Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thi pháp tảng băng trôi trong truyện ngắn Trại người da đỏ của Ernest Hemingway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.93 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
1. Ernest Hemingway và Trại người da đỏ...............................................................3
1.1. Ernest Hemingway............................................................................................3
1.2. Tác phẩm “Trại người da đỏ”...........................................................................4
2. Nguyên lý tảng băng trôi trong sáng tác của Hemingway...................................5
3. Một số vấn đề thi pháp tảng băng trôi trong Trại người da đỏ..........................9
3.1. Nhân vật.............................................................................................................9
3.2. Cốt truyện.........................................................................................................14
3.3. Đối thoại trong tác phẩm.................................................................................16
3.4. Không gian và thời gian trong tác phẩm........................................................20
4. Tạm kết...................................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................24


Ernest Hemingway và Trại người da đỏ
1.1. Ernest Hemingway
Ernest Hemingway (1899 - 1961), tên đầy đủ là Ernest Miller Hemingway,
được sinh ra tại Oak Park, Illinois, Hoa Kỳ. Hemingway được học tại các trường công
lập và bắt đầu viết văn vào những năm ông học trung học. Tốt nghiệp trung học năm
1917, ông đã không tiếp tục đại học mà đến thành phố Kansas, trở thành phóng viên
cho tờ Star. Ông nhiều lần bị từ chối không được phép tham gia vào nghĩa vụ quân sự
vì bị khiếm khuyết một bên mắt, nhưng ông vẫn cố gắng tham gia vào Thế chiến thứ
nhất, làm tài xế xe cứu thương cho Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ. Ngày 8 tháng 7 năm
1918, chưa trịn 19 tuổi, ơng bị thương ở mặt trận Áo-Ý tại Fossalta di Piave.
Sau đó Hemingway đã được chính phủ Ý trao tặng huân chương bạc Silver
Medal of Military Valor vì nỗ lực đưa những người lính Ý bị thương đến vùng an toàn
bất chấp vết thương của mình.
Trong thời gian hồi phục vết thương tại một bệnh viện ở Milan, Hemingway đã
gặp và yêu Agnes von Kurowsky, một y tá của Hội Chữ thập đỏ Mỹ. Tuy nhiên, tình
cảm của hai người khơng đi đến kết quả tốt đẹp bởi vì khi ơng trở về Mỹ, Agnes đã
không thể trở về cùng ông như dự định ban đầu. Chuyện này đã trở thành một cú sốc


lớn trong tâm trí của Hemingway và để hồi phục những vết thương về thể chất lẫn tinh
thần, nhà văn đã dành một năm ở nhà cha mẹ.
Sự nghiệp văn chương của Ernest Hemingway khởi đầu với truyện ngắn và thơ,
ông dần định hình phong cách với truyện ngắn và được đánh giá cao ở thể loại này.
Nhưng về sau, càng ngày Hemingway càng quan tâm tới tiểu thuyết, thậm chí vào giai
đoạn sau (có thể là là từ năm 1937), ơng hầu như chỉ chú ý tới tiểu thuyết. Đặc biệt khi
thành công ở thể loại tiểu thuyết, Hemingway dành phần lớn cho thể loại này những
phát biểu quan trọng về sáng tác.
Cái thành công lớn trong văn chương của Hemingway là khao khát sự thật, đi
tìm sự thật trong các cảnh vật thiên nhiên, lối văn độc thoại và đối thoại tài tình, nhất
là trong tác phẩm The old man and the sea (Ông già và biển cả), tác phẩm đã đưa ông
chạm đến giải Nobel văn chương năm 1954. Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã ca ngợi
ông: “Ernest Hemingway là một trong những văn hào vào bậc nhất của thời đại chúng
ta. Ông thực là văn gia, theo đúng nghĩa của nó; vì mỗi cuốn tiểu thuyết ơng viết là
một khám phá mới lạ. Ơng cố gắng đi tìm những gì bên ngồi sự sống, những gì siêu
việt và ông luôn luôn cố gắng làm những gì mà người khác không thể làm nổi hay họ
làm chỉ đưa đến thất bại”.

2


Các tác phẩm tiêu biểu khác của ơng gồm có: The sun also rises, A farewell to
arms, For whom the bell tolls, Men without women và nhiều cuốn khác cùng những
truyện ngắn của ông về chiến tranh và biển cả. “Mỗi cuốn tiểu thuyết của ơng đều có
đặc tính riêng: sự hiểu biết của con người về bản năng chiến đấu, sự tàn bạo và phi lý
của chiến tranh, tình u, lịng thù ốn và lịng thương hại giữa con người với con
người” (“Ernest Hemingway”, 1969, tr.120).

1.2. Tác phẩm “Trại người da đỏ”
Trong gần một trăm truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Hemingway, có

một khối lượng lớn truyện trong đó nhân vật Nick xuất hiện, nhân vật Nick đã xuất
hiện như một dự báo, một tiên cảm về những vấn đề của đời sống mà sau này Nick và
các nhân vật khác sống trong đó. Và đáng chú ý, câu chuyện đầu tiên có sự xuất hiện
của Nick là truyện ngắn Trại người da đỏ.
Trong truyện ngắn này, Nick theo cha là bác sĩ, tới trại người da đỏ để đỡ đẻ
cho một sản phụ. Sản phụ đẻ khó, rên la dữ dội. Mọi người hoảng hốt lo lắng. Anh
chồng của sản phụ nằm bất động chờ đợi ở giường trên nơi sản phụ nằm. Bác sĩ quyết
định phải phẫu thuật cho sản phụ để lấy đứa bé ra. Suốt cuộc mổ sống vì khơng có
thuốc mê, phải có bốn người phụ giữ chặt lấy sản phụ, chị ta cắn chặt lấy tay chú
George. Bác sĩ cha của Nick sau cuộc mổ nói rằng người chồng là người chịu đựng
nhiều nhất trong trường hợp này, và ông khen anh chồng vì thấy anh nằm im suốt khi
cuộc mổ diễn ra. Khi bác sĩ kéo chiếc mền che anh chồng, tay bác sĩ đẫm máu: anh ta
không chịu đựng nổi, đã tự cắt cổ.
Nick xuất hiện giống như một sự dự báo về tình trạng con người phải đối diện
với những điều kinh khủng nhất. Để cứu sống được người mẹ và đứa con, ông bố đã
phải mạo hiểm dùng con dao bỏ túi, khơng có phương tiện gây mê; mặc dù người phụ
nữ la hét dữ dội, ông ta vẫn tiến hành giải phẫu để cứu hai mẹ con chị. Hemingway đã
để nhân vật được chứng kiến những trạng huống éo le và kinh khủng đến tột độ: người
phụ nữ nằm giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết, cịn Nick thì đóng vai trị phụ giúp
cầm chiếc chậu dính đầy máu trong khi người bố tiến hành phẫu thuật. Chưa hết, một
cảnh tượng rùng rợn hiện ra trước cậu ta: người chồng của người đàn bà da đỏ do
không chịu đựng được những điều kinh khủng và trong tình trạng bất lực đã tự giết
mình bằng lưỡi dao cạo trên một chiếc giường treo. Đó là những ám ảnh đầu tiên mà
Nick được chứng kiến như vai trò của một nhân chứng. Từ đây, từ một chú bé hồn
nhiên ngây thơ, Nick bước vào một thế giới khác, thế giới của những điều khủng khiếp
mà cậu ta chưa từng gặp.
3


Sau Trại người da đỏ, Nick tiếp tục xuất hiện ở các truyện ngắn khác, với nhiều

biến thể khác, Nick khơng chỉ là nhân vật tái xuất hiện mà cịn đóng vai trị nhân vật
gốc trong sáng tác của Hemingway, mà rất nhiều nhân vật chính trong các tác phẩm
khác là những biến thể khác nhau, tạo nên một hệ thống các nhân vật vừa đa dạng
nhưng lại vừa thống nhất trong tác phẩm của ông. Philip Young, một người nghiên
cứu khá toàn diện và sâu sắc về sáng tác của Hemingway, khi nói về câu chuyện đầu
tiên có Nick xuất hiện - truyện Trại người da đỏ (thực tế về sau, trong một tuyển tập
truyện về Nick Adams, người ta biết được rằng, Trại người da đỏ là truyện thứ hai,
sau truyện Ba phát súng mà sinh thời Hemingway đã không công bố), đã chỉ ra một
cách xác đáng ý nghĩa của nhận vật này trong sáng tác của ơng. Đồng thời, Young
cũng gợi ra một khía cạnh có ý nghĩa về cách tiếp cận phổ biến đối với sáng tác của
nhà văn này: truyện Trại người da đỏ “tiết lộ một phần lớn những gì mà tác giả của nó
đã làm trong ba mươi lăm năm cầm bút của ông ta... Hemingway không quan tâm
hàng đầu đến những sự kiện rùng rợn mà lại chú ý tới tác động của những sự kiện đến
đứa trẻ, người đã chứng kiến những sự kiện đó” (Young, 1968, tr. 147).

2. Nguyên lý tảng băng trôi trong sáng tác của Hemingway
Ernest Hemingway là một hiện tượng văn học phức tạp của văn học Mỹ nói
riêng và văn học thế giới nói chung. Nhắc đến Hemingway là phải nhắc đến một
nguyên lý sáng tác được nhà văn phát biểu và luôn gắn liền với ông: nguyên lý tảng
băng trôi. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, nguyên lý tảng băng trôi
chi phối hầu hết đến thi pháp văn xuôi của Hemingway. Bởi thế, để tiếp cận truyện
ngắn Trại người da đỏ, chúng tơi cho rằng cần phải có những cái nhìn theo hướng thi
pháp, mà cụ thể ở đây là thi pháp được quyết định bởi nguyên lý tảng băng trôi.
Khác với cách phát hiện “tiểu thuyết đa thanh” mà Mikhail Bakhtin đã chỉ ra
trong sáng tác của Dostoevsky với cơng trình Một số vấn đề thi pháp Dostoevsky: một
nhà lý luận - phê bình nghiên cứu tác phẩm của một tác gia và tìm ra đặc trưng và đặt
tên cho đặc trưng thi pháp đó của tác gia; “ngun lý tảng băng trơi” được chính
Hemingway phát biểu qua một số tác phẩm cũng như trong những cuộc phỏng vấn.
Trong tác phẩm Chết trong chiều (Death in the Afternoon, 1932), ơng trình bày về sự
“đúng mức” trong cách viết:

Nếu một tác giả văn xuôi biết đúng mắc về điều mình đang viết anh ta có thể lược bỏ
những thứ mà anh biết và người đọc, nếu nhà văn viết đúng mức thật, sẽ có được cái
cảm giác về những điều đó cũng mạnh mẽ như thể nhà văn trình bày chúng. Chân giá
trị sự chuyển động của một tảng băng trôi là do một phần tám tảng băng nổi trên mặt
4


nước. Một nhà văn lược bỏ một số thứ vì khơng biết chúng thì chỉ tạo ra những chỗ
giả tạo, trống rỗng trong tác phẩm của mình.
(Hemingway, dẫn theo Đào Ngọc Chương, 2003, tr.101)

Hình ảnh tảng băng trơi với một phần nổi và bảy phần chìm được đề cập đến trong tác
phẩm này như là một phần trữ tình ngoại đề của tác giả về vấn đề sáng tạo nghệ thuật.
“Chân giá trị sự chuyển động của một tảng băng trơi” chính là giá trị đích thực của
nghệ thuật. Điều đặc biệt của tảng băng trơi là ở chỗ, nó khơng thể chỉ có một phần
được nhìn thấy trên bề mặt nước biển: nó cần phải có bảy phần chìm bên dưới để giữ
thế vững chắc và không bị rã nát ra. Cái chúng ta nhìn thấy được là một phần nhỏ hiện
ra trên mặt nước, và chúng ta cần phải biết rằng để tồn tại phần nổi đó thì cịn có một
tỉ lệ hơn hơn nhiều phần chìm ở dưới mặt nước. Văn bản văn học, theo quan niệm của
Hemingway cũng cần phải như thế: nhà văn cho độc giả thấy được một phần bề mặt
của tác phẩm, và “lược bỏ” đi những gì nhà văn biết, làm sao cho độc giả cũng “có
được cái cảm giác về điều đó [điều bị lược] cũng mạnh mẽ như thể nhà văn trình bày
chúng”.
“Lược bỏ” (omit) được xem như một thao tác mà Hemingway sử dụng như một
thủ pháp nghệ thuật trong các tác phẩm của mình. Điều đáng chú ý ở đây: khơng phải
muốn lược bỏ gì cũng được; nhà văn cần phải lược bỏ “những thứ mà anh biết”, nếu
khơng, sẽ tạo ra những sự thiếu sót giả tạo. Bởi thế, ngun lý tảng băng trơi (Iceberg
Principle) cịn được giới nghiên cứu văn chương gọi là “nguyên lý lược bỏ” hay
“ngun lý thiếu sót” (Omission Principle). Theo chúng tơi, cái “biết” của nhà văn có
lẽ là cái quan trọng nhất trong nguyên lý tảng băng trôi. “Lược bỏ” là chuyện dễ dàng,

nhưng lược bỏ như thế nào để cho “đúng mức”, không để những lỗ hổng vô duyên, giả
tạo trong tác phẩm là chuyện rất khó khăn. Vấn đề này dẫn đến một câu hỏi: làm sao
để biết thế nào là “đúng mức”, và độc giả sẽ đối diện ra sao? Chúng tơi cho rằng,
Hemingway, trong vai trị là một người sáng tác, cũng đã đồng thời đóng vai của độc
giả với các tác phẩm của mình. Vì thế, ông tạo ra một thế giới nghệ thuật - một hiện
thực - khơng với mục đích bày ra tồn bộ những trắc diện của nó, mà tạo ra những
khoảng trống (với điều kiện là những khoảng trống này được tác giả nhận thức có ý
đồ), để độc giả, bằng những quan sát, kinh nghiệm, ký ức, vốn văn hoá của mình, có
thể có những cái nhìn về hiện thực của riêng độc giả.
[H]iện thực không bao giờ bày ra tất cả các chiều kích khác nhau của nó trước một cái
nhìn, một góc nhìn cho dù là sâu sắc nhất. Và vì thế nó ln ln dịch chuyển, và bản
chất của nó là bất định. […] Chính nơi đó, điều chủ yếu (the real thing) xuất hiện có
khả năng chứa đựng trong nó cái tồn thể bất khả phân của bản chất bản ngã nhờ vào
sự tương chiếu của các yếu tố trong một cấu trúc mới mẻ của sáng tạo. […] Và mỗi
người đọc - tác giả ấy [tức người đọc với vai trị đồng sáng tạo] nhìn thấy và tìm thấy
5


ở hiện thực trong tác phẩm một phần cái bản ngã xem ra quen thuộc của mình. Trong
sáng tác, Ernest Hemingway luôn hướng tới sự tiếp nhận như vậy của tinh thần dân
chủ.
(Đào Ngọc Chương, 2003, tr.110)

“The real thing” mà Đào Ngọc Chương dịch là “điều chủ yếu” có lẽ cái “yếu
tính” của hiện thực, những thứ “thực sự” tạo nên cảm nhận về hiện thực. Phương pháp
này thoạt nghe có vẻ giống với phương pháp mơ tả hiện tượng học mà Edmund
Husserl đề ra và các nhà văn hiện sinh chủ nghĩa kế thừa, song mô tả hiện tượng học
là phương pháp mô tả hiện thực/thế giới hiện ra trong mắt nhân vật; còn nguyên lý của
Hemingway là tạo ra một hiện thực trong tác phẩm văn học và hiện tượng luận nằm ở
chỗ cái nhìn của chính độc giả. Mỗi độc giả sẽ được mở ra một thế giới/hiện thực của

riêng người đó, với những “the real thing” mà tác giả đã tạo nên.
Không chỉ trong tác phẩm mà Hemingway trữ tình ngoại đề về sự sáng tạo,
trong một ngữ cảnh ngoại văn học, ông cũng đã tự nhận rằng bản thân viết theo
nguyên lý tảng băng trôi. Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi George
Plimpton năm 1958 trên tờ The Paris Review, Hemingway đã phát biểu:
Nếu một nhà văn ngừng quan sát, anh ta chấm dứt sự nghiệp. Anh ta không phải cố ý
quan sát và khơng nên nghĩ rằng quan sát sẽ có ích ra sao. Có thể thời mới bắt đầu viết
thì như vậy nhưng về sau thì mọi thứ anh ta nhìn thấy sẽ hồ vào kho dự trữ lớn
những điều mà anh ta đang biết hoặc đã gặp. Nếu việc biết các kho dự trữ kia mà (là)
hữu ích
(đối với nhà văn), (thì đây) tơi ln cố gắng viết theo nguyên lý tảng băng trôi cứ một
phần bày ra là có bảy phần tám tảng băng dưới nước. Thứ gì anh biết anh có thể bỏ đi
và điều đó chỉ làm tảng băng trôi của anh thêm mạnh mẽ.
[…] Trước hết tôi đã cố gắng bỏ đi tất cả những thứ không cần thiết để chuyển đến
người đọc những trải nghiệm, nhờ vậy sau khi bạn đọc nam, nữ đã đọc điều gì đó thì
nó sẽ trở thành một phần kinh nghiệm của họ và thực sự đã xảy ra.
(Hemingway, dẫn theo Đào Ngọc Chương, 2003, tr. 102)

Hemingway đã nhận rằng bản thân luôn “cố gắng viết theo nguyên lý tảng băng
trơi”. Như vậy, khơng có gì là khơng thoả đáng khi giới nghiên cứu tập trung vào
nguyên lý tảng băng trôi để cố gắng lý giải sáng tác của Hemingway theo kiểu tìm
kiếm những lớp nghĩa ẩn sâu dưới bề mặt văn bản. Song, điều này vơ hình trung đồng
nhất nguyên lý tảng băng trôi với những cách thức sáng tác theo kiểu tạo mạch ngầm
văn bản, ý tại ngơn ngoại, tả cảnh ngụ tình,… của mỹ học phương Đơng. Vậy điều gì
làm nên sự khác biệt giữa ngun lý tảng băng trơi và phần cịn lại? Các phương thức
sáng tạo theo kiểu tạo mạch ngầm của văn bản thường là dùng cái A để nói cái B, một
dạng tượng trưng, ẩn dụ, khơng có thao tác lược bỏ. Còn với Hemingway và sáng tác
6



của ơng, thì nhà văn thể hiện hiện thực như là nó, lược bỏ những cái khơng cần thiết,
dư thừa, để lại hiện thực ở mức tối giản. Có một sự thật rằng, cái gì tồn tại càng ở mức
tối giản thì càng vững chãi, chắc chắn. Việc của Hemingway không phải là tạo ra
những ẩn dụ để độc giả giải nghĩa nó (dù đơi lúc hướng đi này cũng tạo sinh ra nhiều
nghĩa thú vị cho tác phẩm của Hemingway), mà ông tạo ra một hiện thực: hiện thực tự
thân đã có đủ tính phức tạp của nó, và nhà văn không cần phải lý giải thêm; độc giả từ
đó có thể cảm nhận được “the real thing”, từ đó hiểu ra những gì nhà văn cất giấu dưới
“bảy phần tám tảng băng”.
Trong giới nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách hiểu về ngun lý
tảng trơi của Ernest Hemingway, song cũng khơng đi ra ngồi cái hình ảnh gợi ý là
“tảng băng trơi”. Bùi Thị Kim Hạnh trong một bài viết được biên tập năm 2013 trên
Tạp chí Văn (tapchivan.com) đã trình bày ba cách hiểu của giới học giả Việt Nam về
nguyên lý tảng băng trơi:
1.
“Tảng băng trơi là hình ảnh chỉ mối quan hệ giữa vốn liếng phong phú
của nhà văn và sự thể hiện một phần vốn trên trang viết”. Hemingway luôn chú
ý đến vốn sống của nhà văn và khả năng quan sát của người cầm bút. Phần nhà
văn viết ra chỉ là một phần tám, còn bảy phần tám còn lại để người đọc phải tự
mình tìm hiểu lấy.
2.
“Tảng băng trơi cịn là hình ảnh diễn tả một tác phẩm hàm súc, đa
nghĩa”. Sáng tác của Hemingway tạo ra một không gian bảy phần tám tảng
băng cho độc giả đồng sáng tạo với tác giả. Trí tưởng tượng của độc giả va
chạm với phần chìm của tảng băng, tức những gì ngầm ẩn trong tác phẩm, dưới
lớp vỏ ngôn từ, và người đọc lần lượt bóc tách từng lớp sâu của nghĩa tác
phẩm.
3.
“Tảng băng trôi liên quan đến một loạt vấn đề về nghệ thuật. Chẳng hạn
như kết cấu.” Nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway thể hiện kết cấu ở
nhiều cấp độ, từ nhân vật, cốt truyện, đến đối thoại, liên văn bản,… Các kết cấu

bề sâu và bề mặt này tương tác với nhau, tạo nên nghĩa cho văn bản (như cái
cách các nhà cấu trúc luận nói về cấu trúc văn bản).
(Bùi Thị Kim Hạnh, 2013)
Chúng tôi cho rằng những cách hiểu đó khơng hề đối chọi nhau mà cùng nhau
mở rộng cách nhìn nhận về tác phẩm của Hemingway, và dường như cụm “nguyên lý
tảng băng trôi” cũng là một cụm từ chứng minh tự thân, tức tự nó cũng đã cho thấy sự
“một nổi bảy chìm” của các quan niệm văn học khác nhau về một vấn đề lý luận.

7


Có một điều đáng lưu ý khi nghiên cứu các sáng tác của Hemingway dưới ánh
sáng của nguyên lý tảng băng trơi, đó là thời đại mà tác giả viết nên những tác phẩm
của mình. Với Hemingway, đó là thời của những hỗn loạn, những chồng chéo sinh-tử,
những ám ảnh về sự phi lý của đời sống, lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái
chết, những đau khổ, mệt mỏi với chiến tranh, tương tàn,… Thế hệ của Hemingway là
một thế hệ mất mát (lost generation). Song, tác giả không bộc lộ những nỗi sợ, nỗi lo
ấy một cách trực tiếp, mà ông lược bỏ những cảm xúc ấy đi, chỉ để lại những hành
động, lời thoại mà ông cho rằng đó là “the real thing”. Việc này càng làm tỏ rõ hơn ý
nghĩa của sự che giấu nỗi sợ của các nhân vật. Nhân vật lẩn tránh, cố tình lờ đi nỗi sợ
của mình, và hành động và nói chuyện khác đi (như nhân vật Nick của Trại người da
đỏ mà chúng tơi sẽ phân tích sau đây; hay nhân vật ông lão bên cầu trong truyện ngắn
cùng tên…). Hành động của nhân vật như một lát cắt hiện sinh của nhân vật ấy, đôi
khi là phân thân một phần của tác giả vào trong nhân vật. Cái độc giả cần tìm kiếm là
những gì được tác giả che giấu đi, những gì mà nhân vật thực sự cảm nhận được ở tận
sâu bên trong, và được thể hiện bằng những hành động có vẻ đơn giản và không liên
quan.

3. Một số vấn đề thi pháp tảng băng trôi trong Trại người da đỏ
3.1. Nhân vật


3.1.1. Nhân vật trung tâm Nick Adams và vấn đề sống - chết
Như tất cả các sáng tác khác của Hemingway, Trại người da đỏ cũng nằm trong
khuôn khổ thi pháp tảng băng trôi. Câu chuyện ngắn dài chưa tới hai ngàn chữ, được
tỉnh lược tinh gọn hết sức có thể đến mức các nhân vật đều chỉ xuất hiện trong một
chốc thoáng qua mà không hề được xây dựng bất kỳ tiểu sử, bối cảnh hay tính cách
nào. Nếu chỉ đọc truyện ngắn Trại người da đỏ ở một phần nổi mà chưa chạm đến
những phần chìm, hay nếu chỉ đọc mỗi Trại người da đỏ mà bỏ qua một hệ thống
truyện ngắn đồ sộ của Hemingway thì ắt hẳn khó có ai nghĩ rằng cậu bé Nick Adams
đi theo vị bác sĩ đỡ đẻ lại là nhân vật trung tâm. Cốt truyện nói đơn giản chỉ xoay
quanh việc một ơng bác sĩ da trắng mang theo nền y học hiện đại tới khu trại nguyên
sơ của những người da đỏ để cứu một người đàn bà đẻ khó và rồi sau đó vì một lý do
nào đó, mà người chồng sản phụ đã tìm đến cái chết bằng cách tự cắt cổ mình. Nếu
nhìn vào đây để xác định xem ai mới là nhân vật trung tâm thì người đàn bà, người
chồng hay ông bác sĩ sẽ là những đối tượng trực tiếp tác động tới hành động truyện
chứ không phải là một cậu bé sợ hãi trước cuộc sinh đẻ, đến nhìn cũng khơng dám

8


nhìn. Tuy nhiên, nhân vật mà ít ai ngờ tới – Nick Adams – lại chính là nhân vật trung
tâm của Trại người da đỏ nói riêng và của thế giới truyện ngắn Hemingway nói chung.
Vậy tại sao có thể khẳng định vai trò nhân vật trung tâm của Nick Adams mà
khơng phải những nhân vật có khả năng can thiệp, đóng vai trị đáng kể hơn trong sự
phát triển tình huống truyện?
Một nhân vật trung tâm thường thấy sẽ là nhân vật nổi bật nhất trong số các
nhân vật. Họ được tập trung khai thác về tính cách, hành động, số phận và những nhân
vật này thường là điểm quy chiếu với tính cách, hành động của những nhân vật khác.
Sự phát triển của những nhân vật này cũng tác động qua lại với sự vận động của tình
tiết truyện. Nếu như so sánh với những đặc điểm nhân vật trung tâm thường thấy trong

văn học thì có thể nhận thấy Nick Adams của Hemingway thuộc một kiểu khác. Tuy
Nick có xuất hiện trong truyện nhưng lại khơng có vai trò chủ chốt trong mối tương
quan với các nhân vật khác. Hành động phụ mổ, thậm chí cịn khơng dám nhìn, của
Nick khơng có tác dụng tới diễn tiến truyện, cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới
các nhân vật khác.
Câu trả lời nằm ở việc Nick không tham gia mạnh mẽ trong sự vận động của
tình tiết truyện trên bề mặt nhưng đây lại là nhân vật mở ra tầng sâu ý nghĩa, những
tầng nghĩa nằm ẩn dưới lòng đại dương. Nick chỉ là cậu bé được bố dắt đi theo với
mong muốn sẽ học hỏi để tiếp bước cha cậu trên con đường y học. Khi ca mổ xảy ra
và khi người chồng tự sát, Nick hồn tồn khơng có một sự can thiệp và khơng thể
chạm vào sự rối rắm của một tình huống sống-chết đan xen như thế. Tuy nhiên, Nick
lại đóng vai trị chủ chốt trong việc khép lại truyện bằng một loạt câu hỏi về triết lý
sinh tử ở cuộc đời này. Có thể nói, Nick Adams là kiểu nhân vật trung tâm dị thường
của riêng Hemingway, là chìa khóa mở ra tầng sâu ý nghĩa trong Trại người da đỏ.
Bỏ lại tầng nghĩa trên bề mặt mà bất kì ai biết chữ cũng có thể đọc hiểu, chúng
ta đến với những tầng sâu hơn của tảng băng Trại người da đỏ với mấu chốt là “cái
nhìn của Nick”. Có thể nói, Hemingway đã sắp xếp mọi tình tiết, cảnh huống, phơng
nền,... để phục vụ cho cuộc cách mạng nhận thức của Nick Adams. Từ việc bố con
Nick phải đi thuyền qua một cái hồ để tiến vào khu trại của người da đỏ cho tới việc
bố muốn Nick phụ mổ, rồi những tiếng la hét của người sản phụ, cái chết của người
chồng và bài học triết lý từ bố đều được Hemingway sắp xếp để để biến chuyển nhận
thức của nhân vật Nick. Một trong số những nhận thức quan trọng đầu tiên và dễ thấy
nhất đó là cách suy nghĩ về sống-chết.
Nhân vật Nick được biết đến là nhân vật trong rất nhiều truyện ngắn khác của
Hemingway tới mức nhiều nhà phê bình nhận định rằng thế giới truyện ngắn của ông
9


là thế giới của Nick Adams, là cuộc hành trình Nick khám phá thế giới từ ngày thơ bé
cho tới khi trưởng thành. Trong cuộc hành trình ấy, Trại người da đỏ mở đầu hành

trình nhận thức của Nick bằng một hiện thực đầy đầy máu và bạo lực. Trong Trại
người da đỏ, nhận thức của Nick về mối tương quan giữa sự sống và cái chết nảy sinh
từ dự đau đớn, đẫm máu và hình ảnh con dao nối liền hai thái cực sinh-tử. Việc sinh
nở của sản phụ da đỏ là một thử thách nguy hiểm, đặt tính mạng của cô vào giữa lằn
ranh sống chết khi đứa bé trong bụng bị ngược, không thể sinh thường. Khi ấy, cha
Nick – người bác sĩ đã được nghề nghiệp trui rèn khả năng lãnh đạm trước nỗi đau
kinh hoàng của người bệnh – đã phẫu thuật cho người đàn bà bằng một con dao xếp và
không sử dụng thuốc gây mê. Trải nghiệm sinh đẻ bị xé toạc cơ thể trong tình trạng
hồn tồn tỉnh táo là một điều mà khó có ai có thể chịu đựng được. Đó là lý do phải
bốn người đàn ông lực lưỡng phải giữ chặt người sản phụ. Sau khi đứa bé được mang
ra, cha Nick khâu bụng người đàn bà da đỏ bằng chín mũi khâu và chị lịm đi, khơng
cịn biết gì về mình, hay về đứa bé nữa. Tương tự với sự đổ máu của người đàn bà là
sự đổ máu của chồng chị. Sau ca mổ, cha Nick tới gặp người chồng thì phát hiện ra
anh ta đã tự cắt cổ họng mình một đường rất dài từ tai này sang tai khác bằng một con
dao cạo. Không ai biết được lý do thực sự người đàn ông tự sát nhưng theo suy đốn
của cha Nick thì cái chết ấy là vì người đàn ơng khơng thể chịu đựng được, nhưng
khơng thể chịu đựng được gì thì người đọc khơng được biết một cách tường minh,
song đó có chăng sự đau đớn kinh hoàng bởi tiếng thét đau đẻ của người vợ trong suốt
hơn hai ngày. Con dao, nỗi đau và máu nối liền sự sống và cái chết. Nỗi đau và sự
chịu đựng là điểm chung giữa sống và chết.
Một bên là người vợ phải chịu đựng cơn đau đẻ và cơn đau bị rạch bụng khơng có
thuốc mê, một bên là người chồng phải chịu đựng vết chém từ rìu vào chân và sự tra
tấn bởi tiếng thét của người vợ suốt hai ngày trời ròng rã. Tuy nhiên hai sự chịu đựng
này khác nhau ở mức độ kiên trì chịu đựng và chính điều này cũng đem đến hai kết
quả khác nhau. Người đàn bà hoàn thành thử thách của cuộc đời mình và nhận được
thành quả là một sinh linh bé bỏng mới chào đời, còn người chồng bỏ cuộc giữa chừng
và chấp nhận trả giá bằng chính mạng sống của mình. Việc sắp xếp đầy ý đồ này đậm
chất
Hemingway. Nó đã khởi lên trong Nick một tư duy sẽ được củng cố thêm trong đoạn
đối thoại với người bố ở cuối truyện – kiên trì, nhẫn nại chịu đựng là một đức tính q

giá của con người và việc vẫn sống sót sau một cuộc chiến trong cuộc đời sẽ chứng tỏ
bản lĩnh làm người kiên cường.
“Tại sao ông ta tự sát vậy, cha?”
“Cha khơng biết, Nick. Cha đốn ơng ta đã khơng chịu đựng được.”
10



“Chết có khó khơng, cha?”
“Khơng, cha nghĩ nó khá dễ, Nick ạ. Cũng tuỳ thôi.”
(Hemingway, 1980, tr.19)

Cái chết là biểu hiện của sự thất bại trước các thử thách của cuộc đời. Khi con
người ta không thể kiên cường chịu đựng bài tập mà cuộc sống đặt ra (cơn đau đẻ tra
tấn) thì họ lựa chọn kết thúc cuộc sống (tự sát). Và cái chết, hay sự bỏ cuộc, được cho
là lựa chọn dễ dàng hơn. Trong cảm quan đó, Nick đã “đinh ninh rằng mình sẽ chẳng
bao giờ chết”. Suy nghĩ về việc mình khơng bao giờ chết cho thấy Nick không muốn
bị nhốt lại trong cơn sợ hãi để rồi bỏ cuộc và lựa chọn cái chết. Từ việc Nick nhìn thấy
giữa lằn ranh sống - chết là sự kiên cường, kiên trì chịu đựng đến độ phi thường, trong
lòng cậu đã nảy sinh ra một chắc chắn về sự sống. Nick sẽ sống kiên cường, thậm chí
là lì lợm trước bất kỳ những biến cố nào sau này. Có thể thấy Hemingway đặt nhân vật
vào trong một hoàn cảnh bạo lực với máu và sự sống - cái chết không phải để thể hiện
màu sắc bi quan mà là đặt ra thách thức cho nhân vật. Cũng tử thử thách ấy mà Nick,
với quan niệm sống hào hùng được tiếp thu từ lời dạy của cha trước hoàn cảnh của
những người da đỏ, đã khởi phát trong lịng một tính cách của một anh hùng. Có thể
nói, ngay từ những bước đầu tiên, Nick Adams đã bước chân vào hàng ngũ những
nhân vật anh hùng lý tưởng của Hemingway.

3.1.2. Sự va chạm văn hóa thể hiện thơng qua cái nhìn của Nick Adams
Ngồi tình huống về cuộc sinh nở cam go và cái chết bất ngờ của những người

da đỏ đã cho Nick những nhận thức mới thì thơng qua cái nhìn của nhân vật Nick,
người đọc sẽ khéo léo bắt gặp được sự va chạm giữa hai nền văn hóa. Để làm nổi bật
sự khác biệt văn hóa của người Mỹ da trắng với văn hóa của người Mỹ bản địa,
Hemingway đã đối chiếu các phương pháp y tế của cha Nick với các phương pháp
sinh đẻ truyền thống của người da đỏ. Một bên là Tây y trật tự, sạch sẽ, hiệu quả, một
bên là hỗn loạn, khơng đảm bảo bất kỳ hình thức vơ khuẩn nào. Tình trạng y học của
người da đỏ được mô tả tệ đến mức khi đến thăm bệnh cho sản phụ, việc đầu tiên mà
cha Nick làm chính là vệ sinh sạch sẽ. Sau khi phẫu thuật thành công, cha Nick nói sẽ
có y tá đến để cơng việc được tiếp tục. So với việc sinh thường tự phát trong một môi
trường không đảm bảo điều kiện vệ sinh thì rõ ràng trình độ y tế của người da trắng đã
chứng minh được sự lớp lang, bài bản, có trật tự và dĩ nhiên, có hiệu quả hơn của
mình. Theo một tư duy phổ thông, cuộc đỡ đẻ thành cơng sẽ có ý nghĩa bởi nó mang

11


tới thế giới này một sự sống mới. Tuy nhiên theo cách nhìn của bố Nick và chú
George, giá trị của ca phẫu thuật này nằm ở danh vọng mà nó sắp sửa mang lại:
"Ca phẫu thuật này là cả cơng trình khoa học cho tập san y học đó George à",
ơng nói. "Mổ tử cung bằng một con dao xếp, khâu chín mũi và nối các dây gân bụng".
Hay ta nhìn vào cách chú George phản ứng khi bị người sản phụ da đỏ cắn vào
tay bởi việc mổ sống là quá sức chịu đựng đối với một con người, để nhìn thấy thái độ
của người Mỹ da trắng khi va chạm với một nền văn hóa khác.
“…chú George và ba người đàn ông Da Đỏ giữ chặt người phụ nữ, cô ta cắn
vào cánh tay chú George, chú George qt "Đồ chó cái Da Đỏ!”
Khơng thể phủ nhận được những lợi ích mà người Mỹ da trắng mang lại – sự
hiện đại, khoa học – tuy nhiên, trong việc va chạm với một những con người từ một
nền văn hóa khác, những người Mỹ trắng khơng giấu được sự dửng dưng, thiếu đồng
cảm, thậm chí có phần hơi coi thường của mình.
3.1.3. Hạn chế thể hiện qua nhân vật cha của Nick Adams

Nếu nguyên lý tảng băng trôi trao cho người đọc quyền lực mở rộng tư duy,
được điền vào những khoảng trống mà nhà văn còn bỏ ngỏ trong truyện, vậy thì ta cịn
có thể nhìn thấy được cả những hạn chế của Trại người da đỏ. Đó chính là cách giáo
dục có phần áp đặt của người cha và quan niệm cực đoan về tính nam hay sự mạnh
mẽ. Có rất nhiều tín hiệu để người đọc lờ mờ cảm nhận được có điều gì đó không ổn
với nhân vật người cha này. Đầu tiên là cách ơng phủ nhận con trai mình và áp lên nó
một mẫu hình của chính bản thân ơng. Khi người cha nói với Nick về việc người phụ
nữ da đỏ sắp sinh em bé thì Nick đã trả lời rằng: “Con hiểu.” Tuy nhiên, khơng cần
biết là liệu con mình hiểu cái gì, hiểu tới đâu thì người cha đã phủ nhận ngay lập tức:
“Con chưa hiểu” và tiến hành áp cách tư duy hết sức sinh học thuần túy lên đứa con
trai mình: "Nghe ba giải thích này. Những gì cơ ấy phải chịu đựng được gọi là đau đẻ.
Em bé muốn được sinh ra, cịn cơ ấy thì muốn sinh em bé. Cơ của cô dồn hết sức để
sinh em bé. Khi cô la hét là lúc cơ chế ấy diễn ra." Chưa dừng lại ở đó, cha của Nick
kéo cậu đi theo chứng kiến một cuộc mổ sống kinh hoàng để cậu học hỏi được những
kỹ thuật y khoa, mai này có thể kế tục sự nghiệp y khoa của ông, bất chấp sự kháng
cự, không phối hợp của Nick.
Khơng chỉ thế, cha của Nick cịn coi nhẹ nỗi đau mà người phụ nữ phải chịu,
trong khi đó lại đề cao sức chịu đựng của người đàn ông. Khi Nick quá khổ sở với
tiếng thét của người đàn bà và kêu cha cậu phải làm gì đó để cơ ấy im lặng thì cách mà
cha Nick lựa chọn là phớt lờ đi: "Nhưng tiếng thét của cô ấy không quan trọng. Ba
12


không nghe thấy bởi chúng chẳng đáng ngại". Tuy nhiên khi đánh giá khả năng chịu
đựng của người đàn ông thì thái độ của cha Nick lại là: "Ta hãy xem qua ông bố tự
hào nào. Họ luôn là người chịu đựng ghê gớm nhất trong những chuyện đời thường
như thế này".
Và đến khi người chồng đó khơng phải là người “chịu đựng ghê gớm nhất” như những
gì mà cha Nick nhận định, thì ơng ta trở thành biểu tượng cho sự yếu đuối, không thể
chịu đựng được những tra tấn từ cuộc đời.

3.2. Cốt truyện
Tác phẩm Trại người da đỏ được xuất bản năm 1924, đến tận năm 1972 (11
năm sau khi tác giả qua đời), một tuyển tập truyện ngắn về Nick Adams được xuất
bản, và trước Trại người da đỏ là truyện ngắn Ba phát súng (Three Shots). Có thể xem
Ba phát súng là phần “tiền truyện”, phần trước của Trại người da đỏ. Nỗi sợ của Nick
trong Ba phát súng có thể lý giải cho những gì diễn ra ở Trại người da đỏ. Điều này
gợi ý đến cách đọc liên văn bản đối với các sáng tác của Hemingway. Nhân vật Nick
Adams xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Hemingway. Tuyển tập The Nick
Adams Stories (Những câu chuyện về Nick Adams) xuất bản lần đầu năm 1972 có đến
24 truyện ngắn, gom thành 5 “chương”. Có thể thấy, mỗi truyện ngắn như một “lát cắt
hiện sinh” của một cuộc phiêu lưu dài hơi và khá thuyết phục khi xem xét một truyện
ngắn trong tổng thể các truyện ngắn khác của Hemingway.
Cốt truyện của Ba phát súng có liên kết nhất định với Trại người da đỏ. Ba phát
súng kể về một buổi tối hôm trước, khi Nick ở trong trại một mình với nỗi sợ. Cha và
chú George của cậu trước khi đi dặn rằng nếu có điều gì nguy hiểm, cậu hãy dùng
khẩu súng trường mà bắn, khi ấy cha và chú George sẽ nghe thấy và quay về. Nick
trong bóng đêm bỗng nhớ lại lời bài thánh ca và nhận ra rằng một ngày nào đó cậu sẽ
phải chết. Ngay khi vừa cảm thấy sợ hãi, Nick đã lấy súng và bắn ba phát. Cha và chú
George lập tức quay về, còn Nick thì bịa rằng mình đã nghe thấy một con gì đó vừa
giống sói vừa giống cáo loanh quanh cái lều. Cha Nick phải trấn an cậu rằng khi ở
trong rừng, khơng có gì có thể làm hại cậu, kể cả sấm sét. Bấy giờ Nick đang ở trong
lều thay quần áo, nghe thấy cha cậu nói chuyện với ai đó, rồi ơng ấy đi vào lục lọi túi
đồ và bảo Nick nhanh chóng mặc quần áo. Truyện đến đây là hết, sau đó là Trại người
da đỏ. Có thể đốn rằng lần này cha Nick khơng để cậu ở trong lều một mình nữa mà
dẫn cậu đi theo vào trong khu trại người da đỏ để đỡ đẻ cho một người phụ nữ da đỏ.
Đến với tác phẩm sau, có thể hiểu được rằng, nỗi ám ảnh về cái chết đã đeo
đuổi Nick, và nó càng mãnh liệt hơn khi cậu chứng kiến một cái chết ngay trước mắt
mình, bên cạnh sự ra đời của một sinh linh khác. Nick đã khơng dám nhìn vào những
13



gì cha cậu làm suốt cuộc hộ sinh. Khi cha hỏi cậu có muốn nhìn thấy ơng khâu vết
phẫu thuật khơng, thì “Nick khơng nhìn, sự tị mị của cậu đã biến mất từ lâu”
(Hemingway,1980, tr.18). Trong Ba phát súng, Nick cũng có lần trốn tránh nỗi sợ
bằng cách đọc Robinson Crusoe từ đêm cho đến rạng sáng để đầu óc khỏi nghĩ về
chuyện chết chóc. Tuy nhiên, nỗi sợ trong Ba phát súng mang tính hình tượng hơn
trong Trại người da đỏ. Nếu trong tác phẩm sau, Nick tận mắt chứng kiến thấy
người da đỏ nằm quay vào tường, cổ họng anh ta bị cắt từ tai này sang tai kia. Máu
chảy thành vũng nơi cơ thể anh ta làm chiếc giường võng xuống. Đầu anh ta gối lên
cánh tay trái. Con dao cạo vẫn mở, nằm dựng lưỡi trên trong mền.
(Hemingway, 2019, tr.46)

thì trong Ba phát súng, nỗi sợ cái chết mang tính tơn giáo, ẩn dụ hơn:
Rồi bỗng nhiên cậu sợ chết. Chỉ vài tuần trước khi còn ở nhà, trong nhà thờ người ta
hát một bài thánh ca, “Ngày nào đó sợi dây bạc sẽ đứt”. Trong lúc họ đang hát bài
thánh ca đó thì Nick nhận ra rằng vào ngày nào đó, cậu sẽ phải chết. Điều đó khiến
cậu đau khổ. Đó là lần đầu tiên cậu nhận ra mình sẽ phải chết vào lúc nào đó.
(Hemingway, 1980, tr.14)

“Sợi dây bạc” (the silver cord) xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước, sách
Giảng viên (còn được dịch là Truyền đạo) 12:6: “Hãy nhớ đến Đấng Tạo Hoá trước
khi dây bạc đứt, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên
giếng”.
Những hình ảnh “dây bạc đứt”, “chén vàng bể”, “võ vỡ”, “bánh xe gãy” đều ngụ ý cho
cái chết. Chỉ nghe đến “sợi dây bạc sẽ đứt” mà Nick đã liên tưởng đến cái chết của
mình, và nỗi sợ đó ám ảnh cậu đến nỗi lâu sau đó, chỉ nghĩ lại thôi mà Nick đã phải
bắn ba phát súng.
Theo Đào Ngọc Chương (2003),
Nếu đặt liền nhau, Ba phát súng như là một lời giải thích về tồn bộ các phản ứng của
Nick Adams trong Trại người da đỏ. Nhưng nếu chỉ với Trại người da đỏ thơi thì

chúng ta cũng có thể nhận ra ý nghĩa của những phản ứng ấy trong sự tương chiếu
giữa các yếu tố, các chi tiết tác phẩm, tất cả được đẩy vào chiều sâu của tâm trạng.
(tr.115)

Như vậy, có thể xem Trại người da đỏ như một tác phẩm truyện ngắn độc lập
mà không cần liên văn bản với Ba phát súng. Cốt truyện của tác phẩm này đủ độc lập
để tạo nghĩa cho chính nó. Chúng tơi nhận thấy được có một kiểu kết cấu/cấu trúc
phiêu lưu của cốt truyện Trại người da đỏ cũng như trong Ba phát súng. Điểm đáng
lưu ý ở đây là cốt truyện phiêu lưu ở bề mặt chính là một phần tám nổi của tảng băng
14


trơi, cịn bảy phần cịn lại là sự phiêu lưu tinh thần của nhân vật. Qua những phiêu lưu
được thể hiện ra bên ngoài mà tinh thần, nhận thức của nhân vật cũng thực hiện hành
trình nhận thức của mình.
Ở Ba phát súng, hành trình phiêu lưu được bắt đầu từ lúc Nick còn ở nhà, khởi
đầu với sự kiện cậu nghe bài thánh ca về sợi dây bạc. Sau đó, q trình ở trong trại
cùng nỗi sợ hãi cái chết và nỗi cơ đơn chính là biến cố của cuộc phiêu lưu. Kết thúc lát
cắt hành trình đó, Nick được cha trấn an, tuy nhiên cậu vẫn tồn tại sự xấu hổ vì đã bắn
ba phát súng.
Trong Trại người da đỏ, hành trình bắt đầu khi cậu cùng với cha và chú George
lên thuyền đi vào trong khu người da đỏ. Biến cố xảy ra khi cha cậu tiến hành đỡ đẻ
theo phương pháp Caesarean (mổ tử cung để lấy đứa bé) mà khơng có thuốc mê, và
sau đó thì người chồng tự sát. Qua cuộc đối thoại với cha, Nick cuối cùng cũng thay
đổi nhận thức và đinh ninh rằng bản thân sẽ không chết như người da đỏ kia.
Có thể thấy, cốt truyện của hai truyện này có cùng một kết cấu: đi từ nơi an
tồn vào nơi âm u - xảy ra biến cố trong sự lộn xộn của sinh và tử - đạt được thay đổi
về nhận thức. Dưới bề mặt của cuộc phiêu lưu vào nơi u tối là sự phiêu lưu về tinh
thần và nhận thức của nhân vật Nick. Cốt truyện đơn giản cũng làm nảy sinh những
vấn đề liên quan đến nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway. Không phải mọi tác

phẩm Hemingway đều viết một cách ngắn gọn, tối giản, song sự ngắn gọn của Trại
người da đỏ lại cho thấy sự đối lập với những biến động ở tầng sâu tâm thức nhân vật.
Nick ngập ngừng khi hỏi cha mình lúc ở trên thuyền đi vào khu trại da đỏ: “Chúng ta
đi đâu vậy, cha?” (Hemingway, 1980, tr.16). Dấu phẩy cho thấy sự khựng lại bất an
của Nick. Biến cố của cốt truyện là việc sinh nở và cái chết của người chồng được đẩy
rất nhanh, trong khi những phần khác được tác giả miêu tả khá kỹ càng. Điều khác lạ
này tạo ra những vùng không hiện ra, bị cốt truyện “giấu đi”, “lảng tránh” đi. Một sự
kiện cốt lõi của cốt truyện được viết một cách ngắn gọn nhất có thể, hẳn là ẩn sâu
trong đó là một sự che giấu gì đó: đó có thể là tác giả muốn giấu đi những hỗn loạn
trong tâm trí của Nick, khi cậu vừa phải đối diện với những hình ảnh cho thấy sự khó
khăn của đời sống và sự dễ dàng của cái chết. Đứa trẻ sinh ngược, người mẹ đau đớn
khi được mổ không thuốc mê: một hành trình gian khổ để một sinh linh được sống.
Cịn người chồng thì im lặng và chết nhanh chóng, tưởng chừng rất nhẹ nhàng, không
thể cản được. Chắc hẳn Nick đã phải rất khó khăn trong việc tiếp nhận những sự kiện
đó. Để rồi cuối cùng, trị chuyện với cha, Nick hiểu được rằng, đôi khi con người ta
chọn cái chết vì khơng thể chịu đựng nổi những khó khăn trong cuộc sống. Tuy thế, so
sánh với sự khó khăn của sự ra đời và sự chết, Nick tự nhủ rằng, để có được sự sống

15


như hiện nay cần rất nhiều nỗ lực, vậy nên cái chết trơng có vẻ dễ dàng của người
chồng sẽ không phải là thứ mà Nick hướng đến.

3.3. Đối thoại trong tác phẩm
Ernest Hemingway luôn tránh kiểu viết của một nhà văn tồn tri, tồn năng.
Ernest Hemingway biến mình trở thành một người kể chuyện “đúng mức”, tức kể lại
những gì được quan sát, khơng thêm thắt vào trong suy nghĩ, lời nói của nhân vật.
Nhân vật của Hemingway hầu như là một cá thể độc lập với tác giả. Phát ngôn của
nhân vật không đại diện cho phát ngôn của tác giả. Do đó, đối thoại trong các tác

phẩm của Hemingway hầu như đều là những tiếng nói riêng biệt của nhân vật, không
chịu sự chi phối của nhà văn. Đào Ngọc Chương trong chuyên luận Thi pháp tiểu
thuyết và sáng tác của Hemingway đã đưa ra sự so sánh giữa ngun lý tảng băng trơi
có vai trị là một mơ hình quan niệm về thế giới của nhà văn với các mơ hình quan
niệm khác của Nguyễn Du và Dostoevsky:
Chúng ta có thể nhận ra sự tương đồng giữa cái mơ hình quan niệm về thế giới một
phần tám nổi và bảy phần tám chìm của Ernest Hemingway với quan niệm: “… trong
cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” của Nguyễn Du cùng mô hình đối
thoại trong tiểu thuyết của Dostoevsky mà Bakhtin đã khám phá. Sự tương đồng ấy
chính là các mơ hình quan niệm đều xuất phát từ những chiêm nghiệm về người đời
và đời người. Những điểm khác nhau là Ernest Hemingway chỉ đề cập đến cái cấu
trúc trên với các mối quan hệ hình thức trong một bản văn như là tập trung về các vấn
đề sáng tác đặc biệt nhấn mạnh đến kiến thức nhà văn về hiện thực đời sống, sự đồng
cảm những trải nghiệm của người đọc và thao tác lược bỏ; trong khi Nguyễn Du nhấn
mạnh đến ý nghĩa của từng yếu tố và mối quan hệ giữa chúng, còn Dostoevsky (the
cách lý giải của Bakhtin) chú ý đến cấu trúc sự sống là đối thoại.
(Đào Ngọc Chương, 2003, tr.115-6)

Chúng tơi trích dẫn khá dài là để cho thấy được cách đối sánh giống và khác
của Đào Ngọc Chương giữa Hemingway và Nguyễn Du cùng Dostoevsky. Tuy nhiên,
ở đây cách viết so sánh của Đào Ngọc Chương chưa thực sự cho thấy điểm tương
đồng một cách chặt chẽ. Nếu nói rằng quan niệm về thế giới bắt nguồn từ “những
chiêm nghiệm về người đời và đời người” thì có lẽ hầu như ai cũng có những chiêm
nghiệm, quan sát về đời sống để rút ra thế giới quan của riêng mình. Chúng tơi cho
rằng, cần phải cụ thể hơn về sự tương đồng giữa ba nhà văn/nhà thơ này về thế giới
quan. Quả thực có một sự tương đồng về cách nhìn nhận thế giới giữa họ, và nhận xét
của Đào Ngọc Chương là thoả đáng. Sự giống nhau giữa họ nằm ở chỗ, các nhà vănnhà tư tưởng này đều quan tâm đến những cấu trúc không nằm ở bề mặt, và “giải liên
hệ” với hoàn cảnh. Cả ba đều là những nhà văn hiện thực (chúng tôi không dùng “hiện
16



thực chủ nghĩa” vì khơng thể xếp Nguyễn Du vào trào lưu hiện thực chủ nghĩa, song
Truyện Kiều là một tác phẩm mang đậm tính hiện thực, đi trước thời đại so với những
tác phẩm có cảm quan hiện thực của văn học trung đại Việt Nam), song cả ba đều
không cho rằng hành động, suy nghĩ của nhân vật là “nạn nhân của hoàn cảnh”.
Dostoevsky từ chối các “quy luật tự nhiên”, khơng để nhân vật mình bị hồn cảnh tác
động, mà nhân vật trong tác phẩm của Dostoevsky cho thấy một tâm hồn phức tạp,
một kiểu “chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa cao nhất”; và đối thoại là cách các nhân vật
nói lên tiếng nói tư tưởng của mình: đó là cách một chủ thể tự chủ thể hiện sự sống
của mình. Nguyễn Du lại có một cái nhìn mang tính “dân gian” Việt Nam hơn: “Chữ
tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. “Tài” và “mệnh” là hai yếu tố khơng phụ thuộc hồn
cảnh. Cái tài của mỗi người là do tự thân người đó rèn giũa hoặc được phú bẩm nên;
còn mệnh tức là cuộc đời của người đó. Bởi thế, cho dù đọc trên bề mặt, Thuý Kiều
lao vào con đường mười lăm năm đoạn trường có vẻ như là bị hồn cảnh ép buộc,
song thực chất, nếu nói theo ý của Nguyễn Du trong câu thơ trên, thì cái hồn cảnh xã
hội ấy là do “tài” và “mệnh” của Kiều đã thúc đẩy những biến cố ấy. Vậy cịn
Hemingway? Như ở phần (2) chúng tơi đã trình bày: ngun lý tảng băng trơi khơng
chỉ là thi pháp mà Hemingway vận dụng vào trong sáng tác của mình, mà đó cịn là
cách nhìn của ơng về cấu trúc hiện thực. Hiện thực tự thân nó đã có đủ phức tạp, và
Hemingway với tư cách là một nhà văn chỉ việc phơi bày ra vừa đủ, phần cịn lại là
phần của độc giả. Khơng thể gán cho Hemingway cái mác “nhà cấu trúc luận”, song
cũng không thể phủ nhận sự tương đồng giữa cách nhìn hiện thực của Hemingway với
các nhà cấu trúc luận. Điểm khác ở đây là Hemingway tiến hành lược bỏ những gì
khơng cần thiết, để tạo ra một lớp bề mặt đúng mức, và độc giả cần phải lần mị bề
mặt đó che giấu kết cấu nào. Rõ ràng không thể tách biệt bề mặt và bề sâu, tức cấu
trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu; cho nên một phần tám và bảy phần tám có một sự
tương hỗ, liên kết qua lại: phần bề mặt che đi bề sâu, gợi ra sự tìm kiếm bề sâu; bề sâu
ẩn chứa những kết cấu quy định những gì được thấy ở bề mặt.
Quay trở về với vấn đề đối thoại, nhờ vào so sánh của Đào Ngọc Chương, dù là
không trực tiếp, song chúng tơi cũng nhận ra tính độc lập của đối thoại các nhân vật

trong Trại người da đỏ. Cố nhiên đối thoại của Hemingway không phải cùng một loại
với đối thoại trong tiểu thuyết đa thanh của Dostoevsky, bởi đa thanh là nói đến nhiều
tiếng nói tư tưởng; trong khi đó, nhân vật của Hemingway khơng phải là nhân vật
mang tư tưởng ở bề mặt. Tuy vậy, đối thoại trong tác phẩm của Hemingway, cụ thể
trường hợp đang xét là Trại người da đỏ, cũng có một tác dụng giống mới đối thoại đa
thanh: người đọc không thể là một chủ thể quan sát vô can mà bị kéo vào trong đối

17


thoại. Hãy xem xét đối thoại sau đây giữa Nick và cha sau khi chứng kiến cái chết của
người đàn ông da đỏ:
“Đàn bà có phải luôn đau đớn khi sinh con như vậy khơng?” Nick hỏi.
“Khơng, chuyện đó cực kỳ, cực kỳ ngoại lệ.”
“Tại sao ông ta tự sát vậy, cha?”
“Cha khơng biết, Nick. Cha đốn ơng ta đã khơng chịu đựng được.”
“Có nhiều đàn ơng tự sát khơng, cha?”
“Khơng nhiều, Nick ạ.”
“Thế có nhiều đàn bà tự sát khơng?”
“Hầu như chẳng có.”
“Chẳng ai sao?”
“À, ừ, cũng đơi khi họ làm thế.”
“Cha ơi?”
“Ừ.”
“Chú George đi đâu rồi?”
“Chú ấy sẽ xuất hiện ngay thơi.”
“Chết có khó khơng, cha?”
“Khơng, cha nghĩ nó khá dễ, Nick ạ. Cũng tuỳ thơi.”
(Hemingway, 1980, tr.19)


Đoạn đối thoại này chính là đoạn quan trọng góp phần thay đổi nhận thức về nỗi sợ cái
chết mà Nick đã ln ám ảnh, nếu tính từ truyện Ba phát súng cho đến Trại người da
đỏ. Đối thoại giữa Nick và cha thâu tóm hầu như tồn bộ phần trước của câu chuyện.
Đồng thời, đáng lưu ý là các nhân vật, ngồi những từ xưng hơ như “cha”, “Nick” thì
hầu như chức năng của người gửi và người nhận thông tin bị làm mờ đi, chỉ có “vật
quy chiếu”, tức đối tượng được nói đến hiển lộ trên bề mặt văn bản. Điều này phần
nào lôi kéo người đọc vào cuộc hội thoại: các câu hỏi của Nick dường như là hỏi độc
giả: đàn bà ln khó sinh? tại sao người chồng tự sát? chết có khó khăn khơng?... Vấn
đề sinhtử không phải là một vấn đề cá nhân nữa, mà là vấn đề của bất kỳ con người
nào. Các nhân vật khơng đưa ra bất kỳ bình luận, giải thích nào thêm cho sự kiện họ
quan sát được. Điều các nhân vật đối thoại với nhau có thể tạo ra một cuộc tranh luận
ngầm với độc giả: độc giả có đồng ý với những câu trả lời của người cha-bác sĩ hay
18


không, và độc giả sẽ trả lời cho câu hỏi của Nick (cũng là tự hỏi chính họ) như thế
nào. Trong tiểu luận “Chủ nghĩa nguyên sơ của Hemingway và Trại người da đỏ”,
đăng trên Tạp chí Văn học thế kỷ XX, tác giả Jeffrey Meyers đã dẫn ra một loạt những
cách đọc khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới về lý do người chồng
chết: có thể là vì chuyện đứa con sinh ngược (Hemphill, 1949), có thể là vì chú
George là người cha ruột của đứa trẻ (Bernard, 1965; Hays, 1971; Grimes, 1975;
Brenner, 1983); cũng có người phản bác quan điểm George là cha đứa bé và cho rằng
người đàn ông da đỏ chết là vì cảm thấy mình vơ dụng (Tanselle, 1962) (Meyers,
1988). Trong đoạn hội thoại trên khơng có sự xuất hiện của George. “Chú George đi
đâu rồi?” Chú ta đi giải quyết vấn đề gì? Đó là câu hỏi mà khơng chỉ Nick cần tìm câu
trả lời.
Cuộc đối thoại giữa cha và con trông chừng đơn giản, song lại che giấu đi những
“sự thật” bên dưới những câu hỏi-đáp. Đó chính là phần nổi của tảng băng, và độc giả
được quyền/có nhiệm vụ tìm ra phần chìm của những đối thoại đó. Chắc chắn cuộc đối
thoại trên tiềm ẩn một chiều sâu tư tưởng và một bước ngoặt nhận thức, bởi sau đó,

Nick đã tự nhủ bản thân khơng được chết như người đàn ông da đỏ nọ.

3.4. Không gian và thời gian trong tác phẩm
Khơng chỉ có cốt truyện, nhân vật và đối thoại, không gian và thời gian trong
truyện ngắn Trại người da đỏ cũng được sáng tạo với nguyên lý tảng băng trôi của
Ernest Hemingway. Không gian, thời gian có vẻ như chỉ là một phơng nền phụ, không
được nhắc đến nhiều, tuy nhiên thông qua thông qua phơng nền này, tác giả cũng cài
cắm vào đó những suy tư, triết lý của mình.
Khơng gian trong tác phẩm khơng cố định, hình ảnh con thuyền ở đầu câu
chuyện như dự báo về sự dịch chuyển không gian. Mở đầu bằng một vùng mờ sương,
dày đến độ Nick chỉ có thể nghe tiếng mái chèo của con thuyền đi trước, mà khơng thể
nào nhìn thấy nó bởi sương mù phủ kín, dày đặc che khuất cả tầm nhìn. Vượt qua
vùng mờ, họ đến với vùng tối, bóng tối bao phủ mọi thứ chỉ thấy ánh đèn le lói từ
những túp lều – nơi những người da đỏ đang sinh sống. Không gian đêm tối tại trại
của những người da đỏ là không gian kéo dài nhất truyện. Ở đây, họ trải qua cuộc
chiến sinh tử, cứu vớt người phụ nữ khó sinh và thiên thần vừa lọt lịng. Họ cũng
chứng kiến cái chết đầy đau đớn, khủng khiếp của người đàn ông da đỏ. Kết thúc câu
chuyện là cảnh con thuyền của cha con Nick trở về với vùng sáng, khi mặt trời đã “sắp
vượt qua mấy ngọn đồi”.

19


Có thể thấy rõ sự dịch chuyển khơng gian trong tác phẩm, các nhân vật đến với
vùng mờ, tức trước đó họ đã rời khỏi vùng sáng, xuyên qua vùng mờ họ đến với vùng
tối, kết thúc họ lại trở lại vùng sáng với cảnh mặt trời đang lên. Sự dịch chuyển không
gian giữa các vùng sáng, mờ, tối rồi lại sáng tạo ra một hành trình phiêu lưu của các
nhân vật. Họ rời vùng an tồn, thơng qua con thuyền đi xuyên qua vùng mờ vô định,
đến vùng tối nguy hiểm, sống-chết chồng lên nhau. Hành trình này khơng chỉ là cuộc
phiêu lưu trên bề nổi, nó cịn là cuộc phiêu lưu tinh thần. Và cuối cùng, nhân vật giành

được thành tựu về mặt nhận thức và trở lại với vùng sáng. Có thể hiểu đây là một q
trình, một hành trình để tìm kiếm tri thức, tìm kiếm câu trả lời cho những suy tư của
bản thân nhân vật.
Cụ thể như nhân vật Nick trong truyện ngắn trên, chuyến đi này chính là một cuộc
phiêu lưu của cậu. Nick tỏ ra sợ sệt, hoang mang, nép mình trong vòng tay cha ở trên
thuyền, cậu xuyên qua cánh rừng rậm, đến với trại của những người da đỏ. Cậu chứng
kiến cảnh cha mình mang một sinh linh đến với thế giới, chứng kiến cái chết khủng
khiếp của người đàn ông. Cuối cùng, thông qua những sự việc đã xảy ra, cuộc hành
trình của cậu kết thúc, lúc này Nick đã tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của
cậu bấy lâu nay về sự sống và cái chết. Khơng gian thay đổi, kéo theo đó là sự biến
chuyển từ bên trong của nhân vật.
Tương tự như sự biến chuyển về khơng gian, dịng thời gian trong truyện ngắn Trại
người da đỏ cũng có sự thay đổi từ tối đến sáng. Ban đêm, khi bóng tối bao phủ lên
mọi vật, con người, làng xã, rừng cây,… chìm trong màn đêm tạo nên khung cảnh cô
quạnh, nguy hiểm và hỗn loạn, nhưng đây cũng là khoảng thời gian của suy tư, triết lý.
Có thể thấy, khơng một nhân vật nào ngủ suốt thời gian truyện, họ thức để đối diện với
nguy hiểm và thức để tư duy. Bác sĩ thức để thực hiện ca đỡ đẻ khó nhằn; Nick thức
mặc dù khơng dám nhìn vào những gì cha làm nhưng trong cậu dấy lên những suy tư
về sinh tử; những người đàn ông thức để phụ việc, người phụ nữ thức để đấu tranh,
giành giật đứa con với thần chết,…
Hành động tốn nhiều thời gian nhất trong câu chuyện là hành động đỡ đẻ (hộ sinh),
tuy nhiên nó được lướt qua rất nhanh, chứ không được mô tả một cách cụ thể. Tương
tự, cái chết của người đàn ông cũng được nói một cách rất đỗi ngắn gọn. Tác giả cũng
khơng giải thích gì thêm về cái chết của người đàn ông da đỏ này. Hành động sinh
con, hay chết đi được gói gọn trong đơi ba câu văn, khơng xốy sâu, phân tích hay
miêu tả cụ thể mà chỉ được nhắc đến một cách chớp nhống, tóm gọn nhất có thể. Từ
đây, gợi lên sự mong manh, giữa sinh và tử, sự sống và cái chết. Thời gian trong tác
phẩm đi từ đêm tối, đến sáng sớm, trải qua một đêm hỗn loạn của hành động và tư

20




×