Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. LIÊN HỆ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
~~~~~~~~~~*****~~~~~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỨC MẠNH CỦA
NHÂN DÂN CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. LIÊN HỆ
TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƯỚC HIỆN NAY.
Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Duy Quỳnh

Học phần

: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Họ và tên sinh viên

: Hồ Huyền Diệu

Mã sinh viên

: 20002194

Mã lớp

: POL1001 7


Mục lục


Phần mở đầu …………………………………………………………………...1
Phần nội dung ………………………………………………………………….2
Chương I. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết dân tộc …………………………………………...…2
1.

Những giá trị truyền thống Việt Nam ..………………..….
……………...2

2.

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới ……….
………2

3. Áp dụng quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin về đoàn kết lực lượng trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa ……….……………………...……………...3
Chương II. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết dân tộc ………….………………………...………...4
Chương III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đoàn kết liên hệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay……5
Phần kết luận …………………………………………………………………..6

Tài liệu tham khảo
[1] Sđd, t.6, tr.171.
[2] Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.256.
[3] V.l.Lenin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.39, tr.251.
[4] Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019
[5] Trích Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2 Trường Đại học
nhân dân Việt Nam, ngày 8-12-1956



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Với lịch sử dựng nước và giữ nước qua bốn nghìn năm văn hiến, Việt Nam ta

đã đúc kết được biết bao truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó đã góp phần tạo
nên những chiến thắng vẻ vang cho dân tộc – đó chính là sức mạnh đồn kết của
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa trơng rộng, người đã xây dựng
nên một hệ thống quan điểm về đại đồn kết dân tộc và khơng ngừng truyền bá
tư tưởng đó đến mọi miền, mọi tầng lớp nhân dân, đồng bào cả nước. Và ngày
nay, khi đất nước đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, thì
việc tìm hiểu và vận dụng linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh đại đồn
kết dân tộc là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Từ đó, giúp chúng ta hiểu
rõ và có cái nhìn đúng đắn hơn về tinh thần đồn kết, tương thân tương ái để
mỗi cá nhân chúng ta rút ra kinh nghiệm, hồn thiện bản thân, tiếp nối q trình
dựng nước và giữ nước của ơng cha ta.
2.

Mục đích – yêu cầu
Nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh, từ

đó giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của tinh thần yêu nước, đoàn
kết dân tộc, đồng thời vận dụng tư tưởng để hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cấp
thiết hiện nay là: bảo vệ tổ quốc và xây dựng một nhà nước chủ nghĩa xã hội
phát triển, hội nhập.
3.

Kết cấu của tiểu luận: gồm 3 chương


Chương I. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết dân tộc
Chương II. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết dân tộc
Chương III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đồn kết liên hệ trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN, CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC
1.

Những giá trị truyền thống Việt Nam
Việc sớm hình thành ý thức quyền tự chủ dân tộc đã bén rễ từ lâu trong tư

tưởng của người dân Việt Nam. Suốt quá trình đất nước đổi mới, dân tộc ta đã
tạo dựng và phát triển một nền văn hóa rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý
thức độc lập và khát vọng tự do là truyền thống lịch sử. Đó là kết quả của sự hội
tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam
trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy của chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Qua lịch sử
đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù thì tinh thần yêu nước đã
ngấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của mọi con dân đất Việt. Tinh thần đó gắn
liền với ý thức cộng đồng và là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, dũng cảm
hy sinh vì nước, vì dân của mỗi con người Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy ý thức

cộng đồng, tính tự giác của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước
từ đó gìn giữ văn hóa, truyền thống của dân tộc.
2.

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta

đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta
không đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn” [2]. Người chỉ ra rằng, để đánh bại các
thế lực thù địch đế quốc, ngoài tinh thần yêu nước ra, cách mạng muốn thành
cơng thì tồn dân phải đồng lịng, tập hợp tất cả các lực lượng xây dựng nên một
khối đại đoàn kết dân tộc bền vững.
Sau thất bại của một loạt các phong trào khởi nghĩa trong nước như Cần
Vương, Văn Thân, Yên Thế, Duy Tân cho đến tám mươi năm chịu sự cai trị của
2


thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã nhận ra được những hạn chế trong đường lối, tư
tưởng lãnh đạo của các tiền bối đi trước. Đây cũng chính là lý do Người rời tổ
quốc, bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc. Người chú ý quan tâm nghiên cứu đến đường lối giải phóng ở các nước
thuộc địa, phụ thuộc như Trung Quốc với sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, Ấn
Độ với sự lãnh đạo của Gandhi. Và đặc biệt, rút ra bài học cho sự huy động, tập
hợp lực lượng quần chúng công nông để giành và giữ cách mạng non trẻ của
cách mạng tháng mười Nga là bước ngoặt quyết định trong cơng cuộc tìm ra con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.
3.

Áp dụng quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin về đoàn kết lực lượng
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Những quan điểm của các nhà triết học của chủ nghĩa Mac, khẳng định:

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chính quần chúng là người
làm nên lịch sử. Và Lenin, trong tác phẩm Chào mừng những người cộng sản Ý,
Pháp và Đức (1919) cũng đã nói: “Khơng có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số
nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình tức là đối với giai cấp vơ
sản, thì cách mạng vơ sản không thể thực hiện được…”[3].
Chủ nghĩa Mác – Lenin không những chỉ ra vai trò của sức mạnh quần
chúng nhân dân mà cịn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách
mạng vô sản, đồng thời thấy được những điểm hạn chế trong tư tưởng lãnh đạo,
tập trung lực lượng của các nhà cách mạng Việt Nam và trên thế giới. Có thể
thấy hệ thống quan điểm, lý luận của chủ nghĩa Mac – Lenin là hết sức cần thiết
để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam
để có những lối đi đúng đắn trong q trình bảo vệ và xây dựng đất nước đến tận
sau này.

3


CHƯƠNG II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN, CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh với lịng u nước thương dân vơ bờ bến,
người xem đại đoàn kết dân tộc là vấn đề hết sức hệ trọng của toàn thể nhân dân
Việt Nam, người coi chủ thể của khối đại đoàn kết bao gồm tất cả những người
Việt Nam yêu nước ở mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội. “Nhân dân” trong
tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể,
vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của
khối đại đồn kết tồn dân tộc[4]. Chính người cũng đưa ra lời khẳng định:
“Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[5].

Thấm nhuần và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, truyền thống của dân
tộc, cũng như những tư tưởng hiện đại trên thế giới, Hồ Chí Minh đã có quan
điểm rõ ràng rằng: Nhân dân là nguồn gốc của sức mạnh. Người coi tập hợp
được toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân chính của
mọi thắng lợi của cách mạng. Sức mạnh của nhân dân được tập hợp trong mặt
trận dân tộc thống nhất và trong thời đại mới, sự đoàn kết toàn dân tộc gắn với
mối quan hệ với đoàn kết quốc tế.
Từ quan điểm về sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh quan
điểm đồn kết tồn dân: “Đồn kết là một lực lượng vơ địch của chúng ta để
khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi.”
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”
Với lối suy nghĩ của Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc khơng phải là sách
lược hay thủ đoạn chính trị mà là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất
quán và lâu dài xuyên suốt tiến trình cách mạng. Việc xây dựng thành cơng khối
đại đồn kết dân tộc, giúp cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi to lớn
chính là nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn của Đảng và
4


chủ tịch Hồ Chí Minh. Minh chứng từ những thực tiễn như đoàn kết trong mặt
trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách Mạng Tháng Tám thành công, làm nên
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa; đồn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân
ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hịa bình ở Đơng Dương, hồn tồn giải
phóng Miền Bắc; đồn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân dân ta đã
giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa
và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong đại đoàn kết toàn dân được mở rộng
trong sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong giai đoạn
chủ nghĩa đế quốc, sự bóc lột và thống trị đã làm cho cách mạng giải phóng dân

tộc và cách mạng vơ sản trên thế giới gắn kết với nhau. Vì vậy, giải quyết vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp phải kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính
với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Mỗi quốc gia đều phải giữ vững độc lập tự chủ,
dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, của
các lực lượng tiến bộ. Trong những năm tháng Hồ Chí Minh bơn ba ở nước
ngồi, người đã gây dựng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân
thế giới, đặc biệt dành ưu tiên cho quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em và các nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, từ đó giúp nâng cao địa vị của
nước nhà trên thị trường quốc tế, tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các quốc
gia, các dân tộc.

CHƯƠNG III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỨC MẠNH CỦA NHÂN
DÂN, CỦA KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT LIÊN HỆ TRONG CƠNG CUỘC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY.
Trong bối cảnh nước ta đang thích nghi với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi hỏi Đảng, nhà
nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Điều này mở ra nhiều cơ hội lớn
5


nhưng cũng sẽ là thách thức cho nước ta trên con đường phát triển khi các thế
lực phản động không ngừng tìm mọi cách thực hiện âm mưu chống phá sự
nghiệp Cách mạng của nhân dân, phá hoại khối đại đồn kết toàn dân tợc, lợi
dụng các vấn đề “nhân quyền”, ” dân tộc”, “tơn giáo” hịng ly gián, chia rẽ nội
bộ Đảng, Nhà nước và đồng bảo. Mặt khác, thời gian qua, khối đại đoàn kết toàn
dân trên nền tảng liên minh cơng – nơng – lao động trí óc được mở rộng và là
nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, với yêu cầu
cao trong sự nghiệp đổi mới thì việc tập hợp nhân dân vào các mặt trận, đoàn
thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, kinh

tế có vốn đầu tư nước ngồi, vùng có nhiều đồng bào theo đạo, vùng dân tộc
thiểu số… Với tình hình hiện nay, để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc
xây dựng và phát triển đất nước, cần chú ý những vấn đề sau đây:
Trước hết, phải khơi dậy và phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và sức
mạnh quốc tế, trong đó đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên hàng đầu, lấy đó
làm tiền đề xây dựng các chủ trương, chính sách xã hội. Hai là khơng ngừng
khơi gợi, bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước trong lòng mỗi người dân,
phát huy mạnh mẽ mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Ba là lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, dân
giàu, nước mạnh, cơng bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ định kiến,
phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, giàu nghèo, xây dựng tinh thần cởi mở, tin
cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Bốn là giữ gìn kỷ cương, tác phong
trong công tác, ngăn chặn các tệ nạn quan liêu, hối lộ, củng cố niềm tin của nhân
dân và phải đặt niềm tin vào nhân dân. Cuối cùng phải chỉ ra đại đoàn kết là
mục tiêu chung của tồn dân tộc, Đảng và nhà nước phải có chủ trương, chính
sách đúng đắn mở đường dẫn lối cho đất nước vươn lên phát triển, hội nhập
trong thời đại ngày nay.
PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết
dân tộc là kim chỉ nam xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt
6


Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Tư tưởng đó là một phần trong tâm hồn của mỗi một con người
Việt Nam yêu nước, nó là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch bảo vệ đất
nước trước thế lực của kẻ thù và đưa đất nước vươn lên tiến tới hội nhập thế
giới.
Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì tư tưởng này vẫn
cịn nguyên giá trị, cần được tiếp tục phát huy. Và là một sinh viên đang học tập

trên giảng đường đại học, được tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp em
có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tinh thần yêu nước, đoàn kết
dân tộc từ đó rút ra được những bài học để hồn thiện bản thân, đó là: Đẩy mạnh
việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn của bản thân, tuyên truyền về
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Gương mẫu rèn luyện
phẩm chất tư cách, làm trịn những nhiệm vụ được giao phó. Có lối sống cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, hịa nhã với mọi người…
Do sự hạn chế về kiến thức và hiểu biết, vì vậy bài làm của em cịn nhiều
thiếu sót, chưa được chỉn chu, nhưng cá nhân em mong muốn bài tiểu luận này
sẽ là lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Duy Quỳnh – giảng viên bộ môn tư tưởng Hồ
Chí Minh của trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN trong học kì qua đã
hướng dẫn và giảng dạy chúng em nhiệt tình. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Hồ Huyền Diệu

7



×