TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI : VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG
DƯ CỦA CÁC MÁC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN HIỆN NAY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ……………………………………………….
SINH VIÊN THƯC HIỆN:
HỌ TÊN SV
MSSV
MÃ LỚP
…………………………….. …………………… ……………………
…………………………….. …………………… ……………………
…………………………….. …………………… ……………………
…………………………….. …………………… ……………………
HÀ NỘI,THÁNG 11 NĂM 2020
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................3
1.
Sự cần thiết của đề tài........................................................................3
2.
Đối tượng nghiên cứu........................................................................4
3.
Phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................4
5.
Giới thiệu nội dung nghiên cứu.........................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................6
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ MÁC LENIN
VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.............6
1.1. Tư bản và giá trị thặng dư..................................................................7
1.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối................................7
1.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối..............................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TẠI
NƯỚC TA HIỆN NAY...............................................................................9
2.1. Vấn đề bóc lột trong sản xuất và phân phối giá trị thặng dư..............9
2.2. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất......................................10
2.3. Khuyến khích đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả...........................11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ
TRỊ THẶNG DƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY..............13
3.1.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động...........................................13
3.2. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế và giữ vững định
hướng XHCN..........................................................................................14
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................17
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành
tựu như kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, uy tín
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, với xuất phát điểm
từ nông nghiệp nên nền kinh tế nước ta có quy mơ nhỏ, q trình hịa nhập
quốc tế đang gặp phải nhiều khó khăn. Vì vậy, để khắc phục thực trạng yếu
kém và phát huy thế mạnh hiện có nước ta đã phát triển nền kinh tế thị trường
để hiện đại hóa đất nước. Trong đó, việc vận dụng các quy luật kinh tế mà đặc
biệt là học thuyết giá trị thặng dư đã và đang là một hướng áp dụng có hiệu
quả trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay.
Giá trị thặng dư là một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác và theo
như V.I.Lênin nhận xét thì “ Học thuyết giá trị thặng dư là viên đá tảng của
học thuyết kinh tế của Mác ”Giá trị thặng dư đã mang lại những bước phát
triển cho nước ta trong giai đoạn hiện nay.Tính tất yếu khách quan về việc
vận dụng giá trị thặng dư vào Việt Nam đã được thông qua trong các văn kiện
Đại hội của Đảng nhưng trong một chừng mực nào đó vẫn cịn tồn tại các
thành kiến với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản coi thành phần kinh tế
này là bốc lột và nhận thức này không chỉ xảy ra với một số cán bộ là Đảng
viên làm công tác quản lý mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp
làm kinh tế tư nhân ở nước ta. Trong bối cảnh đó, việc học tập và nghiên cứu
mơn kinh tế chính trị mà đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư sẽ góp phần
giải quyết những vướng mắc trong quá trình phát triển các thành phần kinh tế
cũng như quá trình vận dụng giá trị thặng dư vào việc phát triển nền kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay với mong muốn có thể khắc phục sự lạc hậu về
lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời lý luận và cuộc sống và góp phần hình
thành tư duy kinh tế mới, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy nhanh q
trình cơng nghiếp hóa – hiện đại hóa.
Vì vậy sau khoảng thời gian học hỏi kiến thức ở trường, em đã quyết định
lựa chọn đề tài ” Vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của
Các Mác trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện
nay” để hiểu rõ hơn về thực trạng đất nước cũng như việc vận dụng thực tế
của Đảng và nhà nước.
2. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
và nền kinh tế thị trường của Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu
Các lý luận về giá trị thặng dư cũng như nền kinh tế thị trường Việt Nam
từ sau thời kỳ đổi mới
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận dùng các phương pháp nghiên cứu chính:
• Nghiên cứu lí thút : quan điểm toàn diện của học thuyết kinh tế Mác –
Lê-nin, các khái niệm và tác đợng của nền kinh tế thị trường.
• Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu về nền kinh tế thị trường của Việt Nam,
thông qua việc thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu, xử lí, phân tích các số
liệu và kiểm tra trong thực tiễn.
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Chương i: lý luận của học thuyết kinh tế mác lenin về hai phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư
Chương ii: thực trạng sản xuất giá trị thặng dư tại nước ta hiện nay
Chương iii: một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở nước ta hiện nay
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ MÁC
LENIN VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG
DƯ
Theo Mác, tư bản nẩy sinh từ tiền vào đầu thế kỷ XVI. Khi ơng phân
tích những hình thái kinh tế trong đó q trình lưu thơng hàng hố, thì tiền là
hình thái cuối cùng. "Sản vật cuối cùng ấy của lưu thơng hàng hố là hình thái
biểu hiện đầu tiên của tư bản. Xét về mặt lịch sử thì đâu đâu tư bản cũng đối
lập với sở hữu ruộng đất, trước tiên là dưới hình thái tiền, với tư cách là tài
sản bằng tiền, tư bản của thương nhân và tư bản cho vay nặng lãi... Lịch sử ấy
hàng ngày đang diễn ra trước mắt chúng ta. Khi mới xuất hiện lần đầu tiên
trên vũ đài, tức là trên thị trường, - thị trường hàng hoá, thị trường lao động
hay thị trường tiền tệ, - thì mỗi một tư bản bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng
tiền, số tiền này phải được chuyển hố thành tư bản thơng qua những q
trình nhất định". Sau đó Mác tiếp tục nghiên cứu những quá trình nhờ chúng
mà tiền biến thành tư bản, và trước hết ơng thấy rằng hình thức trong đó tiền
lưu thơng với tư cách là tư bản (T H T’), và một hình thức ngược lại với hình
thức trên, tiền lưu thơng với tư cách là vật ngang giá chung của các hàng hoá
(H-T-H’). Một người chủ hàng hố giản đơn thì bán để mua; anh ta bán cái
mà anh ta không cần dùng, và với tiền thu được, anh ta mua cái mà anh ta cần
dùng. Cịn nhà tư bản bắt tay vào cơng việc thì thoạt tiên mua cái mà bản thân
hắn không cần đến; hắn mua để bán, hơn nữa lại để bán đắt hơn, nhằm thu trở
lại giá trị của số tiền đã bỏ ra lúc ban đầu để mua, cộng với số tiền tăng thêm
nào đó, Mác gọi là giá trị thặng dư. Nhà tư bản sản xuất ra hàng hóa có giá trị
sử dụng, giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hóa, là vật mang tới giá
trị và giá trị thặng dư (T’>T). Đây cũng là quá trình nhà tư bản sử dụng hàng
hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư. Bởi thế mỗi sản
phẩm được làm ra đều được kiểm soát bởi nhà tư bản và thuộc sở hữu của nhà
tư bản. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của
mình, cơng nhân lao động làm thuê sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị
của chúng vào hàng hoá, bằng lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư. Như
vậy, giá trị thặng dư là giá rơi ra ngồi sức lao động do cơng nhân sáng tạo ra
và nhà tư bản chiếm không.
1.1. Tư bản và giá trị thặng dư
Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưng
hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dưtuyệt
đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi phương pháp đại 5 diện
cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những giai đoạn lịch
sử khác nhau của xã hội.
1.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày
công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó khơng thể vượt qua giới
hạn sinh lý của cơng nhân. Bởi vì, người cơng nhân cần có thời gian ăn, ngủ,
nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao
động gặp sự phản kháng gay gắt của giai cấp cơng nhân địi giảm giờ làm.
Khi độ dài ngày lao động khơng thể kéo dài thêm, vì lợi nhuận của mình, nhà
tư bản lại tìm cách tăng cường độ lao động của người cơng nhân. Vì tăng
cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động hơn trong một
khoảng thời gian nhất định. Nên tăng cường độ lao động về thực chất cũng
tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động hay
tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Phương
pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với việc phổ
biến sử dụng lao động thủ công và năng suất lao động thấp
1.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do
rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động
trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ
đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao
động, cường độ lao động vẫn như cũ. Điểm mấu chốt của phương pháp này là
phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm giá trị các tư
liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng
suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành
sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu
dùng.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư
bản phát triển. nhưng lúc đầu chỉ một số nhà tư bản làm được vì điều kiện
khoa học, kỹ thuật chưa cho phép. Khi đó, các nhà tư bản này tăng được năng
suất lao động nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi các nhà tư bản
đều cải tiến kỹ thuật, giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ khơng cịn. Tất cả sẽ thu
được giá trị thặng dư tương đối. Do đó giá trị thặng dư siêu ngạch là biến
tướng của giá trị thặng dư tương đối.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TẠI
NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Vấn đề bóc lột trong sản xuất và phân phối giá trị thặng dư
Ngày nay, với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá sản
xuất, sự cấu thành các nguồn sức lao động của quá trình sản xuất và sản xuất
ra giá trị thặng dư đã có sự thay đổi. Sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng
lớn, để thành công trong công việc kinh doanh, phải cần đến sự nỗ lực kinh
doanh, sự quản lý sản xuất tốt, và thế một người chủ kinh doanh ngày nay
khơng chỉ có đóng góp tài sản, tiền vốn mà cịn đóng góp sức lao động của
mình vào quá trình sản xuất. Sức lao động đó trực tiếp góp phần tạo ra giá trị
thặng dư. Do đó, phần thu nhập từ phân phối giá trị thặng dư do cơng sức đó
là chính đáng. Tài sản và tiền vốn có nguồn gốc từ lao động – là sản phẩm của
lao động – lao động vật hoá, hàm chứa chất mới của khoa học kỹ thuật và
công nghệ (là yếu tố của lực lượng sản xuất trực tiếp) đóng vai trị hết sức
quan trọng của q trình sản xuất. Tài sản và vốn là yếu tố thu hút sức lao
động, nếu khơng có tài sản và vốn nhà xưởng, máy móc, thiết bị, khơng có
việc làm với năng suất lao động cao, và theo đó cũng khơng có việc sản xuất
ra giá trị thặng dư. Vậy phần thu nhập của người chủ sở hữu vốn, theo vốn là
chính đáng, khơng liên quan đến bóc lột. Và hiện nay, ở nước ta cũng đang
thực hiện cách phân phối này, phân phối theo lao động và phân phối theo vốn,
tài sản và những đóng góp khác. Phân phối theo lao động là lấy lao động làm
thước đo, làm căn cứ để phân phối vật phẩm tiêu dùng cho người lao động
dựa trên nguyên tắc lao động ngang nhau thì hưởng ngang nhau, làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Với xu thế cổ phần hố trong sự hình thành và phát triển hệ thống
doanh nghiệp, theo đó có phần góp vốn của người lao động và người lao động
cũng được phân phối một phần lợi nhuận cho vốn – theo vốn của họ. ở trên là
các hình thức phân phối giá trị thặng dư chính ở nước ta, đó là lần phân phối
thứ nhất, nhưng để đạt được sự công bằng hơn trong xã hội (vì do cịn nhiều
yếu tố xã hội khác làm cho một số người thiệt thịi khơng thể tham gia lao
động hay góp vốn vào sản vào sản xuất…) cần phải có hình thức phân phối lại
qua các quỹ phúc lợi công cộng của xã hội và của tập thể. Nội dung của hình
thức phân phối này được biểu hiện ở việc: mọi cơng dân đều phải có nghĩa vụ
đóng thuế cho Nhà nước - Nhà nước là đại diện cho lợi ích của tồn dân, tồn
xã hội - Nhà nước trích một phần ở trong ngân sách thu từ thuế lập quỹ phúc
lợi xã hội, mọi công dân và những người thuộc diện chính sách xã hội được
nhận phân phối từ quỹ phúc lợi xã hội này; đối với các doanh nghiệp phải
trích một phần lợi nhuận của mình lập quỹ phúc lợi tập thể của doanh nghiệp,
mọi thanh viên trong doanh nghiệp đó được hưởng từ quỹ phúc lợi tập thể
này; nguồn phân phối từ quỹ phúc lợi xã hội và tập thể đối với những người
được hưởng có những khoản khơng phải trả bằng tiền nhưng cũng có những
khoản phải trả bằng tiền.
Và như thế, hiện nay, chúng ta có 3 hình thức phân phối chính là: Phân
phối theo lao động; phân phối theo vốn tài sản và những đóng góp khác; phân
phối thơng qua quỹ phúc lợi công cộng của xã hội và tập thể. Như vậy, đối
với người lao động, họ sẽ không trực tiếp được hưởng ngay một lúc toàn bộ
giá trị mà họ đã sáng tạo ra, mà họ sẽ được hưởng gián tiếp từ từ thông qua
các quỹ phúc lợi hay các hàng hố cơng cộng.
2.2. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Theo lý luận giá trị thặng dư của Mác, máy móc khơng tạo ra giá trị
thặng dư, nhưng nó tạo điều kiện để tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị
cá biệt của hàng hố thấp hơn giá trị của thị trường, nhờ đó mà giá trị thặng
dư tăng lên. Vì thế, vấn đề áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là sự
vận dụng lý luận giá trị thặng dư.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu đối với nông nghiệp, nông thôn, nhiều giống cây trồng, vật
ni mới có giá trị kinh tế cao đã được sử dụng, nhiều công nghệ mới đã
được đưa vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng và
sức cạnh tranh của nông sản. Hàng năm, khoa học cơng nghệ đã góp phần tạo
ra trên 30% giá trị tổng sản lượng lương thực cả nước.
Đối với công nghiệp, nhất là trong ngành công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật của thế giới và đã
thực hiện được đúng theo chủ trương “đi trước đón đầu” của Đảng ta. Với các
lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp, việc sử dụng các máy móc hiện đại
vào sản xuất cũng được đẩy mạnh, góp phần tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp
lên 14,9% (năm 2015).
2.3. Khuyến khích đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, nguồn vốn đầu tư luôn được quan tâm
hàng đầu. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương nhằm khuyến khích và
thu hút nguốn vốn đầu tư từ cả trong nước và nước ngồi.
Về khuyến khích đầu tư trong nước, việc công nhận và phân định rõ 6
thành phần kinh tế, cũng như ban hành luật doanh nghiệp nhằm thu hút vốn
trong các thành phần kinh tế, đồng thời với chủ trương tự do trong kinh
doanh, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành cũng có sự chuyển dịch. Từ năm 1991,
nguồn vốn đầu tư trong nước
Đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi, chúng ta cũng có nhiều
thành tựu. Ta đã tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
ngày càng lớn, từ năm 1993, chúng ta đã bình thường hố quan hệ với các
định chế tài chính, và nhờ đó, nguồn ODA của IMF, WB, ADB, nhật bản…
được khai thác và không ngừng tăng. Cho đến nay, tổng mức cam kết tài trợ
là13,04 tỷ USD, trong đó vốn đã được ký là gần 10 tỷ USD và số vốn đã giải
ngân tới cuối 1999 là gần 6 tỷ USD. Riêng tại hội nghị nhóm tư vấn lần thứ 7
tại Hà Nội tháng 12 năm 1999, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho
Việt Nam 2,15 tỷ USD cùng với 700 triệu USD để giúp Việt Nam đẩy mạnh
quá trình đổi mới kinh tế. Nhà nước đã ban hành “luật đầu tư nước ngồi”, có
nhiều điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và bằng nhiều nỗ
lực to lớn đã thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngồi
(FDI). Cho đến hết 2000, đã có 66 nước và vùng lãnh thổ với nhiều công ty,
tập đoàn lớn đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Với 3265 dự án được cấp giấy
phép, vốn đăng ký trên 38,6 tỷ USD và vốn thực hiện trên 15 tỷ USD, nguồn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, đóng góp
khoảng trên 13,3 GDP. 7% thu ngân sách, gần 35% giá trị sản lượng công
nghiệp, trên 23% kinh ngạch xuất khẩu và thu hút gần 30 vạn lao động trực
tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác.
Trong cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành ta thấy, vốn đầu tư thuộc
kinh tế nhà nước phần lớn dành cho ngành dịch vụ từ 51,02% năm 1999 lên
51,45% năm 2001, vốn đầu tư cho công nghiệp giảm từ 36,13% năm 1999
xuống 35,81% năm 2001. Còn cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành của kinh tế
ngồi quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã có những chuyển
biến tích cực, tỷ trọng vốn đầu tư dành cho công nghiệp và nông nghiệp
không ngừng tăng lên, vốn đầu tư dành cho ngành dịch vụ giảm từ 45,83%
năm 1999 xuống 44,04% năm 2001. Hiện nay, Chính phủ đã quan tâm đầu tư
cho hệ thống thơng tin liên lạc theo trình độ tiên tiến của thế giới, đây là một
chủ trương đúng đắn của Chính phủ, sự phát triển của ngành tơng tin liên lạc
sẽ là một trong những tiền đề để phát triển kinh tế xã hội.
Tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng hoạt động đầu tư vẫn còn
nhiều hạn chế: Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành dịch vụ vẫn quá cao, trong khi
công nghiệp và nông nghiệp chưa được đầu tư một cách thoả đáng. Bởi phát
triển dịch vụ sẽ không tạo ra được thế mạnh căn bản cho chúng ta trên thị
trường quốc tế. Muốn tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường quốc tế, thì
chúng ta phải có những sản phẩm hàng hố mang thương hiệu Việt Nam, vì
thế phải phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nhằm nâng cao sức mạnh
cho công nghiệp; Hiệu quả của vốn đầu tư cịn thấp và khơng ổn định.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG LÝ LUẬN
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Phát triển thị trường lao động với tư cách là một yếu tố đầu vào quan
trọng của q trình sản xuất, theo đó cung về lao động phải đáp ứng cầu về
lao động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Để phát triển thị trường sức lao động ở nước ta cịn cần phải nhanh
chóng cải cách chế độ tiền lương, chế độ tiền lương mới cần phải có sự phân
biệt đáng kể về thu nhập trên cơ sở lấy hiệu quả lao động làm chính, phân biệt
giữa người làm ít với người làm nhiều, giữa lao động phức tạp với lao động
giản đơn. Sự phân biệt này góp phần thúc đẩy q trình tự nâng cao chất
lượng lao động đối với mỗi người lao động, khuyến khích người lao động bán
sức lao động của họ ở những nơi có mức tiền lương cao. Mặt khác vẫn phải
duy trì những ưu đãi xã hội và thực hiện tốt vấn đề bảo hiểm xã hội…
+ Cần phải chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, phù hợp với mục tiêu
cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Tăng cả về số lượng và chất lượng của lao động trong ngành công
nghiệp, giảm về số lượng lao động trong ngành nông nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp. Cải cách phương pháp đào tạo, gắn việc dạy lý
thuyết với thực hành, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Nhằm tăng lao động lành nghề, lao động có tri thức để tiếp nhận kỹ thuật,
công nghệ mới. Tăng nhanh tỷ lệ lao động chất xám, lao động có kỹ thuật.
+ Thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại lao động, để đáp ứng nhu
cầu trên thị trường sức lao động, đồng thời phải đảm bảo cơ hội bình đẳng về
việc làm cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với
nhà trường trong việc đào tạo.
+ Đối với các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc việc tổ chức
khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân, đặc biệt là với những ngành nghề lao
động trong môi trường độc hại.
3.2. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế và giữ vững định
hướng XHCN
+ Cần tiến hành phân cấp quản lý nhà nước, đặc biệt là việc phân cấp
quản lý nhà nước về kinh tế. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà
nước, tránh sự quản lý chồng chéo, gây ra sự phiền hà đối với việc kinh doanh
của các doanh nghiệp. Nhất là, trong việc quản lý đăng ký kinh doanh của các
doanh nghiệp, hiện nay cịn có nhiều cơ quan thuộc các cấp khác nhau quản lý
việc đăng ký kinh doanh, gây tình trạng lộn xộn, khiến việc nắm về số lượng,
việc kiểm tra giám sát việc kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn. Cần
phải quy định riêng một cơ quan làm công việc này.
+ Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn đầu tư còn nhiều bất cập như:
khơng theo kịp địi hỏi của thực tiễn đặt ra, lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, giám
sát việc thực hiện nguồn vốn đầu tư, gây những hiện tượng lãng phí, tham
nhũng… Vì vậy, phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư bằng
cách: nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ về quản lý hoạt động đầu tư
cho các cán bộ chuyên trách. Thường xuyên kiểm tra trình độ của các cán bộ
này. Khi giải quyết bất kỳ một vấn đề gì của hoạt động đầu tư, một mặt phải
dựa trên ý kiến, nguyện vọng, lực lượng, tinh thần chủ động, sáng tạo của các
đối tượng bị quản lý , mặt khác phải có một trung tâm quản lý tập trung và
thống nhất với mức độ phù hợp, khơng quan liêu, có sự phân cấp trog việc
quản lý hoạt động vốn đầu tư.
+ Kiện tồn hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô để nâng
cao năng lực quản lý của Nhà nước. Hệ thống pháp luật phải thông thoáng,
thống nhất, một mặt phải bảo đảm việc trả lương tương xứng cho người lao
động (và việc mua bảo hiểm xã hội cho người lao động) của các doanh
nghiệp, mặt khác phải định hướng dư luận, bảo vệ những người có thu nhập
cao chính đáng. Các chính sách kinh tế vĩ mô, phát huy đúng tác dụng điều
tiết nền kinh tế, tránh những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường,
khuyến khích sản xuất phát triển…
+ Hiện nay, chúng ta đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân, nghĩa là nền kinh tế ở
nước ta vẫn cịn bóc lột ở mức độ nào đó. Để giảm sự tiêu cực đó, nhà nước
cần thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế
(hay phân phối theo mức độ đóng góp); phải thực hiện tốt các chính sách xã
hội như phúc lợi xã hội, các ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội…
+ Bên cạnh những ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh của các doanh
nhân nước ngoài hiện nay ở nước ta, cũng cần phải xây dựng hoàn chỉnh và
thực hiện nghiêm túc hơn luật kinh doanh đối với những doanh nhân này,
tránh tình trạng coi thường pháp luật Việt Nam của những người này.
+ Trong các doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng cường sự hoạt động
của các tổ chức, đồn thể Đảng, Cơng dồn, đồn thanh niên… để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của cơng nhân.Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp liên
doanh, hay các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, cần nâng cao
năng lực hoạt động cũng như tư cách đạo đức của những người làm cơng tác
cơng đồn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm hội nhập, mở của thị trường, nên kinh tế Việt Nam đã
đạt được những tựu to lớn . Những thành tựu đó là kết quả của việc vận dụng
hiệu quả phương pháp sản xuất thăng dự trong hoạt động kinh tế. Tạo điều
kiện cho nền sản xuất hàng hóa tự do phát triển trong một nền kinh tế thị
trương đinh hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy hiện nay ở nước ta, mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói
chung và lý luận giá trị thặng dư nói riêng có sự thay đổi. Nếu trước đây, mục
đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là để phê phán phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, tìm ra bản chất bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản cổ
điển và xu hướng thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội tốt đẹp hơn, thì
giờ đây, bên cạnh mục đích như trước, chúng ta cịn có mục đích nghiên cứu,
khai thác học thuyết giá trị thặng dư với tư cách là một hệ thống lý luận
phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Qua phân tích một
số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên chúng ta vẫn tiếp tục
khẳng định rằng học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và
địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương pháp luận để nhận
thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó cịn là cơ sở lý luận cho
sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Bảng 4.10, trang 273, trong Trần Văn Thọ chủ biên (2000), Kinh tế
Việt Nam 1955-2000: Tính tốn mới, phân tích mới, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.)
( />( /> />Inflation_Vietna m_1976-1986_%28Retail_price%29.png
/>chongduhring/phan_22.htm)
( )
( />( />( />