Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Câu 1.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.33 KB, 13 trang )

Câu 1: Căn cứ quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ, Quy chế
nội bộ về quản trị Công ty hiện hành của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
(VInamilk). Anh/chị hãy trình bày và phân tích về Cơ chế phối hợp giữa
Người quản lý và Người điều hành Vinamilk
1. Người quản lý Vinamilk
Căn cứ Điều 153 Luật doanh nghiệp 2020: “Hội đồng quản trị là cơ
quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông”.
Như vậy, Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ
cấu tổ chức Vinamilk. Vị trí này có tồn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết
định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn
đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của
Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng
quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của
Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa
qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản
trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm f khoản 1 Điều 1 của Điều lệ công ty, Người
quản lý doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc và các cán bộ quản lý cấp cao bao gồm Giám đốc điều hành
2. Người điều hành Vinamilk
Khoản 2 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020: “ Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao”
 Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều
hành các công việc kinh doanh của cơng ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị
chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng
nhân sự mới. Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều



Liên. Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế
giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội. Những chiến lược và quyết
định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều
sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, mảng xuất
khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn
tượng.
3. Cơ chế phối hợp giữa Người quản lý và Người điều hành Vinamilk
- Hội đồng quản trị có quyền, nghĩa vụ giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và
Người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
cơng ty, khi đó Tổng giám đốc và các Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc kiến nghị số lượng và các vị trí quản lý mà Cơng Ty cần
tuyển dụng để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để
thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như cơ cấu tổ chức do Hội đồng
quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương,
tiền thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của
Giám đốc Điều Hành; dựa vào đề xuất HĐQT có quyền ra quyết định bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; Bổ nhiệm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với (i) Tổng Giám
đốc hay (ii) bất kỳ Giám đốc Điều Hành nào của Công Ty; quyết định mức
lương và lợi ích khác của những Người Quản Lý đó;
- Tổng giám đốc tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số
lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ; Bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công Ty, trừ các chức
danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
- Tổng giám đốc chuẩn bị chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm để trình Hội đồng quản trị thơng qua, khi đó
HĐQT xem xét ra Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế

hoạch kinh doanh hàng năm của Công Ty


- Tổng giám đốc đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của
Công Ty với HĐQT
-Tổng giám đốc kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh
doanh; HĐQT kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục
trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Tổng giám đốc đề xuất, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản
lý nội bộ của Công Ty. HĐQT ra Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản
lý nội bộ của Công Ty;
- Tổng Giám đốc sẽ là người đại diện cho Công Ty hoặc ủy quyền cho Giám
đốc Điều Hành để thực hiện việc tuyển dụng và ký kết các hợp đồng lao động
- Tổng giám đốc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công Ty
theo đúng quy định của Pháp Luật, Điều Lệ này và các quy chế của Công Ty
do Hội đồng quản trị ban hành, các quyết định của Hội đồng quản trị, hợp
đồng lao động ký với Công Ty. Nếu điều hành trái với quy định trên mà gây
thiệt hại cho Cơng Ty thì Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Pháp
Luật (nếu có) và phải bồi thường thiệt hại cho Công Ty
- Người quản lý khác và Người điều hành có nghĩa vụ phải thông báo cho Hội
đồng quản trị tất cả các lợi ích có thể gây xung đột với lợi ích cơng ty mà họ
có thể được hưởng thơng qua pháp nhân kinh tế, các giao dịch hoặc cá nhân
khác.
* Nhận xét
Có thể thấy quyền quản lý công ty không dàn trải, phân bổ cho các cổ
đông mà được tập trung ở bộ máy có tính “chun nghiệp”. Các cổ đơng nắm
quyền sở hữu cơng ty, có quyền bầu ra bộ máy quản lý công ty nhưng bản
thân mỗi cổ đông không phải là người quản lý công ty”. Hội đồng quản trị là
cơ quan quản lý cao nhất của công ty, là cơ quan quyền lực mang tính hạt
nhân, có vai trò đặc biệt đối với CTCP, HĐQT chịu trách nhiệm duy trì mọi

hoạt động của cơng ty. HĐQT khơng trực tiếp điều hành, hay trực tiếp tham
gia vào mọi hoạt động của công ty. HĐQT đưa ra chỉ đạo, định hướng thực
hiện, các kế hoạch hay ra các quyết định, nghị quyết…Tổng giám đốc dựa


vào chỉ đạo của HĐQT mà đưa ra đề xuất, kiến nghị với cấp trên và đưa ra
hướng dẫn triển khai thực hiện với các cấp dưới. Có thể thấy, cơ chế phối hợp
của người quản lý và người điều hành rất chặt chẽ, minh bạch, tạo điều kiện,
cơ sở thuận lợi, logic để phát triển công ty. Công ty có phát triển bền vững
hay khơng phụ thuộc rất lớn vào cơ chế phối hợp nhịp nhàng này, nó tạo ra cơ
chế triển khai một cách đồng bộ, hệ thống, nhất quán. Đồng thời đây cũng là
một sự ràng buộc trách nhiệm giữa cấp trên với cấp dưới, người điều hành
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra , giám sát của người quản lý, chịu trách nhiệm trước
mọi quyết định của mình; người quản lý tiếp thu, xem xét các đề xuất của
người điều hành để đưa ra quyết định hướng về lợi ích chung. Cũng chính vì
vậy, những vị trí này địi hỏi người có trình độ chun mơn cao, có kiến thức,
kinh nghiệm, đạo đức… phù hợp với pháp luật và Điều lệ của công ty.


Câu 2: Căn cứ Bộ câu hỏi chấm báo cáo quản trị Cơng ty năm 2022 của
Cuộc Bình chọn doanh nghiệp Niêm Yết Việt Nam, Anh/chị hãy trình
bày và phân tích về ngun tắc quản trị Cơng ty: “Cơng bố và minh bạch
thông tin” tại Vinamilk.
* Định nghĩa
Công bố và minh bạch thông tin luôn được đề cập đến một cách rộng
rãi trong thông lệ quốc tế như một tiêu chí hàng đầu để đánh giá kỷ luật và
hiệu quả quản trị của bất kỳ một cơ quan tổ chức nói chung và trong QTCT
nói riêng. Nguyên tắc này được OECD giải thích là “Khn khổ QTCT phải
đảm bảo việc cơng bố thơng tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan
trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động,

sở hữu và QTCT”1. Trong một nghiên cứu về sự vai trò của minh bạch trong
QTCT, Fung (2014) đã diễn giải: “Tính minh bạch của công ty mô tả mức độ
mà các hành vi của một cơng ty có thể quan sát được bởi người bên ngồi.
Tính minh bạch là một trong những bước cơ bản để quản trị doanh nghiệp và
đảm bảo rằng ban giám đốc (BGĐ) sẽ khơng có hành vi sai trái hoặc bất hợp
pháp vì hành vi của họ có thể được và sẽ được xem xét kỹ lưỡng”2
Tại Việt Nam,  theo từ điển Tiếng Việt dothì cơng khai là “khơng giấu
diếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết”; minh bạch là “sáng rõ, rành
mạch”. Thuật ngữ “công khai” thường đi cùng và gắn liền thuật ngữ “minh
bạch”. Với ý nghĩa và bản chất như vậy nên “công khai, minh bạch” luôn
được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để phòng, chống các hành vi tiêu
cực trong cơng ty.
Như vậy, dưới góc độ luật pháp, cơng khai và minh bạch thông tin
trong QTCT được hiểu là khung khổ các quy định pháp luật và quy định quản
trị nội bộ cơng ty có tính bắt buộc tn thủ về công bố công khai, kịp thời và

1

 OECD,Các nguyên tắc QTCT của OECD, tlđd; tr. 22.

Benjamin Fung, The Demand and Need for Transparency
Governance , Universal Journal of Management 2(2), 2014, tr. 73.
2

and

Disclosure

in


Corporate


chính xác các thơng tin tiên quan đến hoạt động tài chính, kinh doanh vàcác
vấn đề quan trọng về sở hữu và QTCT.
* Biểu hiện
Nguyên tắc công bố và minh bạch thơng tin bao gồm:(1) thường
xun, kịp thời; (2) có thể tiếp cận một cách dễ dàng, rộng rãi, (3) Chính xác
và đầy đủ; (4) Nhất quán, phù hợp và có văn bản dẫn chứng.
Ngun tắc cơng bố và minh bạch thông tin được Vinamik quy định
cụ thể trong Nghị quyết số 13/NQ-CTS.HĐQT/2022 về phê duyệt quy chế
công bố thông tin. Theo đó Nghị quyết quy định rõ về người thực hiện công
bố thông tin, nguyên tắc thực hiện công bố ( về nội dung rõ ràng, ngôn ngữ,
trách nhiệm của người thực hiện cơng bố…), hình thức, phương tiện cơng bố,
trình tự thủ tục cơng bố…
Căn cứ vào Bộ câu hỏi chấm báo cáo quản trị công ty, nguyên tắc
quản trị Công ty: “Công bố và minh bạch thông tin” tại Vinamilk được thể
hiện dưới các nội dung như sau:
- Công ty công khai thực hiện chi trả cổ tức đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể
từ ngày kết thúc họp Đại hội cổ đông thường niên trên Nghị quyết ĐHĐCĐ
và Wesbsite SGDCK
- Website cơng ty có cơng bố toàn bộ tài liệu ĐHĐCĐ bao gồm : (1) Thư mời
họp có chương trình họp, (2) Mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp, (3)
Dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp, (4) Báo cáo
của HĐQT, Báo cáo của BKS/UBKS
- Tài liệu họp ĐHĐCĐ có cung cấp thơng tin về các ứng viên mới cho HĐQT
và BKS (nếu có) (tối thiểu bao gồm đầy đủ các thơng tin sau: tuổi, trình độ
đào tạo, chuyên môn, kinh nghiệm, ngày bổ nhiệm lần đầu, vị trí thành viên
HĐQT đang tại vị ở DNNY khác, tính độc lập) tối thiểu 10 ngày trước ngày
khai mạc ĐHĐCĐ

- Cơng ty có áp dụng và cơng bố cụ thể trong biên bản ĐHĐCĐ các công
nghệ thông tin hiện đại cho phép cổ đơng có thể tham dự và phát biểu ý kiến
tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm hướng dẫn cổ đông biểu quyết


thông qua họp Đại hội đồng cổ đông trực tuyến, bỏ phiếu điện tử trên
Wesbsite SGDCK
- Cơng ty có cơng bố kết quả bầu chọn bao gồm số phiếu thông qua, phản đối,
và phiếu trống cho mỗi nội dung dự thảo lấy ý kiến của ĐHĐCĐ trong Biên
bản họp ĐHĐCĐ thường niên được công bố trên Website SGDCK
- Biên bản họp ĐHĐCĐ mới nhất có ghi nhận rằng cổ đơng có cơ hội đặt câu
hỏi và chi tiết câu hỏi cùng câu trả lời có được ghi nhận
- Biên bản ĐHĐCĐ có cơng bố danh sách thành viên HĐQT, BKS, TGĐ
tham dự đại hội
- Báo cáo thường niên công bố tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị
-Cơng ty cung cấp đầy đủ thông tin về sở hữu cổ phần trực tiếp của từng
thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành/ Tổng
giám đốc trong Báo cáo thường niên
- Công ty cung cấp thông tin về sở hữu cổ phần trực tiếp của cổ đông lớn
trong báo cáo thường niên
- Báo cáo thường niên có tun bố khẳng định cơng ty tn thủ đầy đủ các
quy định về quản trị công ty; và trong trường hợp có tình trạng khơng tn thủ
thì có cơng bố và giải thích rõ lý do cho mỗi vấn đề đó
- Báo cáo thường niên cung cấp thơng tin về cơ cấu cổ đông của công ty
không (phân theo 4 tiêu chí: theo tỷ lệ sở hữu; cổ đông tổ chức và cổ đông cá
nhân; cổ đông trong nước và cổ đơng nước ngồi; cổ đơng nhà nước và các cổ
đông khác)
- Công ty công bố bằng tiếng Anh thư mời họp và tài liệu họp ĐHĐCĐ
- Danh sách các cơng ty ứng viên kiểm tốn được cơng bố công khai trong
biên bản họp ĐHĐCĐ

- Đối với các hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền chấp thuận của ĐHĐCĐ,
Điều lệ công ty qui định cụ thể chi tiết như u cầu luật định
- Cơng ty có cơng bố báo cáo đánh giá liên quan đến trách nhiệm về môi
trường và xã hội trong báo cáo PTBV


- Cơng ty có cơng bố chính sách và các thực hành, mô tả nỗ lực của công ty
trong việc đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong quá
trình lựa chọn nhà cung cấp, sản xuất và cung ứng dịch vụ trong PTBV
- Cơng ty có cơng bố chính sách và các thực hành mơ tả nỗ lực của công ty
trong việc đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường trong q
trình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vtrong báo cáo PTBV
- Cơng ty có cơng bố chính sách và các thực hành nhằm bảo vệ quyền lợi
khách hàng trong báo cáo PTBV
- Cơng ty có cơng bố rõ ràng chính sách và thực hành về sức khỏe, an toàn, và
phúc lợi cho nhân viên trong báo cáo PTBV
- Cơng ty có cơng bố rõ ràng chính sách và thực hành về các chương trình đào
tạo và phát triển cho nhân viên và có nêu rõ kết quả đào tạo (ví dụ số giờ
trung bình dành cho đào tạo) trong báo cáp PTBV
- Cơng ty có chính sách khen thưởng nhân viên gắn với hiệu quả hoạt động
của công ty trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn không (hiệu quả tài chính và/
hoặc phi tài chính)
- Cơng ty ban hành Bộ quy tắc đạo đức/ quy tắc ứng xử yêu cầu tất cả lãnh
đạo và nhân viên công ty phải tuân thủ và nêu rõ nếu vi phạm sẽ có hình thức
xử lý trên Website công ty
- Công ty công bố các tiêu chí sử dụng để lựa chọn thành viên HĐQT mới cao
hơn mức cơ bản luật định gắn với chiến lược phát triển bền vững của doanh
nghiệp trên Website cơng ty
- Cơng ty xây dựng và cơng bố chính sách báo cáo sai phạm cho phép tất cả
các bên liên quan có thể thực hiện báo cáo sai phạm, khi phát hiện sai phạm

có thể báo cáo Bộ Phận Tuân Thủ hoặc Kênh tiếp nhận thông tin 24/24h.
- Công ty có cung cấp thơng tin liên hệ trên Website hay báo cáo thường niên
để các bên có quyền lợi liên quan (vd: khách hàng, nhà cung cấp, cơng
chúng...) có thể sử dụng để lên tiếng về lo ngại và/ hoặc khiếu kiện, báo cáo
những sai phạm có thể xảy ra đối với quyền lợi của họ.
- Công ty công bố thông tin báo cáo thường niên đúng thời hạn theo quy định.


- Cơng ty có cơng bố thơng tin báo cáo tình hình QTCT định kỳ 6 tháng và
năm đúng thời hạn
- Trang thông tin điện tử của công ty công bố thông tin cập nhật về Điều lệ
công ty & Quy chế QTCT
- Chi tiết tiểu sử của thành viên HĐQT (tối thiểu có các thơng tin tuổi, trình
độ đào tạo, chuyên môn, ngày đầu bổ nhiệm, kinh nghiệm phù hợp, và vị trí
thành viên HĐQT nào khác đang nắm giữ tại các công ty niêm yết) được
công bố đầy đủ
- Quy trình tìm kiếm, tuyển chọn, giới thiệu, đề cử nhân sự cho HĐQT được
công bố….
- Báo cáo thường niên cơng bố thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí do
cơng ty thanh tốn cho từng thành viên trong Hội đồng Quản trị, và Ban kiểm
soát (nếu có)
- Tiền lương của Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên quản lý điều hành
khác (tối thiểu Kế toán trưởng) được thể hiện thành mục riêng, nêu chi tiết
tiền lương, thù lao cho từng người, trong báo cáo tài chính hàng năm của cơng
ty và được báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên
Một số nội dung trong nguyên tắc công bố và minh bạch thông tin dựa
vào Bộ câu hỏi chấm Quản trị Công ty, Vinamilk chưa đạt được:
- Ban chủ toạ ĐHĐCĐ chưa tóm lược tình hình thực hiện Nghị quyết
ĐHĐCĐ năm trước. Các nội dung đã được thông qua tại các Nghị quyết
ĐHĐCĐ trước đó chưa được thực hiện, HĐQT chưa báo cáo ĐHĐCĐ tại kỳ

họp thường niên gần nhất trong Biên bản ĐHĐCĐ.
- Công ty chưa tạo điều kiện cho cổ đơng đóng góp ý kiến cho cơng ty bên
ngồi khn khổ các kỳ ĐHĐCĐ (các hội nghị nhà đầu tư, các chương trình
gặp gỡ..)
- Cơng ty chưa thành lập bộ phận Quan hệ nhà đầu tư (IR) và có cơng bố chi
tiết thông tin liên lạc của cán bộ/ bộ phận phụ trách IR
* Đánh giá


Nhìn chung, ngun tắc cơng bố và minh bạch thơng tin được
Vinamilk áp dụng khá triệt để và thành công. Cơng ty cơ bản đã hồn thành
các nghĩa vụ cơng bố đầy đủ, chính xác và kịp thười thơng tin định kỳ và bất
thường về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính và tài hình quản
trị của công ty cho cổ đông và công chúng, phù hợp với Quy chế Công bố
thông tin của Sở Giao dịch Chứng khốn TP HCM. Việc cơng bố thơng tin
được thực hiện theo các phương thức nhằm đảm bảo cho cổ đơng và cơng
chúng đầu tư có thể tiếp cận một cách công bằng và đồng thời. Ngôn ngữ
trong công bố thông tin rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểu lầm cho cổ đông và
công chúng đầu tư, đảm bảo thông tin minh bạch.
Các thông tin bao gồm những tin tức về tình hình tài chính nhân sự,
các giao dịch hiện tại, các rủi ro tiên liệu các vấn đề liên quan đến người lao
động và các bên có quyền lợi, các chính sách quản trị cơng ty….. được cơng
bố công khai đầy đủ, từ những nguồn đáng tin cậy như HĐQT, cơ quan giám
sát nội bộ, đảm bảo tính xác thực và tính tiếp cận được của những người có
liên quan. Có thể thấy những thành quả này là kết quả của hoạt động kiểm tra,
giám sát nội bộ về việc tuân thủ pháp luật và điều lệ công ty và trách nhiệm
giải trình của bộ máy quản lý như HĐQT, Tổng giám đốc. Sự giám sát bên
ngoài của các cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật cũng là những sức ép làm
gia tăng tính minh bạch của công ty.
Khi thực thi nguyên tắc công khai, minh bạch thơng tin một chuỗi các

hoạt động thường xun mang tính kỷ luật, bắt buộc diễn ra ở tất cả các khâu
trong q trình QTCT. Về ngun tắc, tồn bộ cơng ty và những người có liên
quan đều có trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật và quy chế quản
trị nội bộ cơng ty liên quan đến tính minh bạch. Dưới góc độ QTCT, trách
nhiệm chủ yếu trong thực thi tính minh bạch thuộc về cơ quan quản lý, điều
hành và cơ quan giám sát nội bộ, tùy theo mơ hình QTCT được lựa chọn.
* Kết quả đạt được


Với chiến lược phát triển và quản trị bền vững kết hợp với việc thực hiện
rất tốt nguyên tắc công khai, minh bạch, Vinamilk lần thứ 2 liên tiếp được
chọn vào Top 3 Cơng ty niêm yết Việt Nam có điểm Quản trị công ty cao
nhất do thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2021 công bố, đồng thời là đại
diện duy nhất của Việt Nam được xếp hạng “Tài sản đầu tư có giá trị của
ASEAN” qua 2 đợt tổ chức gần nhất. Điều này cho thấy sự chuyên nghiệp,
cam kết minh bạch trong hoạt động quản trị của Vinamilk thời gian qua, đặc
biệt trong giai đoạn lấy lại đà phục hồi và phát triển sau hai năm đại dịch.
Cũng trong tháng cuối năm 2022, tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm
yết năm 2022 được tổ chức bởi Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE),
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư và Công ty Quản lý
Quỹ Dragon Capital, Vinamilk tiếp tục gây ấn tượng với loạt giải thưởng
quan trọng bao gồm: Top 5 Doanh nghiệp Quản trị Cơng ty tốt nhất nhóm vốn
hóa lớn, Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm vốn hóa lớn, Giải Nhì
Báo cáo Phát triển bền vững (PTBV). Vinamilk cịn là doanh nghiệp duy nhất
nhận giải Doanh nghiệp quản lý tốt phát thải khí nhà kính - giải thưởng lần
đầu tiên được trao nhằm tôn vinh những doanh nghiệp công khai minh bạch
các số liệu về phát thải khí nhà kính cũng như có các giải pháp nhằm hạn chế
và giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Vinamilk cũng được vinh danh là doanh nghiệp nhiều năm liền đạt
giải Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết.3


3

Tạp chí điện tử nhịp sống thị trường, “Vinamilk- doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được vinh dự là tài sản đầu tư có giá
trị của Asean”


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật doanh nghiệp 2020;
2. Điều lệ công ty Vinamilk 2022
< />df>
3. Bộ câu hỏi chấm báo cáo quản trị công ty;
4. Quy chế nội bộ về quản trị công ty của Công ty cổ phần sữa Vinamilk
/>df
5. Bộ quy tắc ứng xử của Vinamlik
/>df
6. Nghị quyết số 13/NQ-CTS.HĐQT/2022 về phê duyệt quy chế công bố
thông tin
< />df>
7. Tạp chí điện tử nhịp sống thị trường, “Vinamilk- doanh nghiệp Việt Nam
duy nhất được vinh dự là tài sản đầu tư có giá trị của Asean”
8. />

Phụ lục

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×