Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thời tiết mùa xuân rất thuận cho bệnh gỉ sắt hại đậu tương pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.6 KB, 2 trang )

chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

50

Thời tiết mùa xuân rất thuận cho bệnh gỉ sắt hại đậu tương

Vũ Khắc Nhượng

Trong 4-5 vụ đậu tương ở nước ta
thì vụ đông và vụ xuân, cây đậu tương
bị bệnh gỉ sắt gây hại nhiều nhất, do
thời tiết trong những tháng mùa xuân
thích hợp cho nấm gỉ sắt đậu tương
hơn cả.
Theo đánh giá chung thì hơn 10
năm nay, bệnh gỉ sắt đậu tương tỏ ra
là đối tượng dịch hại quan trọng đối
với sản xuất đậu tương ở nước ta, vì
nó làm giảm 30 - 40% năng suất,
không ít nơi thậm chí mất trắng.
Đặc điểm sinh học của nấm gỉ sắt
đậu tương. Nấm có tên là Phacopsora
sojae, thuộc lớp nấm Đảm. Nấm lây
lan, xâm nhiễm cây đậu tượng chủ
yếu bằng bào tử mùa hè (uredospore),
bào tử có hình quả trứng, bề mặt có
nhiều gai ngắn, màu sẫm. Khi nhiệt
độ không khí 18 - 22
o
C, nếu độ ẩm
không khí từ 95% trở lên hoặc có ẩm


ướt trên mặt lá thì bào tử nảy mầm tới
98 - 99%. Điều kiện thời tiết như vậy
thường xảy ra ở các tỉnh miền Bắc
nước ta vào cuối đông đầu xuân, vì
vậy, bệnh gỉ sắt thường gây hại cho
đậu tương ở vụ đông và vụ xuân nhiều
hơn các vụ khác trong năm.
Nấm xâm nhiễm ở lá đậu tương là
chủ yếu, song thân cành, cuống quả
và quả cũng bị hại. Biểu hiện sớm
nhất của bệnh là những chấm màu
trong ở phiến lá, cỡ 1mm, sau lớn dần
và chuyển màu vàng rồi nâu, đạt tới
hơn 2mm với hình đa dạng, có góc
cạnh. Các vết bệnh có thể phát triển
rộng và liên kết với nhau thành từng
mảng, làm cho phiến lá bị rách nát. ở
mặt dưới phiến lá, nơi có vết bệnh,
xuất hiện lớp bột màu nâu đó là các
bào tử mùa hè của nấm.
Bệnh gỉ sắt phát sinh ở các lá già
gần mặt đất, sau lan lên các bộ phận
khác ở phía trên của cây. Tác hại của
bệnh gỉ sắt là làm cho bộ lá cây đậu
tương giảm hoặc mất khả năng quang
hợp, gây rụng lá hàng loạt dẫn đến
giảm năng suất quả, tỷ lệ hạt lép cao.
Từ khi cây đậu tương có 5-6 lá và
nhất là khi bắt đầu ra hoa, bệnh xâm
nhiễm mạnh nhất và sau đó phát triển

kéo dài tới khi thu hoạch, như vậy,
nấm xâm nhiễm cả quả làm cho hạt
không thể phát triển bình thường.
Qua nghiên cứu và tổng kết kinh
nghiệm nhiều năm, người ta thấy thời
vụ gieo hạt đậu tương trong vụ xuân
tốt nhất là từ 15/2 đến 15/3 đối với
ĐBSH, còn từ Nghệ An trở vào thì có
thể gieo sớm, từ 25/1 đến 10/2. ở
ĐBSH nếu gieo trước 10/2, chỉ số
bệnh có thể lên tới 96-100%.
Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt còn
được ghi nhận, nếu trồng đậu tương
liên tiếp 2-3 vụ thì bệnh nặng hơn
nếu trồng 1 vụ hoặc 2 vụ, song giữa 2
vụ là trồng loại cây khác. Điều này
được cắt nghĩa là do trồng đậu tương
liên tục, nguồn bệnh trên tàn dư cây
bệnh được tích lũy tại ruộng nhiều
hơn.
chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

51
Nếu trồng đậu tương xen ngô, bệnh
gỉ sắt cũng nhẹ hơn. Mật độ gieo càng
dày bệnh càng nặng, do vậy, đối với
vụ xuân nên gieo 30-40 cây/m
2
, vụ
đông 40-50 cây/m

2
là hợp lý.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh ruộng trước khi xuống
giống, thu dọn, tiêu hủy hoặc cây vùi
sâu tàn dư cây bệnh của vụ trước.
Trồng luân canh với cây lương thực
như lúa, ngô. Tuân thủ thời vụ xuống
giống để né tránh bệnh phá hại sau
giai đoạn đậu ra hoa.
Sử dụng giống chịu bệnh như ĐT-
200 chọ vụ xuân.
Xử lý bằng thuốc Rovral 2g/10 kg
hạt, phun thuốc Baycor khi bệnh mới
phát sinh với chỉ số bệnh dưới 15%.

×