Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Là danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, vị anh hùng giải
phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hy sinh, phấn đấu vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người- tâm điểm của nhân cách văn hố Hồ Chí Minh. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn tin tưởng vào sức mạnh
của nhân dân, của khối đại đoàn kết tồn dân tộc và ln đánh giá
cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng, và
tương lai của dân tộc, tiền đồ tươi sáng của của Tổ quốc. Trong khi
khẳng định vị trí của sự nghiệp trồng người “vì lợi ích mười năm
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, Hồ Chí Minh
ln đặc biệt quan tâm tới cơng tác tổ chức, giáo dục, đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Trước lúc đi xa, trong Di chúc
lịch sử, với những tình cảm vơ vàn thương u và trách nhiệm cao
cả, Người không quên dặn lại: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là việc làm hết sức quan trọng và rất cần thiết... Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên””. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
trong những nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, được
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định.
1. Hồ Chí Minh đánh giá cao về vị trí, vai trò của thế hệ
trẻ, thế hệ cách mạng cho đời sau
Là người tham gia lãnh đạo Đại hội quốc tế thanh niên cộng
sản (7.1924), đồng thời là người sáng lập Hội thanh niên Việt Nam
cách mạng (6.1925) và trong suốt q trình hoạt động cách mạng,
Hồ Chí Minh ln quan tâm và đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ.
Theo Người, thế hệ trẻ là mùa xuân của xã hội. Trong Thư gửi
thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm
1946, Người viết; “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi
đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” (Hồ Chí Minh tồn
tập, Nxb CTQG, HN 1995, t4, tr167).
Đối với cách mạng, Người khẳng định, thế hệ trẻ là lực lượng
đóng vai trị quyết định sự thành bại của cách mạng. Thế hệ trẻ nếu
không vươn lên tỏ rõ là lực lượng xung kích, lực lượng đi đầu thì sự
nghiệp của cách mạng và “số phận” của dân tộc khó tránh khỏi tổn
thất. Năm 1925, trong bài Gửi thanh niên An Nam, người kêu gọi :
“Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám
thế hệ trẻ già cỗi của Người không sớm hồi sinh” (S.đ.d tr 173).
Trong thực tiễn cách mạng, trước yêu cầu phải tổ chức và thức tỉnh
thế hệ trẻ, Người luôn tin tưởng và hy vọng vào thế hệ trẻ và khả
năng học tập, phấn đấu của họ. Và, Người đã đặt cả niềm tin của
mình vào thế hệ trẻ, lớp người có thể đưa đất nước bước trên đài
vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu: “Non sơng
Việt Nam có thể trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước trên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các
em” (S.đ.d, Nxb CTQG, HN 2000, T4, tr33).
Trước đây, trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, cũng như
trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Hồ Chí
Minh ln khẳng định thế hệ trẻ là bộ phận quan trọng của dân tộc,
có vai trị to lớn là lực lượng hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của
dân tộc: “Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị
nơ lệ thì thanh niên cũng bị nơ lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh
niên mới được tự do. Vì vậy, thế hệ trẻ hăng hái tham gia cuộc đấu
tranh của dân tộc ” (S.đ.d T7, tr398).
Sau cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hồ được thành lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai
trò là lực lượng quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước,
vai trò là người chủ nước nhà của thế hệ trẻ-thanh niên: “Thanh niên
là chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy,
yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” (S.đ.d, Nxb
CTQG, HN,1995, T5 tr185)...
Với Người, thế hệ trẻ không chỉ là bộ phận quan trọng của dân
tộc, là lực lượng xung kích của cách mạng “đâu Đảng cần thanh
niên có, việc gì khó có thanh niên”, hơn thế nữa Người còn xem thế
hệ trẻ là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng. Người nói:
“Tơi ln nói đến thế hệ trẻ, vì trong mọi công việc, thế hệ trẻ ta
luôn luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực
của Đảng” (S.đ.d T19, tr271).
Đối với dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, thế hệ trẻ ln biểu
hiện tinh thần tự tơn dân tộc, lực lượng có thể kế thừa và tiếp bước
xứng đáng truyền thống vẻ vang của cha anh đi trước. Vào những
ngày đầu của cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp, trong
Thư Bác gửi cho các chiến sỹ cảm tử qn Thủ đơ, Bác đã tỏ rõ thái
độ hồn toàn tin tưởng vào lực lượng thế hệ trẻ, đại biểu cho tinh
thần tự tơn dân tộc, có đủ tinh thần và nghị lực kế thừa xứng đáng
truyền thống cha anh “Các em cảm tử cho tổ quốc quyết sinh. Các
em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn
năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng,
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình
Phùng, Hồng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan
góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nịi giống
Việt Nam mn đời về sau” (S.đ.d T5, tr35).
2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
cơng tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau có nội dung toàn diện, xin nêu mội số nội dung cơ
bản
sau:
a) Khẳng định vai trị quan trọng của cơng tác giáo dục,đào tạo,
bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng cho đời sau
Trên cơ sở khẳng định vị trí, vai trị thế hệ trẻ đối với cách
mạng và đối với tương lai của dân tộc, thể hiện niềm tin trọn vẹn
của Người vào thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu cho Đảng
có kế hoạch chăm lo đào tạo bồi dưỡng toàn diện cho thế hệ trẻ, để
họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”. Theo Người, giáo dục đào tạo là việc làm cần
kíp, trước tiên. Ngay sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu
phải kiến thiết nước nhà, trong điều kiện đất nước hơn 90% dân
Việt Nam mù chữ, Hồ Chí Minh đã xác định : “Nay chúng ta đã
giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực
hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” (S.đ.d T4, Nxb
CTQG, HN, 2000, tr36). Bởi, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Bước vào thời kỳ xây dựng, kiến tạo đất nước, Người đòi hỏi: “Bây
giờ xây dựng kinh tế. Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng
khơng nói gì đến kinh tế văn hố. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo
dục là bước đầu” (S.đ.d T8, tr184). Ngay khi đất nước còn tiến hành
cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân, đế quốc, Người vẫn
luôn khẳng định công tác đào tạo, giáo dục là cơng việc quan trọng
và cần kíp: “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và
kiến quốc” bởi “Chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán
bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc”.
Khi đất nước phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh
thống nhất nước nhà, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu: văn hoá, giáo
dục là một mặt trận, “văn hoá giáo dục phải phát triển mạnh để phục
vụ yêu cầu của cách mạng. Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan
trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh thực hiện thống nhất nước nhà”(S.đ.d T10, tr190).
Vậy là, trong hoàn cảnh nào, kháng chiến hay kiến quốc, đất
nước cũng cần nhân tài, do đó giáo dục, đào tạo cần được phát triển
và nhất là để chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng.
b) Khẳng định nội dung giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng toàn
diện thế hệ trẻ cho đời sau
Từ việc đánh giá cao vị trí vai trị của thế hệ trẻ, đánh giá cao
vai trị của cơng tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí
Minh ln đặt ra yêu cầu phải giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ
trẻ một cách toàn diện. Trong Thư gửi các cán bộ giáo dục, học
sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hố, ngày
31.8.1960, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong việc giáo dục và học
tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội
chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” (S.đ.d T10,
tr190).
Thứ nhất, giáo dục, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
Trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, Hồ Chí
Minh ln quan niệm đức và tài là hai nội dung không thể thiếu
được, trong đó đức là gốc. Người xem đạo đức như ngọn nguồn của
sông, như gốc của cây, như sức mạnh của con người: “Cũng như
sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây
phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân” (S.đ.d, T5, tr252). Trong giáo dục đạo đức cho thế
hệ trẻ, theo Hồ Chí minh cần quán triệt những nội dung sau:
Giáo dục lòng tuyệt đối trung thành với Tổ quốc với
Đảng và hiếu với dân
Giáo dục thế hệ trẻ phải biết sống với nhau có tình có
nghĩa. Người dạy: Học bao nhiêu chủ nghĩa Mác-Lênin mà sống với
nhau khơng tình, khơng nghĩa thì gọi gì là hiểu chủ nghĩa MácLênin.
Giáo dục thế hệ trẻ phải thực hành tốt phương châm:
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Giáo dục thế hệ trẻ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào sức mạnh vô địch của nhân dân, kiên quyết đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân.
Theo Người, chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng,
nó là một thứ cỏ dại, địi hỏi phải nhổ tận gốc: “Chủ nghĩa cá nhân
trái với đạo đức cách mạng, nếu nó cịn trong mình, dù ít thơi, thì nó
sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở
ta một lòng, một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Chủ nghĩa
cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người
ta xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc, Vì
thế mà càng nguy hiểm” (S.đ.d T9, tr384).
Thứ hai, Giáo dục giác ngộ xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh giáo dục sự giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho
thế hệ trẻ là giáo dục sự nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội,
phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội, giải phóng con người, phấn đấu vì lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội: “Người cộng sản chúng ta không một
phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ
quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi
trên đất nước ta và trên thế giới” (S.đ.d T11, tr372).
Thứ ba, Giáo dục văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất.
Ngay sau khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ được thành lập,
Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ của cách mạng là: diệt giặc đói,
giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Theo Người, dốt là một kẻ thù.
Lênin cũng khẳng định, thất học thì đứng ngồi chính trị. Do đó
phải giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, khoa học kỹ
thuật, lao động và sản xuất...
Những nội dung giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn
cho thế hệ trẻ là một chỉnh thể tồn diện, địi hỏi các cấp các ngành
phải nhận thức đúng, quan tâm và thực hiện đầy đủ.
c) Về phương thức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ
Theo Hồ Chí minh, phương thức giáo dục, đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ trẻ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, Học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn.
Theo Hồ Chí Minh, học phải đi đơi với hành, học để hành, học mà
khơng hành thì học vơ ích, hành mà khơng học thì hành khơng trơi
chảy. Ngày 21.10.1964 nói chuyện với thầy giáo và sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người căn dặn: “Học phải suy
nghĩ, học phải liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực
hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” (S.đ.d T11 tr311). Ngồi
ra, Người cịn nhấn mạnh giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ
phải gắn với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân: “Giáo dục
thế hệ trẻ không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu
tranh của xã hội” (S.đ.d T7, tr 455)
Thứ hai, phải phối, kết hợp các hình thức giáo dục giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ. Tại lễ
khai trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày19.1.1955, Hồ Chí
Minh đã nhắc nhở: “Trường đại học, gia đình và đồn thể phải liên
hệ chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục thế hệ trẻ” (S.đ.d T7, tr
455).
Thứ ba, phải đề cao và phát huy tinh thần tự giáo dục, tự rèn
luyện của thế hệ trẻ. Theo Người, kết hợp việc giáo dục của nhà
trường, của xã hội và của gia đình là hết sức quan trọng, song việc
tự rèn luyện, tự giáo dục của thế hệ trẻ mới đóng vai trò quyết định.
“Thế hệ trẻ bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy phải tự giác, tự
nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với
nhiệm vụ của mình” (S.đ.d T9, tr172).
Thứ tư, giáo dục thế hệ trẻ thông qua gương người tốt, việc
tốt. Đồng thời với việc yêu cầu tinh thần tự rèn luyện của thế hệ trẻ,
Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm việc giáo dục, đào tao, bồi
dưỡng thế hệ trẻ thông qua những gương người tốt việc tốt: “Lấy
gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một
trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức
cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” (S.đ.d T12,
tr558).
Thứ năm, phải tập hợp thế hệ trẻ trong các tổ chức và thông
qua các tổ chức để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức đầy đủ về vai trò của
các đoàn thể trong tập hợp, giáo dục thế hệ trẻ, sau khi tìm được con
đường cứu dân, cứu nước và nhận thức sâu sắc về vai trò của thế hệ
trẻ, năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã thành
lập Hội Việt Nam cách mạng thế hệ trẻ. Sau này, nhân Đại hội đại
biểu toàn quốc Hội liên hiệp thế hệ trẻ Việt Nam, (1956) Người một
lần nữa khẳng định vai trò của tổ chức trong việc tập hợp và giáo
dục thế hệ trẻ: “Nhờ sự giáo dục, bồi dưỡng của Đảng, của Đoàn,
nhiều chiến sỹ, anh hùng thế hệ trẻ đã nảy nở trong Cách mạng
tháng Tám, trong cuộc toàn dân kháng chiến và trong xây dựng
nước nhà hiện nay” (S.đ.d T8, tr261).
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, động viên, cổ vũ thế
hệ trẻ
Sinh thời, Hồ Chí Minh khơng chỉ đánh gia cao vai trị của thế
hệ trẻ trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, mà Người còn đặt ra yêu cầu và xác định những nội dung và
phương thức giáo dục, đào tạo và bồi dường thế hệ cách mạng cho
đời sau một cách toàn diện, sâu sắc và thiết thực. Chỉ có trên cơ sở
thấm nhuần những lời dạy của Người, công tác giáo dục, đào tạo và
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau mới đạt kết quả như mong
muốn. Và, có như vậy thế hệ trẻ mới phát huy mạnh mẽ vai trò to
lớn của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của nhân dân và của
Bác Hồ mn vàn kính u.
Ngày nay, cách mạng nước ta mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn
thử thách, song dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh
và các Nghị quyết của Đảng, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường Bác đã chọn, đất
nước ta nhất định giành được thắng lợi to lớn thoả lòng mong ước
của Người