Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển các dịch vụ hàng hải của công ty TNHH Lê Phạm trong điều kiện hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.87 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
MỤC LỤC
NGHỊ ĐỊNH.....................................................................................................................71
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 AFTA
ASEAN Federation Of
Forwarders Association
Hiêp hội giao nhận các nước
ASEAN
2 Airlines Hàng không
3 Airmail Thư gửi bằng máy bay
4
Animals
anytary -
certificate
Giấy chứng nhận kiểm dịch
động vật
5 ASEAN
Association of Southeast
Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
6 Attached List Danh sách đính kèm
7 Bonded stores
Đồ dùng trên tàu được
miễn thuế
8 Booking note Giấy đăng ký gửi hàng


9 B/L Bill of Loading Vận tải đơn
10 Captaint Thuyền trưởng
11 Cargo manifest Bản kê khai hàng hoá
12
Certificate of
origin
Giấy chứng nhận nguồn gốc
13 CIF Giá nhập khẩu
14 Collect Tập hợp
15 CO.Ltd
Limited liability
company
Công ty trách nhiệm hữu hạn
16
Commercial
invoice
Hóa đơn
17 Consignee Người thụ hưởng
18 Conts Container
19 Credit note Giấy báo có
20 Crew effect Hành lý của thuyền viên
21 Crew list Danh sách thuyền viên
22 CTD
Combined transport
document
Chứng từ vận tải hỗn hợp
23 Customer Dịch vụ khách hàng
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
service
24 CY Container yard Bãi container

25
Decleration of
marinetime
health
Tờ khai y tế tàu
26
Decleration’s
provision
Bản khai đồ dự trữ
27 D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
28 DRFT Draft Mớn nước
29 Dry Container Container khô
30 ETA Estimate time Arrival Thời gian dự kiến tàu đến
31 ETD Estimate time departure Thời gian dự kiến rời
32 EIR
Phiếu giao nhận nguyên
container
33 Export licence Giấy phép xuất khẩu
34 FCL Full Container Load Hàng nguyên container
35 Feeder Tàu lai
36 FIR Phân định vùng thông báo bay
37 FOB Free on board Giao hàng lên tàu
38 Forwarder Người giao nhận
39 GDP Gross Domestic Product Tổng sản lượng nội địa
40 GTGT Giá trị gia tăng
41 H.B/L House Bill of Lading Vận đơn nội bộ
42
Healthy
certificate
Giấy chứng nhận sức khoẻ

43
Inspection
certificate
Giấy chứng nhận thanh tra
44 ISO
International Organization
for Standardization
Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc tế
45 LCL
Less Than A Container
Load
Hàng lẻ
46 Logistics Chuỗi cung ứng
47 Marketing Tiếp thị
48 M.B/L Master Bill of Lading Vận đơn chủ
49 MCC
Vùng xử lý thông tin tìm
kiếm cứu nạn hàng hải
50 MSRZ Vùng tìm kiếm cứu nạn
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
hàng hải
51 NCV Vùng hành trình gần bờ
52 NĐ-CP Nghị định chính phủ
53 Nil list
Danh sách những thứ
không có
54 NOR
Notice Of Arrival
Thông báo tàu đến
55 Notify Party Người được thong báo

56 O.B/L Original Bill of Lading Vận đơn gốc
57 OPS Operations
Khai thác thời gian khi nào
tàu rời cảng được
58 Order Yêu cầu
59 Packing list Danh sách đóng gói
60 Passport Hộ chiếu
61 PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ
62 PORT Cảng
63 Port clearance
Giấy phép rời cảng của
cảng trước
64
Port of
Loading
Cảng xếp hàng
65
Reefer
Container
Container lạnh
66 S/A Shipment Advise Thông báo chất hàng
67 Sales Doanh số bán hàng
68 Seal Dấu chì niêm phong
69 Seaman’s book Sổ thuyền viên
70 Shipper Chủ hàng
71 Shipping Lines Người chuyên chở
72 Shipping mark Ghi chú của tàu
73 Shipping note Ghi chú của tàu
74 Ship store Đồ dự trữ của tàu
75 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

76
Telex Release
- Prepaid
Gửi điện giải phóng hàng
77 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
78 Transit point Điểm chuyển tải
79 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
80 TTR Telegraphic transfer Phương thức thanh toán
81
TTLT-BTM-
TCDL
Thông tư liên tịch-Bộ thương
mại-tổng cục du lịch
82 USD United States Dollar Đô la Mỹ
83 VD Ví dụ
84
VN
Việt Nam
85 VNĐ Việt Nam đồng
86 Voyagememo Hành trình tàu
87 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ
STT Tên Trang
Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt quy trình thủ tục hải quan

Hình 1.2 Minh hoạ về lĩnh vực vận tải
Hình 1.3 Minh hoạ về lĩnh vực đại lý tàu biển
Hình 1.4 Minh hoạ về tàu biển
Hình 1.5 Minh hoạ về lĩnh vực đại lý tàu biển
Hình 1.6 Minh hoạ về lĩnh vực đại lý tàu biển
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh công ty năm 2006
Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh công ty năm 2007
Bảng 1.3 Kết quả kinh doanh công ty năm 2008
69

Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu của đề tài
Vói bờ biển dài tới 3.260 km, tức là cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ
biển,có 112 cửa sông lạch ,vùng biển rộng trên một triệu km2 ,lớn gấp 3 lần
diện tích đất liền , có gần một nửa số tỉnh, thành phố có biển. Điều này chứng
tỏ Việt Nam là một quốc gia có điều kiện hết sức thuận lợi về biển..Mặt khác
Việt Nam cũng nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển các dịch vụ về hàng hải khi
nằm trên đường đi của các tàu biển từ Châu Âu sang Mỹ. Đó là điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hàng hải của Việt Nam
có thể phát triển dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có này.
Khi Việt Nam gia nhập WTO , bên cạnh những thuận lợi các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cung cấp các dịch vụ hàng hải cũng sẽ phải
găp những khó khăn hết sức to lớn bởi khi đó Việt Nam sẽ phải cam kết dỡ bỏ
các rào cản đối với các ngành dịch vụ này, đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp cung cấp các dịch vụ cung ứng tàu biển của nước ngoài với tiềm lực
tài chính hết sức to lớn của mình sẽ đổ xô vào Việt Nam và như vậy nguy cơ
các doanh nghiệp của Việt Nam bị đè bẹp trên sân nhà đã hiển hiện trước
mắt.Vì thế các doanh nghiệp của ta cần nhanh chóng củng cố cả về tiềm năng
tài chính củng như chất lượng nguồn nhân lực để không bị đè bẹp ngay trên

sân nhà.
Với những lý do nêu trên việc xem xét về thực trạng cung cấp các dịch
vụ hàng hải của công ty TNHH Lê Phạm trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế sẽ có những biện pháp hợp lý để giúp công ty có thể tồn tại và phát
triển mạnh mẽ trong xu thế hội nhập WTO của Việt Nam.Vì thế sau đây em
xin trình bày đề án với nội dung : Thực trạng và giải pháp phát triển các dịch
vụ hàng hải của công ty TNHH Lê Phạm trong điều kiện hội nhập WTO
1
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là nghiên cứu một cách sâu rộng
thực trạng cung cấp các dịch vụ hàng hải của công ty TNHH Lê Phạm và từ
đó đưa ra các giải pháp để giúp công ty phát triển các ngành dịch vụ này trong
điều kiện hội nhập WTO
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công ty TNHH Lê Phạm.
Chuyên đề đưa ra những giải pháp hết sức thiết thực giúp công ty TNHH Lê
Phạm cung cấp các dịch vụ hàng hải có thể cạnh tranh với các công ty cung
ứng dịch vụ tàu biển ở nước ngoài trong xu thế hội nhập của Việt Nam, đặc
biệt khi Việt Nam là thành viên của WTO.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình phát triển của công ty TNHH
Lê Phạm,công ty chuyên cung cấp các dịch vụ hàng hải ở Việt Nam kể từ
năm 2000 trở lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học
xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp.
Chuyên đề sử dụng các số liệu thống kê phù hợp với quá trình phân tích

và tổng hợp thực tiễn thực trạng phát tri; phân tích và tổng hợp kinh nghiêm
quốc tế trong việc phát triển ngành dịch vụ hảng hải của công ty TNHH Lê
Phạm hiện nay.
2
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
5.Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được
trình bày gồm 3 phần :
Chương 1: Tổng quan về các dịch vụ hàng hải của Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng cung cấp các dịch vụ hàng hải của công ty TNHH
Lê Phạm hiện nay.
Chương 3 : Giải pháp giúp công ty TNHH Lê Phạm phát triển các dịch
vụ hàng hải của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO.

3
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC DỊCH VỤ HÀNG HẢI
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm và phân loại các dịch vụ hàng hải ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm các dịch vụ hàng hải ở Việt Nam
a. Dịch vụ đại lý tầu biển
Dịch vụ đại lý tầu biển là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo
ủy thác của chủ tầu :
1. Làm thủ tục cho tầu vào và ra cảng với các cơ quan có thẩm quyền
2. Thu xếp tầu lai dắt, thu xếp hoa tiêu dẫn tầu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu
tầu để thực hiện việc bốc, dỡ hàng hoá, đưa, đón hành khách lên, xuống tầu
3. Thông báo những thông tin cần thiết cho các bên có liên quan đến tầu,
hàng hoá và hành khách, chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ về hàng hoá và hành
khách, thu xếp giao hàng cho người nhận hàng

4. Làm các thủ tục hải quan, biên phòng có liên quan đến tầu và các thủ
tục về bốc dỡ hàng hoá, hành khách lên, xuống tầu
5. Thực hiện việc thu hộ, trả hộ tiền cước, tiền bồi thường, thanh toán
tiền thưởng, phạt giải phóng tầu và các khoản tiền khác
6. Thu xếp việc cung ứng cho tầu biển tại cảng
7. Ký kết hợp đồng thuê tầu, làm thủ tục giao nhận tầu và thuyền viên
8. Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá
9. Thực hiện các thủ tục có liên quan đến tranh chấp hàng hải
10. Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.
b. Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
Dịch vụ đại lý vận tải đường biển là dịch vụ thực hiện các công việc sau
đây theo ủy thác của chủ hàng :
4
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
1. Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển,
giao nhận hàng hoá, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng
vận chuyển bằng đường biển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức
2. Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho
tàng, bến bãi, cầu tầu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác
3. Làm đại lý công-te-nơ (container)
4. Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền
c. Dịch vụ môi giới hàng hải
Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ thực hiện các công việc sau:
1. Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành
khách và hành lý
2. Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải
3. Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tầu, hợp đồng
mua bán tầu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên
4. Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác có liên quan đến
hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụ thể

d. Dịch vụ cung ứng tầu biển
Dịch vụ cung ứng tầu biển là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây
liên quan đến tầu biển :
1. Cung cấp cho tầu biển lương thực, thực phẩm, nước ngọt, vật tư, thiết
bị, nhiên liệu, dầu nhờn, vật liệu chèn, lót, ngăn cách hàng
2. Cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu về đời sống, chăm sóc y tế, vui
chơi, giải trí của hành khách và thuyền viên, tổ chức đưa đón, xuất nhập cảnh,
chuyển đổi thuyền viên
e. Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá
Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng
hàng hoá thực tế khi giao hoặc nhận với tầu biển hoặc các phương tiện khác
theo ủy thác của người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển.
5
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
f. Dịch vụ lai dắt tầu biển
Dịch vụ lai dắt tầu biển là dịch vụ thực hiện các tác nghiệp lai, kéo, đẩy
hoặc hỗ trợ tầu biển và các phương tiện nổi khác trên biển hoặc tại vùng nước
liên quan đến cảng biển mà tầu biển được phép vào, ra hoạt động.
g. Dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng
Dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng là dịch vụ thực hiện các công việc sửa
chữa và bảo dưỡng tầu biển khi tầu đỗ tại cảng.
h. Dịch vụ vệ sinh tầu biển
Dịch vụ vệ sinh tầu biển là dịch vụ thực hiện các công việc thu gom và
xử lý rác thải, dầu thải, chất thải khác từ tầu biển khi tầu neo, đậu tại cảng.
i. Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển
Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển là dịch vụ thực hiện các công việc
bốc, dỡ hàng hoá tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
1.1.2. Phân loại các dịch vụ hàng hải ở Việt Nam
Có rất nhiều các loại hình dịch vụ hàng hải đang được khai thác ở Việt
Nam hiện nay ,nhưng trên đây là một số loại hình dịch vụ hàng hải chính ở

Việt Nam hiện nay :
1. Dịch vụ đại lý tầu biển
2. Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
3. Dịch vụ môi giới hàng hải
4. Dịch vụ cung ứng tầu biển
5. Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá
6. Dịch vụ lai dắt tầu biển
7. Dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng
8. Dịch vụ vệ sinh tầu biển
9. Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển.
6
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
1.2. Điều kiện để một công ty có thể kinh doanh các dịch vụ hàng hải
ở Việt Nam
Sau đây là những điều kiện để một công ty có thể kinh doanh các loại
dịch vụ hàng hải ở Việt Nam :
1.2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tầu biển
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ đại lý tầu biển khi có đủ
các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ đại lý tầu biển
2. Đại lý viên có đủ các điều kiện sau :
a) Tốt nghiệp Đại học Hàng hải hoặc Đại học Ngoại thương hoặc có thời
gian thực hiện nghiệp vụ liên quan đến đại lý tầu biển tối thiểu 03 (ba) năm
b) Có giấy xác nhận về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại lý tầu biển
của Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải
3. Doanh nghiệp có số dư thường xuyên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam tối thiểu là 01 (một) tỷ
đồng Việt Nam hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đại lý tầu biển.
1.2.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải đường biển

Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải đường biển
khi có đủ các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ đại lý vận tải đường biển
2. Đại lý viên có đủ các điều kiện sau :
a) Tốt nghiệp Đại học Hàng hải hoặc Đại học Ngoại thương hoặc có
thời gian thực hiện nghiệp vụ liên quan đến đại lý vận tải đường biển tối thiểu
03 (ba) năm
7
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
b) Có giấy xác nhận về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại lý vận tải
đường biển của Hiệp hội Giao nhận kho vận
3. Doanh nghiệp có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đại lý vận tải
đường biển.
1.2.3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới hàng hải
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ môi giới hàng hải khi có đủ
các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ hàng hải
2. Nhân viên môi giới hàng hải tốt nghiệp Đại học Hàng hải hoặc Đại
học Ngoại thương hoặc có thời gian thực hiện nghiệp vụ hàng hải tối thiểu 03
(ba) năm.
1.2.4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cung ứng tầu biển
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cung ứng tầu biển khi có
đủ các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ
cung ứng tầu biển tối thiểu 02 (hai) năm
2. Nhân viên cung ứng tầu biển tốt nghiệp Trung cấp Hàng hải hoặc
Trung cấp Thương mại trở lên, hoặc có thời gian công tác tối thiểu 03 (ba)
năm thực hiện nghiệp vụ hàng hải

3. Các mặt hàng cung ứng cho tầu biển phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo
quy định của pháp luật.
1.2.5. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm đếm hàng hoá
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ kiểm đếm hàng hoá khi có
đủ các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ kiểm đếm hàng hoá
8
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
2. Nhân viên kiểm đếm tốt nghiệp trung cấp trở lên, hoặc có thời gian
công tác tối thiểu 03 (ba) năm thực hiện nghiệp vụ hàng hải.
1.2.6. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tầu biển
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ lai dắt tầu biển khi có đủ
các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ lai dắt tầu biển
2. Thuyền viên làm việc trên tầu lai dắt có chứng chỉ chuyên môn
nghiệp vụ hàng hải theo quy định của pháp luật
3. Doanh nghiệp có tầu lai dắt được đăng ký tại Việt Nam và đảm bảo
yêu cầu an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật
4. Doanh nghiệp có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu lai dắt và
bảo hiểm thuyền viên.
1.2.7. Điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng
khi có đủ các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ sửa chữa tầu biển
2. Có đủ phương tiện, thiết bị và nhân lực đáp ứng yêu cầu theo quy
định của pháp luật.
1.2.8. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vệ sinh tầu biển

Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ vệ sinh tầu biển khi có đủ
các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ vệ sinh tầu biển
2. Có đủ phương tiện, thiết bị và nhân lực đáp ứng yêu cầu theo quy định
của pháp luật.
9
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
3. Có phương án xử lý rác thải, dầu thải, chất thải và có báo cáo đánh giá
tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
1.2.9. Điều kiện kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá khi có đủ
các điều kiện sau :
1. Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tối thiểu 02 (hai) năm
trực tiếp đảm nhiệm nghiệp vụ bốc dỡ hàng hoá
2. Có phương tiện, thiết bị, công cụ bốc dỡ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn
kỹ thuật và có đội ngũ công nhân bốc dỡ đáp ứng với yêu cầu theo quy định.
1.3. Các cam kết của Việt Nam trong WTO về các dịch vụ hàng hải
Hàng hải là một trong những lĩnh vực sẽ gặp nhiều cạnh tranh nhất khi
Việt Nam (VN) chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Theo nhận định của các chuyên gia đàm phán gia nhập WTO của
Việt Nam thì các cam kết của ta về dịch vụ vận tải biển và hỗ trợ vận tải biển
khá chặt chẽ. Thời hạn chuyển đổi là 5 - 7 năm, đủ dài để các doanh nghiệp
trong nước tự điều chỉnh và vươn lên đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài.Sau đây sẽ là những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực hàng
hải và một số đánh giá của các chuyên gia trong ngành hàng hải trước những
khó khăn và thách thức của ngành này khi mở cửa thị trường. :
Trong WTO có 4 mức cam kết mở cửa thị trường hàng hải thì VN chọn
mức thứ 3. Đối với giới kinh doanh vận tải biển, điều này có nghĩa VN mở
cửa gần như hoàn toàn lĩnh vực hàng hải, với sự hiện diện của tổ chức đầu tư

nhiều hơn cá nhân. Theo cam kết gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ
vận tải đường biển quốc tế được sử dụng 10 loại dịch vụ tại cảng dựa trên các
điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử, gồm: hoa tiêu; lai dắt; cung cấp
lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và nước; thu gom nước và nước dằn thải;
dịch vụ cuả cảng vụ; phao tiêu báo hiệu; các dịch vụ trên bờ cần thiết cho
10
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
hoạt động của tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp điện và nước;trang
thiết bị sửa chữa khẩn cấp; dịch vụ neo đậu, cặp cầu và neo buộc tàu; tiếp cận
các dịch vụ đại lý hàng hải.
Các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập liên doanh với
vốn góp không quá 51% ngay từ khi VN gia nhập WTO và được phép thành
lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện
các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó. Với cam
kết này, các hãng tàu nước ngoài sẽ thành lập công ty liên doanh để được thực
hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho chính hãng tàu đó tại Việt Nam, thay vì
như trước đây, khi các hãng tàu nước ngoài vận chuyển hàng hoá đến cảng
biển Việt Nam phải thông qua các đại lý tàu biển và đại lý vận tải để thực
hiện các công việc của chủ tàu và cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng
của mình.
Ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ
được thực hiện các hoạt động sau: bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biên qua
giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ; đại diện
cho chủ hàng; cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; chuẩn bị tài
liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng
từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển; và cung cấp
dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp
dịch vụ vận tải tích hợp.
Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
mới được phép thực hiện thêm hai hoạt động: Thay mặt công ty tổ chức cho tàu

vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; Đàm phán và ký kết hợp đồng
vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa liên quan tới hàng hoá do công
ty vận chuyển.Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, số lượng liên doanh do
các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập tại thời điểm gia nhập
11
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
không được vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên
doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, không hạn chế số lượng liên doanh.
Việt Nam cũng cam kết mở cửa hơn đối với các dịch vụ hỗ trợ vận tải
biển. Đối với dịch vụ xếp dỡ container, Việt Nam cho phép thành lập liên
doanh đến 50% vốn nước ngoài; dịch vụ thông quan cho phép liên doanh với
51% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập WTO và sau 5 năm không hạn chế tỷ
lệ vốn trong liên doanh; dịch vụ bãi container cho phép liên doanh với 51%
vốn nước ngoài ngay khi gia nhập và sau 7 năm không hạn chế.
Theo đánh giá của các chuyên gia, cam kết của VN về vận tải biển là khá cao
so với cam kết của các nước đã gia nhập WTO trước đây, kể cả đối với Trung
Quốc. Đối với dịch vụ vận tải biển, Việt Nam cam kết “không hạn chế” ở
phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới đối với vận tải hàng hóa quốc tế,
nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển nước ngoài thực hiện việc vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho thương nhân Việt Nam mà không có bất
cứ hạn chế gì.
Cam kết này tuy mở nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các doanh
nghiệp vận tải biển của Việt Nam, vì theo thói quen mua bán hàng hóa quốc
tế của các doanh nghiệp từ trước đến nay thì việc vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu vẫn do các công ty vận tải biển nước ngoài thực hiện là chủ yếu.
Còn đối với phương thức hiện diện thương mại để cung cấp dịch vụ, cam
kết chia thành 2 loại khác nhau theo mục tiêu hoạt động của công ty. Sau 2 năm
kể từ khi gia nhập, Việt Nam cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành
lập công ty liên doanh để khai thác đội tàu mang quốc tịch Việt Nam với phần
vốn góp của nước ngoài không vượt quá 49% tổng vốn pháp định.

Mặc dù vậy, ngoài các cam kết chính thức trong WTO, Việt Nam còn
thực hiện một số thoả thuận song phương khác trước khi trở thành thành viên
WTO. Như vậy, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam mất dần thị trường là có
12
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
khả năng xảy ra, đặc biệt sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO các hãng tàu
khác cũng được quyền thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
1.4. Mục tiêu phát triển của ngành hàng hải Việt Nam đến năm 2020
Theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và mục tiêu phát triển
kinh tế biển theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đề
ra ngành Hàng hải có vai trò, tiềm năng rất lớn và mang tính quốc tế hóa cao.
Mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2020 là kinh tế biển và vùng ven
biển đóng góp 53-55% tổng GDP của cả nước, trong đó ngành hàng hải có vị
trí hàng đầu.Ngành Hàng hải tập trung thực hiện những mục tiêu:
1.4.1. Phát triển kinh tế vận tải biển
Từ nay đến năm 2010 và các giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 sẽ đẩy
mạnh việc phát triển kinh tế vận tải biển với mục tiêu cơ bản sau đây: Phát
triển đội tàu biển Việt Nam:
+ Tập trung đầu tư phát triển nhanh, hiệu quả đội tàu biển Việt Nam
theo hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và chuyên dụng hóa, đặc biệt là tàu dầu, tàu
hàng rời, tàu công-te-nơ, tàu khách để đến năm 2010, tổng trọng tải đạt trên 5
triệu DWT; năm 2015 trên 7 triệu DWT và năm 2020 trên 11 triệu DWT.
+ Phát triển theo hướng hiện đại hóa cả về số lượng và chất lượng đội
tàu dịch vụ chuyên dụng: công vụ, hoa tiêu, lai dắt, bảo đảm hàng hải, tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng hải, xây dựng công trình biển, khai thác dầu khí,
nghiên cứu khoa học biển, thăm dò - khảo sát tài nguyên biển, du lịch, thể
thao, giải trí và các loại tàu dịch vụ chuyên dụng khác. Phát triển vận tải biển:
+ Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước,
đặc biệt chú trọng tăng nhanh sản lượng vận tải nội địa của đội tàu biển Việt
Nam nhằm giảm bớt sự quá tải của vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ

nội địa với mục tiêu: đến năm 2015 đạt trên 35% và năm 2020 đạt trên 45%
13
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển trong nước. Đồng thời, bảo đảm nhu cầu
lưu thông hàng hoá, hành khách giữa các vùng, khu vực ven biển và từ bờ ra
các đảo xa bờ.
+ Tham gia hiệu quả thị trường vận tải biển trong khu vực và thế giới
theo hướng tăng mạnh sản luợng vận tải quốc tế; tăng thị phần nhằm bảo đảm
hợp lý lợi ích kinh tế vận tải ngoại thương để đến năm 2015 đạt trên 25% và
2020 đạt trên 35% tổng sản lượng vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
của Việt Nam.
1.4.2. Phát triển kinh tế khai thác cảng biển
Đẩy mạnh phát triển kinh tế khai thác các cảng biển đầu mối tại những
vùng kinh tế trọng điểm: Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam
Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; các cảng, bến cảng, cầu cảng
chuyên dụng tại những khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, trên đảo và
cảng trung chuyển quốc tế. Bảo đảm năng lực hàng hoá thông qua đạt trên
320 triệu tấn vào năm 2015 và trên 550 triệu tấn vào năm 2020.
Phát triển nhanh, đồng bộ, đủ năng lực cạnh tranh đối với các loại hình
dịch vụ bổ trợ khai thác cảng biển với mục tiêu đến năm 2020, doanh thu
chiếm trên 60% tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển
của cả nước. Theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và mục tiêu phát
triển kinh tế biển theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
đề ra ngành Hàng hải có vai trò, tiềm năng rất lớn và mang tính quốc tế hóa cao.
Giai đoạn III (2016 - 2020): hoàn thành việc xây dựng và ban hành các văn
bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (sửa đổi). Tổ chức rà
soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải hiện hành để đến năm
2020, pháp luật về hàng hải cơ bản được hoàn thiện theo hướng hiện đại.
+ Đến năm 2015 cần nghiên cứu, gia nhập các điều ước: Công ước lao
động hàng hải 2006; Công ước quốc tế về an toàn công-te-nơ 1972; Công ước

14
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải 2005 (sửa
đổi); Công ước về thành lập quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
1992 (sửa đổi) và một số công ước hàng hải quốc tế cần thiết khác.
+ Ký kết thoả thuận với các nước về phân định vùng thông báo bay
(FIR), vùng tìm kiếm cứu nạn hàng hải (MSRZ), vùng xử lý thông tin tìm
kiếm cứu nạn hàng hải (MCC), vùng hành trình gần bờ (NCV) và những vấn
đề liên quan khác phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
+ Ký kết hiệp định hàng hải với các nước, trong đó đến năm 2010 với
Sing-Ga-Po, Ai-Cập, Mi-An-Ma, An-Giê-Ri và ký kết các hiệp định, thoả
thuận liên quan của ASEAN và các thoả thuận công nhận chứng chỉ chuyên
môn hàng hải với các nước. Xây dựng đồng bộ quy hoạch và chính sách phát
triển ngành:
Về giao thông vận tải biển: xây dựng đồng bộ quy hoạch, cơ chế, chính
sách phát triển giao thông vận tải biển phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn
từ nay đến năm 2020 và định hướng phát triển đến 2030.
Về phát triển cảng biển: rà soát, cập nhật, điều chỉnh đồng bộ quy hoạch,
cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam phù
hợp với yêu cầu của từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng phát
triển đến 2030. - Về công nghiệp tàu thuỷ: rà soát, cập nhật, điều chỉnh đồng
bộ quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng
phát triển đến 2030.
Về các dịch vụ hàng hải khác: rà soát, cập nhật, điều chỉnh đồng bộ quy
hoạch, cơ chế, chính sách phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ vận tải biển,
khai thác cảng biển và đống mới - sửa chữa tàu biển phù hợp với yêu cầu của
từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng phát triển đến 2030.
15

Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
1.4.3. Bảo đảm an toàn , an ninh , phòng chống thiên tai ,cứu hộ, cứu nạn
Xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh
hàng hải và gia nhập các điều ước quốc tế liên quan. Tăng cường hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn hàng hải, an
ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
Chú trọng triển khai các chương trình, dự án, đề án về bảo đảm an toàn giao
thông hàng hải, đặc biệt là những lĩnh vực: đăng ký, đăng kiểm tàu biển; đào tạo,
huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên và hoa tiêu hàng hải; quản lý
sử dụng, khai thác tàu biển; bố trí định biên thuyền bộ tàu biển Việt Nam; điều
kiện hoạt động của bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, cơ sở đóng mới.
Sửa chữa tàu biển, hệ thống báo hiệu và đài thông tin hàng hải.
Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tai nạn hàng hải, giảm
thiểu việc tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài; các chương trình tuyên
truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt
Nam là thành viên; đào tạo, huấn luyện, tập huấn, hội thảo về an toàn hàng
hải và an ninh hàng hải.
Đẩy mạnh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc thiết lập mới theo hướng
hiện đại nhằm tạo sự đồng bộ, hiệu quả trong ứng dụng công nghệ đối với các
hệ thống báo hiệu, kiểm soát giao thông và đài thông tin hàng hải. Tăng
cường quản lý các tuyến luồng hàng hải và tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra các đảo
xa bờ, bảo đảm giao thông hàng hải thông suốt, an toàn.
Chú trọng kiện toàn tổ chức và hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn
hàng hải và tăng cường đầu tư trang bị đội tàu chuyên dụng phục vụ tìm kiếm
cứu nạn đủ mạnh, hiện đại; thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật của các Trung tâm
phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực, Trạm phối hợp tìm kiếm cứu
nạn hàng hải trên các đảo xa bờ, Trung tâm huấn luyện tìm kiếm cứu nạn
16
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
hàng hải.

Thiết lập hệ thống quan sát, kiếm soát dữ liệu thông tin nhằm phát hiện,
dự báo và thông báo kịp thời các biến cố của thiên tai, tai nạn hàng hải, cướp
biển và những sự cố nguy hiểm khác nhằm bảo đảm an toàn cho người và tàu
thuyền hoạt động trên biển, ven biển, đảo.
1.4.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải
Nâng cao chất lượng và mở rộng các hình thức đào tạo, huấn luyện
nguồn nhân lực hàng hải theo hướng bảo đảm cân đối giữa đào tạo lý thuyết
với huấn luyện thực hành; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện
nhằm đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
và kinh tế hàng hải nói riêng.
Cung cấp đủ lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực của ngành
Hàng hải và các ngành liên quan khác của kinh tế biển: dầu khí, thuỷ sản, du
lịch, nghiên cứu biến, khảo sát và thăm dò tài nguyên biển...; tăng nhanh số
lượng thuyền viên và những người lao động khác thuộc ngành Hàng hải xuất
khẩu làm việc ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu trong từng giai đoạn.
Phát triển bảo đảm chất lượng, uy tín của các trường đại học, cao đẳng,
trung học và những cơ sở đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực hàng hải khác
trong cả nước. Phấn đấu phát triển hệ thống đào tạo, huấn luyện nguồn nhân
lực hàng hải của Việt Nam tiến tới ngang tầm với hệ thống đào tạo, huấn
luyện hàng hải có uy tín, chất lượng của các quốc gia tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới.
1.4.5 Công nghệ ,bảo vệ môi trường biển
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học
Công nghệ hàng hải : đổi mới công tác quản lý, phát triển tiềm năng và
nâng cao vai trò của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học
Hoàn thiện chương trình, kế hoạch phát triển khoa học Công nghệ hàng
hải đến năm 2020 theo hướng tập trung vào các chương trình, dự án, đề tài
nghiên cứu gắn với việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt
động quản lý và kinh doanh hàng hải.
Tăng cường phổ biến thông tin về các tiến bộ khoa học công nghệ hàng

17
Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
hải phục vụ quản lý biển và phát triển kinh tế biển, kinh tế hàng hải.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HÀNG HẢI TẠI
CÔNG TY TNHH LÊ PHẠM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng cung cấp các dịch vụ hàng hải của công ty TNHH
Lê Phạm hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều loại hình dịch vụ hàng hải.Có thể kể
tên một số loại hình dịch vụ hàng hải như : Dịch vụ đại lý tầu biển ; dịch vụ
đại lý vận tải đường biển ; dịch vụ môi giới hàng hải ; dịch vụ cung ứng tầu
biển ; dịch vụ kiểm đếm hàng hoá ; dịch vụ lai dắt tầu biển ; dịch vụ sửa chữa
tầu biển tại cảng ; dịch vụ vệ sinh tầu biển ; dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng
biển... Ngoài ra còn rất nhiều ngành dịch vụ nhỏ lẽ khác cung cấp cho ngành
hàng hải . Về dịch vụ hàng hải, chất lượng dịch vụ của chúng ta còn ở mức
thấp, nhất là dịch vụ logistics. Do đó, có thể chỉ ra ngay những khó khăn
trước mắt: Đó chính là sự phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài trong liên
doanh, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
đặc biệt khi áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia, tình trạng không còn bao cấp…
Công ty TNHH Lê Phạm chỉ mới đi sâu vào cung cấp dịch vụ giao nhận ,xuất
nhập khẩu và đại lý tàu biển.Sau đây là quy trình cung cấp các dịch vụ của
công ty TNHH L ê Phạm :
2.2.1 Quy trình nghiệp vụ giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hoá
a. Giới thiệu về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá bằng container
Trong thập niên vừa qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng
dẫn đến những dịch vụ trong ngoại thương cũng gia tăng. Trong đó nghành
nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu cũng đóng góp một phần quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
18

Chuyên đề thực tập Vũ Ngọc Dương
Trong lĩnh vực vận chuyển giao nhận hàng hoá, công ty TNHH Lê Phạm
thực hiện giao nhận với rất nhiều phương thức khác nhau : hàng nguyên
container ( FCL / FCL – Full Container Load), hàng lẻ ( LCL / LCL – Less
Than A Container Load), hàng rời, vận tải đa phương thức…… nhưng phổ
biến nhất hiện nay là giao nhận bằng container.
*) Container chở hàng, theo định nghĩa của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc
tế (ISO) là một thứ thiết bị vận tải:
- Có tính chất bền lâu, chắc chắn, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
- Được thiết kế đặc biệt để tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa qua
một hay nhiều phương thức vận tải mà không phải chất xếp lại giữa
chừng.
- Dễ nhồi đầy và rút rỗng, có thể tích bên trong lớn hơn 1 m
3
.VD : cont
20’là 33.18 m
3
, cont 40’ là 67.67 m
3
, …
*) Sở dĩ vận tải bằng container phát triển nhanh vì nó đưa lại nhiều lợi ích:
- Đối với người có hàng:
+ Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng mất cắp, hư
hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn.
+ Tiết kiệm chi phí bao bì. Có nhiều loại hàng do vận chuyển bằng
container bớt được khá nhiều gỗ và carton dùng đóng kiện.
+ Thời gian xếp dỡ hàng ở các cảng giảm thấp, vòng quay tàu nhanh
hơn, hàng luân chuyển nhanh, đỡ tồn đọng, vận chuyển thuận lợi, thúc đẩy
mua bán phát triển hơn.
- Đối với người chuyên chở:

+ Giảm thời gian xếp dỡ và chờ đợi ở cảng, phương tiện vận tải quay vòng
nhanh hơn. Người ta đã tính toán trên một tuyến tàu định tuyến, nhờ sử dụng
container, chi phí xếp dỡ hạ từ 55% xuống 15% trong tổng phí kinh doanh.
19

×