Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các đặc trưng của triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.44 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................2
1. Khái niệm "Triết học", nguồn gốc của triết học...........................................2
1.1. Khái niệm.......................................................................................................2
1.2. Đối tượng của Triết học................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
2. Các đặc trưng cơ bản của triết học.................................................................3
3. Các chứ năng của triết học..............................................................................5
3.1. Chức năng thế giới quan..............................................................................5
3.2. Chức năng phương pháp luận.....................................................................6
3.3. Sự liên hệ của thế giới quan và phương pháp luận....................................6
4. Vai trò của triết học trong cuộc sống và đối với bản thân...........................7
KẾT LUẬN.........................................................................................................10

i


MỞ ĐẦU
Triết học là một trong những khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử văn
minh, trí tuệ của nhân loại. Từ thời cổ đại sơ khai, con người đã bắt đầu có
những ham muốn khám phá thế giới, tìm hiểu nguồn gốc thế giới và biến đổi thế
giới ấy. Triết học ra đời khơng nhằm điều gì khác bởi những lý do ấy, vì vậy triết
học đã trở thành một bộ môn khoa học được đánh giá cao về tính uyên bác và
chiều sâu trí tuệ. Những tư tưởng triết học trong suốt lịch sử hình thành và phát
triển qua bao thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị và ln thơi thúc sự khám phá tìm tịi
cũng như đam mê hiểu biết của con người.
Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải khơng chỉ cho những thách đố
mn thuở, mà cịn cho những vấn đề hồn tồn mới do q trình tồn cầu hóa
đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống
xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để


từ đó, góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ cho chính mình. Khơng chỉ thế,
trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay, triết học cịn giúp cho con người có được
sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố quyết tâm hành động, đánh
giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các
vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay,
với các chức năng cơ bản của triết học cũng đang thực hiện chính những vai trị
to lớn đó. Chính vì vậy em đã chọn đề tài : “Đặc Trưng Của Triết Học Mác Lên
Nin” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Vì thời gian hồn thành có hạn cũng như vốn hiểu biết cịn nơng cạn và ít ỏi
của mình, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm cịn
phải sửa đổi và bổ sung. Vì vậy em rất mong và trân trọng mọi ý kiến đóng góp
của thầy để từ đó em có thể củng cố được vốn hiểu biết của mình. Em xin chân
thành cảm ơn thầy.

1


B. NỘI DUNG
1. Khái niệm "Triết học", nguồn gốc của triết học
1.1. Khái niệm
Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế
kỷ VI TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy
Lạp.
Theo người Ấn Độ, triết học đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm
ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Còn ở
Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngơn ngữ là chữ "triết". Đó khơng phải là
sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng.
Ở phương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
"Philơsơphia", nghĩa là "yêu mến sự thông thái". Triết học được xem là hình thái
cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật.

Khái quát lại, triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức
lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trị của con người
trong thế giới ấy.
Triết học cịn là bộ mơn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản
của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những
vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức,
và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những mơn khoa học khác bằng cách
thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp
tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong
việc lập luận.
1.2. Đối tượng của Triết học.
Theo Ph.ăngghen: "Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất sử sự
vận động và phát triển của thế giới; từ tự nhiên, xã hội và cả tư duy", (Ph. ăng
ghen, "chóng Đuy-rinh")
2


Như vậy có thể coi đối tượng của Triết học là tự nhiên, xã hội và tư duy của
con người: nhưng Triết học không phải là khoa học tự nhiên, khoa học về xã hội,
khoa học về tư duy (logic học) mà là khoa học chung nhất, nó coi thế giới là
"một chỉnh thể thống nhất " các mặt trên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Có một điều đặc biệt của khoa Triết học, đó là, với khoa học này thì sự
khác nhau về phương pháp luật là cơ sở để phân biệt các trường phái Triết học
(siêu hình hay biện chứng), thể hiện tính khoa học hay phản động của một hệ
thống Triết học. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ đối tượng của
Triết học: Coi thế giới như là một chỉnh thể, nghiên cứu bao trùm thế giới: tự
nhiên, xã hội, tư duy.
- Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với
mọi khoa học cụ thể: Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra

một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được
bằng cách tổng kết tồn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân Triết
học
2. Các đặc trưng cơ bản của triết học
Thứ nhất, triết học Mác – Lênin có sự thống nhất giữa thế giới quan duy
vật và phương pháp biện chứng. Điều đó nghĩa là triết học Mác – Lênin khơng
những thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, thế giới vật chất tồn tại độc
lập, không phụ thuộc vào ý thức, mà còn thừa nhận thể giới vật chất vận động,
phát triển không ngừng, các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động, chuyển hố lẫn nhau và thơng qua đó xác định xu
hướng vận động đi lên của các sự vật trong thể giới vật chất.
Thứ hai, triết học Mác – Lênin đã xây dựng được quan điểm duy vật biện
chứng về lịch sử xã hội, làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành toàn diện và triệt để
nhất, khắc phục được tính chất duy tâm về xã hội trong các hệ thống triết học
trước đây. Các hệ thống triết học trước Mác, khi giải quyết các vấn đề xã hội đều
3


đứng trên quan điểm duy tâm, không thừa nhận quá trình vận động và phát triển
của xã hội tuân theo những quy luật khách quan, khơng thừa nhận vai trị chủ thể
lịch sử của con người, của quần chúng nhân dân, không thừa nhận hoạt động sản
xuất vật chất là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội. Họ cho các quá trình xã
hội là do một lực lượng siêu tự nhiên nào đó quyết định, hoặc do ý muốn chủ
quan của một cá nhân nào đó quyết định. Họ khơng tìm nguồn gốc của q trình
xã hội trong những điều kiện vật chất của hoạt động của con người. Điều này
làm cho con người không nhận thức đúng vai trò của nhũng hoạt động sản xuất
vật chất và những điều kiện vật chất cho hoạt động của con người, từ đó con
người khơng phát huy được năng lực sáng tạo của mình trong quá trình hoạt
động.
Thứ ba, triết học Mác – Lênin xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết

học là những mối liên hệ chung, những quy luật phổ biến của sự vận động phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, phân biệt với đổi tượng nghiên cứu của các
khoa học cụ thể. Nhờ vậy đã khắc phục được quan niệm sai lầm cho rằng triết
học là khoa học của mọi khoa học, chỉ ra một cách đúng đắn mối quan hệ giữa
triết học và lchoa học cụ thể. Triết học không phải là khoa học của mọi khoa
học, không thay thế cho các khoa học cụ thể, mà triết học phải dựa vào những
nghiên cứu của các khoa học cụ thể để xây dựng các quan điểm lý luận của
mình, đồng thời những quan điểm lý luận của triết học lại là cơ sở phương pháp
luận cho các khoa học cụ thể. Giữa triết học và khoa học cụ thể không tách rời
nhau và cũng không thay thế được cho nhau, mà quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ
sung cho nhau trong quá trình phát triển của cả triết học và khoa học cụ thể.
Thứ tư, triết học Mác – Lênin là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân,
luôn gắn với thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, cuộc
đấu tranh giải phóng con người khỏi chế độ người bóc lột người, xây dựng một
xã hội trong đó con người có cuộc sống vật chất đầy đủ, cuộc sống tinh thần
4


phong phú, thật sự công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là một quá trình phát
triển rất lâu dài và phức tạp, rất nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi phải được
khái quát về mặt lý luận. Triết học Mác – Lênin với tư cách là hệ thống lý luận
phản ánh thực tiễn cuộc đấu tranh đó cũng phải không ngừng phát triển, phải
được bổ sung bằng những nội dung mới. Vì vậy triết học Mác – Lênin khơng
những có tính khoa học mà cịn có tính cách mạng, tính nhân văn sâu sắc. Nội
dung triết học Mác – Lênin không phải là những khẳng định cứng nhắc như
những giáo điều, mà nó thường xuyên được kiểm nghiệm, mài sắc qua thực tiễn.
Đây là một đặc điểm quan trọng đảm bảo cho triết học Mác – Lênin trường tồn
sức sống và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội hiện nay.
Những đặc điểm trên đây của triết học Mác — Lênin quy định phương
pháp nghiên cứu môn học này là phải liên hệ thường xuyên với thực tiễn xã hội,

với quá trình phát triển của các ngành khoa học hiện đại cũng như với quá trình
phát triển của chính triết học trong lịch sử và các trào lưu triết học trên thế giới
hiện nay.
3. Các chứ năng của triết học
3.1. Chức năng thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về
thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế
giới đó. Thế giới quan đóng vai trị định hướng cho tồn bộ cuộc sống của con
người, từ thực tiễn đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản
thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối sống, nếp sống của mình. Như vậy,
thế giới quan đúng đắn, khoa học là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và
trình độ phát triển của thế giới quan là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh
giá sự trưởng thành của mỗi cánhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội.
Hệ thống các quan niệm triết học, kinh tế và chính trị-xã hội là cơ sở khoa
học của thế giới quan duy vật biện chứng và thế giới quan duy vật biện chứng
5


trước hết thể hiện ở cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học; theo đó vật chất
có trước và quy định ý thức (duy vật), nhưng ý thức tồn tại độc lập tương đối và
tác động trở lại vật chất (biện chứng). Trong lĩnh vực kinh tế, thế giới quan duy
vật biện chứng thể hiện ở chỗ lực lượng sản xuất (cái thứ nhất) quy định ý quan
hệ sản xuất (cái thứ hai), cơ sở hạ tầng (cái thứ nhất) quy định kiến trúc thượng
tầng (cái thứ hai); nhưng cái thứ hai luôn tồn tại độc lập tương đối và tác động
trở lại cái thứ nhất. Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội (cái thứ nhất) quy định ý
thức xã hội (cái thứ hai); nhưng ý thức xã hội tồn tại độc lập tương đối và tác
động trực tiếp hay gián tiếp trở lại tồn tại xã hội.
3.2. Chức năng phương pháp luận
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các
ngun tắc chỉ đạo con người tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các

phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ;
trong đó, phuơng pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất.
Chức năng phương pháp luận biện chứng duy vật thể hiện ở hệ thống các
nguyên tắc, phương pháp tổ chức và xây dựng hoạt động lý luận và hoạt động
thực tiễn, đồng thời cũng chính là học thuyết về hệ thống đó và là phương pháp
luận chung nhất của các khoa học chuyên ngành. Phương pháp luận biện chứng
duy vật là sự thống nhất biện chứng giữa các phương pháp luận bộ môn, phương
pháp luận chung đã được cụ thể hoá trong các lĩnh vực của hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và
về vai trị, vị trí của con người trong thế giới đó cùng với việc nghiên cứu những
quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, chủ nghĩa duy vật biện chứng
thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi luận điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định, lý luận về
phương pháp. Những chức năng trên tạo ra khả năng cải tạo thế giới của chủ

6


nghĩa duy vật biện chứng, trở thành công cụ hữu hiệu trong hoạt động chinh
phục tự nhiên và sự nghiệp giải phóng con người.
3.3. Sự liên hệ của thế giới quan và phương pháp luận
Như mọi khoa học khác, triết học Mác – Lênin có nhiều chức năng. Tuy
nhiên, với tính cách là một khoa học triết học, triết học Mác – Lênin thực hiện
hai chức năng cơ bản là thế giới quan và phương pháp luận.
Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy
vật triết học là cơ sở lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nắm vững
chúng chẳng những là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý
luận chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn là cơ sở để vận dụng sáng tạo và phát triển
chúng vào hoạt động nhận thức; giải thích, nhận thức và giải quyết những vấn đề
cấp bách của thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra.

Với tính cách là khoa học về hệ thống những quan niệm chung nhất về thế
giới và về vai trị, vị trí của con người trong thế giới, triết học Mác – Lênin
là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học – thế giới quan của giai cấp vô
sản. Với tính cách là khoa học về hệ thống những nguyên tắc, những cách thức
chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, triết học Mác – Lênin trở
thành lý luận về phương pháp triệt để cách mạng của con người.
Trong triết học Mác – Lênin, hai chức năng trên đây ln gắn bó hữu cơ
với nhau, làm cơ sở, tiền đề của nhau. Hệ thơng quan điểm chính xác về thế giới
của triết học Mác – Lênin sẽ góp phần cổ vũ, hướng dẫn chúng ta hành động cải
tạo thế giới, do đó cũng đồng thời có ý nghĩa phương pháp luận. Tương tự, hệ
thông những nguyên tắc, cách thức chính xác cho hành động đó triết học Mác –
Lênin cung cấp sẽ góp phần kiểm nghiệm vị trí, vai trị của con người trong thế
giới, do đó cũng đồng thời mang ý nghĩa thế giới quan.
Việc phân chia chức năng của triết học Mác – Lênin như trên là cần thiết
nhằm làm rõ hai khía cạnh cơ bản khác nhau trong vai trị xã hội của nó; nhưng
7


việc tách rời tuyệt đối hai chức năng thế giới quan và phương pháp luận, coi đó
như những chức năng riêng của từng bộ phận cấu thành chủ nghĩa duy vật biện
chứng là một sai lầm, làm giảm vai trò của các nguyên lý của triết học Mác –
Lênin nói chung.
4. Vai trò của triết học trong cuộc sống và đối với bản thân
Triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng đặt ra và giải quyết
rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội như: tổng kết, đánh giá tri thức của con
người; phê phán, xác định các giá trị, truy tìm chân lý; phát triển tư duy lý luận;
xác định vị trí vai trị của con người trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài;
xác định mục tiêu phương hướng hoạt động của con người v.v. Trong số những
vẩn đề trên đây, trước hết phải kể đến vấn đề có tính đặc trưng của triết học đó là
vấn đề thế giới quan và phương pháp luận chung nhất.

Triết học khoa học là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học.Muốn
hình thành thế giới quan khoa học phải có một cơ sở lý luận khoa học, mà lý
luận đó tổng hợp được những tri thức khoa học, tổng kết được kinh nghiệm lịch
sử của con người. Lý luận đó chỉ có thể là một hệ thống triết học khoa học.
Trong lịch sử phát triển của triết học đã tồn tại nhiều hệ thống triết học
khác nhau. Căn cứ vào cách giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại mà
người ta phân chia các lý thuyết triết học thành các trường phái khác nhau như:
triết học duy tâm, triết học duy vật, triết học nhị nguyên, triết học bất khả tri,
triết học khả tri v.v. Triết học Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất và
họp lý nhất của triết học duy vật. Những đặc điểm của triết học Mác – Lênin,
như đã trình bày trong mục trên, phản ánh bản chất khoa học và nhân văn của
triết học Mác – Lênin. Với những điều trình bày trên đây, chúng ta có cơ sở để
khẳng định rằng: Trong thời đại ngày nay, triết học Mác – Lênin mới thực sự
đóng vai trị là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học. Thơng qua việc hình

8


thành thế giới quan khoa học cho con người, triết học Mác – Lênin tác động đến
mọi mặt của đời sống xã hội.
Ngồi vai trị là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học, triết học Mác
– Lênin cịn đóng vai trị phương pháp iuận chung nhất của nhận thức khoa học.
và hoạt động thực tiễn. Phương pháp luận là lý luận về phương phập, là hệ thống
các quan điểm, các nguyên tắc xuất phát được rút ra từ một hệ thống lý luận để
chỉ đạo con người xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp thích hợp
nhất trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận quyết định đến
việc xác định phương pháp cụ thể thích họp, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của con người. Trên thực tế, chúng ta thấy có thể mục tiêu, phương, hướng
xác định đúng nhưng nếu phương pháp hoạt động không đụng vẫn không đạt
được kết quả như mong muốn. Vì vậy phải có phương pháp luận khoa học, tức là

phải có hệ thống các nguyên tắc xuất phát phản ánh đúng quy luật vận động của
các sự vật và hoạt động của con người. Nhưng nguyên tắc không thể được đặt ra
một cách tùy tiện theo ý muốn thuần túy chủ quan của con người, mà được rút ra
từ hệ thống lý luận. Nếu hệ thống lý luận không phản ánh đúng hiện thực khách
quan, chẳng hạn hệ thống triết họe duy tâm, thì ngun tắc phương pháp luận rút
ra từ đó cũng khơng phải là nhũng nguyên tắc phù họp. Như vậy, sự đúng đắn
của hệ thống lý luận là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự đúng đắn của
nguyên tắc phương pháp luận. Triết học Mác – Lênin, trong đó có phép biện
chứng duy vật là hệ thống lý luận khoa học phản ánh đúng quy luật khách quan
của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Tính khoa
học đó là yếu tố quyết định đảm bảo cho việc xác lập những nguyên tắc phương
pháp luận khoa học. Thông qua việc cung cấp phương pháp luận khoa học làm
cơ sở để xác định các phương pháp cụ thể, triết học Mác – Lênin thể hiện vai trị
của mình đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên không nên quan niệm rằng, triết học

9


Mác – Lênin có thể giải quyết được mọi vấn đề, là nhân tố quyết định hồn tồn
đến sự hình thành các nguyên tắc phương pháp luận khoa học.
Triết học Mác – Lênin có sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng. Mỗi quan điểm, nhận định của triết học Mác – Lênin đều có sự
thống nhất giữa quan điểm duy vật và quan điểm biện chứng. Do vậy triết học
Mác – Lênin vừa có vai trị thế giới quan, vừa có vai trị phương pháp luận khoa
học.

10


KẾT LUẬN

Triết học Mác Lênin vừa có chức năng thế giới quan vừa có chức năng
phương pháp luận bởi vì mỗi quan điểm của triết học đồng thời là một nguyên
tắc trong việc xác định phương pháp. Hệ thống các quan điểm triết học Mác
Lênin đem lại cho con người hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận như
nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên
tắc phát triển, nguyên tắc thực tiễn… Triết học Mác Lênin là thế giới quan và
phương pháp luận khoa học bởi vì thực chất của nó là sự thống nhất giữa chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng. Đặc điểm này làm cho chủ nghĩa duy vật
mang tính triệt để và phương pháp biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ
đó triết học Mác Lênin phản ánh đúng đắn về thế giới, nó trở thành “cơng cụ
nhận thức vĩ đại” cho con người.
Như vậy, cũng như trong q khứ, trong kỷ ngun tồn cầu hóa, triết học
khơng mất chỗ đứng của nó dù là trong phạm vi một dân tộc hay trên bình diện
nhân loại. Triết học khơng chỉ giúp con người có được cách nhìn nhận đúng đắn
thế giới, mà cịn giúp con người có được khả năng đánh giá những biến động
đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra
liên quan đến từng cá nhân cũng như đến toàn xã hội và trong quan hệ với thiên
nhiên.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Quang Thọ (chủ biên), Giáo Trình Triết Học, Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo, Nhà xuất bản Chính Trị - Hành Chính (2008).
[2] Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ biên), Giáo Trình
Triết Học Mác-Lênin, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
Gia (2003).
[3] Nguyễn Hữu Vui, Vũ Ngọc Pha, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ
biên), Triết Học (tập 1), Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc

Gia (1997).
[4] Nguyễn Hữu Vui, Vũ Ngọc Pha, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ
biên), Triết Học (tập 2), Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
Gia (1997).
[5] Nguyễn Hữu Vui, Vũ Ngọc Pha, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ
biên), Triết Học (tập 3), Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc
Gia (1997).
[6] Nguyễn Thanh (chủ biên), Đại Cương Lịch Sử Triết Học, Trường đại
học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Bộ mơn Triết Học (1997).
[7] Trần Ngọc Thêm, Cơ Sở Văn Hóa Ở Việt Nam, Trường đại học Khoa
Học Xã Hội Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh (2007).
[8] Vũ Khiêu, Nho Giáo Và Phát Triển Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa
Học Xã Hội (2005).
[9] Vũ Ngọc Pha, Lịch Sử Triết Học, Nhà xuất bản Giáo Dục (1992).
[10] Nhiều tác giả, Lịch Sử Triết Học (tập 1), Nhà xuất bản Tư Tưởng
Văn Hóa (1992).

12



×