Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ thuật nuôi ốc hương kết hợp với ốc nhảy thương phẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.37 KB, 7 trang )



Kỹ thuật nuôi ốc hương
kết hợp với ốc nhảy
thương phẩm

Mô hình Nuôi kết hợp ốc Hương với ốc Nhảy thương phẩm
đã được thực hiện tại ao nuôi của hộ ông Nguyễn Sinh, thôn
Tân An, xã Tri Hải, Huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với
thời gian sau 5 tháng nuôi đã thu hoạch và đạt hiệu quả kinh
tế cao.
Sau đây là quy trình nuôi và kết quả thu hoạch của mô hình:
1. Quy trình kỹ thuật nuôi:
1.1. Cải tạo, chuẩn bị ao nuôi:
- Ao nuôi được tẩy dọn sạch sẽ lớp bùn đáy, diệt trừ địch hại.
- Quanh ao được bao bọc bằng 1 lớp lưới nhằm mục đích
ngăn không cho ốc bò ra bên ngoài.
- Cống lấy nước phải có lưới chặn để ngăn không cho các
loài địch hại (cá dữ, cua, ghẹ ) xâm nhập vào ao ăn ốc con.
1.2. Chọn giống và thả giống:
* Nguồn giống: Giống được mua từ các cơ sở sản xuất giống
ốc Hương Long Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).
* Yêu cầu về chất lượng con giống: Giống phải đồng đều về
kích cỡ, sạch bệnh, màu sắc tươi sáng.
* Kích cỡ giống thả:
- Đối với ốc Hương: 6.000-7.000 con/kg
- Đối với ốc Nhảy: 6.000-7.000 con/kg
* Vận chuyển giống: Ốc giống được vận chuyển từ trại sản
xuất về ao nuôi bằng phương pháp vận chuyển kín có bơm
oxy.
* Mật độ thả:


- Ốc Hương: 40 con/m2
- Ốc Nhảy: 4 con/m2
* Thả giống: Giống được thả vào sáng lúc sớm hoặc chiều
mát. Trước khi thả nuôi ốc giống phải được thuần hoá để
thích nghi dần với điều kiện môi trường ao nuôi.
1.3. Quản lý môi trường ao nuôi:
* Xác định các chỉ tiêu môi trường:
- Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân
- pH: Đo bằng dung dịch so màu.
- Độ trong: Đo bằng đĩa Secchi, thang đo 2 m.
- Độ kiềm, Khí độc ammonia (NH3-N): Đo bằng dung dịch
so màu.
- Độ mặn: Đo bằng khúc xạ kế, thang đo 200
* Quản lý môi trường:
- Do thức ăn cung cấp cho ốc chủ yếu là cá tạp tươi nên nước
ao nuôi được tiến hành thay hàng ngày theo chế độ thuỷ
triều, nhằm đảm bảo chất lượng nước ao luôn trong sạch.
- Các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, pH, độ mặn, độ trong,
độ kiềm, khí độc được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh kịp
thời, đảm bảo điều kiện môi trường tối ưu cho ốc nuôi sinh
trưởng và phát triển.
- Vào những thời điểm không thể thay nước do thuỷ triều
kiệt, có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học để làm sạch
môi trường, ổn định chất lượng nước ao nuôi.
- Tăng cường hoạt động của máy quạt nước để gom tụ chất
bẩn và đảm bảo nhu cầu về oxy cho ốc nuôi.
1.4. Quản lý cho ăn:
Đối với ốc Hương, thức ăn được sử dụng bao gồm các loại cá
tạp, cua, ghẹ tươi giã cào, thức ăn được cắt nhỏ cho phù hợp
với kích cỡ của ốc ở từng giai đoạn nuôi. Đối với ốc Nhảy sử

dụng thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ
dưới đáy ao nuôi.
Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng 5-10 % trọng lượng
thân của ốc. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi
tối. Cá không quá nhỏ để nguyên con cho ăn. Cua, ghẹ đập
vỡ vỏ trước khi cho ăn. Thức ăn được rãi đều trong ao, sau
khi cho ăn khoảng 1-2 giờ thì kiểm tra mức độ tiêu thụ thức
ăn của ốc để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra vớt bỏ toàn bộ thức ăn thừa, xương,
đầu cá, vỏ cua, ghẹ để tránh ô nhiễm môi trường nước ao
nuôi.
2/ Hiệu quả kinh tế:
- Mô hình Nuôi kết hợp ốc Hương với ốc Nhảy thương phẩm
nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế
trên một đơn vị diện tích mặt nước và dựa vào đặc điểm sinh
học của các đối tượng nuôi ghép để góp phần giảm thiểu ô
nhiễm hữu cơ, hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong ao
nuôi.
Sau 150 ngày nuôi sẽ tiến hành thu hoạch ốc nuôi. Một số kết
quả đạt như sau:
- Tổng doanh thu: 247.700.000 đồng, trong đó:
+ từ Ốc Hương: 1380 kg x 160.000 đồng/kg = 220.800.000
đồng
+ từ Ốc Nhảy: 26.900.000 đồng.
- Tổng chi phí: 147.700.000 đồng
- Tổng lợi nhuận: 100.000.000 đồng.

×