 45m
Vùng phân bố: Ốc hương được phân bố dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận và Vũng
Tàu, tập trung nhiều nhất ở vùng biển Phan Thiết và Hàm Tân (Bình Thuận)
Khai thác
Ốc hương được khai thác quanh năm, sản lượng ốc hương cả nước đạt 3.000-4.500
tấn/năm, riêng ở tỉnh Bình Thuận trung bình đạt trên 1000 – 1500 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng
hiện nay đang bị giảm nghiêm trọng. Do đó việc khai thác ốc hương cần ngăn chặn vào mùa ốc
hương sinh sản, nhằm tái tạo nguồn lợi, gia tăng sản lượng khai thác, đảm bảo nguồn cung cấp
bền vững cho xuất khẩu.
Để nâng cao sản lượng ốc hương cho mục tiêu xuất khẩu, nhóm nghiên cứu Tiến sĩ
Nguyễn Thị Xuân Thu thuộc Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III Nha Trang đã áp dụng thành
công quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm. Quy trình đã đoạt giải
thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEX).
Hình thức khai thác : Theo truyền thống, ngư dân ở Bình Thuận khai thác ốc hương
bằng cách làm rập 1 tầng hoặc 3 tầng, đường kính rộng 25 cm, với lưới có mắt 25mm cố định
trên khung sắt để trống phía trên. Một giàn rập liên kết với nhau trên một dây dài, mỗi rập cách
nhau 1m. Buộc mồi vào giữa rập, thả chìm xuống đáy ở các bãi có ốc phân bố. Dùng mồi cá chai
muối để nhử, sau 12 – 24 giờ tạo mùi hấp dẫn cho ốc vào rập ăn. ở Thanh Hoá hay Nghệ An,
ngư dân thường dùng mồi bằng rắn biển, năng suất đánh bắt cao. Mắt lưới hiện nay được mở
rộng 30 - 35mm để hạn chế việc khai thác ốc nhỏ, nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Nuôi
Công trình nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương
phẩm ốc hương là công trình nghiên cứu đầu tiên và hoàn chỉnh về một đối tượng xuất khẩu có
giá trị của Việt Nam.
Công trình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất đưa ốc hương từ đối tượng hoang dã tự
nhiên trở thành đối tượng nuôi thuỷ sản xuất khẩu đang mở ra triển vọng phát triển một nghề
nuôi mới cho nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung. Công trình đã được giải thưởng sáng tạo
Khoa học - Công nghệ Việt Nam 2001 và bước đầu đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả nước,
mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, ốc hương đang được nuôi ở các tỉnh miền Trung như Khánh
Hoà, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thừa Thiên Huế.
Hình thức nuôi : Có 4 loại hình nuôi ốc hương thương phẩm, đó là nuôi trong bể xi măng,
ao đất, lồng hoặc đăng, tuỳ theo điều kiện tự nhiên.
Thời gian nuôi : Tuỳ theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc, 5 - 6
tháng (nuôi trong ao đất, đăng hoặc lồng), 5 - 7 tháng (nuôi trong bể xi măng)
Kích cỡ thu hoạch ốc hương thương phẩm là 90 – 150 con/kg.
Hình thức thu hoạch : đặt bẫy, lặn bắt đối với nuôi đăng, lồng, hoặc bắt bằng tay đối với
hình thức nuôi trong ao đất và bể xi măng.
Giá trị kinh tế : Thịt ốc hương thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao. Ốc hương là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị.
Dạng sản phẩm : Thịt ốc đông lạnh tươi, luộc, hấp, nướng, làm khô.
2. BÀO NGƯ
2. i) Bào ngư vành tai
Tên tiếng Anh : Donkey’s Ear Abalon
Tên khoa học : Haliotis asinina Linné, 1758
Tên tiếng Việt : Bào ngư vành tai
Bào ngư vành tai thường sống ở vùng hạ triều
đến độ sâu 10-15m nước, chất đáy đá sỏi, nơi vùng biển
ấm, có độ muối ổn định 30 – 34 ‰. Bào ngư vành tai
thường có ở các vùng biển Nam Nhật bản, Đài Loan,
biển Nam Trung Hoa, Philippin, Malaixia, Niu Dilân và Việt Nam. Bào ngư sống bám trên đá và
ăn các thức ăn rong biển nhất là rong nâu và rong đỏ.
Bào ngư sinh sản chủ yếu vào tháng 4 -8, ấu trùng chuyển sống đáy vào ngày thứ 2 sau
khi nở và ăn tảo đáy đơn bào.
Đặc điểm hình dạng : Bào ngư có hình dạng vỏ bàu dục, dạng tai ngoài, hơi cong lõm ở mặt
bụng. Chiều rộng vỏ bằng ½ chiều dài, cao bằng 1/6 vỏ dài. Vỏ có 3 tầng xoắn ốc, tháp vỏ nhỏ.
Số gờ nhô trên vỏ khoảng 30 gờ. Da đỏ trơn bóng, trên đó có nhiều vân màu nâu sẫm hoặc màu
vàng dạng hình tam giác sắp xếp không thứ tự. Mặt trong của vỏ tầng xà cừ óng ánh kim loại
bạc, trơn bóng. Thường bắt gặp cá thể có vỏ dài 50-65mm.
Vùng phân bố : Ở Việt Nam, bào ngư vành tai chủ yếu ở các vùng biển từ Quảng Nam đến Kiên
Giang và cũng có ở vùng ven đảo Phú Quốc, Phú Quý và Côn Đảo
Mùa vụ khai thác : tháng 2 – 9
Hình thức khai thác : chủ yếu là lặn bắt bằng tay, ngoài ra bào ngư cũng được đánh bắt
như sản phẩm khai thác phụ của một số nghề lưới kéo đáy, vó.
Nuôi
Ở Việt Nam, bào ngư vành tai được bắt đầu nghiên cứu sản xuất từ năm 1994 tại Viện
Hải Dương học Nha Trang và Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (nay là Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản III) do Tiến Sỹ Lê Đức Minh chủ trì.
Hình nuôi bào ngư : Có 3 hình thức nuôi bào ngư thương phẩm gồm nuôi lồng trong bể
xi măng, nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá, rạn san hô dọc bờ biển.
Thời gian nuôi 9 - 10 tháng, bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5 – 6 cm
Cỡ thu hoạch : 30-35 con/kg.
Giá trị kinh tế :
Bào ngư vành tai có vỏ nhỏ, khối thịt rất lớn, khối thịt có thể nặng 150g. Thịt và vỏ bào
ngư vành tai có giá trị xuất khẩu cao. Vỏ bào ngư là một vị thuốc làm sáng mắt.
Nhiều người còn gọi là thạch quyết minh, nghĩa là chất đá làm sáng mắt.
Dạng sản phẩm : Chế biến tươi, làm khô, đóng hộp
2. ii) Bào ngư chín lỗ
Tên tiếng Anh : Ear Abalon, Variously Colored
Abalone
Tên khoa học : Haliotis diversicolor Reeve, 1846
Tên tiếng Việt: Bào ngư chín lỗ, Cửu khổng
Bào ngư chín lỗ có ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì mỗi chiếc vỏ
của bào ngư có một hàng từ 7 đến 13 lỗ thông với khoang áo nhưng thường là 9 lỗ nên có tên
gọi là “Cửu Khổng”, 9 lỗ như chín ô cửa sổ, mở ra thông với môi trường nước bao quanh, đó là
chỗ để cho bào ngư thở. Bào ngư chín lỗ thường sống ở ven bờ biển độ sâu 5 - 20m nước, nơi
có sóng gió, đáy đá, độ mặn cao từ 30-32 ‰. Bào ngư sinh trưởng chậm. Thức ăn chủ yếu là
rong câu hoặc rong mơ. Gai đoạn ấu trùng thức ăn là các loại tảo đáy, khi cá thể kết giai đoạn
biến thái, chúng dùng chân bám chặt vào đá và bò chậm chạp đi kiếm mồi.
Ở Vịnh Bắc Bộ, thời gian sinh sản của bào ngư có 2 vụ : tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11.
Tuổi thành thục 1 năm trở lên, cỡ thành thục 25 – 40 g/con. Lượng trứng mỗi lần đẻ 450.000
vạn/kg.
Đặc điểm hình dạng: Bào ngư có hình dạng vỏ hình vành tai, có 3 tầng xoắn ốc. Bắt đầu từ mép
vỏ của tầng xoắn ốc thứ hai có nhiều gờ nhô sắp xếp có thứ tự đến tận mép của miệng vỏ. Mặt
ngoài của vỏ màu nâu xẫm. Mặt trong tầng xà cừ phát triển óng ánh. Cá thể trưởng thành vỏ dài
từ 75 – 90mm, rộng 2/3 chiều dài, chiều cao bằng 1/4 chiều dài.
Vùng phân bố : Bào ngư chín lỗ được phân bố nhiều ở vùng ven biển các tỉnh phía Bắc như
đảo Cô tô, Minh Châu, Quan Lạn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), bãi Kỳ Lợi (Kỳ Anh,
Hà Tĩnh).
Khai thác
Bào ngư chín lỗ là một trong những mặt hàng khai thác có giá trị cao ở vùng Vịnh Bắc Bộ.
Tuy nhiên sản lượng khai thác hiện đang giảm sút nghiêm trọng.
Mùa vụ khai thác : tháng 4 – 10
Hình thức khai thác : Bắt bằng tay
Nuôi
Hiện nay chưa có cơ sở nào nuôi bào ngư chín lỗ. Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng
đã nghiên cứu sản xuất bào ngư này nhưng kết quả còn hạn chế.
Giá trị kinh tế : Bào ngư là một hải sản có vị ngon ít loài sánh kịp. Về giá trị dinh dưỡng, người
ta cho rằng bào ngư là một trong những đặc sản đứng đầu hải vị.
Vỏ bào ngư là một vị thuốc làm sáng mắt. Nhiều người còn gọi thạch quyết minh, nghĩa là
chất đá làm sáng mắt.
Dạng sản phẩm : Chế biến tươi, làm khô, đóng hộp
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA BÀO NGƯ
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thực phẩm ăn được
Thành phần chính Muối khoáng Vitamin
Tên
thực
phẩ
m
Năn
g
lượn
g
Nướ
c
Prôtêi
n
Lipi
t
Gluci
d
Tr
o
Can
xi
Phosph
o
Sắ
t
A B1 B2 P
P
Kcal g mg mg
Bào
ngư
tươi
120 68,6 20,5 0,9 7,4 2,
6
38 123 1,
5
1
0
0,0
2
0,0
8
0,
9