Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Du lịch khám phá Bản Dền Sa Pa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.52 KB, 5 trang )

Du lịch khám phá Bản Dền Sa Pa
Bản Dền thuộc xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đến đây, du khách sẽ được
khám phá thiên nhiên kỳ vĩ, tìm hiểu những nét văn hoá độc đáo của người dân bản
địa và được sống trong không khí ấm cúng, thân mật, hoà quyện giữa con người và
thiên nhiên.
Xã Bản Hồ nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa gần 30km về phía tây nam. Ở đó có 5 dân
tộc anh em: Mông, Dao, Tày, Giáy và Nùng (chiếm đa số là người Tày) cùng chung sống.
Tuy không có được lợi thế gần trung tâm du lịch như các bản làng khác ở Sa Pa nhưng
Bản Hồ lại có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, những thác, ghềnh nhuốm màu huyền thoại
và nhiều di sản văn hoá độc đáo khác. Bản Hồ đang là điểm đến của nhiều du khách đặc
biệt là du khách nước ngoài.
Khi đến Bản Hồ, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh mướt ngút tầm
mắt của lúa nương trên những ô ruộng bậc thang, bao quanh là những quả đồi và hòa lẫn
trong đó là những nếp nhà của người dân tộc nằm rải rác dọc hai bờ suối. Bản Hồ có
trung tâm là thôn Bản Dền, nơi gặp gỡ của hai dòng suối Mường Hoa và La Ve.
Theo truyền thuyết, có đôi trai gái quen nhau trong một đêm chợ tình ở Sa Pa. Chàng trai
là người Tày ở Bản Dền vốn mồ côi từ nhỏ, còn cô gái là người Giáy ở Bản Tả Van. Họ
yêu nhau tha thiết nhưng chàng trai thì nghèo quá không đủ sính lễ đến hỏi cưới cô gái.
Họ thường hẹn nhau bên bờ suối Mường Hoa để tình tự. Một hôm, trời mưa tầm tã,
nhưng nhớ bạn tình chàng trai vẫn ngược dòng suối lên gặp người yêu ở Nậm Nà (cuối
Tả Van ngày nay), họ bên nhau tình tự mãi mà không hay tai hoạ đang ập xuống. Thần
nước ào đến bất ngờ kéo văng cô gái ra khỏi tay người yêu nhấn vào dòng nước đỏ gầm
rú. Chàng trai hốt hoảng nhảy theo nhưng mất dấu người yêu. Đau lòng và hận thần nước
khôn xiết, ngày ngày chàng lên núi Hoàng Liên Sơn khuân đá về lấp dòng suối. Ngọn núi
đá chắn giữa dòng suối Mường Hoa ngày càng cao theo nỗi nhớ nhung và buồn bã của
chàng trai. Suối Mường Hoa bị tách làm đôi quấn quanh Bản Dền, rả rích đêm ngày như
tiếng đàn gọi bạn của chàng trai từ khi đó.
Khác với dòng Mường Hoa ngày ngày phải mang nước đến cho hàng chục bản làng – nơi
mà nó chảy qua, dòng La Ve chảy về Bản Dền từ trong tận núi cao rừng thẳm. Có lẽ vì
thế mà nó cũng đẹp hơn và bí ẩn hơn và trong hơn.
Trong khu vực Bản Hồ, ngoài hai dòng suối Mường Hoa và La Ve, còn có một loạt


những dòng suối, con thác khác như: Cá Nhảy, Séo Trung Hồ… là những nơi lôi cuốn sự
đam mê, khám phá thiên nhiên thơ mộng của du khách. Thác Séo Trung Hồ với độ cao
trên một trăm mét, nhìn từ xa như dải lụa trắng vắt ngang lưng chừng núi, mới thấy du
khách đã muốn ghé thăm.
Bản Hồ không dành cho những người không có khát vọng khám phá. Những cung đường
núi đồi quanh co, uốn lượn và khó đi thực sự là thử thách đối với du khách. Nhưng đi rồi,
du khách ắt hẳn sẽ bị lôi cuốn bởi sự đa dạng của thiên nhiên nơi đây. Đến đây, du khách
không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hữu tình, không gian thoáng đãng
nên thơ, kiến trúc độc đáo từ những ngôi nhà sàn gỗ gắn bó lâu đời với cuộc sống của
người dân tộc mà còn được sống trong môi trường du lịch thân thiện, đầm ấm và cùng
tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng.


Tiêu biểu là thôn Bản Dền của xã Bản Hồ. Tiềm năng văn hoá của bà con thôn Bản Dền
thể hiện qua những câu hát, điệu múa cổ và nhiều nghi lễ truyền thống. Đối với người
Tày, lễ hội xuống đồng, hát giao duyên, các điệu múa sạp, múa xoè là những nét văn hoá
đặc trưng, thực sự cuốn hút du khách. Các nghề thủ côngtruyền thống đã được khôi phục
và có xu hướng mở rộng. Nổi bật nhất là nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm và dệt thổ
cẩm. Thổ cẩm truyền thống của Bản Dền được người phụ nữ Tày dệt nên thành những bộ
trang phục đẹp mắt cùng nhiều sản phẩm trang trí trong gia đình và dùng trong sinh hoạt
hàng ngày. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ tạo nên những món hàng lưu niệm độc đáo mà
còn là nơi dệt vải, sản xuất chăn, ga, gối để du khách thập phương tham quan, chiêm
ngưỡng sự khéo léo của những người phụ nữ vùng cao.
Khoảng gần mười năm trở lại đây, hình thức du lịch tại gia (homestay) đã là một trong
những thứ làm nên sự hấp dẫn của Bản Dền. 29 ngôi nhà sàn to đẹp nhất trong thôn Bản
Dền đã được lựa chọn để triển khai dịch vụ này và điều thú vị nhất là dòng người đổ về
Bản Dền để được một lần ngủ đêm tại bản này ngày càng đông, trong đó có cả những bạn
trẻ Việt Nam.
Bản Dền luôn náo nức trong hình thức du lịch bản làng. Hương vị của cuộc sống hiện đại
đang dần dần lan toả khắp nơi đây nhưng đêm về, bản làng lại thuần khiết mùi núi rừng

yên ả thẳm sâu và huyền diệu.

×