Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ có Eltrombopag trên bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch kháng corticoid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.04 KB, 6 trang )

KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ CÓ ELTROMBOPAG
TRÊN BỆNH NHÂN GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH KHÁNG CORTICOID
Nguyễn Thị Ngọc Sang1, Huỳnh Dương Bích Trâm1, Lê Thanh Chương1,
Lê Thị Tồn1, Đồn Thị Thúy1, Bùi Thị Trang1, Hoàng Thị Thúy Hà1,
Bùi Lê Cường1, Trần Thanh Tùng1
TÓM TẮT

49

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu
quả và tính an tồn của Eltrombopag, một chất
đồng vận thụ thể throbopoietin đường uống ở
những bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch
(GTCMD) kháng corticoid.
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 43
bệnh nhân GTCMD kháng corticoid (28 nữ, 15
nam) theo dõi điều trị tại khoa Huyết học bệnh
viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 07/2022. Đáp ứng
với điều trị được đánh giá dựa trên số lượng tiểu
cầu (SLTC) (G/L), đáp ứng hoàn toàn (SLTC >
100 G/L), một phần (30 – 100 G/L hoặc tăng gấp
đôi SLTC so với trước điều trị) hoặc không đáp
ứng (SLTC < 30 G/L). Đặc điểm dịch tễ, giai
đoạn bệnh, mức độ xuất huyết, đáp ứng điều trị
là các đặc điểm được ghi nhận và phân tích các
mối liên quan.
Kết quả: Tuổi trung bình lúc điều trị 46,23
(giới hạn 16 – 87). Trong đó, giai đoạn mới chẩn
đốn là 5 (11,6%), dai dẳng 11 (25,6%) và mạn


tính 27 (62,8%). 83,7% bệnh nhân khởi động với
liều Eltrombopag 50mg/ngày, 16,3% bệnh nhân
sử dụng liều 25mg/ngày. Thời gian sử dụng

1

Bệnh viện Chợ Rẫy
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Ngọc Sang
SĐT: 0765.550.460
Email:
Ngày nhận bài: 16/8/2022
Ngày phản biện khoa học: 16/8/2022
Ngày duyệt bài: 17/10/2022
2

410

thuốc Eltrombopag trung bình 7,3±7,4 tháng
(giới hạn 1 – 36 tháng). Tỉ lệ đáp ứng chung với
thuốc là 83,7% (n = 37). Đáp ứng hoàn toàn và
một phần ghi nhận lần lượt là 26 bệnh nhân
(60,5%) và 11 (25,6%). 6 bệnh nhân không đáp
ứng với điều trị Eltrombopag. Thời gian đạt đáp
ứng sau điều trị từ 1 đến 16 tuần, trung bình
3,44±3,12 tuần. 29/43 bệnh nhân giảm độ xuất
huyết cho với trước điều trị. Trong số bệnh nhân
đạt đáp ứng, số bệnh nhân được giảm liều thuốc,
ngưng thuốc và giữ được đáp ứng điều trị sau
ngưng thuốc lần lượt là 14, 10, 6. Có 21/43 bệnh

nhân gián đoạn sử dụng thuốc. Khi so sánh về
SLTC trước điều trị, Eltrombopag làm tăng
SLTC đáng kể ở tuần điều trị thứ nhất, thứ hai,
thứ ba, thứ tư và thứ tám sau điều trị.
Kết luận: Kết quả của nghiên cứu đã cho
thấy rằng Eltrombopag là một lựa chọn điều trị
hiệu quả ở những bệnh nhân GTCMD kháng trị
corticoid.
Từ khóa: giảm tiểu cầu miễn dịch,
Eltrombopag, kháng corticoid, Revolade.

SUMMARY
EFFICACY OF ELTROMBOPAG
IN MANAGEMENT OF
CORTICOSTEROID- RESISTANT
IMMUNE THROMBOCYTOPENIA
Objective: The aim of the present study was
to evaluate the efficacy of eltrombopag, an oral
thrombopoietin receptor agonist, in patients with
corticosteroid
resistant
immune
thrombocytopenia (ITP).


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Materials and Methods: A total of 43
corticosteroid- resistant ITP patients (28 women,
65.1%; 98 men, 34.9%) followed in Cho Ray

Hospital were enrolled in this retrospective
cohort. Response to treatment was assessed
according to platelet count (/mm3 ) and defined
as complete (platelet count of >100,000/mm3),
partial (30,000-100,000/mm3 or doubling of
platelet count after treatment), or unresponsive
(<30,000/mm3). Clinical findings, descriptive
features, response to treatment. Correlations
between descriptive, clinical, and hematological
parameters were analyzed.
Results:The median age at diagnosis was
46.23 (range: 3-95) years and the duration of
follow-up was 18.0±6.4 (range: 6-28.2) months.
newly diagnosed included 5 (11.6%), persistant
11 (25.6%) and chronic 27 (62.8%). Initial
treatment with 50mg/day, 25 mg/day revolade
were 83.7%, 16.3% respectively.. Overall
response rate was 83.7% (n=36). Complete and
partial responses were observed in 26 (60.5%)
and 11 (25.6%) patients, respectively. Six
patients did not respond to eltrombopag
treatment. As the time required for partial or
complete response increased, response to
treatment was significantly reduced. The time to
reach respond after treatment was between 1-16
weeks, mean 3,44±3,12 weeks. Treatment were
interrupted in 21/43 patient. Considering
thrombocyte
count
before

treatment,
eltrombopag significantly increased platelet
count at the 1st, 2nd, 3rd, 4th, and 8th weeks of
treatment.
Conclusion:Results of the current study
imply that eltrombopag is an effective
therapeutic option even in aldult patients with
corticosteroid-resistant ITP.
Keywords: Eltrombopag,
Idiopathic
thrombocytopenic
purpura,
corticosteroidresistant ITP, Revolade.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm tiểu cầu miễn dịch (GTCMD) là
một rối loạn mắc phải, đặc trưng bởi sự giảm
tiểu cầu thoáng qua hoặc dai dẳng kèm theo
tăng nguy cơ chảy máu. Biểu hiện lâm sàng
rất đa dạng, từ các trường hợp khơng có triệu
chứng hoặc nhẹ với vết bầm tím và chấm
xuất huyết đến chảy máu niêm mạc nghiêm
trọng có thể đe dọa tính mạng [1], [2].
GTCMD có liên quan đến tăng tỷ lệ phá hủy
tiểu cầu qua trung gian miễn dịch; tuy nhiên,
cơ chế sinh lý bệnh chính xác vẫn chưa rõ
ràng [2].
Trong GTCMD, kháng thể kháng tiểu
cầu tạo điều kiện phá hủy tiểu cầu và ngăn
chặn sự giải phóng tiểu cầu từ các tế bào

megakaryocytes, do đó dẫn đến giảm tiểu
cầu từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các chiến lược
điều trị trong điều trị đầu tiên như corticoid
hoặc thứ hai như globulin miễn dịch tiêm
tĩnh mạch, cắt lách hoặc các thuốc ức chế
miễn dịch khác có thể làm giảm sự phá hủy
các tiểu cầu phủ kháng thể, nhưng hiệu quả
còn hạn chế và ghi nhận các tác dụng phụ
nghiêm trọng [1]. Tuy nhiên, việc thiếu đáp
ứng đối với các tác nhân này không phải là
hiếm, và việc quản lý các bệnh nhân kháng
trị là một vấn đề gây tranh cãi. Trong thực tế
lâm sàng cho thấy, bất chấp các hướng dẫn
hiện hành, cắt lách, hiện được coi là liệu
pháp lựa chọn thứ hai, đang được thay thế
bằng thuốc chủ vận thụ thể thrombopoietin
(TPO-RA) do những nguy cơ sau cắt lách
(nhiễm trùng, huyết khối, tăng áp phổi,…).
TPO-RA kích thích sản xuất tiểu cầu
thông qua tương tác với các thụ thể TPO có
trên tế bào megakaryocytes. Việc sử dụng
một trong những loại thuốc này, cụ thể là
Eltrombopag, đã được cho phép đối với bệnh
nhân GTCMD kháng thuốc hoặc đã cắt lách,
trong 10 năm qua [3]. Năm 2008, FDA chấp
411


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU


thuận sử dụng những tác nhân này cho bệnh
nhân GTCMD mạn tính, tái phát sau điều trị
cắt lách và kháng với các điều trị khác (IVIg,
Corticoid) hoặc những người chống chỉ định
với cắt lách [6]. Năm 2015, việc sử dụng
Eltrombopag mở rộng ra với bệnh nhân
GTCMD mạn tính, miễn là khơng đáp ứng
với điều trị nội khoa khác hoặc cắt lách.
Nhiều thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lớn
sử dụng thuốc TPO-RA, các thử nghiệm này
chứng minh tỷ lệ đáp ứng điều trị từ 50 –
90% với độ an toàn và khả năng dung nạp tốt
[3]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu
về việc sử dụng Eltrombopag trong GTCMD,
chính vì lý do này mà chúng tơi thực hiện
nghiên cứu này nhằm phân tích hiệu quả điều
trị bằng eltrombopag ở bệnh nhân GTCMD
kháng trị corticoid và để ước tính đặc điểm
dịch tễ, lâm sàng và huyết học có thể có ý
nghĩa đối với đáp ứng điều trị.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca cứu được
thực hiện từ tháng 01 năm 2019 đến tháng
07 năm 2022 tại khoa Huyết học bệnh viện
Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn nhận mẫu vào nghiên cứu
gồm: bệnh nhân > 15 tuổi, được chẩn đoán
GTCMD kháng corticoid, điều trị phác đồ có
Eltrombopag. Loại trừ những BN thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu và có thêm một trong các

tiêu chuẩn sau: đồng thời mắc bệnh ác tính
và/hoặc tiền sử điều trị ung thư bằng hóa trị
liệu độc tế bào và/hoặc xạ trị.
Biến số nghiên cứu: Định nghĩa, đánh
giá mức độ xuất huyết và đáp ứng điều trị

412

theo Nhóm đồng thuận Quốc tế về bệnh giảm
tiểu cầu miễn dịch năm 2013 (International
Working Group – IWG) [5]. Đáp ứng hoàn
toàn (CR): khi số lượng tiểu cầu (SLTC) ≥
100 G/L và không xuất huyết. Đáp ứng (R):
khi SLTC ≥ 30 G/L và tối thiểu gấp đơi so
với ban đầu lúc mới chẩn đốn và không xuất
huyết. Không đáp ứng điều trị (NR): khi
SLTC < 30 G/L hoặc < 2 lần so với mức nền
lúc mới chẩn đốn hoặc có xuất huyết.
Phương pháp xử lí số liệu: Nhập liệu
bằng phần mềm Epidata 3.1; Xử lý và phân
tích số liệu bằng IBM SPSS statistics 25. Các
biến định tính được trình bày dưới dạng tần
số và tỉ lệ %, phép kiểm Chi bình phương.
Các biến định lượng phân phối chuẩn được
mơ tả bằng trung bình, phép kiểm T-test. Với
biến định lượng không phân phối chuẩn,
phép kiểm phi tham số Mann-Whitney. Các
phép kiểm có nghĩa thống kê khi giá trị p<
0,05.
Các biến số được phân tích đặc điểm

chung (tuổi khi bắt đầu điều trị, giới tính),
giai đoạn bệnh, đáp ứng điều trị (khơng, một
phần hoặc tồn bộ), tác dụng phụ (khơng có
hoặc có) và phân độ xuất huyết được ghi
nhận. SLTC trước khi điều trị và ở các tuần
thứ 1, 2, 3, 4 và 8 sau điều trị, lúc đạt đáp
ứng. Thời gian đạt đáp ứng, thời gian sử
dụng eltrompobag, tỉ lệ giảm liều thuốc,
ngưng sử dụng khi đạt đáp ứng, tỉ lệ giữ
được đáp ứng và tỉ lệ gián đoạn điều trị. Phân
tích các mối tương quan giữa các biến số đã
mô tả.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1 : Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng dân số nghiên cứu

Bảng 2: Đặc điểm đáp ứng điều trị

Khi so sánh với SLTC trước điều trị. SLTC sau điều trị cả 5 tuần đều tăng đáng kể có ý
nghĩa với p<0,05. Trong 3 tuần điều trị đầu tiên, SLTC tăng có ý nghĩa khi so sánh qua mỗi
tuần với p<0,05 (sau 1 tuần > trước điều trị, tuần 2 > tuần 1, tuần 3 > tuần 2). *p khi so sánh
từng cặp SLTC sau mỗi tuần: tuần 1 – trước điều trị, tuần 2 – tuần 1, tuần 3 – tuần 2, tuần 4 –
tuần 3, tuần 8 – tuần 4.
413


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU


Bảng 3: Đặc điểm liên quan đến liều thuốc điều trị

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá
các biến số liên quan đến đặc điểm dịch tễ,
lâm sàng, đặc điểm liên quan đến điều trị bao
gồm liều thuốc, đáp ứng điều trị ngắn hạn và
lâu dài sau khi điều trị bằng Eltrombopag với
GTCMD kháng corticoid trong thực hành
điều trị hàng ngày. Đáp ứng chung với điều
trị có chứa Eltrombopag trong mẫu là 83,7%.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu tiến
cứu và hồi cứu trước đây đã báo cáo tỉ lệ đạt
đáp ứng chung dao động 60 – 90% [1].
Hơn nữa, hầu hết các thử nghiệm ngẫu
nhiên, lớn đối với thuốc chủ vận thụ thể
TPO, bao gồm eltrombopag, cho thấy các
đáp ứng tiểu cầu tương tự nhau bất kể tình
trạng cắt lách trước khi điều trị hay chưa cắt
lách [6], [7]. Kết quả của chúng tôi đã ghi
nhận tương đồng với nhận định này. Trong
mẫu dân số có 8 bệnh nhân đã cắt lách, đều
đạt được đáp ứng với điều trị, tuy nhiên sự
khác biệt về đáp ứng điều trị ở hai nhóm cắt
lách và chưa là khơng có ý nghĩa thống kê.
Điều này cũng ủng hộ thêm về việc sử dụng
Eltrombopag cho những bệnh nhân đã kháng
trị Corticoid trong quá trình lựa chọn điều trị
hàng hai để tránh cho bệnh nhân phải trải qua

cuộc phẫu thuật.
414

Khi so sánh về SLTC trước và sau khi
điều trị. Kết quả cho thấy eltrombopag làm
tăng SLTC đáng kể sau điều trị ở các giai
đoạn từ tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4 và tuần
8 so với trước điều trị. Khi so sánh các SLTC
sau từng tuần, cũng ghi nhận được SLTC
tăng dần sau từng tuần điều trị ở giai đoạn 3
tuần đầu tiên và không ghi nhận sự khác biệt
thêm ở tuần thứ 4 và thứ 8. Thời gian đạt đáp
ứng điều trị cũng trải dài từ 1 tuần đến lâu
nhất là 16 tuần khi bệnh nhân vẫn sử dụng
thuốc. Mặc dù vẫn có trường hợp thời gian
đạt đáp ứng lâu nhưng đa số vẫn ghi nhận
được sự tăng SLTC có ý nghĩa ở 3 tuần điều
trị đầu tiên.
Trong nghiên cứu cũng ghi nhận được sự
giảm đáng kể tỉ lệ xuất huyết sau điều trị với
Eltrombopag với 29/43 trường hợp. Kết luận
này tương đồng với kết quả nghiên cứu mù
dôi khi so sánh eltrombopag với giả dược [8].
Bất kể bệnh nhân có đạt được đáp ứng điều
trị với thuốc hay khơng thì kết quả giảm tỉ lệ
xuất huyết rõ rệt được ghi nhận. Điều này
cũng là một trong những đặc điểm được bệnh
nhân kháng trị quan tâm vì ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống và tỉ lệ nhập viện.
Một điểm đáng ghi nhận trong nghiên

cứu có 14 bệnh nhân được giảm liều dần


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

thành công sau khi đạt đáp ứng điều trị.
Trong đó, có 10 bệnh nhân tiến đến giai đoạn
ngưng thuốc theo dõi sau đó. Trong nhóm
này, 6 trường hợp ghi nhận vẫn giữ được đáp
ứng lâu dài sau điều trị và không sử dụng
thêm bất cứ điều trị gì khác. Những bệnh
nhân này vẫn được tiếp tục theo dõi chặt chẽ
đáp ứng điều trị và các biến cố bất lợi. Đây
cũng là một trong những kết quả ủng hộ cho
hiệu quả điều trị eltrombopag trên GTCMD
không những trước mắt mà vẫn giữ được đáp
ứng lâu dài [8], [9]. [1]
Mặc dù tỉ lệ đạt được đáp ứng điều trị
khá khả quan, nhưng hiện tại trở ngại chi phí
vẫn là gánh nặng lớn đối với việc điều trị với
eltrombopag. Bằng chứng ghi nhận được có
đến 29 trường hợp khơng tiếp tục được điều
trị kể cả những tình huống đạt đáp ứng điều
trị vì vấn đề chi phí.
Những hạn chế chính của nghiên cứu bao
gồm là nghiên cứu hồi cứu, thiếu nhóm đối
chứng, các tác động và hiệu quả có thể có sự
ảnh hưởng của yếu tố chủng tộc, di truyền,
chuyển hóa đối với các kết quả điều trị.
V. KẾT LUẬN

Kết quả của nghiên cứu hiện tại chỉ ra
rằng Eltrombopag có thể là một chọn lựa
điều trị an toàn và hiệu quả trong GTCMD
kháng coritoid người lớn. Bệnh nhân nên
được theo dõi chặt chẽ về đáp ứng điều trị
trong q trình điều trị. Vì đáp ứng điều trị
có thể thay đổi suốt thời gian theo dõi, đặc
biệt ở nhóm bệnh nhân đang liều thuốc và
ngưng thuốc sau khi đáp ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ghanima W., Cooper N., Rodeghiero F.,
Godeau B.,
Bussel J. B. (2019),
"Thrombopoietin receptor agonists: ten years
later". Haematologica, 104 (6), pp. 11121123.

2. Drew Provan, Donald M. Arnold, James
B. Bussel,
al et (2019), "Updated
international consensus report on the
investigation and management of primary
immune thrombocytopenia". Blood Adv, 3
(22), pp. 2780-2817.
3. Cheng G, Saleh MN, Marcher C, Vasey S,
Mayer B, Aivado M, Arning M, Stone NL,
Bussel JB. Eltrombopag for management
of
chronic
immune thrombocytopenia
(RAISE): a 6-month, randomised, phase 3

study. Lancet 2011;377:393-402.
4. Gonzalez-Porras J. R., Bastida J. M.
(2018),
"Eltrombopag
in
immune
thrombocytopenia: efficacy review and
update on drug safety". Ther Adv Drug Saf,
9 (6), pp. 263-285.
5. Francesco Rodeghiero, Marc Michel,
Terry Gernsheimer,
al et (2013),
"Standardization of bleeding assessment in
immune thrombocytopenia: report from the
International Working Group". Blood, 121
(14), pp. 2596 - 2606.
6. Saleh MN, Bussel JB, Cheng G, et al;
EXTEND Study Group. Safety and efficacy
of eltrombopag for treatment of chronic
immune thrombocytopenia: results of the
long-term, open-label EXTEND study. Blood
2013;121:537-45.
7. Cheng G, Saleh MN, Marcher C, et al.
Eltrombopag for management of chronic
immune thrombocytopenia (RAISE): a 6month, randomised, phase 3 study. Lancet
2011;377:393-402.
8. Ahmed H. A. W., Masoud A. T., Han J., et
al. (2021), "Eltrombopag Effectiveness and
Tolerability
in

Chronic
Immune
Thrombocytopenia: A Meta-Analysis". Clin
Appl Thromb Hemost,
27, pp.
10760296211005555.
9. Gonzalez-Porras J. R., Bastida J. M.
(2018),
"Eltrombopag
in
immune
thrombocytopenia: efficacy review and
update on drug safety". Ther Adv Drug Saf,
9 (6), pp. 263-285.

415



×