Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Công ty cơ khí Quang Trung Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.11 KB, 52 trang )

SV: Nguyễn Ngọc Sơn
MỤC LỤC
1
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
LỜI MỞ ĐẦU.
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của đời sống xã hội, vì nó
tạo ra một cơ sở vật chất, mà vật chất quyết định sự tồn tại của xã hội.
Hơn nữa, bản thân rất thích lĩnh vực sản xuất, bản thân lại được thực tập
tại một công ty lớn về sản xuất như công ty Cơ khí Quang Trung. Một
công ty lớn có bề dầy thành tích trong sản xuất cơ khí cũng như kinh
doanh thương mại. Đây là nơi tạo điều kiện lý tưởng để cho một sinh
viên có thể tìm hiểu về lĩnh vực sản xuất.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Kế hoạch sản xuất tác nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: từ 10/3/2005-4/5/2005.
Không gian nghiên cứu: Công ty cơ khí Quang Trung – Hà nội.
5. Nội dung của đề tài.
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG.
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ
QUANG TRUNG.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LẬP KÊ HOẠCH
SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG.
2
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT.


1.1. Sản xuất.
1.1.1. Khái niệm sản xuất: Sản xuất là quá trình biến đổi các đầu vào
thành các đầu ra mong muốn để phục vụ nhu cầu của xã hội và
bản thân. Quá trình đó được thể hiện đầy đủ qua hình 1.1 dưới
đây.
1.1.2. Sự cần thiết của sản xuất trong đời sống kinh tế xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu của xã hội: Thông qua sản xuất thì các nhu cầu
của xã hội sẽ được các nhà sản xuất sẽ tiến hành chế biến nguyên
vật liệu để tạo thành các sản phẩm thoả mãn những nhu cầu đó.
Như nhu cầu về giao tiếp, trao đổi thì được mạng internet đáp ứng,
bếp để nấu ăn,…
3
Tài
nguyên
Đầu vào Đầu ra
Phế phẩm
Biến đổi
Hình 1.1 Quá trình sản xuất
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
- Thúc đẩy xã hội phát triển: Khi đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, các cơ sở sẽ không ngừng cải tiến hoạt động cũng như chất
lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh và tồn tại. Nó vô tình đã làm
thúc đẩy xã hội phát triển.
1.2. Quản lý sản xuất.
1.2.1. Khái niệm quản lý sản xuất.
- Theo quá trình, ta có: Quản lý sản xuất là quá trình lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra hệ thống sản xuất nhằm thực hiện tốt
mục tiêu sản xuất đã đề ra.
1
- Hay, Quản lý sản xuất là sự tác động có chủ đích của chỉ thể quản

lý sản xuất lên con người, mày móc thiết bị, nguyên vật liệu và các
đầu vào vào khác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với hiêu quả
lớn nhất.
2
1.2.2. Vai trò của quản lý sản xuất.
Có thể nói chức năng quản lý có vai trò quyết định đối với sự tồn
tại của doanh nghiệp, vì những nhà quản lý, những người lãnh đào tổ
chức là những người định hướng, hướng dẫn sự phát triển của tổ chức
mình.
Cũng như chức năng quản lý khác, quản lý sản xuất trong một tổ
chức tồn tại trong mối liên hệ ràng buộc hữu cơ vói các chức năng
quản lý khác.
Quản lý sản xuất có những vai trò cơ bản sau
1
Khoa khoa học quản lý - Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình Khoa học quản lý tập II – Trang 290, NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà nội – 2002.
2
Đặng Minh Trang: Quản trị sản xuất và tác nghiệp – trang 14, NXB Thống kê, Hà nội 1998
4
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
- Định hướng cho hoạt động sản xuất: Thông qua chức năng lập kế
hoạch thì các nhà quản lý sản xuất xác định các mục tiêu sản xuất
trên cơ sở chiến lược của công ty, sẽ định ra các giải pháp sản xuất
cụ thể để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Bảo đảm nguồn lực cho hoạt động sản xuất: Để cho các mục tiêu
có thể trở thành hiện thực thì bộ phận quản lý sản xuất phải tiến
hành đưa ra các giải pháp sản xuất sao cho có thể huy động được
tối đa mọi nguồn lực vào quá trình sản xuất.
- Đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
 Chất lượng.

 Thời hạn.
 Sự tiện lợi trong cung cấp sản phẩm.
- Tối ưu hoá quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm
cuối cùng, hoặc nói cách khác, làm tăng năng xuất.
1.2.3. Nội dung của quản lý sản xuất.
- Phân theo quá trình, ta có:
 Lập kế hoạch sản xuất.
 Tổ chức sản xuất.
 Lãnh đạo sản xuất.
 Kiểm tra sản xuất.
- Phân theo lĩnh vực, ta có:
 Phương tiện thiết bị.
 Mức độ chất lượng.
 Hàng tồn kho.
 Mua hàng hoá đầu vào.
 Mặt bằng sản xuất.
5
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
 Công nhân viên.
1.3. Kế hoạch và kế hoạch sản xuất.
1.3.1. Kế hoạch: là quá trình xác định mục tiêu và các phương thức
để thực hiện mục tiêu.
- Bất kỳ một kế hoạch nào bao giờ cũng gồm 2 nội dung cơ bản
là mục tiêu và các phương thức để thực hiện mục tiêu.
- Mục tiêu là trạng thái mong đợi cần có và có thể có mà chủ thể
đặt ra cần vươn tới.
- Phương thức: là những giải pháp và công cụ để thực hiện mục
tiêu.
o Giải pháp: là những hướng đi, bước đi để giải quyết vấn đề.
o Công cụ: là môi trường và vật truyền dẫn mà chủ thể tác động

lên đối tượng chịu tác động.
- Sơ đồ lập kế hoạch theo nội dung công việc.
Quá trình LKH
Nội dung LKH
Mục tiêu Giải pháp Công cụ
Nội dung 1
Nội dung 2

Nội dung N
1.3.2. Kế hoạch sản xuất: là quá trình xác định mục tiêu sản xuất và
các phương thức để thực hiện mục tiêu sản xuất.
6
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
- Mục tiêu sản xuất: là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng trên cơ sở sử dụng tối đa các yếu tố sản xuất. Thông
thường có bốn loại mục tiêu sản xuất cơ bản sau.
o Bảo đảm chất lượng: Sản phẩm chế tạo ra phải phù hợp với
những tiêu chuẩn được đặt ra khi thiết kế, nghĩa là phải phù hợp
với nhu cầu của khách hàng.
o Bảo đảm thời hạn: Tức là sản phẩm phải được sản xuất theo
đúng tiến độ.
o Giảm chi phí: Giảm chi phí nhằm làm giảm giá thành sản xuất
để có được giá bán thuận lợi giành lấy thị trường, và có thể làm
tăng lợi nhuận.
o Linh hoạt trong tổ chức: Tức là yêu cầu hệ thống sản xuất của
doanh nghiệp phải có đủ khả năng thích ứng nhanh với những
sự thay đổi của thị trường.
Việc xác định đúng mục tiêu sản xuất là một yếu tố quyết định sự
phát triển của tổ chức, tức là các mục tiêu cần phải phù hợp với
chiến lược của tổ chức, phù hợp với nguồn lực hiện có ở mỗi giai

đoạn phát triển của tổ chức. Điển hình cho việc lựa chòn mục tiêu
tốt và phù hợp là các doanh nghiệp của Nhật Bản, nó đã đóng góp
rất nhiều thúc đẩy nền kinh tế giai đoạn thần kỳ của Nhật, những
mục tiêu của họ thường là: 1, Không khuyết tật; 2, Không chậm
trễ; 3, Không giầy tờ (Các thủ tục hành chính, giấy tờ, giấy phép,
chữ ký… phải được đơn giản hoá tối đa.); 4, Không hỏng máy;
5, .Không tồn kho.
- Giải pháp sản xuất: là việc xác định các tình huống sản xuất và
các đối sách với từng tình huống đó sao cho hiệu quả nhất.
7
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
- Công cụ sản xuất: bao gồm tất cả những tài sản, máy móc và cả
những yếu tố thuộc môi trường sản xuất mà doanh nghiệp có
thể sử dụng chúng vào mục đích sản xuất.
1.3.3. Vai trò của kế hoạch sản xuất.
- Chỉ ra được mục tiêu sản xuất và các giải pháp tốt phục vụ sản
xuất.
- Là cơ sở để tiết kiệm các nguồn lực phục vụ sản xuất.
- Là cơ sở để hoàn thành chiến lược của tổ chức.
1.4. Những nội dung chính của lập kế hoạch sản xuất.
1.4.1. Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất của một công ty theo quá trình
phân tích các nội dung của lập kế hoạch sản xuất.
Quá trình LKH
Nội dung LKH
Mục tiêu Phương thức thực hiện
mục tiêu
8
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
Phương tiện và thiết bị -Đạt được công
suất mong đợi

-Ký kết được hợp đồng
và dự bảo nhu cầu công
suất tốt.
-Chuẩn bị tốt: kiểm tra
định kỳ, bảo dưỡng, bảo
trì máy móc
-Đảm bảo đủ nguồn lực
-Không lãng phí -Xây dựng hệ thống định
mức tiêu hao.
-Không có tiêu hao vận
chuyển.
-Không có tiêu hao rủi
ro.
-Không hư hỏng -Đảm bảo về máy móc
thiết bị.
-Nguồn lực bảo đảm, có
tay nghề cao.
-Quy trình sản
xuất tối ưu
-Thuê bên ngoài thiết kế.
-Nội lực thiết kế.
Mức độ chất lượng -Bảo đảm chất
lượng
-Xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng.
-Tiến hành đo lường và
kiểm tra mức độ đạt
được chất lượng.
Tồn kho -Không tồn kho -Nghiên cứu và dự báo
cầu sản xuất tốt.

-Linh hoạt trong tiêu thụ.
-Thủ tục ít.
9
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
Mua hàng hoá đầu vào -Chất lượng tốt và
giá rẻ
-Thiết lập được hệ thống
mua hàng tốt.
-Xây dựng được mối
quan hệ tốt với các nhà
cung ứng.
-Chi phí vận chuyển tối
ưu.
1.4.2. Những nội dung chính.
1.4.2.1. Kế hoạch về phương tiện và thiết bị sản xuất.
Những nội dung về phương tiện và thiết bị cần lập kế hoạch.
o Công suất thiết bị.
10
Nhu cầu sản xuất
Kế hoạch sản xuất
Hoạch định công suất
Kế hoạch công suất
Định mức công suất
thiết bị
Kế hoạch thiết bị
Công suất hiện tại
Kế hoạch công nghệ
Sơ đồ kế hoạch thiết bị
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
- Khái niệm:

- Các chỉ tiêu công suất.
 Công suất thiết kế: là công suất tối đa có thể sử dụng trong
điều kiện lý tưởng.
 Công suất mong đơi: Là công suất mà tổ chức hay bộ phận
sản xuất mong muốn có.
 Độ sử dụng = Công suất mong đợi/ công suất thiết kế.
 Hiệu năng = Công suất thực tê/ công suất mong đợi.
- Mục tiêu về công suất: Là trạng thái mong đợi về mức độ hoạt
động và sử dụng thiết bị của công ty.
Thông thường có những mục tiêu về công suất cơ bản sau.
 Đạt được công suất mong đợi.
 Đạt được công suất thiết kế.
- Phương thức thức thực hiện.
o Chi phí sản xuất / đơn vị sản phẩm.
- Tổng giá thành (TZ) = FC + VC
- Số lượng sản xuất (Q)
- Chi phí sản xuất / đơn vị sản phẩm = TZ/Q
o Mức độ hư hỏng, lỗi thời của sản phẩm.
Mức độ hư hỏng lỗi thời phản ánh mối quan hệ về tỷ trọng
giữa số máy hỏng so với số máy hiện có tại một thời điểm nhất
định.
- Mục tiêu về hư hỏng, lỗi thời của phương tiện thiết bị:
 Không có thiết bị hư hỏng trong thời gian thiết kế.
 Không có hư hỏng ngoài dự kiến.
- Phương thức để thực hiện mục tiêu về hư hỏng, lỗi thời.
 Kiểm tra định kỳ đối với phương tiện, thiết bị của công ty.
11
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
 Hoàn thiện quy trình sản xuất.
 Hoạt động của thiết bị phải trong điều kiện an toàn của

thiết kế.
 Bảo dưỡng và bảo trì định kỳ đối với phương tiện thiết bị
của công ty.
o Trình độ công nghệ.
- Khái niệm: Là phản ánh mối quan hệ tương quan giữa cô nghệ
sử dụng của đơn vị mình so với công nghệ sử dụng phổ biến
của xã hội.
- Phân loại công nghệ theo trình độ chung của các nước theo
cùng thời gian.
 Công nghệ nhóm một: Công nghệ của các nước Mỹ, Nhật.
(Công nghệ cao)
 Công nghệ nhóm hai: Công nghệ của Tây Âu. (Công nghệ
khá)
 Công nghệ nhóm ba: Các nước Nga, Hàn quốc, Trung
Quốc. (Công nghệ trung bình)
 Công nghệ nhóm bốn: Các nước còn lại.(Công nghệ kém)
- Đánh giá trình độ công nghệ.
 Công nghệ mà công ty sử dụng: là công nghệ thuộc nhóm
ba, tức là vào loại tương đối lạc hậu.
 So sánh và đánh giá: Hiện nay trên thế giới hầu như các
nước có chuyển hướng xang sử dụng các công nghệ của
Nhật và Mỹ, Đức trong sản xuất cơ khí, nhất là trong sản
xuất thép, ngay tại Việt nam cũng có những liên doanh sản
xuất thép như: liên doanh thép Việt – Ý, liên doanh thép
Việt - Đức,…Nên việc sử dụng hệ thống công nghệ cũ của
12
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
các nước anh em để lại từ thời chiến tranh cũng là một trở
ngại lớn để cải thiện về trình độ công nghệ đối với thế
giới. Đây cũng là khó khăng chung của nhiều doanh

nghiệp cơ khí của nhà nước từ khi chuyển xang kinh tế thị
trường. Nên việc so sánh với các nước phát triển về trình
độ công nghệ là cần phải thực hiện, tuy nhiên để giải
quyết bài toán về công nghệ là hết sức đau đầu.
- Mục tiêu về công nghệ:
 Trình độ công nghệ cao, tự động hoá hết.
 Trình độ công nghệ khá, bán tự động hoá.
 Trình độ công nghệ trung bình, hầu như không tự động
hoá.
 Trình độ công nghệ kém, sử dụng công nghệ lạc hậu sau
thế giới hàng trăm năm.
- Phương thức thực hiện mục tiêu về công nghệ.
 Mua công nghệ mới.
 Thay thế từng bước, thay thế một số khâu cơ bản trong dây
truyền công nghệ.
 Nâng cấp công nghệ.
 Hợp tác công nghệ với những đối tác mạnh.

o Quy trình sản xuất.
- Khái niệm: Quy trình sản xuất là quá trình một vòng khép kín
từ khi cho các đầu vào được biến đổi thành các đầu ra mong
muốn và đến tay người tiêu dùng.
- Dạng quy trình sản xuất hay được sử dụng trong ngành cơ khí,
ở hình 2.
13
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
- Mục tiêu: tối ưu quy trình sản xuất.
- Phương thức để thực hiện mục tiêu:
 Thống kê các quy trình công nghệ và tiến hành lựa chọn
công nghệ.

 Làm theo quy trình thiết kế của nhà sản xuất.
o Sự thay thế và bảo dưỡng thiết bị.
- Khái niệm.
 Thay thế thiết bị: là việc tiến hành bỏ những thiết bị hư
hỏng, lỗi thời mà không thể xửa chữa được nữa, hoặc có
thể sửa chữa được nhưng không còn có khả năng sinh lợi
hoặc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nữa và
mua những thiết bị mới.
14
Tạo
phôi
Kiểm
tra
Xuất
hàng
Nhập
kho
Tổng
kiểm
tra
Sơn
mạ
Lắp
giáp
Nhập
kho
Gia
công
chế
tạo

Kiểm
tra
Hình 2. Quy trình sản xuất cơ khí được một số
doanh nghiệp cơ khí sử dụng
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
 Bảo dưỡng thiết: là việc tiến hành kiểm tra định kỳ và tu
dưỡng lại thiết bị để đảm bảo thiết bị không bị xảy ra
những sự cố trong thiết kế.
- Mục tiêu về thay thế và bảo dưỡng.
 Không còn thiết bị không có khả năng sinh lợi.
 Không có hỏng hóc trong dự kiến.
- Phương thức để thực hiện mục tiêu về thay thế và bảo dưỡng.
 Kiểm tra đánh giá chính xác mức độ còn sử dụng được
của thiết bị.
 Bảo dưỡng đúng định kỳ kỹ thuật.
1.4.2.2. Mức độ chất lượng.
Là việc so sánh, đánh giá về chất lượng của tổ chức dựa
trên cơ sở đáp ứng những tiêu trí chung của thị trường về chất
lượng.
o Tỷ trọng sản phẩm hỏng:
- Tỷ số giữa số sản phẩm hỏng trên toàn bộ sản phẩm sản
xuất ra trong kỳ.
o Chi phí tái sản xuất sản phẩm.
o Vị thế cạnh tranh về chất lượng.
o Độ đồng nhất của sản phẩm về chất lượng.
1.4.2.3. Kế hoạch hàng tồn kho.
o Khái niệm: Tồn kho những sản phẩm, vật tư, … so với tiêu
thụ.
o Vài trò của tồn kho.
- Đáp ứng nhu cầu tương lai: Trong thực tế, để tiến hành lập kế

hoạch sản xuất cho cả năm, bản thân doanh nghiệp đó phải dự
15
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
báo trước nhu cầu của cả kỳ nghiên cứu, sau đó mới tiến hành
hoạch định công suất cho thiết bị, nhưng trong mỗi giai đoạn thì
lượng cầu lại khác nhau, nhưng nhiều khi doanh nghiệp lại
không thể điều chỉnh sản lượng đúng như thực tế được. Do lúc
thì tiêu thụ được ít, lúc thì lại được nhiều hơn dự kiến, thời
điểm nhiều hơn lại chính là dự trữ để cho những giai đoạn sản
xuất ít hơn khả năng tiêu thụ của sản phẩm và dịch vụ. Nên đây
chính là vai trò đáp ứng nhu cầu tương lai.
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất: Tồn kho không chỉ đơn thuần
là sản phẩm sản xuất ra, mà còn có cả nguyên vật liệu chưa kịp
sử dụng đế. Vì trong sản xuất bao giờ nhà sản xuất cũng phải
dự trữ một lượng nguyên vật liêu nhất định để đảm bảo cho quá
trình sản xuất liên tục. Vì không thể khi nào cần ta mới đi mua
thì lúc đầy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tổ chức
đó.
o Các loại tồn kho.
- Tồn kho nguyên vật liêu/ bộ phận cấu thành, gồm:
 Tồn kho nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất: Xăng,
dầu, than …
 Tồn kho nguyên vật liệu hỗ trợ sản xuất: sắt để sản xuất xe
hơi, cao su để sản xuất lốp xe, …
 Tồn kho các bộ phận cầu thành: Lốp xe trờ để lắp giáp
thành xe, chip để lắp vào máy tính, …
- Tồn kho sản phẩm dở dang: Đó là những sản phẩm được biến
thành thành phẩm từ nguyên liệu thô nhưng chưa xong, còn
nằm trên đường dây sản xuất.
16

SV: Nguyễn Ngọc Sơn
 Tồn kho sản phẩm dở dang thuần tuý: Lốp ô tô, cánh cửa
xe ô tô, …
 Tồn kho sản phẩm dở dang không thuần tuý: Xe hơi chưa
lắp lốp, máy tính chưa lắp main, …
- Tồn kho sản phẩm hoàn chỉnh: Đó là những sản phẩm đã kết
thúc song quá trình sản xuất, đang trờ để bán, ví dụ như kẹo Hải
hà ở trong kho, máy tính nguyên chiếc đang chờ hộp đồng tiêu
thụ.
o Cơ cấu của chi phí tồn kho.
- Cho phí mua món hàng.
- Chi phí đặt hàng.
- Chi phí tồn trữ.
 Chi phí vốn.
 Chi phí cất giữ.
 Chi phí do lỗi thời.
- Chi phí thiếu hàng.
o Hệ thống tồn kho: Là hệ thống các thủ tục và chính sách tác
nghiệp mà việc thu thập hoặc duy trì tồn kho được căn cứ vào
đấy.
- Hệ thống tồn kho xem lại liên tục: Mức tồn kho lúc nào
cũng được giám sát.
- Hệ thống tồn kho xem lại định kỳ: Cứ trong một khoảng
thời gian nhất định sẽ tiến hành kiểm tra tồn kho.
o Kế hoạch tồn kho.
- Mục tiêu tồn kho.
 Chi phí thấp nhất.
17
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
 Cập nhập đầy đủ.

 Vào bằng ra: Tức là giá trị của hàng khi xuất kho phải bảo
đảm bằng với lúc bắt đầu nhập kho.
 Thuận tiện: Thủ tục ít nhất có thể, dễ vận chuyển.
- Giải pháp tồn kho.
 Xây dựng một hệ thống kho đáp ứng tốt tính chất của
hàng hoá lưu kho, thuận tiện cho việc vận chuyển.
 Đội ngũ quản lý kho có trình độ, năng động, linh hoạt.
 Trang bị đầy đủ phương tiện quản lý và bảo quản kho.
 Quy định thủ tục một cửa.
1.4.2.4. Điều độ sản xuất.
o Khái niệm: Điều độ sản xuất là quá trình điều độ các công
việc cần làm cho người nào và máy nào.
o Nội dung của điều độ sản xuất.
- Vấn đề phân xưởng:
 Phân xưởng tĩnh:
 Phân xưởng động:
- Bố trí thiết bị, máy móc.
1.4.2.5. Bố trí mặt bằng.
1.4.2.6. Kế hoạch mua hàng đầu vào.
18
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TY
CƠ KHÍ QUANG TRUNG.
2.1. Giới thiệu về công ty Quang Trung.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cơ khí Quang
Trung.
2.1.1.1. Thông tin chung.
- Tên công ty: Công ty cơ khí Quang trung.
- Đơn vị trực thuộc: Tổng công ty máy và thiết bị công nghiêp

Việt Nam.
- Tên giao dịch Quốc tế: Quang trung MeChanical Engineering.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.
- Loại hình sở hữu: Thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Tài khoản: 710A03311 được mở tại Ngân hàng Công thương
Chương Dương.
- Trụ sở chính: Số 360 - Km 6, đường Giải phóng, Quận thanh
Xuân, Hà Nội.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành.
19
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
o Công ty được thành lập vào ngày 27/4/1962, theo quyết định số
95/CN của bộ công nghiệp nhẹ (này là bộ công nghiệp), hai cơ sở là
tập đoàn cơ khí Tây đô và xưởng cơ khí 3/2 Bộ nội thương sẽ xát
nhập thành Nhà máy cớ khí Quang Trung.
o Có thể nói, việc thành lập có ý nghĩa kinh tế rất lớn vì nó sẽ góp phần
thúc đẩy công nghiệp Việt nam phát triển.
Chính vì những lý do cơ bản trên mà nhà máy cơ khí Quang
trung ra đời vào năm 1962 ( là tiền thân của công ty cơ khí Quang
trung bây giờ).
2.1.1.3. Sự phát triển của công ty.
- Giai đoạn 1 (Nhà máy cơ khí Quang trung, từ năm 1962 đến
năm 1991).
 Thời kỳ từ năm 1962 - 1975.
 Số lượng cán bộ công nhân viên chức của nhà máy từ
300-600.
 Nhiệm vụ chính của nhà máy trong giai đoạn này: sản
xuất cung cấp cho đất nước những sản phẩm như thép,
những sản phẩm cơ khí liên quan đến dệt may, … góp
phần vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khi mà đất nước
đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
giải phóng miền Nam thân yêu. Cùng với tinh thần đó thì
công ty đã không ngừng hoàn thành vượt mức các kế
hoạch được giao. Ngoài nhiệm vụ sản xuất, nhà máy còn
20
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
phát động phong trào chiến đấu bảo vệ tổ quốc, vào năm
1964, tức 2 năm sau khi nhà máy cơ khí Quang trung
được thành lập thì đã có rất nhiều anh chị em cán bộ
công nhân viên của công ty tham gia kháng chiến chống
Mỹ cứu quốc.
 Thành tích: vào năm 1973 nhà máy đã được Nhà nước
phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang.
 Năng suất không ngừng được nâng cao, cuộc sống của
người lao động trong nhà máy không ngừng được cải
thiện.
 Giai đoạn từ 1975 đến 1992.
 Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy dao động
trong khoảng từ 600-800.
 Nhiệm vụ của nhà máy ở giai đoạn này: sản xuất công
cụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm về
thép và các sản phẩm khác cho ngành công nghiệp nhẹ:
như ngành dệt, ngành giấy, ngành đường, và một số sản
phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp xi măng,…
 Công ty đã không ngừng hoàn thành những nhiệm vụ
được giao, năng suất liên tục được nâng cao, thu nhập
của cán bộ công nhân viên liên tục được cải thiện.
- Giai đoạn 2: (Công ty cơ nhiệt từ năm 1992 đến năm 1996).
 Thành lập: Sau khi chuyển sang kinh tế hàng hoá, nhà máy cơ

khí Quang Trung đã gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Để
đảm bảo sự tồn tại cho nhà máy, thì bộ công nghiệp nhẹ đã có
21
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
quyết định số 739 vào ngày 26/8/1992 hợp nhất nhà máy cơ
khí Quang Trung và trung tâm kiểm tra kỹ thuật an toàn
thành công ty Cơ nhiệt.
 Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty cơ nhiệt: Nhìn
chung ở giai đoạn này nhân sự không có sự thay đổi gì lớn,
đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên được cải thiện
nhiều.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty trong giai đoạn này: Công
ty diện tích mặt bằng lên tới gần 3000m
2
, công ty có có hệ
thống nhà xưởng rất tốt và tương đối rộng rãi, rất phù hợp
với sản xuất cơ khí.
 Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này: Sản xuất những
sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp Việt Nam và xây dựng
cơ chế hoàn chỉnh nhằm thích ứng với cơ chế thị trường.
- Giai đoạn 3 (Công ty cơ khí Quang trung, từ năm 1997 đến
nay).
 Nhiệm vụ: Sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành cơ khí và cả
những ngành công nghiệp khác như ngành xi măng
 Số lượng cán bộ công nhân viên chức: Công ty đã tiến hành
cơ cấu lại bộ máy, rất gọn nhẹ và phù hợp với đòi hỏi của nền
kinh tế thị trường mở.
 Tài chính: Ổn định, tuy nhiên đôi khi vẫn gặp khó khăn, chủ
yếu là ở giai đoạn đầu khi mới chuyển sang kinh tế thị
trường, nhưng đó chỉ là nhất thời. Trong vài năm gần đây, từ

năm 2002 tình hình tài chính có nhiều tiến bộ vượt bậc, từ
22
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
chỗ, vào thời điểm vốn của công ty chỉ vào khoảng 4.7 tỷ
đồng đã tăng lên 114 tỷ đồng vào cuối năm 2004.
 Sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trường
 Sản phẩm phục vụ ngành cơ khí: Đó là thép, chế tạo ra
các máy chuyên dụng để sản xuất trong ngành cơ khí
 Sản phẩm phục vụ nghành xi măng.
 Sản xuất toàn bộ: Sản xuất các thiết bị cho nhà máy xi
măng Lưu Xá với công suất lên đến 6.000 tấn/năm vào
năm 1995.
 Sản xuất các linh kiện.
• Lò nung clinke.
• Máy sấy phân ly.
• Các loại bánh răng có đường kính lên tới 2.000mm.
• Ham kẹp đá,…
 Sản phẩm cung cấp cho các công ty mía đường.
 Các loại máy ép mía có công suất từ 500 – 4.000
tấn/ngày.
 Các loại xích tải có bước xích theo yêu cầu.
 Các loại mặt sàng có đường kính tới.
 Các loại nồi nấu có dung tích vừa và lớn.
 Nồi hơi có dung tích lớn, công suất lên tới 1 tấn/giờ
 Sản phẩm cung cấp cho ngành giấy.
 Công ty đã sản xuất các loại lô xeo giấy có đường kính
từ 400 – 3.000mm.
 Sửa chữa các loại bơm sắt bằng vật liệu thép inox.
23
SV: Nguyễn Ngọc Sơn

 Sửa chữa hệ thông nồi nấu bột cho công ty giấy Đồng
Nai.
 Chế tạo các thiết bị lẻ và đồng bộ cho công ty giấy Bãi
Bằng, công ty giấy Tân Mai, …
 Cơ sở vât chất kỹ thuật của công ty cơ khí Quang Trung.
Bảng 1
 Hệ thống máy móc thiết bị của công ty cơ khí Quang
trung (năm 2003).
STT Tên máy
móc thiết bị
Số lượng
(cái)
Giá trị
(USD)
Mức độ
hao mòn
Năm chế
tạo
1 Máy tiện
các loại
130 6400 65 1956
2 Máy phay
các loại
83 4000 55 1956
3 Máy khoan
các loại
52 2000 55 1954
4 Máy mài
các loại
30 3500 45 1972

5 Máy cưa các
loại
18 1200 45 1957
6 Máy nén khí
các loại
17 5000 55 1958
7 Máy búa các
loại
4 4700 60 1955
8 Máy cắt đột
các loại
10 4200 60 1956
24
SV: Nguyễn Ngọc Sơn
 Hệ thống nhà xưởng của công ty.
- Diện tích mặt bằng của công ty: lên đến gần 3.000m
2
.
- Hệ thống xưởng sản xuất.
 Xưởng cơ khí: Chuyên gia công chế tạo các sản phẩm thiết
bị như máy nghiền bột giấy, các phụ tùng cơ khí.
 Xưởng Thiết bị áp lực: Chuyên sản xuất các thiết bị áp lực,
nồi hơi các loại.
 Xưởng thiết bị công nghiệp: Chuyên sản xuất các loại cầu
trục, cổng trục, các sản phẩm kết cấu.
 Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn thiện
phần sơn phần điện của máy nghiền bột giấy để tiêu thụ tại
thị trường phía nam. Chế tạo các thiết bị tẩm sấy gỗ, sản
xuất bao bì cát tông.
 Xí nghiệp ống thép hàn ( Xí nghiệp liên doanh): Chuyên sản

xuất các loại ống thép hàn.
 Bộ phận nghi khí đo lường. Làm dịch vụ Tư vấn kỹ thuật an
toàn, kiểm tra siêu âm, X quang các thiết bị chịu áp lực, sửa
chữa các loại đồng hồ đo áp lực.
 Những kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn từ 2001
– 2003.
o Năm 2001 :
 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ dây truyền
sản xuất bột giấy công suất đến 5000 tấn/ năm: (2 Dây
chuỳên).
 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa nồi hơi các loại có
công xuất đến 25 tấn/ h, các loại bình chịu áp lực. (14 cái).
25

×