Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cho thành phố Vinh giai đoạn 2009 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.75 KB, 63 trang )

Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thành phố Vinh là đô thị đang phát triển mạnh mẽ với những thành tựu
trong việc phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. Ngày 30 tháng 09
năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 239 phê duyệt Đề án xây
dựng Vinh thành đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Đây là một sự kiện cực
kỳ quan trọng, đánh dấu bước đổi mới nâng cấp về quy mô và chất lượng của
thành phố trong giai đoạn mới.
Ngày 05 tháng 09 năm 2008 đã trở thành lịch sử đối với thành phố Vinh khi
đúng vào ngày này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1210 về
việc chính thức công nhận thành phố Vinh là Đô thị loại I trực thuộc tỉnh
Nghệ An. Từ đây diện mạo thành phố đã được nâng lên một tầm cao mới
đồng thời cho thấy sự nghi nhận kịp thời của TW đối với các nỗ lực của cả
thành phố.
Với thực tiễn của thành phố cũng như của Đất nước ta hiện nay ( đang ngày
một phát triển, hội nhập ) thì việc Vinh nhận được nhiều nguồn đầu tư từ ngân
sách là điều tất yếu, vấn đề quản lý để các nguồn vốn đó phát huy hiệu quả trở
nên rất cần thiết, do đó em xin chọn đề tài thực tập tốt nghiệp của em là về
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cho thành phố Vinh
giai đoạn 2009 – 2010
II. Phương pháp và giới hạn nghiên cứu của đề tài
1. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua các kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm mà em đã thu được ở
nhà trường và ở đơn vị em đang thực tập ( Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh
thổ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu Tư ) cũng như từ các nguồn thông tin khác.
1
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào nguồn ngân sách do thành phố Vinh quản lý để từ
đó tìm ra các giải pháp, các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý giúp


ích cho việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở thành phố Vinh
giai đoạn 2009 – 2010.

2
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
I. Ngân sách
1. Các khái niệm
1.1 Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2 Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ
chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.
1.3 Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước;
chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
2. Vai trò của thành phố trực thuộc tỉnh trong quản lý ngân sách nhà nước
Thành phố trực thuộc tỉnh, mà cụ thể là Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý ngân sách nhà
nước ở thành phố, cụ thể là:
a. Vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố có vai trò như sau:
- Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp

mình theo các chỉ tiêu quy định ; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương
3
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định và
báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
- Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân thành
phố phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp.
- Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính -
ngân sách.
- Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định
giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm
vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân
chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia;
quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một
số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định 5. Tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân
sách nhà nước trên địa bàn.
- Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố
Hội đồng nhân dân thành phố có vai trò như sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình
hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu
viện trợ không hoàn lại; Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các
khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương
được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung
từ ngân sách cấp trên; Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân
sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh

vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ
4
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ.
- Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: Tổng số và mức chi
từng lĩnh vực; Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp
mình theo từng lĩnh vực; Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp
dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu.
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
- Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân
sách địa phương.
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết.
- Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết
định.
- Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách
của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái
với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
II. Quản lý ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh
1. Mục tiêu cuả quản lý ngân sách
Mục tiêu của quản lý ngân sách nhà nước là để quản lý thống nhất nền tài
chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ
luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích lũy
để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, đối ngoại, bảo vệ môi trường.


5
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
2. Nguyên tắc quản lý ngân sách
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền
hạn với trách nhiệm.
3. Nội dung quản lý ngân sách
3.1 Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là để tạo nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển
kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, đối
ngoại cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay chúng ta có các nguồn
sau để thu ngân sách nhà nước:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các
khoản phí, lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của
pháp luật, gồm: Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; Thu hồi
tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước
vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về
thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy
định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
- Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nước.
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
6
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền
bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước
thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định
này.
- Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di
sản nhà nước được hưởng; Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ
các khoản phạt, tịch thu; Thu hồi dự trữ nhà nước; Thu chênh lệch giá, phụ
thu; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân
sách năm trước chuyển sang; Các khoản thu khác.
3.2 Chi ngân sách
Nguồn vốn chi từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 20% trong tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển của đất nước ta, tuy nhiên nó lại đóng vai trò rất
quan trọng bởi nó là công cụ để Nhà nước ta thực hiện các quy hoạch, các
chích sách cũng như định hướng đường lối phát triển, bảo vệ an ninh quốc
phòng cho toàn đất nước. Chi ngân sách nhà nước gồm:
- Chi đầu tư phát triển về: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp
vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự
tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung dự trữ nhà
nước; Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
nhà nước; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y

tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và
7
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; Quốc
phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Phần
chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;
Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của
pháp luật.
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức
ngoài nước.
- Chi cho vay của ngân sách trung ương.
- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị
định này.
- Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
- Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách
năm sau.
3.3 Trình tự lập, xét duyệt và quyết toán ngân sách
Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm
của ngân sách các cấp đưược quy định như sau:
- Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân
sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng

của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
- Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ
ban nhân dân xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời Uỷ ban nhân
dân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân
dân xã phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách
gửi Phòng Tài chính huyện.
- Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã;
lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách
huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu,
chi ngân sách cấp xã) trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét gửi Sở Tài
chính - Vật giá; đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân
dân cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê
chuẩn, Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài
chính - Vật giá.
- Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước
phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; lập quyết
toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm:
quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện
và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn,
Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo
quyết toán thu, chi ngân sách địa phương; lập quyết toán thu, chi ngân sách
trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (bao
gồm quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và quyết toán thu, chi ngân

sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng
9
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH Ở
THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2005 -2008
I. Tổng quan về thành phố Vinh
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Vinh
Thành phố Vinh đã có một lịch sử hình thành tương đối lâu. Năm 1788
vua Quang Trung đã cho xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô tại đây.
Năm 1898 vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh. Trước năm 1945
Vinh - Bến Thuỷ đã là một trung tâm công nghiệp, thương mại, giáo dục của
vùng Bắc Trung Bộ. Tại Vinh có khu vực thành cổ xây theo kiểu Vauban, nhà
máy xe lửa, nhiều xí nghiệp nhỏ, một cảng sông và một khu buôn bán sầm
uất. Vinh còn là cái nôi của phong trào Cách mạng, trong các cuộc chiến tranh
giữ nước Vinh cùng với tỉnh Nghệ An luôn kiên cường, đi đầu trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Vị trí đặc biệt về kinh tế, chính trị văn hóa của thành phố Vinh ở vùng
Bắc Trung Bộ và rộng hơn, của cả nước đã được biết đến từ lâu và gần đây
được thể hiện rõ nét hơn trong một loạt các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Thành phố Vinh được quyết định thành lập năm 1963 TP và được công nhận
đô thị loại II năm 1993 theo Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 13/8/1993 của
Thủ tướng Chính phủ; Tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị Việt Nam, thành phố Vinh đã được xác định là đô thị trung tâm
của Vùng Bắc Trung Bộ; Ngày 30 tháng 09 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ
ký Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án đưa thành phố Vinh trở
thành Trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ; Năm 2008 thành
10

Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
phố Vinh được công nhận là đô thị loại I; ngày 17 tháng 4 năm 2008 Chính
phủ ban hành Nghị định số 45/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính
các huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc để mở rộng địa giới hành chính thành
phố Vinh lên 104,96 km2 và Ngày 09 tháng 3 năm 2009 Chính phủ ra Quyết
định số 324/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chính quy hoạch chung xây dựng
thành phố Vinh đến năm 2025 với diện tích lên tới 250km2. Tuy nhiên, để
thực sự trở thành Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa khu vực Bắc Trung
Bộ, thành phố Vinh cần phải có thời gian và một lộ trình xây dựng tiềm lực
kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa đủ mạnh, một cơ câu kinh tế đủ hoàn
thiện, có khả năng làm động lực thúc đẩy, lôi cuốn các địa bàn lân cận phát
triển. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, bối cảnh quốc tế và trong nước
chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, nhiều cơ hội mới mở ra, song cũng không ít
những thách thức lớn đối với tương lai phát triển của thành phố. Đặt biệt,
thành phố Vinh còn phải đi đầu trong việc thực hiện Quy hoạch Tổng thể phát
triển kinh kế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt ngày 28/12/2007 tại Quyết định 197/2007/QĐ-TTg.
2. Vị trí địa lý kinh tế
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh
Nghệ An, đồng thời cũng là Trung tâm kinh tế, Văn hóa của khu Bắc Trung
Bộ với quy mô diện tích 104,96 km
2
(bao gồm diện tích thành phố Vinh trước
ngày 1/7/2008 và phần diện tích sáp nhập 3115,63 ha từ huyện Nghi Lộc,
626,91 ha từ huyện Hưng Nguyên), dân số 290 ngàn người (2008) mật độ dân
số trung bình là 2.753 người/km
2
. Dự kiến đến năm 2020 thành phố Vinh sẽ
có diện tích khoảng 250 km2, được giới hạn: Phía Bắc đến Đường Nam Cấm
và sát biển biển Đông; phía Nam đến sông Lam và đường tránh thành phố

Vinh, phía Tây đến xã Nam Giang và sông Kè Gai, phía Đông giáp sông
Lam đến Cửa Hội và biển Đông. Về hành chính thành phố Vinh sẽ có 25 đơn
vị trực thuộc gồm 16 phường Bến Thủy, Cửa Nam, Đông Vĩnh, Đội Cung, Hà
11
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hứng Phúc , Lê Lợi, Lê Mao,
Quán Bàu, Quang Trung, Trường Thi, Trung Đô, Vĩnh Tân và 9 xã Nghi Phú,
Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng Hòa, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân, Nghi
Đức, Hưng Chính.
Đối với bên ngoài thành phố Vinh tiếp giáp:
+ Phía Bắc với huyện Nghi Lộc
+ Phía Tây với huyện Hưng Nguyên
+ Phía Nam với tỉnh Hà Tĩnh
+ Phía Đông với biển Đông.
Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 295km (về phía bắc) và cách
Huế 350km; Đà Nẵng 472km; thành phố Hồ Chí Minh 1447 km (về phía
Nam).
Thành phố Vinh nằm ở trung độ của cả nước trên trục giao thông quan
trọng xuyên Bắc - Nam, giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
hai trung tâm kinh tế phát triển lớn nhất của cả nước, là nơi giao thoa giữa
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Nam-Bắc.
Từ Vinh có thể dễ dàng đi các địa điểm nổi tiếng khác như thị xã du lịch
biển Cửa Lò (15km); Kim Liên, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12km);
Tiên Điền, Nghị Xuân - quê hương đại thi hào Nguyễn Du (10km) cùng với
các địa danh nổi tiếng khác ở quanh vùng và có thể đi Lào (qua ba cửa khẩu:
Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan.
Trong thời gian tới, khi đường bộ, đường sắt cao tốc được xây dựng và đi
vào hoạt động, sẽ rút ngắn thời gian đi từ Vinh đi các trung tâm phát triển lân
cận và trong cả nước, đồng thời hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Vinh với
các địa bàn khác trong tỉnh sẽ được hoàn thiện, phong phú hơn, tạo điều kiện

thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội của Vinh cũng như của tỉnh Nghệ An nói chung.
Vị trí địa lý của thành phố, hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại cũng
12
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
như các hạng mục hạ tầng kinh tế và xã hội khác ngày càng được hoàn thiện
đang và sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, đảm bảo các điều kiện phát triển thuận lợi cho việc phát triển kinh tế –
xã hội của Vinh, kết nối kinh tế Vinh với kinh tế của tỉnh và cả nước, đẩy
nhanh quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực theo xu thế phát triển
chung hiện nay.
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trên thành phố
giai đoạn 2005 – 2008
Quy mô kinh tế thành phố Vinh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm
gần đây. Năm 2008, GDP tính bằng giá so sánh 94 đạt 3401 tỷ đồng, tăng
16% so với năm 2007 và 2,8 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2005 đạt 11,9%/năm. Năm 2008 tăng
16% so với năm 2007. Bình quân 3 năm đầu kế hoạch 5 năm 2006-2008 là
16,93%/năm, vượt gần 3% so với mục tiêu Đại Hội .
Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của thành phố Vinh, khu vực công
nghiệp và dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là công nghiệp. So
với năm 2000, GDP công nghiệp và XD năm 2005 tăng 1,9 lần và năm 2008
tăng 3,8 lần. Về tỷ lệ đóng góp, mặc dù giảm nhưng tỷ lệ đóng góp cho tăng
trưởng trong 8 năm qua 2001-2008 của khu vực dịch vụ luôn luôn duy trì ở
cao là 55-56%, công nghiệp –xây dựng 43-44, còn lại trên dưới 1% do khu
vực nông lâm ngư nghiệp. Đối với Tỉnh, nếu tỷ lệ đóng góp của Vinh cho
tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng từ 23% năm 2001-2005 lên 34% năm 2008,
thì của riêng khu vực dịch vụ đối với dịch vụ toàn tỉnh đã tăng tương ứng từ
41,6% lên 46%, công nghiệp xây dựng từ 19,8% và 31% trong cùng thời kỳ.
Như vậy, tuy nhỏ hơn nhưng sự đóng góp của công nghiệp-xây dựng đang có

xu thế ngày một tăng.
13
Lờ Quc Vinh QLKT47B Chuyờn thc tp
Biu 1: Quy mụ v tng trng kinh t
Cỏc ch tiờu kinh t 2000 2005 2007 2008
Nhp tng bỡnh quõn
(%)
2001-
2007
2001-
2008
2006-
2008
GTGTss94 (t ng) 1214.123 2127.4 2931.0 3401.0 11.87 13.74 16.93
- Nụng lõm-ng 40.05 47.1 72.0 76.0 3.30 8.34 17.29
- CN+ XD 447.165 839.8 1218.0 1438.0 17.01 17.99 19.64
- Dch v 726.908 1240.5 1641.0 1887.0 9.41 11.48 15.01
GTGThh (t ng) 1563.6 3448.1 5211.0 6260.0
- Nụng lõm-ng 53.466 79.7 173.0 194.0
- CN+ XD 546.071 1294.3 2008.0 2440.0
- Dch v 964.064 2074.1 3030.0 3626.0
GTGTss94/ng (tr.
ng)
5.6 8.9 11.9 11.7
GTGT hh/ng (tr.ng) 7.2 14.4 21.2 21.6

Hng hoỏ ca Vinh ó bt u thõm nhp mnh vo th trng th gii v
khu vc. Trong 7 nm 2001-2007 kim ngch xut nhp khu ca Vinh.
Tỷ trọng các khu vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
0

10
20
30
40
50
60
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ đóng góp(%)
0
50
100
150
200
250
300
Chỉ số tăng trưởng
2000=100%
Dịch vụ CN-XD NLN Chi số tăng trưởng

C cu kinh t ca thnh ph trong nhng nm qua ó chuyn dch theo
hng tớch cc, tng dn t trng cỏc nghnh cụng nghip -xõy dng v gim
t trng dch v, nụng- lõm - ng nghip.
+ Cụng nghip - xõy dng t 29% nm 1990 lờn 39% nm 2008
+ Dch v t 64,5% nm 1990 gim xung cũn 57,9% nm 2008
+ Ngnh nụng nghip t 6,5% nm 1990 gim xung cũn 3,1% nm 2008
14
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có
sự chuyển dịch đáng kể, giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể, tăng
dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, đồng thời xuất hiện thêm thành phần kinh

tế tư nhân, các thể đồng thời xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
Biểu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh
Đơn vị: %
2000 2005 2006 2007 2008
Cơ cấu kinh tế GTTT(giá thực tế) 100 100.0 100.0 100.0 100.0
- Công nghiệp - xây dựng 31.0 37.5 38.5 38.9
39.0
- Dịch vụ 65.6 60.2 59.6 59.5
57.9
- Nông, lâm, ngư nghiệp 3.4 2.3 1.9 1.6
3.1
Sự giảm nhẹ về tỷ trọng của khu vực dịch vụ không phải do vai trò của nó
giảm mà đã có sự chuyển dịch và cơ cấu trong nội bộ khu vực này. Từ năm
2000 bắt đầu giảm dần do sự phát triển lấn lướt của khu vực công nghiệp và
dịch vụ, năm 2007 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chỉ còn 1,6%.
ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ thêi kú 2001-2008
(%)
3.4 2.3
1.9
3.1
31
37.5 38.5
39
65.6
60.2 59.6
57.9
0%
20%
40%

60%
80%
100%
2000 2005 2006 2008
NLN CN+XD DV
Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có
sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường, tỷ
trọng kinh tế nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh
tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Số doanh nghiệp mới
thành lập trên địa bàn thành phố tăng bình quân 20-25%. Chỉ trong 3 năm
2005-2008 số doanh nghiệp đã tăng gấp 1,7 lần từ 1928 doanh nghiệp năm
15
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
2005 lên 3182 doanh nghiệp năm 2008.
Để có cái nhìn rõ hơn về tình hình kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở
thành phố Vinh, xin xem các thống kê dưới đây:
3.1 Về kinh tế - xã hội
a. Về mặt kinh tế
Công nghiệp:
Thành phố Vinh từ lâu nổi tiếng là trung tâm công nghiệp của cả
nước, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 1573 tỷ đồng (giá so sánh 94),
tăng trưởng bình quân 17-18%/năm trong bẩy năm 2001-2007. Tỷ trọng trong
cơ cấu nền kinh tế năm 2007 chiếm 39%. Số lượng doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế ngoài quốc doanh tăng bình quân hàng năm 17%.
- Thành phố hiện có 5 khu và cụm công nghiệp trong đó: 1 khu công
nghiệp lớn là KCN Bắc Vinh diện tích 60,16 ha, đã được lấp đầy và tạo việc
làm cho hơn 1.548 lao động; 3 cụm công nghiệp (Đông Vĩnh, Nghi Phú,
Hưng Lộc) đã được lấp đầy với diện tích 24,9 ha, các doanh nghiệp đã đi vào
sản xuất ổn định và phát triển. Dự án cụm công nghiệp nhỏ Hưng Đông đang
triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật để các doanh nghiệp vào SXKD.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn thành phố cơ bản
là công nghiệp sạch; những cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã và đang được di
chuyển ra các khu công nghiệp tập trung. Các doanh nghiệp đã thực hiện cổ
phần hoá, tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị, công nghệ,
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, như: bia, dầu ăn tinh luyện, dệt
may, cơ khí, gỗ mỹ nghệ, xay xát bột mỳ, phân vi sinh NPK, da chế biến...
Các sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài được đánh giá có chất lượng cao:
thuỷ hải sản, dệt may, chế biến gỗ, dầu ăn tinh luyện, bột đá siêu mịn...
- Số lượng các doanh nghiệp, các hợp tác xã phi nông nghiệp ngày
càng phát triển, chỉ riêng năm 2007 đã có 423 doanh nghiệp mới được thành
lập, đưa tổng số doanh nghiệp lên 2.943 đơn vị.
16
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, góp phần
quan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Công
tác du nhập, đào tạo nghề cho người lao động được khuyến khích và tạo điều
kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 2 làng nghề chiếu cói ở Hưng
Hoà được công nhận, các nghề khác tiếp tục được duy trì, phát triển, như: nghề
thêu ren, móc đan sợi xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu, mộc mỹ nghệ…
Công nghiệp quốc doanh đã hình thành được một số doanh nghiệp có
quy mô hoạt động rộng trong các lĩnh vực, được đầu tư về trang bị, chất
lượng sản phẩm được nâng lên ,có khả năng xuất khẩu...Công nghiệp ngoài
quốc doanh ,đa số là các cơ sở có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn
chế ...phát triển tập trung vào các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sửa
chữa cơ khí, chế biến đồ mộc.
Dịch vụ
Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao.
Hàng hoá ngày càng phong phú bao gồm sản phẩm hàng hóa trên địa bàn,
sản phẩm thu hút từ các vùng miền khác trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ
Lào qua các cửa khẩu và hàng hoá từ các nước khác qua các cảng: Cửa Lò,

Lạch Quèn, Bến Thủy. Từ thành phố Vinh, hàng hóa được phân phối tới các
trung tâm thương mại lớn của khu vực như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng
Bình, Quảng Trị, các trung tâm thương mại cấp huyện khác của tỉnh Nghệ An
và đi các nước: Lào, Trung Quốc... Hoạt động thương mại của TP. Vinh đã có
sức chi phối trong vùng Bắc Trung bộ. Giá trị gia tăng dịch vụ thương mại-
du lịch năm 2007 đạt 1.639,6 tỷ đồng, tăng 15,0% so với 2006, cho thấy khu
vực dịch vụ thương mại của TP.Vinh khá phát triển, là tiền đề để trở thành
trung tâm dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 8 siêu thị, trong đó có 3 siêu
thị kinh doanh tổng hợp với trên 2.000 mặt hàng các loại về điện tử, điện
máy, hàng tiêu dùng.., 5 siêu thị chuyên doanh các mặt hàng sách, đồ gỗ mỹ
17
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
nghệ, xe máy, quần áo.
Hệ thống mạng lưới chợ được quy hoạch và tiếp tục đầu tư nâng cấp,
hoạt động có hiệu quả. Dự án chợ Vinh sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp
ứng được chức năng là đầu mối bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu của tỉnh
Nghệ An và khu Bắc Trung Bộ. Các chợ khu vực được phân bố hợp lý, bình
quân mỗi phường, mỗi xã đều có ít nhất 1 chợ để đáp ứng nhu cầu trao đổi
mua sắm tại chỗ của nhân dân, cũng như việc tiêu thụ hàng nông sản của
Nghệ An và cung cấp cho các huyện trong tỉnh. Thành phố đang thực hiện đề
án chuyển đổi hình thức quản lý chợ theo tinh thần: tư nhân, HTX hoặc doanh
nghiệp đầu tư, quản lý chợ.
- Số hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh, từ 8.600 hộ
năm 2000 lên 17.000 hộ năm 2005. Riêng năm 2007 cấp phép mới cho 1.090
hộ kinh doanh, đưa tổng số hộ kinh doanh lên 20.450 hộ. Các phố chuyên
doanh trên địa bàn đang dần được hình thành và phát triển.
Thành phố Vinh là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của
tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ; trong những năm qua, các cơ sở phục vụ du lịch
tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2002 toàn thành phố

có 38 khách sạn với 1.051 phòng, 2.273 giường, trong đó có 2 khách sạn 3
sao, 3 khách sạn 2 sao; năm 2007 trên địa bàn thành phố có 80 khách sạn với
2.254 phòng, 4.303 giường, trong đó có 4 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao,
giải quyết việc làm cho 1.821 lao động.
- Hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch đã được quan tâm quy hoạch và
đầu tư xây dựng. Đến nay, Vinh đã có 4 khu du lịch và công viên được quy
hoạch và đang triển khai xây dựng, đó là: khu du lịch núi Quyết - Bến Thủy,
quy mô 156 ha với trung tâm là đền thờ vua Quang Trung và hệ thống giao
thông núi Quyết đang được đầu tư hoàn chỉnh; khu vui chơi giải trí du lịch hồ
Cửa Nam có quy mô 14 ha đang được huy động đầu tư; Công viên trung tâm
có quy mô 42 ha gắn với quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh thu hút
18
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
được nhiều khách du lịch tham quan; Công viên Thành cổ gắn với bảo tồn di
tích Thành cổ Vinh đang điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
Các di tích lịch sử, văn hóa khác được đầu tư bảo tồn và khôi phục.
- Hình thành các tour du lịch từ Vinh đến các vùng trong tỉnh và các
tỉnh lân cận, Vinh đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Singapo, Philipin,
Inđônêxia, Nhật Bản… bằng đường bộ và đường hàng không.
- Tổng lượng khách du lịch tăng nhanh, năm 2005 là 419.179 lượt
khách, trong đó khách quốc tế là 10.256; Năm 2007 là 9.11.086 lượt khách
(trong đó khách quốc tế là 46.300). Thời gian lưu trú bình quân tại Vinh tăng
dần qua các năm, bình quân khách lưu trú năm 2003 là 1,38 ngày/khách, năm
2007 là 1,65 ngày/khách.
Nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm
quốc nội (1,9%GDP). Trong những năm qua, nông nghiệp của thành phố phát
triển theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lương thực sang sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, đồng thời đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hình thái vùng rau an toàn, hoa

cây cảnh, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất nông - lâm -
ngư nghiệp năm 2008 đạt 116 tỷ đồng ( theo giá so sánh 1994) tăng 6 tỷ đồng
so với năm 2007 và gần 37 tỷ đồng so với năm 2005. Số liệu cụ thể của các
ngành trong nông nghiệp như sau:
- Trồng trọt : giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 đạt 22.499
triệu đồng (giá so sánh 94), giảm gần 7,5% so với năm 2005. Cây lương thực
đạt giá trị sản xuất cao nhất là 10.389 triệu đồng, cây thực phẩm đạt 6.928,8
triệu đồng, cây công nghiệp đạt 2.783 triệu đồng, cây ăn quả đạt 350 triệu
đồng, cây khác đạt 2.161 triệu đồng ,sản phẩm phụ trồng trọt 985 triệu đồng,
thấp nhất là những cây chất bột chỉ đạt 89 triệu đồng. Sản lượng lương thực
có hạt đạt 6.902 tấn, năng suất bình quân đạt 5,4 tạ/ha.
19
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
- Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 33.897 triệu đồng.
Điểm đáng chú ý hiện nay là sự cố gắng chuyển từ chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ
sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với hình thức các trang trại.
Tổng số đàn gia súc của thành phố có 25.468 con lợn trong đó tổng số đàn
trâu là 1.115 con, đàn bò là 4.295 con và đàn lợn là 20.058 con. Chăn nuôi
trâu bò có chiều hướng giảm, chỉ phát triển ở vài nơi có điều kiện (ven sông,
ven đê...) chăn nuôi gia súc gia cầm những năm gần đây do có dịch lan ra diện
rộng đã đe doạ sự phát triển, hiện đang cố gắng phục hồi.
- Lâm nghiệp: Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu
kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 2.963 triệu
đồng, trong đó giá trị trồng và khoanh nuôi đạt 553,4 triệu đồng, giá trị khai
thác đạt 209,6 triệu đồng giá dịch vụ lâm nghiệp đạt 2.200 triệu đồng.
- Ngành thuỷ sản: Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 13.737,8 triệu
đồng, trong đó khai thác đạt 411,8 triệu đồng; nuôi trồng đạt 11.226 triệu
đồng; sản xuất cá giống đạt 2.100 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994). Sản
lượng khai thác thuỷ sản đạt 65 tấn, trong đó: cá các loại 40 tấn, tôm 5 tấn,
thuỷ sản khác 20 tấn. Công tác nuôi trồng thuỷ sản được quan tâm chỉ đạo từ

thời vụ, con giống ,kỹ thuật nuôi, chuẩn bị ao hồ, kỹ thuật nuôi và các loại vật
tư khác, nên năng suất và sản lượng đạt cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản đạt 781 tấn (chưa kể sản lượng cá giống), trong đó: cá các
loại và thuỷ sản khác 6540 tấn, tôm 131 tấn.
b. Về mặt xã hội
Giáo dục – đào tạo
Hệ thống giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Vinh được phát
triển tốt. Cụ thể:
- Trường mầm non: 34 trường (công lập 2, trường ngoài công lập 32)
thu hút 9.717 cháu. trong đó trường công lập có 684 cháu, ngoài công lập có
9.033 cháu.
20
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
- Trường tiểu học: 29 trường trong đó công lập 28 trường, ngoài công
lập 1 trường với tổng 17.062 học sinh.
- Trường trung học cơ sở: Có 25 trường trong đó trường công lập thu
hút 18.810 học sinh và 1 trường ngoài công lập thu hút 373 học sinh.
- Trường trung học phổ thông: 12 trường (công lập 6, dân lập 6) với
13.564 học sinh (công lập 5671, ngoài công lập 7893).
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp phát triển
nhanh, đến nay đã có: 2 trường đại học, đang xây dựng phân hiệu Đại học Y,
Đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
VTC, Đại học Vạn Xuân; 6 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp, quy mô đào
tạo trên 55.000 sinh viên đại học và cao đẳng, trên 18.000 học viên, sinh trung
cấp chuyên nghiệp.
- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 1 trung tâm, thu hút
6.114 học sinh học nghề phổ thông và 5.152 lượt học sinh đến sinh hoạt
hướng nghiệp.
- Ngoài ra còn có: Trường Chính trị Nghệ An, Trung tâm Chính trị
thành phố Vinh hàng năm thu hút trên 8.000 học viên; các trung tâm huấn

luyện và 20 trung tâm học tập cộng đồng cùng 3 trung tâm ngoại ngữ và tin
học ứng dụng hoạt động trên địa bàn thành phố.
Chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiến bộ rõ, hiệu
quả đào tạo tăng cao và phát huy được truyền thống hiếu học của người dân
Xứ Nghệ. Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia, học
sinh thi đỗ đại học, cao đẳng luôn dẫn đầu tỉnh. Có 9 trường mầm non (tỷ lệ
30,0%), 18 trường tiểu học (tỷ lệ 75,0%), 2 trường trung học cơ sở (tỷ lệ
10,53%) đạt tiêu chuẩn quốc gia. Phương thức đào tạo trong các trường
chuyên nghiệp từng bước được đa dạng hóa; nhiều trường đã mở thêm mã
ngành đào tạo mới; chương trình đào tạo được điều chỉnh để phù hợp với yêu
cầu của xã hội, chất lượng đào tạo của một số nhóm ngành được xã hội chấp
21
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
nhận. Các loại hình đào tạo không chính quy đã phát triển đa dạng, đúng
hướng, liên kết đào tạo Đại học tại các trường Cao đẳng theo hình thức tại
chức, từ xa; liên kết đào tạo với nước ngoài, như ở: Đại học Vinh, Cao đẳng
Việt-Hàn, Cao đẳng Việt Đức, Trung tâm tiếng Anh ASEM...
Cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư xây dựng theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhờ thực hiện phương thức xã hội hóa, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các trường đại học, cao đẳng, chuyên
nghiệp, dạy nghề đã tích cực khai thác các nguồn lực đầu tư, các chương
trình, dự án để tăng cường cơ sở vật chất. Giảng đường, phòng thực hành, thí
nghiệm, thư viện, trang thiết bị ngày càng khang trang, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục toàn diện chưa tương xứng với vị trí
trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng, việc đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị
trường lao động, sức thu hút của các cơ sở giáo dục đào tạo còn hạn chế.
Y tế
Hệ thống y tế thành phố đa dạng, bao gồm các cơ sở y tế nhà nước,
các bệnh viện và phòng khám tư nhân hình thành ngày càng nhiều tạo thành

mạng lưới rộng khắp. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 bệnh viện ngành:
Quân y IV và Bệnh viện giao thông IV với 300 giường bệnh, tuyến tỉnh có 4
bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện nhi, bệnh viện Đông y, bệnh
viện tâm thần với tổng số 1.310 giường và 11 trung tâm chuyên khoa 45
giường bệnh. Y tế tuyến thành phố có 2 cơ sở với trên 200 giường, các trạm y
tế cấp phường xã đã có 25 cơ sở. Các cơ sở y tế ngoài công lập đã có 4 bệnh
viện và các trung tâm với 373 giường bệnh, ngoài ra một số bệnh viện ngoài
công lập khác đang đầu tư, sắp đưa vào sử dụng: Bệnh viện Minh Hồng, Bệnh
viện Minh Khang, Bệnh viện mắt Sài Gòn... Thành phố đang mở rộng các cơ
sở y tế về cả chiều rộng và chiều sâu nhằm đưa lĩnh vực y tế trở thành trung
tâm cấp vùng, hiện tại đã triển khai xây dựng Bệnh viện vùng với quy mô lớn
22
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
700 giường với trang thiết bị hiện đại.
Văn hóa, thể dục thể thao
Người dân Nghệ An nói chung và Thành phố Vinh nói riêng có một
truyền thống say mê yêu thích và rèn luyện thể thao đặc biệt là bóng đá, điền
kinh, bơi lội, võ thuật...).
Vinh cũng là nơi có truyền thống đào tạo các cầu thủ bóng đá giỏi
tham gia vào nhiều đội bóng của các địa phương. Sân vận động Vinh luôn thu
hút nhiều khán giả yêu thích bóng đá từ các tỉnh, các địa phương trong vùng.
Trên địa bàn thành phố hiện nay có một số lượng lớn các công trình
thể thao, trong đó có những công trình thi đấu cấp quốc gia như: Sân vận
động do ngành quản lý có sức chứa 25.000 người; Sân vận động Quân khu IV
có sức chứa dưới 10.000 chỗ; bể bơi 8 đường bơi 50m, 3 nhà thi đấu đa năng
2.000 chỗ/1 nhà; 16 sân tenis; 54 nhà luyện tập. Ngoài ra còn nhiều công trình
tập luyện các loại: sân đá bóng thuộc TP và câu lạc bộ, sân luyện tập bóng
chuyền, bóng rổ, cầu lông và một số cơ sở phục vụ khác như nhà ở VĐV. Tại
các phường xã cũng đều có một sân vận động nhỏ, và các sân chơi tennít, cầu
lông.…

Thời gian qua Thành phố đã tiến hành trùng tu, củng cố cấc công
trình văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố. Các công trình có giá trị lớn về
văn hóa và lịch sử như Thành cổ Vinh, Thành Phượng Hoàng Trung Đô, Khu
di tích cách mạng Bến Thuỷ, Đền Trìa, Làng Đỏ... Bảo tàng Xô Viết - Nghệ
Tĩnh với những tư liệu, hiện vật, các sự kiện hào hùng trong cuộc kháng chiến
chống Pháp; Bảo tàng Quân khu 4 tại thành phố Vinh là cơ sở văn hóa cấp
Vùng có giá trị, lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật, sự kiện của quân và dân ta về
cuộc kháng chiến oanh liệt chống Mỹ; Bảo tàng tổng hợp, nhà lao Vinh trưng
bày các hiện vật có giá trị lịch sử qua các thời kỳ. Các bảo tàng đã và đang
phát huy tính tích cực của nó, là những nơi để mọi người dân và du khách có
thể tìm hiểu về quá khứ, truyền thụ những truyền thống quý báu và niềm tự
23
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
hào dân tộc của cách mạng ... Các công trình văn hóa gắn với danh nhân ghi
nhớ công lao của các bậc tiền bối như: Quảng trường Hồ Chí Minh với Công
viên trung tâm, Đền thờ Vua Quang Trung với Lâm viên Núi Quyết, ... là
những địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, được nhiều người dân trong
vùng và khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh và tìm hiểu.
Thu nhập, việc làm và các vấn đề xã hội khác
Năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là 140,9
ngàn, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 103,4
nghìn người, chiếm 73,4% số lao động trong độ tuổi, trong đó:
+ Lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp : 11.052 người
+ Lao động ngành công nghiệp xây dựng : 28,8 nghìn người
+ Lao động Thương nghiệp, khách sạn, vận tải : 33,7 nghìn người.
+ Lao động các lĩnh vực khác : 15,6 nghìn người.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của con người dần tăng
lên rõ rệt, thu nhập bình quân từ 7 triệu/người /năm năm 2000 tăng lên trên
21,6 triệu đồng /người/năm vào năm 2008. Khoảng cách về thu nhập giữa các
xã, phường đã được thu hẹp. Nhiều chỉ tiêu về xã hội ngày càng được hoàn

thiện, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm từ 7,56% năm 2005 xuống
còn 4,6% năm 2007 (theo chuẩn mới). Thành phố đã hoàn thành việc xoá nhà
tạm cho hộ nghèo, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2007, tỷ
lệ số hộ dân được dùng nước sạch đạt 99%.v.v...
3.2 Về vấn đề môi trường
Những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp các ngành của
thành phố quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình
dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp
sống văn minh đô thị,quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự
an toàn giao thông, quy hoạch và trật tự đô thị... qua đó đã góp phần cải thiện
chất lượng môi trường của thành phố. Tuy nhiên, do những nguyên nhân
24
Lê Quốc Vinh – QLKT47B Chuyên đề thực tập
khách quan và chủ quan môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Công tác thu gom chất thải, theo số liệu thống kế của công ty môi
trường đô thị, tổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố khoảng
300m3/ngày.đêm. Việc thu gom, vận chuyển, thu lấp giác thải thành phố hiện
nay do công ty môi trường đảm nhận. Hàng ngày, công ty đảm nhiệm việc
gom rác trên 47 đường phố chính, 23 chợ và các khu dân cư tại các phường xã
với 290 ga rác. Ngoài ra, rác của các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan và một
phần rác thải của bệnh viện được ký hợp đồng định kỳ để công ty vận chuyển
xử lý. Toàn bộ rác thải của thành phố đã được đưa về bãi rác Đông Vinh. Đây
là bãi rác được xây dựng từ năm 1977, đã qua 2 lần được mở rộng, có tường
bao quanh 3m và hệ thống mương thoát nước. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử
dụng bãi rác đã quá tải, nước thải rò rỉ từ bãi rác ra chưa được xử lý kịp thời
làm ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất và phát sinh khí độc, mùi hôi thối từ bãi
rác theo gió vào các khu dân cư đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người
dân gần bãi rác.
Hiên tại thành phố mới có một nhà máy xử lý rác sinh hoạt bằng công

nghệ SERAPHIN với công suất 70 tấn/ngày.
Đối với rác tải y tế tại bệnh viện, trong thành phố đã được xử lý bằng
hai lò đốt rác thải y tế được xây dựng tại bệnh viện Đa Khoa và Trung Tâm
chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Nhìn chung, việc thu gom, xử lý rác thải của thành phố cũng mới chỉ
đạt trên 80% lượng rác thải thực tế, lượng rác còn lại vẫn chưa được thu gom
xử lý kịp thời.

Thành phố Vinh có cảnh quan đẹp, với sông, núi, rừng và diện tích mặt
nước sông Lam tương đối lớn. Thành phố hiện có 4 công viên lớn và các
vườn hoa đô thị, bulva, tiểu cảnh, thảm cây, hoa đường phố. Tỷ lệ đất cây
25

×