Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHUYÊN SÂU BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.47 KB, 47 trang )

CHUYÊN ĐỀ
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHUYÊN SÂU BÁO CÁO QUYẾT
TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CƠNG TRÌNH HỒN THÀNH


CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHUYÊN SÂU BÁO CÁO QUYẾT TỐN
VỐN ĐẦU TƯ CƠNG TRÌNH HỒN THÀNH

- Báo cáo viên: Trần Hải Đơng - Phó kiểm tốn trưởng KTNN
CN V.
- Điện thoại: 0983659889; Email:
- Thời gian: 3 buổi, dự kiến buổi đầu tập trung vào phương
pháp kiểm toán và nội dung kiểm toán tuân thủ. 2 buổi sau
tập trung kiểm tốn chi phí đầu tư.
- Nghỉ giải lao 1 lần giữa buổi học.


CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHUYÊN SÂU BÁO CÁO QUYẾT TỐN
VỐN ĐẦU TƯ CƠNG TRÌNH HỒN THÀNH
- Phương pháp làm việc: Do các học viên đều đã có nhiều năm kinh
nghiệm nên không đi quá sâu về lý thuyết, tăng cường trao đổi các tình
huống xảy ra trong quá trình thực hiện kiểm tốn.
- Phương pháp trao đổi: Báo cáo viên gợi mở vấn đề cần trao đổi, đưa ra
một số quan điểm xử lý, đề nghị các học viên nhiệt tình đóng góp ý
kiến. Học viên đề xuất tình huống để trao đổi.
- Nguyên tắc phù hợp: Các quan điểm có thể đúng hoặc chưa đúng
trong mỗi bối cảnh, chúng ta cần tìm quan điểm phù hợp nhất.
- Nguyên tắc làm việc: Lớp học trao đổi, bàn bạc như trong Đoàn KT,
Trưởng đoàn làm việc với các Tổ trưởng.
- Nguyên tắc kế thừa các buổi giảng trước.



I. Mục tiêu và phạm vi kiểm toán
1.1. Mục tiêu kiểm tốn
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực hợp lý hợp pháp của báo cáo quyết toán vốn
đầu tư hồn thành; q trình đầu tư, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư
mang lại; là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết tốn xem xét phê
duyệt báo cáo quyết tốn dự án hồn thành;
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực
hiện dự án; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên
quan;
- Phát hiện những sai sót, bất cập trong cơ chế quản lý và điều hành dự án để kiến
nghị với đơn vị được kiểm toán khắc phục những sai phạm, yếu kém trong quản
lý; đồng thời phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với
cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách chế độ về quản
lý đầu tư xây dựng và quản lý tài chính kế toán nhằm tăng cường hiệu quả quản
lý vốn đầu tư


I. Mục tiêu và phạm vi kiểm toán
1.2. Phạm vi kiểm toán
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư hồn thành gồm các nội
dung sau:
1) Kiểm tốn tuân thủ đối với hồ sơ pháp lý của dự án;
2) Kiểm toán nguồn vốn đầu tư;
3) Kiểm toán chi phí đầu tư;
4) Kiểm tốn chi phí đầu tư khơng tính vào giá trị tài sản;
5) Kiểm tốn giá trị tài sản hình thành sau đầu tư;
6) Kiểm tra tình hình cơng nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng sau quyết toán;
7) Kiểm toán việc chấp hành các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán nhà nước (nếu có).



I. Mục tiêu và phạm vi kiểm toán
1.2. Phạm vi kiểm toán
- Tài
1)
2)
3)

liệu, hồ sơ chủ đầu tư cần cung cấp bao gồm :
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
Văn bản pháp lý liên quan của dự án, cơng trình;
Hợp đồng kinh tế, các biên bản thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà
thầu, đơn vị tham gia thực hiện dự án;
4) Tài liệu hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết tốn A-B của các gói thầu;
5) Hồ sơ lựa chọn nhà thầu của dự án;
6) Hồ sơ, tài liệu khác của dự án: Hồ sơ thiết kế, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung, hồ
sơ đấu thầu, hồ sơ hồn cơng, nhật ký thi công…


I. Mục tiêu và phạm vi kiểm toán
1.2. Phạm vi kiểm toán
- Cơ sở, căn cứ pháp lý của cuộc kiểm tốn báo cáo quyết tốn vốn đầu tư hồn thành
gồm:
1) Các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản áp dụng trong quá
trình thực hiện dự án bao gồm và không giới hạn: Luật, Pháp lệnh, Nghị định,
Thông tư, nghị quyết, quyết định và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản
lý Nhà nước liên quan đến dự án;
2) Luật Kiểm tốn nhà nước; Quy trình kiểm tốn dự án đầu tư của Kiểm toán nhà
nước;

3) Các chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến việc kế toán hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản; đơn vị chủ đầu tư hiện hành và các các quy định hiện hành về
kế tốn khác có liên quan;
4) Thơng tư số 09/2016/TT - BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.


II. Phương pháp kiểm toán
Các phương pháp kiểm toán được áp dụng bao gồm:
1) Quan sát;
2) Kiểm tra, đối chiếu;
3) Xác nhận từ bên ngồi;
4) Tính tốn lại;
5) Điều tra;
6) Phỏng vấn;
7) Thủ tục phân tích;
8) Thực hiện lại.


II. Phương pháp kiểm toán
2.1. Quan sát
Quan sát là việc theo dõi một quy trình hoặc thủ tục do người
khác thực hiện, như KTV nhà nước quan sát việc thực hiện các
hoạt động kiểm soát của các đơn vị được kiểm toán. Việc quan sát
cung cấp bằng chứng kiểm toán về việc thực hiện một quy trình
hoặc thủ tục nhưng chỉ giới hạn ở thời điểm quan sát.
Việc áp dụng phương pháp này đối với kiểm toán tuân thủ trong
kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án hồn thành là rất hạn chế do
quá trình thực hiện dự án là sự kết hợp của một chuỗi các hoạt động
khác nhau của rất nhiều các chủ thể tham gia thực hiện dự án trong

một thời gian tương đối dài trong khi cơng tác kiểm tốn bị hạn chế
bởi thời gian kiểm toán của cuộc kiểm toán.


II. Phương pháp kiểm toán
2.1. Quan sát

- Quan sát thường được sử dụng khi kiểm tra hiện trường.
- Nếu chỉ quan sát, khơng đo đạc thì có cần lập Kế hoạch thị
sát hiện trường khơng? Có liên quan gì đến việc lập Biên bản
thị sát hiện trường?
- Trước khi kiểm tra hiện trường ngoài việc xác định trọng
tâm kiểm tra trên hồ sơ thì có cần thị sát trước?
* Ví dụ


II. Phương pháp kiểm toán
2.2. Kiểm tra, đối chiếu
Kiểm tra, đối chiếu là việc nghiên cứu, xem xét sổ sách, ghi chép và các hồ
sơ tài liệu khác trên cơ sở đó để đánh giá việc tuân thủ của nội dung kiểm tốn
so với tiêu chí kiểm tốn đã xác định. Việc kiểm tra, đối chiếu tài liệu, sổ kế
toán và chứng từ cung cấp các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy khác nhau,
tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán và tùy thuộc
vào tính hữu hiệu của các kiểm sốt của đơn vị đối với q trình tạo lập tài
liệu, sổ kế tốn, chứng từ thuộc nội bộ đơn vị.
Kiểm tra, đối chiếu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong kiểm toán
tuân thủ nhằm kiểm tra, đánh giá, xác nhận hành vi, hoạt động của đơn vị
được kiểm tốn có tn thủ theo các yêu cầu của pháp luật, quy định của cấp
trên và quy định của chính đơn vị được kiểm tốn hay khơng.



II. Phương pháp kiểm toán
2.2. Kiểm tra, đối chiếu
- Các hình thức đối chiếu
Đối chiếu gồm có các hình thức đối chiếu trực tiếp và đối chiếu logic, hai hình
thức đối chiếu này thường được kết hợp chặt chẽ với nhau trong q trình kiểm
tốn:
✓ Đối chiếu trực tiếp là việc Kiểm toán viên nhà nước tiến hành so sánh,
đối chiếu về mặt lượng của cùng một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác
nhau (các chứng từ kế toán) để tìm ra các sai sót, gian lận về chỉ tiêu đó.
Ví dụ: Đối chiếu thời gian thẩm định, phê duyệt (dự án, thiết kế, hồ sơ
mời thầu…) của cơ quan có thẩm quyền với quy định của pháp luật hiện
hành; đối chiếu việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức của đơn vị tư vấn với
khung tiêu chuẩn được cấp thẩm quyền quy định trong quyết định đầu tư
dự án…


II. Phương pháp kiểm toán
2.2. Kiểm tra, đối chiếu
- Các hình thức đối chiếu
✓ Đối chiếu logic là việc nghiên cứu các mối quan hệ bản chất giữa
các chỉ tiêu có quan hệ với nhau thơng qua việc xem xét mức độ
biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế
trực tiếp, song có thể có mức biến động khác nhau và có thể theo
các hướng khác nhau.
Ví dụ: Việc điều chỉnh giá của một số mặt hàng do nhà nước quản
lý giá có thể ảnh hưởng đến đơn giá thanh toán một số hạng mục
cơng trình; việc điều chỉnh về chính sách, chế độ quản lý chi phí
đầu tư có thể ảnh hưởng đến đơn giá thanh tốn một số hạng mục
cơng trình…



II. Phương pháp kiểm toán
2.2. Kiểm tra, đối chiếu
- Các bước áp dụng phương pháp đối chiếu
1) Chuẩn bị cho đối chiếu:



Xác định các chỉ số cần đối chiếu;
Thu thập các tài liệu, chứng từ gắn với các chỉ tiêu đã xác định cần phải đối chiếu.

2) Thực hiện đối chiếu:



Sốt xét các tài liệu, chứng từ, tính tốn và tiến hành so sánh đối chiếu trực tiếp hay
đối chiếu logic;
Tổng hợp các chỉ tiêu đã đối chiếu, chỉ ra các sai lệch của các chỉ tiêu.

3) Các công việc sau đối chiếu:



Phân tích, tìm ngun nhân sai lệch của các chỉ tiêu;
Kết luận về những chỉ tiêu đảm bảo được tính chính xác hoặc mở rộng phạm vi, điều
chỉnh phương pháp để tìm nguyên nhân hoặc kết luận về những sai sót, vi phạm của
đơn vị liên quan đến các chỉ tiêu có sai lệch.



II. Phương pháp kiểm toán
2.2. Kiểm tra, đối chiếu
- Đối chiếu quy định của Nhà nước (Trong KTTT) …
- Đối chiếu đơn giá, định mức …
- Đối chiếu biện pháp thi công …
- Đối chiếu logic: Thiết bị, vật tư khơng có đơn giá nhà nước, đối
chiếu đơn giá giữa các nhà cung cấp, đối chiếu giữa các cơng trình
tương tự gần đó …
Nếu chênh lệch nhiều thì giải quyết thế nào? Có trừ được khơng?
Khơng xác nhận được khơng? Hay chỉ nêu cảnh báo và kiến nghị chủ
đầu tư rà sốt? …
- Ví dụ


II. Phương pháp kiểm tốn
2.3. Xác nhận từ bên ngồi
Xác nhận từ bên ngồi là bằng chứng kiểm tốn mà KTVNN thu thập được dưới hình thức
phúc đáp trực tiếp của bên thứ ba (bên xác nhận) ở dạng văn bản. Trong các cuộc kiểm
toán tuân thủ, xác nhận là việc KTVNN thu thập phản hồi trực tiếp từ bên thứ ba về thông tin,
số liệu liên quan đến nội dung kiểm tốn, tính tn thủ các quy định. Xác nhận cũng có thể là
việc KTVNN nhận được hướng dẫn của cơ quan ban hành văn bản về cách hiểu một văn bản
nào đó.
KTV cần có kỹ năng sử dụng ý kiến chuyên gia, kết quả kiểm định chất lượng cơng trình của
tư vấn kiểm định do KTNN th để thực hiện kiểm định chất lượng cơng trình. Khi sử dụng ý
kiến chuyên gia, kết quả kiểm định chất lượng cơng trình, KTV cần lưu ý phân tính, đánh giá ý
kiến, kết quả kiểm định của bên thứ 3 nhằm chọn lọc, xác định trước khi sử dụng kết quả làm
cơ sở, căn cứ cho các kết luận kiểm toán vì theo u cầu của Chuẩn mực kiểm tốn khi sử
dụng các ý kiến của bên thứ 3 thì KTV phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến các ý
kiến kết luận của mình.



II. Phương pháp kiểm tốn
2.3. Xác nhận từ bên ngồi
- Xác nhận của cơ quan chức năng về định mức, đơn giá …
- Xác nhận về chất lượng cơng trình của đơn vị kiểm định …
Nếu có vấn đề thì sao? CN4 thực hiện nhiều? Các khu vực?


II. Phương pháp kiểm tốn
2.4. Tính tốn lại
Tính tốn lại là việc KTV nhà nước kiểm tra độ chính xác về mặt
tốn học của các số liệu. Tính tốn lại có thể được thực hiện thủ
cơng hoặc tự động.
Ví dụ: KTV kiểm tra, tính tốn lại tổng mức đầu tư của dự án để
đánh giá tính chính xác, trung thực của phương pháp tính tốn, giá
trị tính tốn của tổng mức đầu tư; hay KTV tính tốn lại các chỉ số
áp dụng trong phương án tài chính của dự án để đánh giá sự phù
hợp, chính xác của phương án tài chính được duyệt.


II. Phương pháp kiểm toán
2.5. Điều tra
Điều tra là phương pháp kiểm tốn mà theo đó bằng những cách thức khác nhau,
KTV tiếp cận đối tượng kiểm tốn nhằm tìm hiểu, thu thập thơng tin cần thiết về
tình huống, thực chất, thực trạng của một số vụ việc, bổ sung căn cứ cho việc đưa
ra những đánh giá, nhận xét hay kết luận kiểm toán.
Trong điều tra, tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể, KTV có thể sử dụng phương
pháp trực tiếp hoặc gián tiếp:
1) Điều tra trực tiếp: KTV gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các đối tượng liên
quan nhằm thu thập những thông tin cần kiểm tra;

2) Điều tra gián tiếp: KTV sử dụng các bảng chỉ tiêu, phiếu câu hỏi… cần quan
tâm kiểm tra tới những cá nhân, tổ chức liên quan để thu thập những thông tin
cần kiểm tra.
Hai phương pháp điều tra cụ thể này chỉ khác nhau về hình thức


II. Phương pháp kiểm toán
2.5. Điều tra
Các bước điều tra được tiến hành như sau:
1) Bước 1: Chuẩn bị điều tra



Xác định nội dung, đối tượng và phạm vi cần điều tra;
Lập đề cương những câu hỏi, thông tin cần phỏng vấn hoặc thiết kế những bảng biểu,
phiếu câu hỏi cần gửi điều tra.

2) Bước 2: Thực hiện điều tra
Tiếp cận đối tượng phỏng vấn, thu thập thông tin hoặc gửi các bảng biểu, phiếu câu hỏi…
Sau đó, hoặc trực tiếp đến để nhận thông tin hoặc thu lại phiếu điều tra qua đường gián
tiếp.

3) Bước 3: Các công việc sau điều tra
Tổng hợp, phản ánh, loại trừ, chọn lọc các thơng tin, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận
hoặc điều chỉnh phương pháp, phạm vi kiểm toán.



×