Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T ở trẻ em theo phân nhóm nguy cơ bằng phác đồ FRALLE 2000 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.98 KB, 7 trang )

KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO T
Ở TRẺ EM THEO PHÂN NHÓM NGUY CƠ BẰNG PHÁC ĐỒ FRALLE 2000
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
Đào Thị Thu Hiền1, Đinh Gia Khánh1,
Huỳnh Thiện Ngôn2, Võ Thị Thanh Trúc2,
Nguyễn Quốc Thành1, Huỳnh Nghĩa1
TĨM TẮT

39

Mục tiêu: Mơ tả đặc điểm lâm sàng, sinh
học và đánh giá hiệu quả, biến chứng điều trị
bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T ở trẻ em theo
phân nhóm nguy cơ bằng phác đồ FRALLE
2000.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu: 65 bệnh nhi nhỏ hơn
16 tuổi mới được chẩn đốn Bạch cầu cấp dịng
lympho taị Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ
năm 2011 đến 2021.
Kết quả: Phân nhóm Early T cell precursor
(ETP) chiếm 30,8% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ lui
bệnh hồn tồn sau giai đoạn tấn cơng là 92,3%.
Tất cả những trường hợp kháng trị đều thuộc
nhóm ETP. Ước tính thời gian sống tồn bộ (OS)
và thời gian sống không sự kiện (EFS) sau 5 năm
lần lượt là là 35,9% và 31,3%. Tỷ lệ tái phát tích
lũy 10 năm là 57,5%. Nhóm ETP có tỉ lệ MRD
dương tính sau tấn cơng cao hơn nhóm non-ETP


(80% so với 42,9%; p=0,026). MRD dương tính
sau tấn cơng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và là
Bộ môn Huyết Học – ĐHYD TPHCM
Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học
Chịu trách nhiệm chính: Đào Thị Thu Hiền
SĐT: 0395.284.597
Email:
Ngày nhận bài: 15/9/2022
Ngày phản biện khoa học: 15/9/2022
Ngày duyệt bài: 29/9/2022
1
2

338

yếu tố tiên lượng mạnh mẽ nhất, cho EFS,OS
khác biệt có ý nghĩa (p=0,005 vs p=0,035). Biến
chứng nổi bật là nhiễm trùng, gặp trong mọi giai
đoạn của điều trị. Tỉ lệ tử vong liên quan đến
điều trị (TMR) là 12,3%, có 3% tử vong do suy
tim cấp khi điều trị giai đoạn tấn công.
Kết luận: MRD dương tính sau tấn cơng làm
tăng nguy cơ tái phát bệnh. 80% bệnh nhân trong
nhóm ETP có MRD dương tính sau hóa trị tấn
cơng. Chưa có sự khác biệt về tỉ lệ tái phát cũng
như EFS và OS giữa 2 nhóm ETP và non-ETP.
Tỉ lệ bệnh nhân đạt lui bệnh sau tấn công khá
cao, chiếm 92,3%. Tuy nhiên 44,6% BN sẽ tái
phát sau đó. Tỉ lệ tử vong có liên quan đến điều
trị là 12,3%, chủ yếu do nhiễm trùng huyết, viêm

phổi.
Từ khóa: Bạch cầu cấp lympho T, phân
nhóm ETP.

SUMMARY
THE EFFICIENCY OF TREATMENT
FOR CHILDHOOD T - CELL ACUTE
LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA
BASED ON RISK STRATIFICATION
WITH PROTOCOL FRALLE-2000
AT BTH
Aims: Describe clinical features, biological
characteristics,
long-term
effects,
and
complications of treatment for childhood T-cell
acute lymphoblastic leukemia by risk
stratification with FRALLE 2000 protocol.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Methods: A retrospective case series study
of 65 patients who under 16 years of age, treated
with FRALLE 2000 protocol at Blood
Transfusion and Hematology hospital from 2011
to 2021.
Results: Early T-cell precursor (ETP) acute
lymphoblastic leukemia has accounted for

30,8%. Overall complete post-induction response
rate was 92,3%, all patients achieved induction
failure were ETP group. Overall survival (OS)
and the Event-free survival (EFS) after 5 years
were là 35,9% and 31,3%. The cumulative
incidence of relapse 10 years was 57.5%.
Patients with ETP were significantly more likely
to have positive Post-induction MRD (PI - MRD)
than that of non-ETP (80% vs 42,9%, p=0,026.
Positive PI – MRD showed a higher risk of
relapse and was the most powerful prognostic
factor, indicating significant differences in EFS
(p=0.005),
OS
(p=0,035).
Infectious
complications are prominent, encountered at all
stages of treatment. Treatment-Related Mortality
was 12,3 %. 3% deaths were due to acute heart
failure during induction treatment.
Conclusion: Post-induction MRD positive
has increased the risk of relapse and 80% ETP
patients had PI-MRD positive. There was no
difference in replase rate as well as EFS and OS
between the ETP and non-ETP groups. The
overall complete post-induction rate of patients
achieving remission is quietly high, accounted
for 92,3%. However 44,6% of patients will
relapse. Treatment-related mortality was 12,3 %,
mainly due to sepsis, pneumonia.

Keywords: T cell acute lymphoblastic
leukemia, early T cell precursor.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T
(BCCDL-T) là một phân nhóm ít gặp của
bệnh bạch cầu cấp dịng lympho, liên quan

đến các bất thường di truyền khơng đồng
nhất, chiếm khoảng 15% BCCDL được chẩn
đoán [6]. Bệnh được xếp vào nhóm nguy cơ
cao nên thường được điều trị với hóa trị liệu
mạnh, tuy nhiên thời gian sống khơng biến
cố (EFS) và thời gian sống toàn bộ (OS) sau
5 năm vẫn thấp hơn nhiều so với BCCDL-B
[9]. Tái phát thường xảy ra sớm với tỉ lệ cao,
các phác đồ cứu vớt thường cho kết quả hạn
chế. Việc áp dụng phân tầng nguy cơ trước
điều trị và chiến lược điều trị dựa trên MRD
sau tấn công (PI-MRD) nhằm chọn lựa phác
đồ tối ưu đã cải thiện thời gian OS và EFS 5
năm đạt 80-85% [9], [12]. BCCDL-T có kiểu
hình miễn dịch là tiền thân tế bào lympho T
sớm (ETP) đã được nhận diện và phân nhóm
theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới.
Những báo cáo gần đây xếp ETP vào nhóm
nguy cơ cao với tỉ lệ đáp ứng hồn tồn sau
tấn cơng thấp hơn so với nhóm khơng ETP.
PI-MRD vẫn là yếu tố có giá trị nhất tiên
lượng tái phát. Những bệnh nhân có PI-MRD

dương tính thường tái phát trong vịng 1 năm
sau chẩn đốn, và thường xun xảy ra sớm
hơn ở nhóm ETP so với non ETP [13].
Tại Việt Nam cũng như tại BV Truyền
máu huyết học (BTH), có rất ít nghiên cứu
đánh giá hiệu quả điều trị riêng cho nhóm
bệnh này. Chính vì vậy, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu với trọng tâm đánh giá hiệu quả
điều trị BCCDL-T ở trẻ em theo phân nhóm
nguy cơ bằng phác đồ FRALLE 2000.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 65 bệnh nhi mới
được chẩn đoán Bạch cầu cấp dòng lympho
T tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ
tháng 01/2011 đến 12/2021.
Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên
cứu hồi cứu - mô tả hàng loạt ca.

339


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ
sơ bệnh án những bệnh nhân có đặc điểm: 1)
Bệnh nhi ≤ 16 tuổi mới được chẩn đoán xác
định bạch cầu cấp dịng lympho T. 2) Bệnh

chưa được hóa trị liệu trước đó. Đủ điều kiện
điều trị phác đồ FRALLE 2000 theo từng

phân nhóm nguy cơ [3].

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, sinh học bệnh nhân trước điều trị
Từ 01/2011 đến 06/2022 có 65 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu với tuổi
trung bình 9,4±3,7. (0,4 - 15,6).
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị
Đặc điểm
Số lượng/ Tỉ lệ
Tuổi lúc chẩn đốn

< 10 tuổi
33 (50,8%)

≥ 10 tuổi
32 (49,2%)
Giới tính

Nam
48 (26,2%)

Nữ
17 (73,8%)
Bạch cầu lúc chẩn đốn

< 50
20 (30,8%)

≥ 50
45 (69,2%)

Nhạy corticoid


40 (61,5%)

Khơng
25 (38,5%)
Phân nhóm ETP

Khơng
45 (69,2%)


20 (30,8%)
3.2. Kết quả sau điều trị
3.2.3. Thời gian sống cịn
3.2.1. Tỉ lệ lui bệnh sau tấn cơng
Nghiên cứu của chúng tơi có thời gian
Tỷ lệ lui bệnh hồn tồn sau tấn cơng là theo dõi trung vị là 4,0 năm. Chúng tơi ghi
92,3% (60/65). Có n=3 bệnh nhân kháng trị nhận EFS-5 năm là 31,3%, OS-5 năm
sau tấn cơng, n=2 bệnh nhân tử vong trong là 35,9%. Có 34 bệnh nhân tử vong trong
tấn công.
thời gian nghiên cứu trong đó n= 26 tử vong
3.2.2. Tồn lưu tế bào ác tính sau tấn (76,5%) do tái phát.
cơng
Ảnh hưởng của MRD lên thời gian sống
Bằng phương pháp Flow cytometry, có cịn
n=34 bệnh nhân (52,3%) có kiểu hình LAIPs
PI-MRD dương tính cho thấy mối liên
để theo dõi PI-MRD. PI-MRD dương tính quan mạnh với OS và EFS, EFS-5 năm ở hai

chiếm 33,8% (n= 22), PI-MRD âm tính nhóm 2 nhóm PI-MRD dương tính và âm
chiếm 18,5% (n=12).
tính lần lượt là 10,2%, 74,1% (p = 0,005).
Nhóm ETP có tỷ lệ PI-MRD dương tính OS-5 năm ở 2 nhóm PI-MRD dương tính và
là 80% (n=16) cao hơn nhóm non- âm tính lần lượt là 12% và 75% (p = 0,035).
ETP 42,9% (n = 6), (p = 0,026).
340


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Hình 1: Kaplan-Meier biểu diễn thời gian sống tồn bộ (OS)
và sống khơng sự kiện (EFS) của mẫu nghiên cứu.
Bảng 2: Các yếu tố khác ảnh hưởng lên sống còn
n
OS-5y
log-rank P
EFS-5y
log-rank P
Tuổi
< 10 tuổi
33
32%
25%
0,738
0,653
≥ 10 tuổi
32
39,2%
36,9%

Giới
Nam
48
38%
32,9%
0,88
0,41
Nữ
17
31,8%
22,3%
BC lúc chẩn đốn
< 50k/uL
20
30,5%
21,2%
0,643
0,623
≥ 50k/uL
45
38%
35,6%
Nhạy corticoid N8
Nhạy
40
44,6%
40,4%
0,262
0,077
Khơng nhạy

25
19,6%
18,9%
Phân nhóm ETP
Non - ETP
45
36,9%
33,7%
0,661
0,533
ETP
20
17,2%
18%
3.2.4. Tỷ lệ tái phát
Tỷ lệ tái phát tích lũy sau 10 năm ghi nhận là 57,1%.
Tỷ lệ tái phát chung là 44,6 % (29/65). 100% đều tái phát rất sớm và sớm trong sau khi có
chẩn đoán ban đầu Xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn duy trì n= 10 (34,5%).

341


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

Hình 1: Tỉ lệ tái phát theo vị trí
Ảnh hưởng của MRD lên tỉ lệ tái phát
tăng bạch cầu cấp cứu gây tổn thương thận
Trong 22 bệnh nhân PI-MRD dương cấp tiến triển cần phải chạy thận nhân tạo.
tính có n= 14 (66,7 %) tái phát, trong 12
bệnh nhân PI-MRD âm tính chỉ có n= 3 IV. BÀN LUẬN

(25%) tái phát. PI-MRD dương tính là yếu tố
Nhóm ETP chiếm 12-15% ở BCCDL-T
có liên quan chặt chẽ làm tăng nguy cơ tái và những nghiên cứu trước đây cho rằng
phát (p= 0.026).
nhóm ETP thường mang lại kết cục xấu khi
Ảnh hưởng của phân nhóm ETP lên tỉ lệ điều trị với những phác đồ cổ điển so với
tái phát
nhóm non-ETP [6]. Tuy nhiên giá trị tiên
Tỉ lệ tái phát trong phân nhóm ETP và lượng của nhóm bệnh này cịn tranh cãi giữa
non-ETP lần lượt là 55% (11/20) và 40% các nghiên cứu. Manabe và cộng sự nghiên
(18/45) (p = 0,291).
cứu trên 91 bệnh nhân BCCDL-T cho kết
3.3. Biến chứng trong điều trị
quả nhóm ETP có tỷ lệ EFS 4 năm là 40% so
Biến chứng nhiễm trùng xuất hiện ở mọi với non ETP 70%, và khơng có sự khác biệt
giai đoạn của điều trị, nhiều nhất ở giai đoạn trong tỷ lệ OS [9]. Nghiên cứu của tác giả
tấn công, nổi bật là nhiễm trùng huyết chiếm Tembhare chỉ ra mối tương quan mạnh giữa
n = 20 (31%), nhiễm hô hấp n = 11 (17%). nhóm ETP với PI-MRD dương tính. ETP cho
Có n = 6 bệnh nhân tử vong do shock nhiễm kết cục EFS và OS xấu hơn đáng kể so với
trùng, phần lớn ở giai đoạn duy trì. Các tác non ETP [12]. Tuy nhiên, việc sử dụng phân
dụng ngoại ý khác là tăng transaminase gan, tầng nguy cơ dựa trên đáp ứng MRD và hóa
chủ yếu độ I-II, gặp ở hầu hết các giai đoạn. trị tăng cường đã được chứng minh là loại bỏ
Hai trường hợp (3%) có biến chứng suy tim tiên lượng xấu của ETP - ALL ở người lớn
cấp – phù phổi cấp gây tử vong ngay trong trong GRAALL-2003 cũng như ở trẻ em từ
giai đoạn tấn công. Một trường hợp xuất kết quả các nghiên cứu hiện nay với cỡ mẫu
huyết não (1,5%) tử vong trong giai đoạn lớn hơn như COG AALL0434 [5],
củng cố. Chúng tôi cũng ghi nhận n = 1 UKALL2003 [7] cho thấy EFS và OS trong
trường hợp (1,5%) có hội chứng ly giải vì 5 năm khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
nhóm ETP với các nhóm BCCDL-T không
342



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

ETP. Phân nhóm nguy cơ ETP để đánh giá
hiệu quả điều trị là điểm mới trong nghiên
cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu
trước đây đã thực hiện trên nhóm đối tượng
này. Ở những bệnh nhân trong phân nhóm
ETP, tỉ lệ BN có PI-MRD dương cao hơn
một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm
non-ETP. Kết quả này hồn tồn tương đồng
với các báo cáo của tác giả Tembhare và
Kimberly P [9], [5].
MRD được đánh giá bằng Flow
cytometry khi bệnh nhân có kiểu hình
LAIPs. Hầu hết các nghiên cứu lớn như
COG-AALL0434,
UKALL
2003,
FRALLE đều đồng thuận ngưỡng 10-4 để
đánh giá đáp ứng [5], [7], [12], PI-MRD >
10-4 cho tỷ lệ EFS và OS lần lượt là 76.3%,
86.6% so với 93.8%, 89.0% ở nhóm PIMRD ≤ 10-4 (p=0.0001 và p=0.0008) trong
nghiên cứu của COG-AALL0434 [5]. Nguy
cơ tái phát tăng cao hơn gấp 4.7 lần ở
nhóm PI-MRD dương so với nhóm PI-MRD
âm [5]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết
quả phù hợp với các nghiên cứu trên thế
giới. PI-MRD dương tính cho thấy mối liên

quan mạnh với tỉ lệ EFS, OS thấp hơn ở
nhóm PI-MRD âm tính và là yếu tố có liên
quan chặt chẽ làm tăng nguy cơ tái phát (p =
0,026).
Tỷ lệ lui bệnh là 92,3% có thấp hơn với
kết quả nghiên cứu BCCDL ở trẻ em tại
BTH của tác giả Võ Thị Thanh Trúc (97,5%)
[3] và Huỳnh Thiện Ngôn (98%) [1] tuy
nhiên cũng tương đồng như các nghiên cứu
khác trên thế giới trên dân số BCCDL-T [5],
[12]. Tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn so với kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên
Anh ở trẻ BCCDL-T tại BTH [2].
Biến chứng trong điều trị nhiều nhất là
nhiễm trùng xuất hiện ở mọi giai đoạn của
phác đồ, cũng là nguyên nhân gây trì hoàn

điều trị thường gặp nhất. Viêm phổi – shock
nhiễm trùng gây tử vong trong giai đoạn duy
trì chiếm tỉ lệ cao nhất và là điểm khác biệt
trong nghiên cứu của chúng tôi so với các
nghiên cứu trước. Suy tim cấp gây tử vong là
biến chứng nghiêm trọng được thấy trong hai
bệnh nhân đang điều trị giai đoạn tấn công.
Chúng tôi cũng ghi nhận một trường bạch
nhân bạch cầu lúc nhập viện 424k/ul gây hội
chứng ly giải nghiêm trọng phải lọc thận
nhân tạo để cứu sống bệnh nhân. Tăng men
gan, rối loạn điện giải là những biến chứng
thường gặp khác, nhưng phần lớn là ở mức

độ nhẹ độ I-II.
V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy phân nhóm
nguy cơ ETP với non-ETP góp phần tiên
lượng kết quả PI-MRD, cùng với PI-MRD
tiên lượng tái phát, giúp định hướng chiến
lược điều trị cho bệnh nhân. Phác đồ
FRALLE 2000 khá hiệu quả trong tỷ lệ đáp
ứng bệnh tuy nhiên tỷ lệ tái phát còn khá cao
và độc tính trong điều trị cịn nặng nề.
VI. KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu mới đánh giá MRD sau tấn
công dựa trên định lượng tái sắp xếp gen
Ig/TCR bên cạnh kỹ thuật FC cho định
hướng điều trị với các thuốc nhắm trúng đích
mới hiệu quả. Phác đồ bổ sung Nelarabine,
Methotrexate liều cao ở nhóm bệnh nhân
BCCDL-T mới chẩn đốn nguy cơ trung
bình, cao đã được nghiên cứu cho tỉ lệ RFS,
EFS, OS thấp hơn, giảm độc tính hơn những
phác đồ cổ điển. Trong tương lai việc phát
triển kỹ thuật MRD-Ig/TCR và phác đồ mới
sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao hơn và giảm
độc tính hơn trên bệnh nhân nhi chẩn đoán
BCCDL-T.

343


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thiện Ngôn, Huỳnh Thiên Hạnh,
Nguyễn Quốc Vụ Khanh (2019). "Đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng
lympho ở trẻ em bằng phác đồ FRALLE
2000 trong 10 năm". Tạp chí Y Học TP. Hồ
Chí Minh, 23, pp. tr.108 - 113.
2. Nguyễn Thị Liên Anh. (2013). "Khảo sát
đặc điểm lâm sàng, sinh học và đáp ứng với
điều trị của bệnh nhi bệnh bạch cầu cấp dịng
lympho T". Tạp chí y học TP HCM 17 (5),
239-251.
3. Võ Thị Thanh Trúc (2010). "Đánh giá hiệu
quả điều trị bệnh bạch cầu cấp lympho ở trẻ
em bằng phác đồ FRALLE 2000". Luận văn
tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược
TP. HCM.
4. A. Petit et al. (2018). "Oncogenetic
mutations combined with MRD improve
outcome prediction in pediatric T-cell acute
lymphoblastic leukemia". Blood, 131 (3),
289-300.
5. Brent L, et al. (2014). “T-Lymphoblastic
Leukemia Shows Excellent Outcome, Lack
of Significance of the Early Thymic
Precursor Immunophenotype, and Validation
of the Prognostic Value of End-Induction
Minimal Residual Disease in Children’s
Oncology Group (COG) Study AALL0434”.

Blood 2014; 124 (21)
6. F. Bayon-Calderon, M. L. Toribio, S.
Gonzalez-Garcia (2020). "Facts and
Challenges in Immunotherapy for T-Cell
Acute Lymphoblastic Leukemia". Int J Mol
Sci, 21 (20)

344

7. Katharine Patrick, (2014). “Outcome for
children and young people with Early T-cell
precursor acute lymphoblastic leukemia
treated on a contemporary protocol, UKALL
2003:, BJH, 166,(3).
8. M. W. Lato, A. Przysucha, S. Grosman, J.
Zawitkowska, M. Lejman (2021). "The
New Therapeutic Strategies in Pediatric TCell Acute Lymphoblastic Leukemia". Int J
Mol Sci, 22 (9).
9. Manabe A, Ohara A, et al. (2018).
“Significance of the Complete Clearance of
Peripheral Blasts After 7 Days of
Prednisolone Treatment in Children With
Acute Lymphoblastic Leukemia: The Tokyo
Children’s Cancer Study Group Study L9915”. Haematologica ,93.
10. Schrappe M, et al. (2011). “Late MRD
Response Determines Relapse Risk Overall
and in Subsets of Childhood T-Cell ALL:
Results of the AIEOP-BFM-ALL 2000
Study”. Blood 118:2077
11. Sin, C. F., & Man, P. M. (2021). “Early T-Cell

Precursor Acute Lymphoblastic Leukemia:
Diagnosis, Updates in Molecular Pathogenesis,
Management, and Novel Therapies”. Frontiers
in oncology, 11, 750789.
12. Tembhare, P. R., Narula, et al (2020).
“Post-induction
Measurable
Residual
Disease Using Multicolor Flow Cytometry Is
Strongly Predictive of Inferior Clinical
Outcome in the Real-Life Management of
Childhood T-Cell Acute Lymphoblastic
Leukemia: A Study of 256 Patients”.
Frontiers in oncology, 10, 577.



×