Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lịch sử hình tượng Rồng Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.62 KB, 9 trang )



Lịch sử hình tượng Rồng
Việt Nam

Tương truyền rằng: Lạc Long Quân là con của Long Nữ, tự
xưng mình thuộc nòi rồng, lấy Âu Cơ sinh được trăm con,
nhưng vì kẻ ở trên cạn người sống dưới nước nên phải chia
đôi số con nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên núi, chỉ
để người con trưởng lại làm vua gọi là Hung Vương. Cư dân
Hùng Vương sinh hoạt trên địa vực đồng lầy dưới chân núi
khi xuống nước hay bị “giao long” làm hại. Hùng vương mới
bảo thần dân của mình rằng “ta với em ta đều thuộc giống
rồng, rồng có tính yêu đồng loại, vậy nên dùng mực vẽ hình
rồng vào người, khi xuống nước các em ta sẽ nhận ra đồng
loại mà không làm hại nữa. Từ đó nhân dân Lạc Việt có tục
xăm hình rồng vào người, lâu dần họ tự coi mình là con cháu
giao long…
Một trong những thiên thần thoại sớm nhất của dân tộc ta
phản ánh hiện thực nước ta thời nguyên thủy là thần thoại
“Lạc Long quân”. Ở đấy, lịch sử thái cổ của dân tộc được
phản ánh qua một lăng kính kỳ diệu là trí tưởng tượng chất
phác nhưng táo bạo , niềm tin tưởng và tự hào về nguồn gốc
dân tộc. Lạc Long Quân được coi là tổ tiên của người Việt,
mà cứ như tên gọi thì Lạc Long quân có một thân hình rồng.
Vì thế từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn tự nhận mình là con
cháu rồng tiên.
Con rồng là một hình tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch
sử mỹ thuật Việt Nam suốt thời kỳ phong kiến, cũng như
nhiều hình tượng nghệ thuật khác nó luôn gắn bó chặt chẽ
với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện những khát vọng và lý


tưởng của từng thời kỳ lịch sử.
Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con
rồng cũng xuất hiện. Song, con rồng Việt Nam có những nét
riêng chẳng những trong nếp nghĩ chung của thời đại, mà cả
trong thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nó phản
ánh con người và xã hội Việt Nam.
Cư dân Lạc Việt thời Hùng Vương, và sau đó là cư dân Đại
Việt thời phong kiến, chủ yếu sống bằng kinh tế nông nghiệp
cày cuốc. Can thiệp vào cuộc sống của con người không phải
chỉ có các sinh vật, mà còn có các hiện tượng thiên nhiên
được suy tưởng thành các “thần”. Thần thì thiên biến vạn
hóa, hành vi khó lường trước được, cho nên con người phải
tìm cách kết giao với thần. Trong các thần có liên quan nhiều
đến văn hóa nông nghiệp cày cuốc chính là thần Nước, thần
Mưa. Các vị thần này lại đặc biệt đáng chú ý có thân mình
hình con rồng lớn và tính khí thất thường khi thì đem lại mùa
màng bội thu nhưng có lúc lại gây ra những nạn lụt khủng
khiếp, hoặc để lại hạn hán khô cháy. Hạnh phúc và tai họa
của con người do đó đều phụ thuộc vào các vị thần này. Đấy
cũng chính là một suy nghĩ khác không kém phần quan trọng
trong hình tượng hình con rồng, nó phản ánh ước mơ của cư
dân nông nghiệp cày cuốc muốn được mưa thuận gió hòa.
Khi nhà nước phong kiến dân tộc độc lập được xác lập ở
nước ta, các vua chúa đứng đầu bộ máy thống trị đã gán con
rồng dân gian cho mình. Vì thế nhà Lý nhiều lần dâng điềm
rồng vàng xuất hiện để thống nhất nhân tâm, đề cao nhà vua.
Nhà Trần còn giải thích việc xăm hình rồng để nhớ đến tổ
tiên, tỏ ra không bao giờ vong bản. Với tất cả những ý nghĩa
trên, hình ảnh con rồng đã ăn sâu trong đời sống tinh thần của
nhân dân ta từ rất sớm, và trong điêu khắc, nó là một loại

hình tượng được trang trí rất phổ biến.
Dựa vào một sinh vật cơ bản nào đó, rồi tưởng tượng kết hợp
nhiều yếu tố của các con vật khác nhau, rồng trở thành một
con vật cụ thể, nhưng quá trình phát triển của nó cũng có sự
biến dạng liên tiếp.
Thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trên một số công cụ sản xuất, vũ
khí và đồ đựng như rìu lưỡi xéo Đông Sơn (Thanh Hóa), qua
núi Voi (Hải Phòng), thạp Đào Thịnh (Yên Bái) ta luôn gặp
một loại trùng mình dài, có chân và có vảy, tựa như con cá
sấu. Ở qua núi Voi chỉ có một con đang bò dài, còn ở rìu
Đông Sơn và thạp Đào Thịnh, chúng xuất hiện trong cặp đôi
có thể giao cấu, úp chân vào nhau, hai đuôi khi dán sát lại
(thạp Đào Thịnh), khi cuộn thành hai vòng tròn tiếp giáp
nhau (rìu Đông Sơn) như cặp cá ngựa.

Hình khắc trên thạp đồng Đào Thịnh và trên quạ đồng Núi
Voi
Ta còn thấy hình thuyền trên nhiều trống và nhiều thạp đồng
luôn được thể hiện nhìn nghiêng, uốn cong phản phất dáng
dấp con rắn. Đặc biệt là những hình thuyền khắc quanh thạp
đồng Đào Thịnh được nghệ sĩ thể hiện theo hình con cá sấu
cách điệu tài tình, nhưng vẫn rõ ràng, nhất là cái đầu . Phải
chăng những loại trùng và hình thuyền đã gợi nên bóng dáng
đầu tiên của con rồng Việt Nam, mà thiên thần thoại Lạc
Long Quân nhắc đến dưới cái tên “giao long” ?

Hình thuyền trên thạp đồng Đào Thịnh

Ức thuyết trên có được soi sáng ở một số thư tịch cổ. Trong
sách Tiền Hán Thư, nhân việc Vũ Đê bắn được con giao long

ở sông Dương Tử, Nhân Sư Cố chú thích rằng con giao giống
như con rắn có bốn chân. Sách Hoài Nam Tử cho rằng tục
xăm mình của nhân dân vùng Lĩnh Nam là khi để xuống
nước không bị loài “lân trùng” làm hại. “Lân trùng” nghĩa là
con cá sấu có vảy hay con rắn có vảy. Vậy thì giao long hay
lân trùng chính là một loại cá sấu hay thằn lằn
Liên hệ với những tài liệu về cổ sinh vật học, ta biết thêm
khoảng trên trăm triệu năm về trước, khắp nơi trên trái đất
tồn tại hết sức phổ biến loại thằn lằn khổng lồ, trong đó có
con “lôi long” (rồng sấm) “khủng long” (rồng đáng
sợ)…Ngày nay, những loại rồng rất lớn ấy đã tuyệt chủng,
nhưng ở vùng đông Nam Á còn có những con hình dạng thằn
lằn, dài khoảng vài chục cm, thân dài, chân dài, mình phủ
vẩy, có con ở dưới nước, có con ở trên cạn…
Văn hóa Đông Sơn đang phát triển thì nước ta bị phương Bắc
xâm lược và thống trị. Trong suốt nghìn năm “Bắc thuộc”,
với âm mưu đồng hóa văn hóa ta, chắc hẳn bọn ngoại xâm đã
du nhập con rồng của chúng vào đời sống tinh thần của dân
tộc ta. Nhưng chính trong thời gian ấy, kế thừa từ nền văn
hóa từ buổi dựng nước, hẳn là tổ tiên ta đã có được một nền
văn hóa dân gian giàu sắc thái dân tộc, để khi lật nhào được
ách thống trị của ngoại xâm, ngay trong giai đoạn đầu của
thời kỳ độc lập, con rồng Việt Nam đã xuất hiện phổ biến. Và
nếu có du nhập yếu tố bên ngoài thì vẫn mang đậm đà bản
sắc dân tộc.
Con rồng đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam như thế đấy,
con rồng Việt gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước,
gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Rồng
Việt phát triển cùng lịch sử, gắn liền với các triều đại phong
kiến như Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn… được xem như biểu

tượng quyền uy của giai cấp quý tộc

×