Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tài liệu giảng dạy Văn hoá Hàn Quốc (한국문화)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 91 trang )

Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

VĂN HỐ HÀN QUỐC
(한국문화)

1


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

MỤC LỤC
Bài 1: Đất nước, con người, lịch sử ................................................................................... 6
I. Đất nước ........................................................................................................................... 6
1. Quốc kỳ...................................................................................................................... 6
2. Quốc Huy ................................................................................................................... 6
3. Quốc hoa .................................................................................................................... 7
4. Vị trí lãnh thổ ............................................................................................................. 7
5. Diện tích..................................................................................................................... 8
6. Địa hình – địa mạo..................................................................................................... 9
7. Sơng Hồ ................................................................................................................... 10
8. Các mùa trong năm .................................................................................................. 11
9. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................................ 12
II. Con người ..................................................................................................................... 13
1. Dân tộc ..................................................................................................................... 13
2. Ngôn ngữ ................................................................................................................. 14
III. Lịch sử ......................................................................................................................... 15
1. Cuộc đấu tranh chống xâm lược Nhật Bản .............................................................. 15
2. Chiến tranh và chia cắt hai miền ............................................................................. 16
3. Hàn Quốc ngày nay ................................................................................................. 18
Bài 2: Đời sống văn hố – Tơn giáo – Tín ngưỡng - Phong tục tập quán – Lễ hội .... 19
I. Tôn giáo ......................................................................................................................... 19


II. Phong tục tập quán ..................................................................................................... 22
1. Quan hệ xã hội ......................................................................................................... 22
2. Quan hệ gia đình ...................................................................................................... 22
3. Quan hệ vợ chồng .................................................................................................... 23
4. Việc sinh con ........................................................................................................... 24
2


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

5. Việc sinh con (thai giáo) .......................................................................................... 24
6. Sinh đẻ và 49 ngày sau sinh..................................................................................... 25
7. 100 ngày sau khi sinh .............................................................................................. 25
8. Lễ thôi nôi ................................................................................................................ 26
9. Lễ trưởng thành ....................................................................................................... 28
10. Lễ cưới hỏi ............................................................................................................. 29
11. Lễ sinh nhật thứ 60 ................................................................................................ 33
12. Tang lễ ................................................................................................................... 33
13. Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống hàng ngày ................................................. 37
Bài 3: Các trò chơi dân gian ............................................................................................ 39
I. Các trò chơi dân gian.................................................................................................... 39
1. Bập bênh .................................................................................................................. 39
2. Bốn bước đi ............................................................................................................. 39
3. Đá cầu ...................................................................................................................... 40
4. Trò chơi rùa ............................................................................................................. 41
Bài 4: Ẩm thực – Văn học ................................................................................................ 42
I. Ẩm thực.......................................................................................................................... 42
1. Các loại thực phẩm chính ........................................................................................ 42
2. Cơ cấu bữa ăn .......................................................................................................... 42
3. Phong cách ăn của người Hàn Quốc........................................................................ 43

4. Các món ăn và đồ uống truyền thống ...................................................................... 44
II. Văn Học ........................................................................................................................ 48
1. Thời kỳ trước khi có chữ viết (Hangul) ................................................................... 48
2. Thời kỳ sau khi có chữ viết ( Hangul ) .................................................................... 49
3. Văn học hiện đại ...................................................................................................... 50
I. Nghệ Thuật .................................................................................................................... 52
1. Âm nhạc ................................................................................................................... 52
3


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

2. Múa .......................................................................................................................... 53
3. Kịch.......................................................................................................................... 55
4. Điện ảnh ................................................................................................................... 56
5. Hội hoạ..................................................................................................................... 59
6. Thư pháp .................................................................................................................. 61
I. Nghệ thuật ..................................................................................................................... 63
1. Nghệ thuật trang trí: ................................................................................................. 63
2. Điêu khắc ................................................................................................................. 63
3. Kiến trúc .................................................................................................................. 64
4. Chính sách phát triển của văn hoá Hàn Quốc.......................................................... 66
II. Các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống .................................................................... 69
1. Đồ gốm .................................................................................................................... 69
2. Các sản phẩm khác .................................................................................................. 70
III. Thể thao ...................................................................................................................... 72
1. Các môn thể thao thu hút nhiều khán giả ................................................................ 72
2. Các môn thể thao khác............................................................................................. 73
3. Các mơn thể thao giải trí.......................................................................................... 75
Bài 7: Các dịch vụ du lịch ................................................................................................ 77

I. Các vùng du lịch ............................................................................................................ 77
1. Seoul ........................................................................................................................ 77
2. Vùng phụ cận Seoul ................................................................................................. 80
3. Vùng Trung tâm....................................................................................................... 80
4. Vùng Đông Nam ...................................................................................................... 81
5. Busan và vùng phụ cận ............................................................................................ 84
6. Khu vực ven biển Hanllyosodo ............................................................................... 85
7. Vùng Tây Nam ........................................................................................................ 86
8. Đảo Jeju ................................................................................................................... 89
4


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

5


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

Bài 1: Đất nước, con người, lịch sử
I. Đất nước
1. Quốc kỳ
Cờ Hàn Quốc có hình chữ nhật, gọi là
thekukki, miêu tả những biểu tượng của
nguyên lý âm, dương trong triết học
phương đơng. Hình Thái cực tròn ở
trung tâm được chia làm hai phần bằng
nhau. Phần đỏ ở phía trên tượng trưng
cho cực dương của vũ trụ; ngược lại,
phần xanh lam ở phía dưới tượng trưng

cho cực âm. Cả hai cực này đều là hiện
thân của khái niệm vận động khơng
ngừng, sự cân đối hài hồ. Hình trịn được bao bọc bởi 4 ký hiệu nằm ở 4 góc. Mỗi
ký hiệu tượng trưng cho một trong 4 yếu tố chung: Thiên, Địa, Hoả và Thuỷ.
2. Quốc Huy
Quốc huy Hàn Quốc hình trịn. Trung tâm
Quốc huy là hình Thái cực trịn do hai màu
xanh và đỏ tạo thành, xung quanh hình Thái
cực là bơng hoa mukung (hoa dâm bụt) vàng
5 cánh. Người Hàn Quốc coi hoa này là niềm
tự hào của dân tộc, tượng trưng cho tinh thần
kiên nghị, bất khuất. Quốc huy được một dải
trang trí bao quanh trên đó viết dịng chữ: (Đại
Hàn Dân Quốc) (대한민국) bằng tiếng Hàn
Quốc.
6


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

3. Quốc hoa
Hoa của dân tộc Triều Tiên là hoa
mukung. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng
10, vô số những cánh hoa mukung đã
mang lại vẻ duyên dáng trên mọi nẻo
đường đất nước. Không giống như
những lồi hoa khác, hoa mukung là lồi
hoa có sức sống khác thường, nó có thể
chống lại được sâu bọ và kháng lại các
loại bệnh làm tàn lụi cây cối. Ý nghĩa

biểu tượng của loài hoa này là xuất phát
từ gốc từ “mukung” nghĩa là bất tử. Điều
đó đã phản ánh chính sác bản chất trường tồn của lịch sử Hàn Quốc, cũng như tính
cương quyết và sự bền chí của con người nơi đây.
4. Vị trí lãnh thổ

7


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

Bán Đảo Triều Tiên nằm ở Đơng – Bắc
Á, từ lục địa Châu Á ở phía Bắc tới mũi
đất ở biển nam, dài 1000 km, rộng
216km. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt
bởi vĩ tuyến 38. Phía Bắc là Cộng Hồ
Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, phía
nam là Hàn Quốc – tên chính thức là Đại
Hàn Dân Quốc, được phân cách bởi giới
tuyến quân sự tạm thời.
Hàn Quốc nằm giữa 33 độ đến
43 độ vĩ Bắc, 124 độ đến 131 độ kinh đơng. Phía Bắc giáp với Cộng Hồ Dân Chủ Nhân
Dân Triều Tiên; phía Đơng giáp với biển Nhật Bản; phía Nam và Đơng giáp với eo biển
Triều Tiên, ngăn cách Hàn Quốc với Nhật Bản; phía Tây giáp với Hồng Hải. Biên giới tự
nhiên giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc là hai con sông là sông Amnok (Áp Lục) và
sông Tuman (Tu Man Kang); 16 km cuối cùng của sông Tuman cũng là biên giới tự nhiên
với Liên Bang Nga.
Với vị trí chiến lược trọng yếu như trên, bán đảo Triều Tiên như một cầu nối giữa các
cường quốc ở đại lục với Nhật Bản và con đường giao lưu văn hoá trong mọi mặt, nhất là
trong quan hệ láng giềng.


5. Diện tích
Hàn Quốc có diện tích 99.392 km vng, chiếm 45% tổng diện tích của bán đảo Triều
Tiên, trong đó có nhiều đảo nhỏ ngồi khơi phía tây và phía nam, lớn nhất là đảo
Jeju(1.845 km vuông).
Nhà nước Hàn Quốc ra đời vào năm 1848, sau chiến tranh thế giới thứ 2 bán đảo Triều
Tiên bị chia cắt thành 2: Miền Nam và miền Bắc. Trong suốt thập niên 1950, Hàn Quốc
đã trỗi dậy từ đống tro tàn – hậu chiến tranh – để trở thành một trong những nền kinh tế
lớn nhất thế giới. Seoul là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Hàn Quốc.

8


Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

6. Địa hình – địa mạo
Địa hình chủ yếu là đồi núi gập ghềnh. Núi bao phủ 70% diện tích đã biến nơi đây thành
một trong những khu vực có nhiều núi trên thế
giới. Sự nâng lên và gấp khúc của địa tầng đá
vôi và đá granit đã tạo ra những cảnh quan đặc
biệt ngoạn mục. Dãy núi chính là dãy Taebaek
– sanmaek chạy theo hướng Bắc Nam, song
song với biển phía Đơng. Đỉnh núi cao nhất ở
Hàn Quốc là đỉnh Hallasan (nằm trên đảo Jeju)
1.950 m, tiếp đến là Chirisan 1.915 m, Soraksan 1.708 m. Dọc theo bờ biển phía Tây và
phía Nam, các dãy đồi núi dốc thoai thoải xuống các đồng bằng ven biển. Diện tích đồng
bằng tập trung chủ yếu ở phía Tây, cịn ở phía Đơng và phía Nam chỉ là những dải đất hẹp.
Đây là nơi sản xuất một khối lượng lớn lương thực của đất nước đặc biệt là lúa gạo, trừ ở
phía Đơng, cịn bờ biển Hàn Quốc bị chia cắt lớn.
Nằm trên một bán đảo nhiều núi, Hàn Quốc có kiến tạo địa chất đa dạng, được hình thành

hầu hết bởi các loại đá tiền sử như granit và các loại đá biến chất khác khối địa tầng bao
phủ tầng Trung sinh được tìm thấy ở phía Đơng Nam, cịn địa tầng thuộc kỷ thứ 3 được giới
hạn ở những khu vực nhỏ nằm rải rác khắp bán đảo. Ở một số nơi các loại đá granit thuộc
kỷ Jura và kỷ phấn trắng xâm nhập vào những vỉa đá cổ hơn theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam.
Bán đảo Triều Tiên là nơi tương đối ổn định, không có núi lửa hoạt động và ít động đất,
mặc dù nằm cách vành đai động đất Thái Bình Dương khơng xa và những hịn đảo Jeju,
Ulleung có nguồn gốc là núi lửa. Theo sử liệu, từ năm 1907, ở đây xảy ra gần 2000 trận
động đất, trong đó có 48 trận là có sức tàn phá, ít hơn nhiều so với những con số được ghi
nhận tại Nhật Bản và Mãn Châu. Động đất chủ yếu xảy ra trên những nơi đứt đọan của vỏ
mặt trái đất hoặc những phiến kiến tạo, nếu nhìn trên bề mặt là những dịng sông. Tuy nhiên,
trong nửa thế kỷ vừa qua, động đất xảy ra thường xuyên hơn dọc theo các dãy núi. Miền

9


Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

Nam có cường độ địa chấn mạnh hơn miền Bắc, nửa phía Tây bán đảo có cường độ mạnh
hơn nửa phía Đơng.
7. Sơng Hồ
Hai con sơng lớn nhất của Hàn Quốc – sông Naktong (525 km) và Sông Hàn (514 km)
đều bắt nguồn từ dãy Taebaek-Sanmaek. Sông Naktong chảy về hướng Nam và đổ ra eo
biển Triều Tiên, trong khi sông Hàn chảy theo hướng Tây Bắc và đổ ra Hồng Hải. Ngồi
ra, cịn có những con sơng chính khác: Keum (401 km), Yeongsan và Tongin.
Hầu hết các con sông trên bán đảo Triều Tiên đều đổ ra Hồng Hải và vùng biển phía Nam,
do đặc điểm địa hình là nghiêng từ Đơng Bắc xuống Tây Nam. Vào mùa hè, cũng là mùa
mưa, nước ở các con sơng thường dân cao vài lần trong năm; cịn các mùa khác, mực nước
sông thường xuống thấp.
Trên đỉnh núi Hallasan, cao nhất Hàn Quốc có một hồ nước nhỏ rất đẹp, và điều đặc biệt

là ở trên đó có tới trên 360 loài vật sống ký sinh.

10


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

8. Các mùa trong năm

Mùa Xuân bắt đầu từ giữa tháng 4 ở vùng trung tâm bán đảo Triều Tiên. ở phía Bắc, mùa
xuân bắt đầu từ cuối tháng 4 và diễn ra khá ngắn. vào đầu mùa xuân thỉ thoảng có những
đợt gió mang theo cát vàng từ sa mạc Gôbi thổi thường làm giảm tầm nhìn và là nguyên
nhân gây ra các bệnh tật về mắt.
Hàn Quốc nằm ở khu vực khí hậu ơn hồ, có 4 mùa rõ rệt. vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng
4, cây cối đâm chồi nảy lộc, báo hiệu mùa xuân đến.
Mùa hè tương đối nóng và mưa nhiều, cây cỏ xanh tươi. Nhiệt độ trung bình trong tháng
6 là 20 độ C và trong tháng 7 là 25 độ C. mùa mưa thường bắt đầu vào cuối tháng 6 và kéo

11


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

dài tới tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Seoul là 1.370mm và ở Busan là
1.470mm vùng bờ biển phía nam thường có bão vào cuối mùa hè với gió mạnh và mưa lớn.
Mùa Thu tới vào cuối tháng 9, mang tới những luồng gió lục địa trong lành, khí hậu khơ
hanh, nhiệt độ mát mẻ. đây là thời gian dễ chịu nhất trong năm. Màu vàng rực rỡ màu đỏ
chói chang do lá cây thay đổi đã tạo ra ở mọi miền đất nước bức tranh phong cảnh tuyệt
diệu.
Mùa đông kéo dài từ tháng 12 tới tháng 2 trời lạnh và khô, thỉnh thoảng có mưa hoặc

tuyết rơi. ở Seoul, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 dao động trong mức -7 độ C đến -10
độ C. Nhiệt độ cao hơn ở những khu vực dọc bờ biển phía Nam và thấp hơn rất nhiều ở
những vùng đồi núi nằm sâu trong đất liền. Kết thúc những tháng mùa đơng thường có đợt
rét đậm ba bốn ngày, sau đó thời tiết dần trở nên ấm áp.
9. Tài nguyên khoáng sản

12


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

Khác với miền Bắc, Hàn Quốc tương đối nghèo về khống sản. Tài ngun chính là
than đá (đa phần là than antraxit) quặng sắt và graphit. Ngồi ra cịn có vàng, bạc, đồng,
chì, vonfram, kẽm và uran. Núi đá vơi có rất nhiều ở Hàn Quốc, hình thành các hang động
đẹp nổi tiếng, hơn cả là các hang Kossigul, Kosugul và Songnuygul, trong đó có nhiều
thạch nhũ và măng đá với mn hình vạn trạng.
Bờ biển Hàn Quốc trải dài 2400km, cho thấy những điều kiện thuận lợi về biển. Vì có
nhiều cửa sơng và nhờ vào tác động của sóng thuỷ triều, đã hình thành những vùng sình
lầy lớn ở ven biển, nhất là dọc theo bờ biển phía Tây. Tổng diện tích các vùng sình lầy
ven biển là 239.000 ha. Trong khoảng thời gian 1910 đến 1994, đã có 100.000 ha được
cải tạo thành những vùng canh tác, hiện nay đang triển khai những dự án cải tạo rất lớn.
Những vùng bờ biển sình lầy là nguồn lợi nhiên liệu vô cùng quan trọng đối với con
người, chúng không những cung cấp một ngư trường tốt, mà cịn đóng vai trị khơng nhỏ
trong việc lọc ô nhiễm. Chức năng của môi trường biển không chỉ bao trùm việc đánh bắt
thương mại mà còn là bảo vệ nguồn cá và sự đa dạng sinh học.
II. Con người
1. Dân tộc

13



Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

Hàn Quốc, cũng như Cộng Hồ Dân Chủ
Nhân Dân Triều Tiên là một trong những quốc gia
có mức độ thuần chủng tộc cao nhất trên thế giới.
Ngoài cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống
ở Hàn Quốc (khoảng 550.000 người – chủ yếu là
người Hoa), Hàn Quốc khơng có dân tộc thiểu số
hoặc ngơn ngữ thiểu số nào. Do tính chất pha trộn
sắc tộc của dân tộc Triều Tiên, người ta tin rằng:
Trong số những tổ tiên của người Hàn Quốc, có
những người di cư đến từ Mãn Châu Lý và các khu
vực khác ở Đông Bắc Á. Thực ra, người Hàn Quốc
bắt nguồn từ chủng tộc Mơng Cổ; ngày nay họ là
một dân tộc có tính đồng nhất cao, với nền văn hố
ngơn ngữ và phong tục tập quán độc đáo riêng của mình.
Người dân Hàn Quốc rất hào phóng và niềm nở. Những người nước ngồi đến Hàn Quốc
đều có nhận xét là người Hàn Quốc dễ gần; thêm vào đó, họ cịn nổi tiếng là một trong
những dân tộc làm việc siêng năng nhất thế giới.
Dân số Hàn Quốc là 51.309.413 người vào ngày 01/09/2021 theo dự liệu mới nhất của
Liên Hợp Quốc.

2. Ngơn ngữ
Tất cả người Hàn Quốc đều nói và viết chung một ngơn ngữ. Ngơn ngữ chính thức của
Hàn Quốc là tiếng Hàn (tiếng Triều Tiên) với chữ viết ghi âm được gọi là Hangul. Tiếng
Hàn cũng như tiếng Hungari, tiếng Phần Lan và tiếng Mông Cổ được xếp vào nhóm ngơn
ngữ Uran Antai. Hangul gồm 10 ngun âm và 14 phụ âm đơn giản. Một nhóm các nhà
thơng thái dưới sự bảo trợ của vua Sejong đã phát minh ra Hangul vào năm 1443 (đưa
vào sử dụng năm 1446).

Bảng sau đây giới thiệu 24 chữ cái Hangul đã được La tinh hoá dựa vào hệ thống Mc
Cune Reischauer (M-R) và đã được chính phủ Hàn Quốc chấp thuận thực hiện. Do có sự
14


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

khác biệt đáng kể giữa tiếng Anh và tiếng Hàn, nên người Anh khi học tiếng Hàn thấy rất
khó khăn khi một số nguyên âm và phụ âm, khi phát âm, khơng có âm tương đương trong
tiếng Anh.

III. Lịch sử
1. Cuộc đấu tranh chống xâm lược Nhật Bản

Từ khi Nhật Bản chính thức biến bán đảo Triều Tiên thành một nước thuộc địa vào năm
1910, một chế độ rất hà khắc do người Nhật thống trị đã được thiết lập ở đây. Đầu thế kỷ
XX, khi quân đội Triều Tiên bị giải tán thì nhiều lực lượng kháng chiến đã được thành
15


Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

lập, hoạt động dưới hình thức chiến tranh du kích. Số lượng quân du kích ngày càng gia
tăng và hoạt động của họ đã mang lại nhiều kết quả. Nhưng do lực lượng chênh lệch và
hạn chế trong quá trình đấu tranh nên hàng nghìn người đã anh dũng hy sinh. Tuy vậy,
cuộc đấu tranh chống Nhật vẫn được tiếp tục.
Năm 1919, đã nổ ra một cuộc biểu tình chống Nhật mang ý nghĩa to lớn, lịch sử gọi đây
là phong trào mùng 1-3. Dựa vào việc cử hành lễ tang vua Kojong, các nhà lãnh đạo dân
tộc coi đây là cơ hội thuận lợi để tổ chức một cuộc biểu tình rộng lớn. Thơng qua nhiều
tổ chức quần chúng xã hội, 30 người đã ký tên vào bản sao của tuyên bố độc lập được

nhiều người đọc trên khắp đất nước. Phía Nhật cho đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình, làm
7.000 người bị giết, 15.000 người bị thương, 4.000 người bị bắt giữ. Tuy cuộc biểu tình
thất bại, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn cho toàn bán đảo, thức tỉnh tinh thần dân tộc của
người dân bán đảo Triều Tiên trong cuộc đấu tranh gian khổ chống lại ách thống trị của
Nhật Bản.
Năm 1931, các đội du kích chống Nhật đã được tổ chức khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo
của các tổ chức chính trị, nhiều đội vũ trang được ra đời. Sau chiến thắng của quân Triều
Tiên chống quân Nhật Bản ở Posonba (tháng 6-1937), phong trào chống Nhật phát triển
rộng khắp trên bán đảo. Ngày 9-8-1945, do ảnh hưởng của thế chiến thứ II, phát xít Nhật
đầu hàng vơ điều kiện. Đến ngày 15, bán đảo Triều Tiên hoàn toàn giải phóng khỏi ách
thống trị của Nhật Bản.

2. Chiến tranh và chia cắt hai miền

16


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

Nhật Bản đầu hàng đồng minh, chiến
tranh thế giới thứ hai chấm dứt, dẫn tới một
thời kỳ cực lộn xộn ở bán đảo Triều Tiên.
Đất nước này bị chia cắt thành hai khu vực
chiếm đóng của các nước chiến thắng là
Liên Xô và Mỹ. Liên Xô đóng qn ở vùng
phía Bắc, từ vĩ tuyến 38 trở lên, cịn Mỹ
đóng qn ở nửa phía Nam, từ vĩ tuyến 38
trở xuống. Do Mỹ và Liên Xô không đạt
được thoả thuận về một chính quyền Triều
Tiên thống nhất, nên đến năm 1948 hai

chính quyền riêng biệt đã được thành lập:
Đại Hàn Dân Quốc ở phía Nam, lấy Seoul
làm thủ đơ, và Cộng Hồ Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ở phía Bắc, lấy Bình Nhưỡng làm
thủ đơ.
Tháng 6-1950, Bắc Triều Tiên đã tấn công Nam Triều Tiên, gây ra cuộc chiến Triều
Tiên. Trong cuộc chiến này Mỹ hỗ trợ cho Nam Triều Tiên, cịn Trung Quốc thì hỗ trợ
cho Bắc Triều Tiên. Sau 3 năm chiến tranh đẫm máu, tháng 7 – 1953, cuộc chiến tranh
kết thúc với việc ngừng bắn và đất nước Triều Tiên bị chia đôi bởi “khu quân sự” (DMZ),
chạy dọc theo vỹ tuyến 38.

17


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

3. Hàn Quốc ngày nay
Chỉ trong vòng nửa thế kỷ, Hàn Quốc đã được xây dựng lại từ đống đổ nát của cuộc
chiến tranh và đạt được sự thần diệu về kinh tế, ngày nay được coi là hình mẫu cho nhiều
nước đang phát triển. Thành tựu này cịn có ý nghĩa to lớn khi bán đảo Triều Tiên còn
đang bị chia cắt thành hai quốc gia.

18


Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

Bài 2: Đời sống văn hố – Tơn giáo – Tín ngưỡng
Phong tục tập qn – Lễ hội
I. Tơn giáo


Dựa vào những di tích vật chất được phát hiện, nhiều nhà nghiên cứu phỏng đốn rằng,
tơn giáo của cư dân nguyên thuỷ thời kỳ đá cũ ở Hàn Quốc chính là sự sùng bái của lực
lượng tự nhiên: trời, đất, mây, mưa, sấm, sét,... Họ tin rằng, thiên nhiên và con người
không tách rời nhau, mà ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Do vậy, họ cố gắng sống hồ hợp
với thiên nhiên và ln cầu xin tự nhiên phù trợ cho họ trong săn bắn và tránh những tai
ương.
Sang thời kỳ đá mới, những quan niệm tôn giáo của cư dân nguyên thuỷ Hàn Quốc đã
trở nên khá rõ nét đặc biệt là niềm tin mãnh liệt rằng: mọi vật đều có linh hồn. Theo đó,
mỗi con người đều có 2 phần, đó là linh hồn và thể xác, trong đó linh hồn là bất tử. Vì thế
cho nên họ đặt ra một loạt nghi thức đặc biệt khi chôn người chết: đá được xếp xung
quanh thi hài nhằm tránh những thần ác, các đồ vật cho người chết sau khi dùng cũng
được chôn theo, thi hài được đặt theo hướng Đông là hướng mặt trời mọc. Linh hồn của
các vật thể tự nhiên như núi, sông, cây cối,… cũng được quan niệm như linh hồn của con
người, vì thế rất được tơn sùng. Trong số các lực lượng tự nhiên, mặt trời được đề cao và
tơn sùng nhất. Có thể cư dân thời đó quan niệm mặt trời là nguồn gốc của sáng tạo và sự
sống.

19


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

Bên cạnh những thiện thần được tin tưởng là mang lại những điều tốt lành cho cuộc
sống, người ta cũng tin rằng có những ác thần sống trong bóng tối, ln mang lại cho con
người những bất hạnh. Từ quan niệm đó mà xuất hiện những pháp sư có khả năng làm
ma thuật và là người trung gian với thế giới tâm linh. Những pháp sư này được coi là
những người có khả năng loại trừ điều xấu, chữa bệnh, tránh cho con người khỏi những
tai hoạ của thần ác, mang hạnh phúc đến cho con người, đảm bảo sự luân chuyển cho con
người từ thế giới này sang thế giới khác. Hình thức nghi lễ mà các pháp sư tiến hành là
những bài thần chú kết hợp với những điệu nhảy múa. Ngày nay, đạo Shaman vẫn cịn

tồn tại ở Hàn Quốc dưới hình thức thờ cúng linh hồn người chết cùng bách thần của gia
đình, làng xã, các lực lượng có và khơng có linh hồn trong tự nhiên, thông qua các pháp
sư Shaman hay còn được gọi là Mutang. Bằng chứng về sự tồn tại của đạo Shaman có thể
thấy ở khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc. Đối với cư dân Hàn Quốc thời nguyên thuỷ, đạo
Shaman là tôn giáo của sự sợ hãi và mê tín, song những người Hàn Quốc ngày nay lại
thấy ở nó một mảng văn hố độc đáo và nhiều màu sắc.
Tôn giáo trong thời kỳ của các vương quốc đầu tiên , những quan niệm tôn giáo sơ khai
của thời tiền sử vẫn tiếp tục được duy trì và đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh
thần của cư dân. Hình thức tơn giáo sơ khai còn tồn tại rõ nét nhất ở thời kỳ này là niềm
tin vào sự bất tử của linh hồn, và hệ quả tất yếu của nó là những lễ nghi chơn cất tốn kém.
Tại vương quốc Puyo có tục lệ giữ xác chết trong 5 tháng, và để khỏi thối rữa, người ta
đã tìm cách giữ xác trong băng. Người Puyo cho rằng, xác chết càng để lâu thì càng biểu
lộ được lịng tơn kính của người sống đối với người chết. Những đồ tùy táng cũng được
chôn theo xác chết gồm đủ các loại, với ý thức để linh hồn người chết được tiếp tục sử
dụng ở thế giới bên kia. Trong một số trường hợp, người ta cịn chơn theo chủ hàng trăm
tơi tớ. Ở các quốc gia miền Nam, việc chôn theo các động vật như trâu, bò, ngựa ... đã trở
thành phố biển. Đặc biệt, người ta cịn chơn theo xác chết cánh của những con chim lớn
với mục đích để giúp cho linh hồn người chết bay ra khỏi thế xác. Điều này cho thấy niềm
tin mãnh liệt của cư dân ở đây đối với sự bất diệt của linh hồn. Trong việc xây dựng mộ,
người ta rất chú ý tới hình thức của nó. Tất nhiên giữa các vùng, hình thức các ngơi mộ
khơng hồn tồn giống nhau, phổ biến nhất và điển hình nhất là các ngơi mộ được che
20


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

phủ bằng những phiến đá nhỏ đặt chồng lên nhau theo hình kim tự tháp. Các nhà nghiên
cứu cho rằng, việc tiến hành những nghi lễ chôn cất người chết rất tốn kém của thời kỳ
này có liên quan chặt chẽ với tục thờ cúng tổ tiên, và hẳn là những người thời đó đã làm
tất cả những gì có thể cho người chết với một niềm tin tưởng là linh hồn tổ tiên sẽ tiếp

tục giúp đỡ cho các thế hệ sau trong cuộc sống.
Bên cạnh sự tồn tại của những hình thức tơn giáo sơ khai, ở thời kỳ này cũng xuất hiện
những dị đoan tơn giáo mới, mà điển hình là bói tốn. Ở vương quốc Puyo, trong thời
gian có chiến tranh, để bói tốn, người ta đã giết một con bị để cúng thần, sau đó xem
những vết nứt ở móng để đốn: nếu nứt rộng thì đó là điềm gở, nứt hẹp thì đó là điềm
may. Bói tốn lúc đầu là trách nhiệm của nhà vua, nhưng về sau khi quyền lực của nhà
vua được mở rộng thì trách nhiệm này cũng dần dần được trao cho người đứng đầu các
tỉnh.
Tôn giáo vẫn đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Hàn Quốc
trong thời kỳ của các vương quốc đầu tiên, vậy nên ở đầu thời kỳ này, chức năng tơn giáo
và chức năng chính trị được gắn liền với nhau, chỉ đến khi quyền lực chính trị của nhà
vua ở giai đoạn sau phát triển thì các chức năng trên mới trở nên riêng biệt. Lúc này giai
cấp thống trị chỉ quan tâm đến việc quản lý đất nước, cịn các cơng việc tơn giáo được
giao cho các quan chủ tế. Ở miền Nam các quan chủ tế rất được đề cao, tới mức được gọi
là “con trời”. Như vậy là đã có một sự thay đổi nhất định trong niềm tin nguyên thủy ở
thuyết vật linh. Trách nhiệm của người đứng đầu tôn giáo khơng cịn chỉ đơn thuần đến
với thế giới thần linh bằng sức mạnh của những câu thần chú hay phù phép, mà hơn thế
nữa cịn có thể cầu xin thần linh ban phát ân huệ.
Phát triển tiếp tục trên cơ sở những quan niệm tôn giáo sơ khai, tôn giáo của thời kỳ các
vương quốc đầu tiên ở Hàn Quốc không thể không mang những dấu vết của truyền thống
cộng đồng theo chủ nghĩa bình quân của thời tiền sử: bất kể ai, dù là ở đẳng cấp cao hay
thấp, dù là ở giai cấp thống trị hay bị trị đều có thể tham gia vào các nghi lễ tơn giáo. Tuy
nhiên, những thay đổi theo hướng phân tầng xã hội cũng rất rõ rệt. Điều này thấy rõ hình
thức quy mô của những nghi lễ tôn giáo đối với những người thuộc giai tầng khác nhau.
Vậy là sự bất bình đẳng của xã hội có giai cấp đã bắt đầu in dấu vết vào tôn giáo và cùng
21


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM


với sự phát triển của những quyền lực chính trị, những đặc quyền về tơn giáo cũng tăng
lên.

II.

Phong tục tập quán
1. Quan hệ xã hội
Trật tự xã hội theo Nho giáo từ lâu quy định cách ứng xử của người Triều Tiên ở một

quy mô rộng lớn, mà tầm quan trọng của nó được thể hiện rất rõ trong ngày tết. Sau khi
cúng bái tổ tiên, các thành viên trong gia đình cúi đầu chào (Sebae) ông bà, cha mẹ, anh
chị, họ hàng, tất cả dựa theo lứa tuổi. Những người trẻ thậm chí cịn tìm đến những người
có tuổi trong làng để tỏ lịng tơn kính bằng cách cúi chào, mặc dù hai bên khơng có quan
hệ họ hàng gì.
Tại những cuộc họp, những buổi tụ tập đông người, những tiệc rượu, trật tự xã hội trở
thành câu hỏi hàng đầu: ai phải chào ai trước, ai phải ngồi chỗ nào, ai được ngồi xuống
trước, ai phải rót rượu cho ai trước. Đối với bạn thân, những người sinh trước được đối
xử như anh chị. Đối với hàng xóm người ta phải dùng những từ tơn kính với những người
lớn hơn 10 tuổi, cịn đối với những người chênh lệch dưới 10 tuổi, người ta xưng hơ với
nhau một cách bình đẳng.
2. Quan hệ gia đình
Từ nửa cuối thế kỷ XX, những phong tục truyền thống và nhiều thứ nghi lễ khác đã phải
trải qua nhiều thay đổi do sự hiện đại hố nhanh chóng của xã hội. Tuy nhiên, vì là một
trong những quốc gia theo Nho Giáo triệt để nhất trên thế giới, nên những lối sống truyền
thống của quá khứ và những phong tục đã được nuôi dưỡng lâu đời vẫn tiếp tục ảnh hưởng
tới phong cách hiện đại mà người Triều Tiên vừa mới du nhập.
Trước đây, nhiều thế hệ trong gia đình thường sống chung với nhau dưới một mái nhà,
người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình. Việc hàng chục người hay
nhiều hơn nữa cùng chia sẻ cuộc sống trong một căn nhà là điều rất bình thường. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây việc di chuyển đến các khu vực đô thị và cùng với lối

nhà ở phổ biến theo kiểu chung cư đã dẫn đến việc những cặp vợ chồng mới cưới có
22


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

khuynh hướng sống riêng với nhau hơn là chia sẻ một góc nhà với những thành viên khác
trong gia đình. Phong trào này đã dẫn tới việc gia tăng số lượng các gia đình hạt nhân ở
Hàn Quốc.
Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong gia đình được coi như có quyền lực cao
nhất, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải phục tùng mệnh lệnh của người này.
Nhưng cơ chế phép tắc phải được tn thủ một cách nghiêm ngặt mà khơng có sự phản
đối. Ngồi ra, theo Nho Giáo, lịng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là đức tính đề
cao nhất. Mặt khác, người gia trưởng cũng phải công bằng trong mọi việc liên quan đến
kỷ luật của những thành viên trong gia đình.
Câu châm ngơn của người Triều Tiên với ý là người đàn ông phải tu thân tề gia, sau đó
mới đến trị quốc và bình thiên hạ, đã phản ánh trật tự xã hội ẩn khuất đằng sau lý tưởng
của Nho Giáo. Với hệ thống trật tự này, người đàn ơng có trách nhiệm đại diện, làm trụ
cột và bảo vệ gia đình của mình. Nếu người đàn ơng đó khơng phát huy được sức mạnh
và thể hiện vai trị đầu đàn một cách khơn ngoan, ông ta sẽ bị mất thể diện. Trật tự gia
đình được duy trì theo ngun tắc thứ bậc, trong đó con cái nghe lời cha mẹ, vợ nghe lời
chồng.

3. Quan hệ vợ chồng
Theo Nho giáo , mối quan hệ giữa những người khác phái cũng dựa trên những quan
điểm của Tam cương ngũ thường. Hệ thống này không phải với mục đích làm cho phụ
nữ lệ thuộc vào nam giới, mà chỉ duy trì bổn phận cả người nam lẫn người nữ, cùng với
những quan hệ đạo đức. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục như đúng câu châm ngôn:
“Trai và gái từ lúc 7 tuổi không được ngồi chung trong một phòng” (chỉ ngoại trừ đối
với anh trai và em gái trong gia đình ).

Việc áp dụng nghiêm ngặt quy tắc Nho giáo đã hạn chế sự tự do của nữ giới, vì đời sống
của họ đã được quy định: còn nhỏ theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con
trai. Việc phụ nữ phục tùng nam giới không phải do sự yếu kém hay thiếu sót bẩm sinh
của phái nữ, mà là theo sự phân chia nghiêm ngặt của tổ chức xã hội. Vai trò của người
đàn bà là ở “bên trong”, tức là trong nhà, lãnh địa kiểm sốt của họ, cịn vai trị của người
23


Cao Đẳng Cơng Nghệ TPHCM

đàn ơng là “bên ngồi” và mối quan tâm của họ là đất nước và cuộc sống xã hội. Bổn
phận của người đàn bà là chăm sóc con cái, giúp đỡ chồng trong cơng việc, nấu nướng,
may quần áo cho gia đình và tạo bầu khơng khí n ấm trong gia đình để người đàn ơng
tập trung vào những vấn đề xã hội.
Mặc dù ngày nay việc tuân thủ nghiêm ngặt các tư tưởng của Nho giáo khơng cịn là
bắt buộc, nhưng nam giới và nữ giới Hàn Quốc vẫn ý thức về vị trí của họ. Điều này thể
hiện không những qua cách ứng xử mà cịn qua cách ăn nói. Tình u giữa nam giới và
nữ giới thường hiếm khi thể hiện một cách lộ liễu, ngay cả giữa vợ với chồng, giống như
trong gia đình và giữa bạn bè, họ đều có những từ ngữ và những lời tơn kính đặc biệt để
sử dụng.

4. Việc sinh con
Từ thời xa xưa, phụ nữ Triều Tiên đã được khuyến khích sinh con trai để nối dõi, đảm
bảo tính ổn định và bền vững cho gia đình. Ý nghĩ trọng nam bắt đầu từ chế độ phụ quyền
và gia trưởng.
Người ta cho rằng, việc sinh được con trai là do có thần linh phù hộ, vì vậy người phụ
nữ khi mang thai, phải ngày đêm cầu nguyện và cúng tế. Họ thường cầu nguyện trong
đêm tối hay vào buổi ban mai sau khi đã tẩy trần. Họ cúng lễ các vị thần linh mà họ cho
là linh thiêng. Trong số các vị thần đó thì Bà Tổ được coi là quan trọng nhất, quyết định
nhiều nhất đối với việc sinh con và nuôi dưỡng đứa trẻ trưởng thành. Bà Tổ được biểu

hiện bằng tờ giấy trắng gấp đôi hay sợi dây bện bằng rơm treo ở góc nhà, khi đến đền để
cầu nguyện, người ta sẽ mang theo.
5. Việc sinh con (thai giáo)
Người phụ nữ mang thai luôn phải rất thận trọng để ý những nơi đặt chân đến. Họ
không được làm những việc mà quan niệm cho là không trong sạch, chẳng hạn: không
sát sinh, khơng ăn trộm, thậm chí khơng được có cả những ý nghĩ xấu. Tương tự như vậy,
họ cũng không được ăn một số thức ăn được coi là có hại: thịt thỏ, gà, vịt, trứng, cua,
mực.
24


Cao Đẳng Công Nghệ TPHCM

6.

Sinh đẻ và 49 ngày sau sinh
Khi người phụ nữ bắt đầu trở dạ, người giúp việc sẽ để ba bát cơm và ba bát canh lên
bàn, rồi xoa tay cầu mời thần Samshin hay Sanshin, Samshirang, Samshin halmoni, tùy
thuộc từng vùng ( vị thần sinh nở, người quản lý việc mang thai, sinh nở an tồn và ni
con). Lễ vật trên bàn dành để cúng vị thần này gồm: cơm trắng, canh rong biển và nước
giếng múc vào lúc bình minh. Sau đó, một người, thường là mẹ chồng, đứng trước bàn
thờ, hai tay xoa vào nhau, cầu xin sức khỏe của người mẹ và tuổi thọ của đứa trẻ, điều
này được gọi là pison, kết hợp hai từ pilda ( cầu nguyện ) và son ( bàn tay ). Khi người
phụ nữ sinh con xong, người ta sẽ dọn cơm trắng và canh rong biển cho sản phụ ăn.
Vào ngày thứ ba sau khi sinh, sản phụ sẽ tắm bằng nước ngải đắng đun sôi và tắm lần
đầu cho bé bằng nước ấm. Người ta cũng sẽ chuẩn bị ba bát cơm trắng và ba bát canh
rong biển củng Samshin, để mẹ chồng tay xoa vào nhau, cầu xin sức khỏe cho người mẹ
và tuổi thọ của đứa bé. Cũng bắt đầu từ ngày thứ ba này, mọi người trong gia đình mới
được nhìn đứa trẻ sơ sinh.
Đến bốn ngày sau, tức là 7 ngày sau sinh, gia đình lại tổ chức một buổi lễ đặc biệt; và

cứ thế, tiếp đến 7 ngày liên tiếp cho tới 49 ngày. Những ngày này gọi là ire kèm theo số
thứ tự từ 1 đến 7 đứng ở trước (choire là ngày đầu tiên trong số 7 ngày, tuire là ngày thứ
hai, rồi đến sêire, nêire, tasotire, yosotire và inkopire). Trong những ngày đặc biệt này, từ
sáng sớm, mọi người phải chuẩn bị cơm trắng, canh rong biển, hay đôi khi là bánh bột
gạo, rồi thực hiện lễ pison; sau đó, họ hàng tập trung lại để cầu phúc cho đứa bé.
Sau buổi lễ cuối cùng vào ngày thứ 49 thì mọi điều cấm kị đều hết. Các sợi dây cấm kỵ
( buộc ở lối vào ) được tháo ra, các thành viên trong gia đình có thể đi thăm viếng nhà có
tang, sản phụ có thể làm những cơng việc bình thường và đứa trẻ có thể được bế ra ngoài.

7. 100 ngày sau khi sinh

25


×