Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm thượng đế ở Mỹ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.16 KB, 3 trang )




Làm thượng đế ở Mỹ
Đối với giới doanh nhân toàn thế giới, thị trường Mỹ quả thực là một chiến
trường vừa vô cùng hấp dẫn lại hết sức khốc liệt. Thế nhưng hệ quả của cuộc
chiến này lại biến nước Mỹ thành thiên đường cho các thượng đế.

Có nhiều cái "sướng" khi đi shopping ở Mỹ. Nhưng cái sướng nhất có lẽ là ở
Mỹ gần như không có cái khái niệm "Hàng mua rồi miễn trả lại". Tuỳ theo
loại sản phẩm mà các công ty công bố các chính sách trả lại hàng khác nhau.
Đối với các sản phẩm mua trong các cửa hàng tổng hợp như Dillard, Hechts,
hay JC Penny, hoặc trong các siêu thị như Wal Mart hay K-Mark, thông
thường thời gian trả lại là 30-60 ngày. Có nơi yêu cầu sản phẩm trả lại phải
ở trong tình trạng chưa sử dụng, còn nhãn mác, và có hoá đơn. Nhưng cũng
có nhiều nhà bán lẻ không yêu cầu những điều này.
Tôn chỉ của họ là thoả mãn tối đa khách hàng và do vậy dù đã sử dụng, hay
mất hoá đơn, thậm chí mua đã rất lâu thì khách hàng vẫn có thể đổi hay trả
lại. Costco (mô hình giống như Metro ở VN) cho phép trả các sản phẩm điện
tử trong thời hạn 6 tháng. Nhiều nơi, còn không giới hạn thời gian trả hàng.
Shopping ở đây do vậy trở thành thú vui vì khách hàng gần như không có rủi
ro trong mua sắm. Người mua mang về nếu thấy không thích thì trả lại, nhân
viên nhận hàng trả lại cũng vui vẻ chứ không hề tỏ vẻ khó chịu với khách
hàng.
Kinh nghiệm đẹp về chuyện trả lại hàng tại Mỹ
Câu chuyện đầu tiên được kể làm ngạc nhiên cả ông anh rể tôi người đã ở
Mỹ hơn 30 năm. Lần đó, tôi mua một cái áo sơ mi giá 25 USD tại cửa hàng
Hechts (giống như Diamond của TP HCM). Ngay sau khi mua thì tôi về
nước và ở lại đến hơn 4 tháng sau mới quay lại Mỹ. Khi quay lại Mỹ được 1
tháng, tôi "thử thời vận" mang áo đi trả với lo sợ bị "mắng té tát vào mặt".
Nhưng không, nhân viên bán hàng nhận lại cái áo một cách vui vẻ, hoàn


toàn không thắc mắc.
Chỉ có một vấn đề nảy sinh, do cái áo đã mua quá lâu, lại mất hoá đơn,
Hechts cũng đã không còn bán chủng loại này nên không tồn tại giá tham
chiếu theo quy định. Cô bán hàng hơi bối rối, rồi hỏi tôi đã thanh toán cho
cái áo lúc mua bằng tiền mặt hay credit card. Chỉ bằng một động tác quẹt
qua máy, cô đã xác định được chiếc áo mua 5 tháng trước cùng giá tiền mà
tôi đã trả. Tôi ra về với tờ biên nhận số tiền đã được hoàn trả đầy đủ vào
credit card. Sướng vô cùng và hứa sẽ trung thành với Hechts!
Câu chuyện thứ hai vừa mới xảy ra tháng trước khi tôi đến mua 3 cái áo sơ
mi tại American Eagle với giá 24,99 USD/cái. 10 ngày sau, đúng ngày
Father Day, tôi quay lại cửa hàng và phát hiện ra cái áo sơ mi tôi mua nay đã
được sale off chỉ còn 14,99. Chẳng còn "buồn nào hơn", tôi bèn than thở với
cô nhân viên bán hàng dễ thương về cái áo đã mua. Chẳng làm tôi thất vọng,
cô gái bảo tôi hãy về mang 3 cái áo ra trả lại, rồi sau đó mua ngay lại chính
nó với giá mới. Trong vòng 30 phút quay lại mà tiết kiệm được 30 USD,
lòng thấy hết sức thoải mái. Đã!
Một số hãng mỹ phẩm lớn như Clinique còn có chính sách đảm bảo sự hài
lòng của khách hàng. Khách hàng dùng mỹ phẩm của hãng nếu không hài
lòng thì trả lại phần chưa dùng và sẽ được hoàn tiền đầy đủ.

×