Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giới trẻ và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam tương lai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.1 KB, 5 trang )





Giới trẻ và văn hóa giao tiếp của người Việt
Nam tương lai


Có ai đã đọc quyển sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chưa? Quyển sách như
một tấm vé đưa chúng ta về với tuổi thơ. Bài viết này sẽ nói đến một chi tiết
khá thú vị trong quyển sách đó và mối quan hệ biện chứng với giới trẻ và văn
hóa giao tiếp của người Việt Nam ngày nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn
có một suy nghĩ mới và một hành động mới để cải thiện và nâng cao kỹ năng
giao tiếp của mình.
Có nên hay không … đặt tên cho thế giới của mình??? Xin thưa mọi người, ai
đã đọc rồi chắc biết, ai chưa đọc thì cố gắng dành chút thời gian đọc để biết. Ở cái
thế giới của những đứa trẻ 8 tuổi, chúng nó vô tư hồn nhiên đặt tên cho thế giới
của mình. Cái miệng gọi bằng cái tay, đi học gọi là đi ngủ, con chó gọi là cái bàn
ủi,… rồi chúng nó tự gọi nhau là nữ tiếp viên hàng ko, thầy hiệu trưởng, cảnh
sát,… Nếu chỉ như thế thôi, bạn có nghĩ là chúng nó đủ sức làm đảo lộn cuộc sống
không? Xin thưa là có đấy! Nếu đọc quyển sách này, bạn sẽ thấy được những tình
huống dở khóc dở cười. Như mẹ nó kêu lấy cái bàn ủi, nó chạy đi rượt con
chó,…vì sao???Đó là thói quen. Một cái gì đó nếu ta cứ lặp đi lặp lại từ 28-66
ngày, nó sẽ trở thành thói quen. Nhưng thói quen này chưa là gì cả đối với cái thói
quen của các anh chị 9x ngày nay.



Ngôn ngữ @, ngôn ngữ 9x hay ngôn ngữ Teen là một thứ ngôn ngữ biến dạng,
được thay đổi từng chi tiết của các chữ cái Việt. Ban đầu, thứ ngôn ngữ này chỉ
được sử dụng trên blog, mạng ảo… Nhưng dần dần, giới trẻ đã mang những ngôn


ngữ đó ngoài đời. Điều đáng e ngại nữa là thứ ngôn ngữ biến dạng của đại bộ phận
thế hệ trẻ còn len lỏi vào cả những trang vở ghi chép hàng ngày của các em học
sinh, chứ nó không đơn thuần là thứ ngôn ngữ ảo.
Việc sử dụng ngôn ngữ mới và phổ biến như một hiện tượng này đồng nghĩa với
việc: ĐẶT TÊN CHO THẾ GIỚI CỦA MÌNH. Việc lạm dụng thứ ngôn ngữ này
quả là một điều nguy hiểm, khi mà thứ tiếng “lai căng” này được đưa vào các ngôn
ngữ chính thức như một thói quen vô thức của các bạn trẻ.
Nhà ngôn ngữ học người Italia A. Pazzi viết trong một cuốn sách rằng: “Người
Việt nói như hát”, vì tiếng Việt có nhiều thanh âm, khi nói lên nghe trầm bổng
giống như hát vậy. Người nước ngoài tôn trọng chúng ta như thế, thì cớ vì lẽ gì mà
chúng ta cứ cố tình lãng quên, cố bắt chước những cái không hay của nước ngoài
cho ra vẻ thời thượng.
Nếu tôi, bạn hay những 9x, 8x khác thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ như
thế thì trong “tương lai tiếng Việt vốn giàu đẹp của chúng ta sẽ đi về đâu?”. Câu
hỏi đã được đặt ra cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời (!?)
Còn các bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề này ??? Sẽ còn mãi những câu hỏi về
cái thứ ngôn ngữ teen và hàng ngàn câu truyện cười về việc Tiếng Việt không dấu.
Vấn đề có đơn giản là ĐẶT TÊN CHO THẾ GIỚI CỦA MÌNH? Hay đó là một nét
đẹp văn hóa giao tiếp của người Việt Nam trong tương lai?


×