Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lê Thánh Tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.07 KB, 2 trang )

Lê Thánh Tông: Một minh quân, anh hùng tài lược
Thứ ba, 26 Tháng 5 2009 09:10
Năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, ông nhanh chóng chấm dứt
tình trạng chia rẽ bè phái trong triều, cải tổ hoàn bị cơ cấu chính
quyền từ Trung ương xuống địa phương. Tổ chức lại hệ thống
quan lại các cấp và nghiêm trị quan lại nhũng nhiễu dân.

Năm 1459, Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông và bà Hoàng Thái
hậu rồi tự lập làm vua nhưng chỉ 8 tháng sau bị triều thần bắt giết
đi và tôn Lê Tư Thành lên ngôi, tức Lê Thánh Tông.
Lê Tư Thành là con thứ tư của Lê Thái Tông, mẹ là bà Tiệp dư
Ngô Thị Ngọc Dao. Để giành ngôi vua cho con, bà phi Nguyễn
Thị Anh, tìm cách hãm hại, được Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ
xin cho nên phải ra ở chùa Huy Văn. Tại đây năm 1442 Tư Thành ra đời. Mãi 4 năm sau, Tư
Thành mới được phong làm Bình Nguyên vương và được vào cung học tập. Thành có diện mạo
khôi ngô tuấn tú nổi tiếng thông minh.
Năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, ông nhanh chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ bè phái trong
triều, cải tổ hoàn bị cơ cấu chính quyền từ Trung ương xuống địa phương. Tổ chức lại hệ thống
quan lại các cấp và nghiêm trị quan lại nhũng nhiễu dân. Ông sai vẽ bản đồ địa phương rồi tập
hợp lại thành tập Hồng Đức bản đồ. Đây là tập bản đồ toàn quốc đầu tiên của Việt Nam. Nhà
vua chú ý khuyến khích nông nghiệp, đặt các chức quan lo trông coi về đê điều, cho lập 42 sở
đồn điền để khai phá đất hoang... Về quân đội, nhà vua ban bố các quân lệnh về luyện tập thủy
trận, tượng trận, mã trận, bộ trận nhằm đạt trình độ chiến đấu cao.
Năm 1483, Lê Thánh Tông sai sưu tập những điều luật nhà Lê đã ban hành, bổ sung để soạn bộ
luật mới, đó là bộ Lê triều hình luật, còn gọi là Luật Hồng Đức. Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu
tiên của Đại Việt. Nhà vua rất tôn trọng luật pháp đã ban hành; ông bảo: “Pháp luật là phép tắc
chung của Nhà nước, ta và các quan phải cùng tuân theo”. Về văn hóa, nhà vua hoàn chỉnh chế
độ giáo dục, thi cử, mở mang các cơ quan văn hóa lớn như Hàn lâm viện, Văn miếu, cho lập kho
bí thư để chứa sách. Năm 1484, Lê Thánh Tông còn cho lập bia đá khắc tên những vị tiến sĩ của
các khoa thi từ năm 1492 để làm “gương sáng cho muôn đời”. Năm 1494, nhà vua lập ra “Hội
Tao đàn” để cùng 28 văn thần xướng họa. Ông xưng là “Tao đàn Nguyên soái”. Tuy chỉ tồn tại


đến năm 1497, nhưng Hội Tao đàn là một nét đặc sắc trong văn học Việt Nam. Lê Thánh Tông
còn cho soạn nhiều bộ sách quan trọng như: Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập... Rồi
nhà vua giải oan cho Nguyễn Trãi, trước đó đã bị kết tội oan và cho sưu tập lại những tác phẩm
của ông. Ngoài những việc làm trên, năm 1470, nhà vua đích thân cầm quân chinh phạt Chămpa,
bắt Trà Toàn và lấy đất Chămpa cho đến núi Thạch Bi, đặt ra đạo Quảng Nam. Năm 1479, nhà
vua còn sai quan đi đánh buộc Lảo Qua và Bồn Man phải quy phục. Ở biên giới phía Bắc, Lê
Thánh Tông cho phòng giữ chắc chắn. Ông bảo các triều thần: “Ta phải giữ cho cẩn thận đừng
để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái Tổ để lại”...
Tuy không liên tục và quyền bính thăng trầm không dứt, nhưng trước sau, xét về danh nghĩa, họ
Lê cũng đã truyền ngôi được 360 năm, gồm 27 đời vua.
Ngày 8-6 năm Canh Thìn (1460), Lê Tư Thành được triều thần tôn lên làm vua. Đến ngày 30-1
năm Đinh Tỵ (1497) thì mất, thọ 55 tuổi, ở ngôi 37 năm.
Lê Tư Thành là một minh quân, một nhà thơ. Ông có tên tuổi rực rỡ nhất trong thời kỳ trị nước.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết về nhà vua như sau: “Vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá
rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược”.

Theo hanoi36phophuong.st


Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 26 Tháng 5 2009 09:56 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×