Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiểu luận cao học, tư tưởng chính trị của lê thánh tông về cải cách hành chính, những giá trị và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.86 KB, 47 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam là q trình đấu tranh thay thế đi lên
từ thấp đến cao các nấc thang tư tưởng, đó là sự phản ánh trực tiếp cuộc đấu
tranh chính trị trên lĩnh vực tư tưởng lý luận của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng
chính trị của Lê Thánh Tông là một trong những nội dung không thể thiếu
trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị Việt
Nam. Lê Thánh Tơng nổi tiếng là vị vua thông thái trong lịch sử dân tộc. Thời
ơng trị vì là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến Trung Ương
tập quyền. Điều này khơng phải ngẫu nhiên mà có, trong suốt 38 năm trị vì,
Lê Thánh Tơng đã có hệ thống những tư tưởng về cách tân đất nước. Và
không chỉ dừng lại ở lý luận , Lê Thánh Tông đã hiện thực hoá đựơc những tư
tưởng ấy, đem lại sự cường thịnh cho đất nước. Trong tất cả các lĩnh vực đã
trở thành nội dung của công cuộc cải cách cuối thế kỷ XV mà Lê Thánh Tông
đã tiến hành, cải cách nền hành chính quốc gia được xem là nội dung nịng
cốt bởi nó có sự chi phối đến tất cả các nội dung còn lại. Bộ máy hành chính
dưới triều Lê Thánh Tơng đã được khơi phục và trở thành bộ máy điều hành
có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh hơn tất cả các bộ máy quản lý của các thời đại
trước. Nó gọn nhẹ nhưng có hiệu lực cao. Cùng với việc cải tiến tổ chức bộ
máy Lê Thánh Tông đã đặt trọng tâm vào cải cách con người là nhân tố quyết
định thành công của cải cách hành chính nói riêng, của mọi hoạt động của
con người nói chung. Cơng cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông trở
thành “ Một cuộc cải cách sâu sắc nhất, thành công nhất trong lịch sử Việt
Nam” (1)(1)
Cuộc cải cách hành chính hiện nay do Đảng và Nhà nước ta thực hiện
đang trở thành một vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của các thành viên
trong xã hội và nó khơng thể khơng kế thừa những di sản tích cực của các
(1)

(2)


Văn Tạo: “Mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam”- NXB Đại học sư
phạm Hà Nội,5/2006.


cuộc cải cách hành chính trước kia. Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Tư tưởng
chính trị của Lê Thánh Tơng về cải cách hành chính, những giá trị và hạn
chế" nhằm làm nổi bật những tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tơng trong
lĩnh vực cải cách hành chính, qua đó rút ra những giá trị và hạn chế của tư
tưởng đã nêu. Từ những nghiên cứu cụ thể đó mà chúng ta có thể chọn lọc kế
thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ để vận dụng vào cơng cuộc cải cách
hành chính hiện nay của đất nước.

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tài liệu viết về Lê Thánh Tơng cũng như cơng cuộc cải cách hành
chính của ơng khơng nhiều, có thể dẫn ra một số tài liệu sau: “ Đại Việt sử
ký toàn thư”, Tập 2 ( NXB Văn hố thơng tin, Hà Nội, 2004); Tài liệu “ Việt
Nam sử lược” (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh , 2005); Tác phẩm “Lê
Thánh Tơng vị vua anh minh, nhà cách tân xuất sắc” ( NXB Quân đội nhân
dân- Hà Nội, 1997). Các tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về
hoàn cảnh lịch sử, thân thế của Lê Thánh Tông cũng như cuộc cải cách đất
nứơc một cách toàn diện dưới triều Lê Thánh Tông chứ chưa đi sâu vào
nghiên cứu những tư tưởng chính trị của ơng trong cơng cuộc cải cách hành
chính.
III. Mục tiêu (nhiệm vụ) của đề tài
Những tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tơng đã có một số cơng trình
nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả đi sâu vào tìm hiểu về tư tưởng của Lê
Thánh Tơng trong cơng cuộc cải cách hành chính trước hết là để học tập và
hiểu rõ hơn về tư tưởng của một vị vua anh minh của dân tộc vào cuối thế kỷ
XV. Bên cạnh đó, khi xây dựng đề tài này tác giả rất mong nội dung của đề
tài có thể trở thành tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu về

Lê Thánh Tơng nói riêng và về bộ mơn lịch sử tư tưởng chính trị nói chung
của các đề tài sau.


IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông được thể hiện trên rất nhiều lĩnh
vực như về tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, trong việc thi
hành chính sách quân điền. Nhưng ở đây, trong phạm vi một tiểu luận, tácgiả
chỉ đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông trong lĩnh
vực cải cách hành chính, một tư tưởng nổi bật của Lê Thánh Tơng vào cuối
thế kỷ XV (1460 -1497).
V. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tơng về cải cách hành chính,
những giá trị và hạn chế”, được xây dựng trên cơ sở thế giới quan phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, các phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích, phương
pháp hệ thống, cấu trúc đều là những phương pháp quan trọng giúp tác giả
hoàn thành tiểu luận này.

VI. Kết cấu của đề tài
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương I: Tình hình Đại Việt thế kỷ XV và sự xuất hiện tư tưởng chính
trị Lê Thánh Tơng.
Chương II: Cải cách hành chính - tư tưởng chính trị chủ yếu của Lê
Thánh Tơng
Chương III: Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị về cải
cách hành chính của Lê Thánh Tơng.
Phần III: Kết luận
Tư liệu ảnh



Tài liệu tham khảo

PHẦN II: NỘI DUNG


CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XV VÀ SỰ XUẤT

HIỆN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ LÊ THÁNH TƠNG.
I.Bối cảnh lịch sử
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 -1427) kết thúc thắng lợi, Lê Lợi lên
ngôi lập nên một triều đại mới, triều đại Lê sơ. Nhà Lê tồn tại 366 năm (1428
-1788) và từ khi thành lập cho đến khi Lê Thánh Tơng lên ngơi thì tình trạng
tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình diễn ra quyết liệt. Lê Lợi mất,
Lê Thái Tông lên nối ngôi (1433 -1442). Lê Thái Tơng đã làm cho tình hình
đất nước trở nên rối ren. Thoạt đầu Lê Thái Tông phong tước kế vị cho con cả
là Nghi Dân, nhưng do say đắm và nghe lời xiểm nịnh của thứ phi Nguyễn
Thị Anh cùng lũ hoạn quan, Lê Thái Tông bèn phế truất ngôi kế vị của con
cả và đặt Bang Cơ con thứ , con của thứ phi Nguyễn Thị Anh lên địa vị kế
ngôi vua. Nghi Dân và mẹ bị giáng xuống làm thứ dân và đều bị buộc rời
khỏi cung cấm.
Lê Thái Tông chết, Bang Cơ lên ngôi vua khi miệng cịn hơi sữa,
Nguyễn Thị Anh bng rèm ngồi trị nước thay con. Nguyễn Thị Anh đã cùng
anh trai là Nguyễn Phù Lộ và bọn nịnh quan : Tạ Thanh, Lương Dật, Trịnh
Khả, Đinh Liệt lập thành phe phái khống chế chi phối, lũng đoạn mọi công
việc triều chính. Họ đàn áp, loại bỏ những người khơng ăn cánh. Họ không
từ bất cứ thủ đoạn nham hiểm nào để hãm hại những người không cùng mưu.
Nạn tham quan ô lại như đàn mối lúc nhúc, chúng đục ruỗng kèo cột nước
nhà, trộm cướp nổi lên, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nội bộ suy

yếu, bọn giặc ngoài được dịp tràn đến, nguy cơ mất nước vì nạn ngoại xâm
ngày càng lớn dần.
Năm 1459, Nghi Dân đã cùng với những người thân tín đột nhập hồng
thành giết em ruột là Bang Cơ (tức Vua Lê Nhân Tơng) và Hồng Thái Hậu mẹ Bang Cơ là Nguyễn Thị Anh rồi tự xưng làm vua. Nghi Dân ở ngơi vua
được 8 tháng. Do tính tình tàn bạo, hay chém giết vơ cớ, nên đình thần triều


đình ốn giận. Tháng 6 năm 1459, đảo chính xảy ra tại cung đình, Nghi Dân
cùng bọn tay chân bị bắt giết.
Cung Vương Khắc Xương là con thứ 3 của Vua Lê Thái Tông được tôn
lên ngôi vua. Vốn là người yếu đuối cả thể xác lẫn tinh thần, trí óc, Khắc
Xương cả sợ, cả lo cho chính tính mạng của mình nên một mực từ chối ngồi
vào ngai vàng.
Sau đó, các quan đã đem xa giá đến rước người con út Lê Thái Tông là
Tư Thành lúc ấy đang ẩn náu tại An Bang, nơi ông cùng mẹ thứ phi Ngô Thị
Ngọc Giao, người đã đem ông trốn khỏi kinh thành để tránh sự hãm hại từ
ngày mới cất tiếng chào đời, về kinh đô rồi tôn lên làm vua. Đó là vua Lê
Thánh Tơng - Nhà vua đã có cơng lao đưa đất nước thốt ra mọi hiểm hoạ
bằng những cách tân táo bạo. Suốt 38 năm ông trị vì đất nước (1460 -1497)
đã đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử của các triều đại
phong kiến Việt Nam.

II. Tình hình kinh tế xã hội và sự kiện tư tưởng chính trị Lê Thánh
Tơng
1. Tình hình kinh tế xã hội.
Ngay khi Lê Lợi lên ngơi vua, triều đình đã xuất hiện những mầm mống
của khủng hoảng, Lê Lợi chết, Lê Thái Tông rồi Lê Nhân Tơng lên nối ngơi
càng làm cho tình hình đất nước, xã hội lún sâu thêm vào những cuộc rối ren
mà nguyên nhân sâu xa dó là do sự yếu kém của bộ máy hành chính.
Sự yếu kém đó biểu hiện rõ rệt như sau

1.1. Về phân cấp hành chính
Đất nước rộng lớn đã được thống nhất nhưng Lê Thái Tổ mới chia làm 3
đạo(1)(1), rồi Lê Thái Tông chia làm 5 đạo

(2)(2)

. Lê Thái Tổ đã xác định xã là

cấp cơ sở và đặt xã quan, xã lớn 100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã vừa có
50 người trở lên thì đặt 2 viên (3)(3). Nhưng các cấp trung gian lại còn quá nhiều
1. Sdd, tr 108
2. Sdd, tr 108
(3)
3. Sdd, tr 108
(1)
(2)


và hỗn độn như: phủ, huyện, lộ trấn ở thời Lê Thái Tổ. Đến thời Lê Thái
Tông lại vẫn thấy: phủ, lộ, trấn, huyện.
Các cấp trung gian: phủ, huyện, trấn, lộ quá nhiều đã gây phức tạp cho
việc quản lý. Cịn sách, tràng, xã là cấp thấp nhất thì : sách, tràng ngang với
xã hay là cấp dưới xã vẫn chưa xác định rõ ràng và thống nhất trong cả nước.
Đất đai phong cho các công thần cũng nhiều nhưng những vùng phân
phong như vậy có quan hệ thế nào với các đơn vị quản lý hành chính cũng
khơng rõ. Do việc quản lý đất đai của các cấp không được chặt chẽ khiến
ngay ở Lam Kinh mà: “ Bọn thế gia còn hay làm trái phép, coi thường pháp
luật, chiếm đoạt đất đai làm của riêng”4 .

1.2.Về quản lý sức lao động xã hội

Chủ yếu là trong nông nghiệp thì chế độ nơ tì đáng ra phải giải thể từ cuối
đời Trần nhưng vẫn được duy trì, nên đến nay đang tan rã. Nơ tì bỏ trốn
khơng chỉ vì bị ngựơc đãi như xưa, mà chủ yếu là do có người dụ dỗ nhằm
chuyển dịch sức lao động sang các lĩnh vực hoạt động khác. Thậm chí những
quân nhân cũng giả đi làm việc quan (được cấp giấy đi lại) để dụ dỗ nơ tì của
người ta.
Chế độ nơ tì đang cần được giải thể để giải phóng sức lao động cho kinh tế
nông nghiệp tư nhân và thủ cơng, thương nghiệp phát triển. Chính lúc đó, một
số lĩnh vực kinh tế lại đang cần có lao động tự do.
1.2.1 Nền nơng nghiệp:
Chính sách khuyến nơng được tích cực thực hiện. Đất đai phân cấp rộng
rãi, được miễn thuế, khiến sức sản xuất nơng nghiệp địi hỏi ngày càng tăng.
Nơng phẩm hàng hố nhờ vậy tuy khơng nhiều nhưng cũng khá hơn xưa. Nơ
tì bỏ trốn trở thành nơng dân tự do và điều tất yếu xảy ra.
1.2.2 Trong thủ công, thương nghiệp

4

4. Sdd, tr 108


Kinh tế hàng hố, tiền tệ đi đơi với thủ công nghiệp, thương nghiệp đã
khởi sắc từ cuối thời Trần, qua nhà Hồ. Đến nay, đất nước thanh bình lại phát
triển hơn lên, đòi hỏi sức lao động tự do.
Lê Thái Tổ đã cho đúc tiền “ Thuận Thiên Thông bảo” quy định mỗi
tiền là 70 đồng và đã ban quy chế đồng tiền. Thậm chí đã đưa ra bàn việc lưu
hành tiền giấy (nhưng cuối cùng đã quyết định là khơng phát hành tiền giấy vì
chưa thấy có nhu cầu).
Đến Lê Thái Tơng, ngồi quy định về tiền tệ còn quy định rõ các đơn vị
đo lường hàng thủ cơng, như :“Hễ tiền đồng thì cứ 60 đồng là một tiền, lụa

lĩnh thì mỗi tấm dài 30 thước, rộng 1 thước 5 trở lên. Vải gai nhỏ, mỗi tấm
24 thước, rộng 1 thước 3 tấc trở lên, vải tơ chuối thì mỗi tấm dài 24 thước.
Vải bơng thơ, mỗi tấm dài 22 thước. Giấy thì tính 100 tờ.
Nội thương phát triển khiến Nhà nước phải tăng cường quản lý: Quân
hay dân đi buôn bán phải xin giấy thông hành của quan lộ, huyện.
Bn bán với nước ngồi cũng khởi sắc:”Thuyền buôn Trảo - Oa
(Java) vào dâng lễ vật . Thuyền buôn Xiêm La sang cống ”. Việc tiêu thụ hàng
ngoại cũng tăng, khiến nhà nước phải ngăn cấm các quan, qn bn lậu hàng
ngoại. Thậm chí cịn hạn chế các đồn sứ thần đi Trung Quốc về khơng được
mang nhiều hàng hố: “Triều đình có lệnh cấm quan lại và dân chúng không
được mua bán vụng trộm hàng nước ngồi”. Nhưng sau đó, việc bn bán
này cũng trở thành lệ thường do triều đình chưa có hình thức điều chỉnh xác
đáng.
Nhìn chung, nền kinh tế, xã hội phát triển, đang cần có sự quản lý chặt
chẽ.
1.3.Bộ máy hành chính.
Theo định hướng phong kiến quan liêu - Khổng giáo, tức tập trung
quan liêu cao độ thì bộ máy hành chính lại tỏ ra phân tán, kém hiệu lực. Cụ
thể:


Lớp quý tộc công thần được tặng phong từ sau thắng lợi kháng chiến
chống Minh ngày càng phân hoá. Số tích cực như: Nguyễn Trãi, Lưu Nhân
Chú, Trần Nguyên Hãn bị sát hại. Số ít cịn lại, bị cơ lập.
Trái lại, bọn quyền thần như Lê Sát, Lê Ngân ngày càng lộng hành.
Quyền lực Nhà nước bị phân tán. Cơ chế phong kiến quan liêu tập quyền bị
lung lay. Nhất là từ Lê Nhân Tơng đến khủng hoảng cung đình với chính
quyền 8 tháng của Lê Nghi Dân.
Nét tiêu cực, phân tán, biểu hiện rõ như sau:
1.3.1. Các quyền thần ghen tị, vu cáo, sát hại lẫn nhau:

Trong đó, tiêu biểu là việc sát hại đại công thần Nguyễn Trãi, một vụ
án nổi tiếng trong lịch sử. Sự hãm hại các quyền thần thì chủ mưu là Lê Sát,
nhưng đến khi Lê Thái Tơng nhận ra thì đã q muộn. Khi bãi chức Tư đồ
của Lê Sát, Thái Tông đã phải xuống chiếu hặc tội, nhưng vì là viên cố mệnh
đại thần, lại có cơng với xã tắc nên đặc cách khoan tha, nhưng phải bãi chức.
Cuối cùng phải “cho Lê Sát được tự tử ở nhà”.1
Đó chỉ là những sự kiện tiêu biểu. Ngồi ra cịn nhiều sự lộng quyền
khác nữa.
1.3.2. Nạn hà hiếp và ăn hối lộ diễn ra phổ biến trong hàng ngũ công
thần.
Hà hiếp dân trong tranh chấp đất đai, tiêu biểu như vụ Lê Ngân hãm hại
Phạm Mẫn. Phạm Mẫn là người cùng làng với Lê Ngân, chỉ trong một vụ
tranh chấp đất đai với gia nô của Lê Ngân đã bị Lê Ngân dùng quyền thế vạch
tội là trước kia bọn Phạm Mẫn đã trốn vào trong sách, đầu hàng giặc. Lê
Ngân đã kiên trì địi trị tội khiến Mẫn chỉ được giảm tội chết, còn vẫn bị đày
đi châu xa. Mặc dù sau kháng chiến chống Minh, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã
khoan hồng đối với những người theo giặc.
Hà hiếp dân là thế, hối lộ thì tràn lan: Lê Sát, Lê Ngân, Lê Văn Linh,
Lê Thụ, Lê Soạn đều bị tố cáo là những kẻ trùm ăn hối lộ. Điển hình như vụ
Lê Quát, con Lê Thụ được cưới công chúa 10 tuổi, bị câm. Đây trở thành cơ
hội tốt cho những kẻ muốn cầu cạnh để ngoi lên. Chúng tranh nhau cúng của
11

sdd, tr 111


cải để mưu phú quý, đến nỗi gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ngồi phố đều vì
vậy mà hết nhẵn cả. Lê Thụ còn bắt các quan lại các trấn, lộ, huyện phải sắm
đủ trâu, dê, các thứ, rồi bọn quan lại các trấn, huyện, lại bắt quân lính và dân
chúng phải đóng góp để mong lấy lịng Lê Thụ.

Nạn tham quan, ô lại, hà hiếp dân, ăn hối lộ diễn ra tệ hại đến nỗi chính
Lê Thái Tơng đã phải ra lệnh chỉ, chỉ rõ tình trạng tha hố suy yếu trong bộ
máy hành chính lúc bấy giờ, đồng thời cũng đưa ra xét hỏi một cách sơ bộ xét
hỏi về bọn tham quan ô lại để bắt ở các lộ, huyện đã có tới 53 người. 1
Chính sự rối ren như thế, song nhà vua - đại diện cho chính quyền
Trung Ương - tuy nhận rõ tệ hại trên nhưng mọi cố gắng để giải quyết đều
chưa có hiệu quả.
1.3.3. Sự thống nhất giữa các dân tộc trong một quốc gia đang bị đe
doạ.
Thời Thuận Thiên (Lê Thái Tổ 1432) đã xảy ra cuộc nổi dậy của tù
trưởng châu Mường Lễ là Đèo Cát Hãn cùng con là Đèo Mạnh Vương đã
khiến nhà vua phải thân đi đánh mới hàng phục được, đến nay nguy cơ phân
quyền của dân tộc thiếu số lại ngày càng tăng, mặc dầu Lê Thái Tông khi lên
ngôi đã muốn củng cố tinh thần thống nhất bằng việc cùng quan văn, võ trong
ngoài, tố cáo trở đất, thần kỳ danh sơn, đại xuyên, cùng nhau: “ Giết ngựa
trắng lấy máu cùng thề”2, nhưng mưu đồ phân chia quyền lực vẫn cứ xảy ra
như những cuộc làm phản của Cầm Quý, tù trưởng châu Ngọc Ma, của tù
trưởng Hà Tông Lai ở huyện Thu Vật, Tun Quang.
Đó là thời Lê Thái Tơng. Đến Lê Nhân Tơng và thời Lê Nghi Dân, tình
hình càng nghiêm trọng hơn. Tất cả địi hỏi phải có một cơ chế Trung Ương
tập quyền phong kiến Khổng giáo mạnh mẽ mới có thể thống nhất dân tộc,
đưa đất nước tiến lên.
1.4. Tình hình bên ngồi.

11
22

sdd, trang 114
sdd,trang 114



Các nước láng giếng nhìn vào tình hình Đại Việt có vững mạnh hay
khơng mà có đối sách của mình. Khi nội bộ trong triều đang tồn tại những
mâu thuẫn, nhân cơ hội đó giặc giã nổi lên khắp nơi. Ở phía Nam, quân
Chiêm Thành, ở phía Tây, bọn Đạo Quỳnh, từ Ai Lao đến xâm lấn đất đai
vùng mường Mộc (Mộc Châu, Sơn La). Ở phía Bắc thì nhà Minh, tuy còn
cảnh giác từ sự thất bại thảm hại của cuộc xâm lược vừa qua nhưng cũng
không bao giờ từ bỏ mộng bá chủ ở phía Nam.
Mối tình ngoại thế như vậy, thì phương thức an dân, giữ nước khơng gì
q hơn là phải xây dựng một nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền vững
mạnh mà trước hết là phải cải cách bộ máy hành chính.

2. Q trình hình thành tư tưởng chính trị Lê Thánh Tơng.
Lê Thánh Tông (1442-1497) tên thật là Lê Tư Thành, là con trai thứ 4
của vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Lê Tư Thành sinh ngày 20
tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) ở chùa Huy Văn. Sống giữa chốn dân gian từ
nhỏ đến năm 4 tuổi, khi Tuyên Từ thái hậu (mẹ của Lê Nhân Tông) buông
rèm nghe chính sự mới cho đón Lê Tư Thành về phong làm Bình Nguyên
Vương, cho ở trong cung để hàng ngày cùng vua Nhân Tông và các Vương
hầu khác học tập tại tồ Kíh Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan
chính, thơng tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý. Loạn Nghi Dân
gây chấn động Triều Lê, Nghi Dân lên ngôi, đổi phong Tư Thành làm Gia
Vương và làm nhà ở bên hữu nội diện cho ở. Khơng bao lâu đại thần là
Nguyễn Xí, Đinh Liệt cùng nhau đem cấm binh đánh bọn Đồn, Ban rồi phế
Nghi Dân, đón vua lên ngơi. Bấy giờ vua 18 tuổi, vào nối đại thống, tự xưng
là Thiên Nam động chủ. Miếu hiệu Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông là người có học vấn uyên bác và có khả năng về nhiều
mặt, ông hiểu rõ đường lối và phương pháp trị nước đồng thời còn am hiểu
thiên văn, địa lý, lịch sử, văn học. Ngoài khả năng trị nước bằng thực tiễn của



mình, ơng cịn có khả năng sáng tác thơ văn, tự mình dịch ra các loại triều
chế, cáo và các văn kiện về pháp luật, giáo dục, quân sự..
Lê Thánh Tơng lên ngơi trong hồn cảnh đất nước đang có sự khủng
hoảng về mọi mặt, yêu cầu lịch sử được đặt ra: cần phải có một cuộc cải cách
tồn diện trên tất cả các lĩnh vực, mà trước hết là trong bộ máy hành chính
nhà nước. Đó là sự nghiệp lớn lao trong lịch sử xã hội phong kiến Đại Việt
mà Lê Thánh tông phải đảm nhiệm.
Cuộc cải cách hành chính của LêThánh Tơng, tuy là cuộc cải cách
mang tính bộ phận (chỉ tiến hành trong lĩnh vực hành chính), nhưng lại có tác
động sâu xa đến tồn bộ các hoạt động kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội của
đất nước.
Mới tiếp cận, sẽ tưởng rằng cuộc cải cách này chỉ bắt nguồn từ nguyên
nhân đơn giản trước mắt là sự yếu kém của bộ máy hành chính đã được cải tổ
từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông. Nhưng thực tế nó bắt nguồn từ nguyên
nhân sâu xa, mà từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông tuy các nhà vua này cũng
muốn làm nhưng chưa thực hiện được.
Nguyên nhân sâu xa đó là khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ
cuối thời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc
Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Khổng giáo - điều mà
Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được. Nay Lê Thánh Tơng đã có thể
thực hiện một cách thành công.
Thứ mới đến nguyên nhân trước mắt là khủng hoảng cung đình. Biểu
hiện cụ thể là sự giết vua Lê Nhân Tơng và Hồng thái Hậu để cướp ngôi của
Lê Nghi Dân, đi đôi với sự thiếu hiệu lực của bộ máy hành chính. Tuy Lê
Thái Tổ, Lê Thái Tông đã cố công khắc phục nhưng chưa đạt hiệu quả.
Sự cố gắng giải quyết khủng hoảng thể chế chính trị nói trên của Lê
Thái tổ được biểu hiện trong thực tế mà trong lời suy tôn cơng tích của Lê
Thái Tổ, sử cũ đã ghi: "khi lên ngôi vua đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc,
mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập

sách vở, mở mang trường học, có thể nói là mưu kế xa rộng, mở mang cơ


nghiệp"1 . Trong đó tư tưởng chính trị vẫn lấy Nho giáo làm quốc giáo, điều
mà sau này Lê Thánh Tông đã khẳng định: "Thái tổ ta trước, ban đầu dựng
nước, mở mang nhà học hiệu, dùng cỗ Thái lao để tế Khổng Tử, rất mực
sùng Nho, trọng đạo” (2)2).
Đến Thái Tơng thì cũng: “Bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài
đánh dẹp di địch, trọng đạo, sùng Nho, mở khoa thi, chọn hiền sĩ cũng là bậc
của tài giỏi"(3)3).
Tới Lê Nhân Tông, lên ngôi khi mới hai mươi tuổi, được quyền thần
phò tá, cũng: “sùng đạo Nho, nghe can gián" 4).4).
Nhưng khi cùng với Hồng Thái Hậu bng rèm nhiếp chính,đã để cho
bọn mưu thần ngày càng lộng hành. Trước đó, họ đã bị Thái Tơng ức chế thì
nay lại mặc sức lũng đoạn, khiến mâu thuẫn (giữa một bên là kinh tế, văn
hố, xã hội đang có điều kiện và yêu cầu phát triển, với bên kia là cơ chế
hành chính yếu kém, lại bị quyền thần lũng đoạn), ngày càng tăng lên.
Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nhằm xây dựng một nhà
nước pháp quyền vững mạnh. Tư duy chỉ đạo không được Lê Thánh Tông đề
xuất thành văn, nhưng đã biểu hiện rõ trong hành động là “pháp trị đi đôi với
nhân trị”. Nền tảng của nó là tinh thần tự tơn, tự hào dân tộc, tư tưởng yêu
nước - bảo tồn từng tấc đất của ông cha, là “tư tưởng an dân” lo sao cho dân
được an cư lạc nghiệp.
Biểu hiện cụ thể như Lê Thánh Tông đã phê phán Ngô Sĩ Liên và
Nghiêm Nhâm Thọ - Những người giữ trọng trách ở Ngự Sử đài, là đã không
nghiêm ngặt bảo tồn quốc thể. Lê Thánh tơng nói: “Các ngươi bảo nước ta
đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết" (5)5).
Lê Thánh Tông lại dụ Thái bảo Lê Cảnh Huy rằng, với đất đai của tổ
tơng thì: "một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào nên vứt bỏ? Nếu ngươi
1, 2,3,4 Văn Tân: “Thử căn cứ vào Bộ Luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lê

Sơ” NCLS số 46 – 1.1963.
2)
5 .Trương Hữu Quýnh: ”Công cuộc cải tổ và xây dựng Nhà nước pháp quyền thời Lê
Thánh Tông”. NCLS số 256. 1992
1

3)



4).
5)


dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải
tru di".
Cịn với dân, nhà vua: "Muốn cho mọi người đều giàu đủ, yên vui để
tiến tới thịnh trị".
Để làm được như trên, trong tình hình khó khăn như đã thấy, Lê Thánh
Tơng phải tìm ra một cơ chế hành chính để quản lý nước một cách hữu hiệu.
Ở Đơng Nam Á lúc đó, cơ chế pháp trị kết hợp với nhân trị đang là phương
án tối ưu. Chỉ có nét đặc thù là ở Đại Việt, tư duy nền tảng phải là tinh thần
dân tộc.
Chính vì vậy, mà từ việc xây dựng bộ máy hành chính đó có hiệu quả
đều phải sao cho sát với yêu cầu giàu mạnh cho nhân dân.
Qua nội dung của cơng cuộc cải cách hành chính và hiệu quả của bộ
máy hành chính sau cải cách sẽ minh chứng cho tư tưởng chính trị của Lê
Thánh Tơng về cải cách hành chính theo con đường “pháp trị đi đôi với nhân
trị” dựa trên nền tảng là tinh thần tự tơn, tự hào dân tộc là hồn tồn đúng
đắn và hợp thời đại.



CHƯƠNG II

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CHỦ
YẾU CỦA LÊ THÁNH TÔNG
Ngày 26 tháng 9 năm Hồng Đức thứ 2 (1472), vua Lê Thánh Tông ban
bố dụ “Hiệu định quan chế” - sắc lệnh về sửa đổi chế độ quan lại nhằm chính
thức hố và hệ thống hố những cải cách hành chính của ơng.
I. Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền
Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương được cải tạo theo
những mục tiêu:
. Gọn, nhẹ mà có hiệu lực.
.Chọn được những người thực sự có tài, có đức để giao trách nhiệm.
. Loại bỏ kịp thời tham quan, ô lại, những người khơng xứng chức.
1. Trong tổ chức bộ máy chính ở cấp trung ương
Trước Lê Thánh Tông, các nhà vua thường giao quyền trực tiếp điều
khiển các quan lại cho một vị tể tướng hay tướng quốc.
Theo dụ “Hiệu định quan chế”, Lê Thánh Tông bỏ chức tể tướng, trực
tiếp nắm trọn quyền lực trong tay. Bằng cách như vậy, nhà vua đã buộc mình
phải ngày đêm suy nghĩ lo toan việc nước. Ở đỉnh cao của quyền lực, ông
không để cho mình đắm say vào việc hưởng lạc rồi sao nhãng việc triều chính


như các vị vua tiền nhiệm thường mắc phải. Cũng với biện pháp đó, ơng đã
loại bỏ được nguy cơ lộng quyền lấn áp vua của quan đầu triều.
1.1. Cơ quan giúp việc
Để lo toan công việc sự vụ hàng ngày cho Nhà vua, Lê Thánh Tông đã
tổ chức ra những cơ quan giúp việc gồm:
Hàn Lâm Viện: là cơ quan để chuyên làm nhiệm vụ soạn thảo các dụ,

chiếu, chỉ, là cơ quan văn bản mệnh lệch khác của Nhà vua.
Đông Các: là cơ quan làm nhiệm vụ chuyên rà soát, sửa lại các văn bản
do Hàn Lâm Viện soạn thảo trước khi trình lên vua duyệt. Bằng cách như
vậy, Nhà vua đã làm cho mọi văn bản phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng,
hết mọi khía cạnh rồi mới đem cơng bố thi hành; tính nghiêm minh trong
mệnh lệch và văn bản pháp luật của Nhà vua do vậy đã được đảm bảo một
cách vững chắc trước hết bởi tính đúng đắn, chính xác về nội dung của nó.
Qua việc tổ chức ra cơ quan Đơng Các, chứng tỏ Nhà vua đã lường trước
được mọi hậu quả to lớn, kéo dài trong phạm vi rộng nếu có sơ hở, sai lầm
trong ban hành văn bản, đặc biệt nếu đó là văn bản của người có hiệu lực cao
nhất, của cơ quan cao nhất của đất nước.
Trung thư giám: Là cơ quan để chuyên ghi chép, lưu giữ các sắc lệnh,
chỉ dụ, tước hiệu do Nhà Vua sắc phong cho những người trong hoàng tộc,
các quan và đưa vào nơi thờ cúng sau khi họ chết;
Bí thư giám: là cơ quan lưu giữ và trông coi thư viện của Nhà vua;
Hồng mơn tĩnh: là nơi giữ ấn tín của nhà vua.
Qua cách tổ chức văn phòng của Lê Thánh Tông cũng đủ thấy rằng Nhà
vua đã biết tổ chức cách làm việc của mình. Nhờ vậy, nhà vua không bị bấn
búi vào những công việc sự vụ hàng ngày. Tâm trí nhà vua do đó được rảnh
rỗi để chăm lo những công việc đại sự của đất nước. Lê Thánh Tơng quả là
một con người có phong cách làm việc khác xa của cách làm việc hoặc là ôm
đồm, bao biện hoặc là khoán trắng của vua quan phong kiến trước ông và sau
ông.
1.2. Cơ quan chức năng của bộ máy hành chính trung ương


Năm Quang Thuận thứ 6 ( 1465) vua Lê Thánh Tông đã đổi 6 bộ thành
6 viện, và năm sau, 1466 thì đổi 6 viện thành 6 bộ với những nhiệm vụ được
quy định hết sức rõ ràng.
Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3

Bộ: Lại, Lễ, Dân ( tức bộ Hộ). Sáu bộ dưới đời Lê Thánh Tông là:
Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước.
Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành,
thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo.
Hộ bộ: trơng coi việc việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tổ chức, kho
tàng, thóc tiền và lương bổng của quan, binh.
Binh bộ: trơng coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ
chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó việc khẩn cấp.
Hình bộ: trơng coi việc thi hành luật, lệnh, hình pháp, xét lại các việc
tù, đày, kiện cáo,
Công bộ: trông coi việc xây dựng sửa chữa cầu đường, cung diện,
thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Cũng vào năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua lập ra 6 tự gồm:
Đại lý tự là cơ quan có nhiệm vụ xét lại những án nhưng đã xử như án
bị phạt tử hình hay đi đày. Xét xong thì chuyển kết quả sang bộ hình để tâu
lên vua xin quyết định.
Thái thường tự là cơ quan phụ trách việc thi hành những thể thức nghi
lễ, điều khiển ban âm nhạc, trông coi đền thờ trời, đất, thần bốn mùa.
Quang lộc tự là cơ quan phụ trách việc cung cấp và kiểm tra rượu lễ,
đồ lễ, đồ ăn trong các buổi, tế lễ yến tiệc.
Thái bộc tự là cơ quan có nhiệm vụ giữ gìn xe của vua và Hồng tử,
coi sóc chuồng ngựa nhà vua.
Hồng lơ tự là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức xướng danh những
người đỗ trong các kỳ thi Đình.


Hồng lơ tự cịn có hai thự là Điển khách thự để lo đón tiếp các ơng
hồng ngoại quốc và Ty nghi thự để lo việc an táng các vị quan to trong
triều.
Thường bảo tự là cơ quan giữ việc đóng ấn vào quyển thi của các thí

sinh thi hội.
1.3. Cơ quan chun mơn
Vua Lê Thánh Tơng cịn tổ chức ra một số cơ quan chuyên môn không
lệ thuộc vào sáu bộ, bao gồm:
Thơng chính ty là cơ quan trơng coi việc chuyển đạt cơng văn, chỉ dụ
của triều đình tới các nơi và chuyển đệ công văn từ dưới lên, đơn từ của nhân
dân lên Nhà Vua.
Quốc Tử Giám là cơ quan giáo dục cao nhất trong nước. Quốc Tử Giám
giữ nhiệm vụ trông coi Văn Miếu, nơi thờ Khổng tử và lưu giữ bia các vị đỗ
trong các kỳ thi đình. Quốc Tử Giám là nơi dạy dỗ, đào tạo nhân tài cho đất
nước.
Những người nhập học Quốc Tử gipám gồm hai loại:
Giám sinh là các con các quan chức đã đỗ 4 trường kỳ thi hương.
Học sinh là quân hoặc dân đã đỗ 4 trường kỳy thi Hương.
Quốc Tử Giám là trường đai học đầu tiên được lập ra ở nước ta.
Quốc sử viện là nơi cơ quan giữ việc ghi chép, biên soạn nhà vua làm
gì, nói gì, ưa chuộng những gì, chính sự hay lỗi lầm, nhân tài, tiểu nhân,
phong tục, tốt xấu trong nước đều do Quốc sử viện ghi chép trung thực để lưu
lại làm gương cho đời sau. Nhà vua đương thời không được đọc những điều
ghi chép về nhà vua và hồng tộc.
Để khuyến khích mở mang nơng nghiệp - nền tảng hạ tầng của chế độ,
Lê Thánh Tông cho lập ra 4 Sở chuyên môn:
Sở đồn điền: để trông coi ruộng đất tốt, xấu thế nào, lập và thực hiện kế
hoạch tưới nước, cho ruộng đồng ;
Sở tầm tang: để trông coi việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa;


Sở thực thái: để trông coi việc trồng rau;
Sở điền mục: để trông coi việc chăn nuôi súc vật.
Nhà vua còn cho đặt các chức quan mới - quan hà đê để trơng coi việc

xây đắp và giữ gìn đê điều, thực thi các việc khuyến nông.

1.4. Cơ quan kiểm tra giám sát
Để kiểm tra, giám sát công việc của sáu Bộ, Lê Thánh Tông cho lập ra
6 khoa và Ngự sử đài. Sáu khoa gắn liền với công việc của sáu bộ là: Lại
khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Binh khoa và Công khoa.
Công việc của 6 khoa được Nhà vua định rõ trong dụ: “Hiệu định quan
chế”, rằng: “Lại bộ bổ cất không đúng tài, lại khoa được phép bắt bẻ, Lễ bộ
nghi chế sai bậc, lễ khoa được phép đàn tấu, Hình khoa luận cơng việc phải
trái của Hình bộ; Cơng khoa kiểm thời hạn của Cơng bộ mau hay chậm, sưng
hay trễ”. Ngự sử đài xét lỗi, đàn hoặc mọi quan lại, văn, võ, bàn bạc về chính
sự đương thời, duyệt xét các án từ. Hệ thống các cơ quan Ngự sử đài gồm có
Ngự sử đài ở Trung ương và 13 Ngự sử đài ở 13 thừa tuyên - tương ứng với
13 tỉnh ngày nay.
Với cách thức tổ chức và phân định nhiệm vụ của các bộ, các tư các
khoa, sở và các ngự sử đài như trên, Lê Thánh Tơng đã giám sát kiểm sốt
chặt chẽ bộ máy thừa hành. Không một bộ nào, không một viên quan lại nào
có thể lộng hành, thao túng pháp luật, kỷ cương hoặc đứng ra ngoài sự giám
sát của nhà vua.


Không những định rõ chức năng, nhiệm vụ tổng quát của các Bộ,

các Tự, các Khoa, Nhà Vua còn quy định rõ cơ cấu tổ chức từng bộ, từng
khoa với những chức danh cụ thể bao gồm cả phẩm hàm, bổng lộc từng quan
lại. Các quan lại trong bộ máy hành chính dưới triều Lê Thánh Tơng được
chia ra làm chín phẩm. Mỗi phẩm lại có chánh phẩm và tòng phẩm. Hạng


nhất là nhất phẩm, hạnh nhì là tơng phẩm. Hạng 17 là chánh cửu phẩm, hạng

18 là tòng cửu phẩm.
Số lượng biên chế trong từng Bộ, từng Tự, từng Khoa, từng Sở và
tổng số quan lại của cả nước đều được nhà vua ấn định dứt khốt, khơng được
tự tiện thêm bớt.
Ví dụ: Bắt đầu lại Bộ có Lại Bộ thượng thư với hàm tòng nhị phẩm lại
Bộ thượng thư có hai phó quan là Tả, Hữu thị lang với hàm tông tam phẩm.
Lại bộ được tổ chức thành hai ty gồm:
Thuyên Khảo Thanh lại ty: phụ trách việc thuyên chuyển - chọn bổ,
khảo sát quan lại, do Lang trung với hàm Chánh lục phẩm đứng đầu.
Tư vụ sảnh là cơ quan thường trực của Lại Bộ do Tư vụ đứng đầu với
hàm tòng bát phẩm.
Tổng số quan, lại của Lại Bộ là 80 người.
Theo dụ “Hiệu định quan chế”, nhiệm vụ cụ thể của từng Bộ, từng
Khoa, cũng được nhà vua quy định hết sức rõ ràng.
Ví dụ: Nhiệm vụ tổng quát của Bộ Hộ được Nhà vua xác định là coi
sóc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tơ thuế, kho tàng, thóc tiền và lương của
quan qn.
Những cơng việc cụ thể để thi hành nhiệm vụ chiếu theo lệ mà cấp
ruộng chế lộc - ruộng cấp cho các quan văn; ruộng ngụ lộc - ruộng cấp cho
các quan võ; ruộng sứ lộc - ruộng cấp cho các quan đi sứ; ruộng dưỡng lộc ruộng cấp các quan khi về dưỡng lão; ruộng huệ lộc - ruộng cấp cho các quan
khi về hưu; ruộng thưởng lộc - ruộng vua ban thưởng cho các quan ruộng thế
nghiệp - ruộng được cấp cho các quan khi chết đã giao cho con cháu làm việc
thờ phụng, cung tế. Bộ Hộ cịn có nhiệm vụ khám xét và định thuế suất các
đất ruộng đã được khai khẩn.
Về tài chính: Hộ khẩu và tơ thuế: Bộ Hộ có nhiệm vụ xem xét và định
lượng việc chi tiêu và thu của nền tài chính quốc gia. Những việc liên quan
đến nền tài chính, điều gì nên thêm, điều gì nên bớt cùng là những chính sách
có lợi cho cơng khố và nhân dân thì Bộ Hộ được phép điều trần rõ từng khoản




×