Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ bằng phương pháp đo chuyển hóa năng lượng gián tiếp ở bệnh nhân thông khí cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.5 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO LÚC NGHỈ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐO CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG GIÁN TIẾP
Ở BỆNH NHÂN THƠNG KHÍ CƠ HỌC
Phó Thiên Phước1, Huỳnh Văn Ân1
TĨM TẮT

14

Đặt vấn đề: Liệu pháp dinh dưỡng đóng vai
trò quan trọng trong phòng ngừa suy dinh dưỡng
và các ảnh hưởng tiêu cực của nó. Trong đó, xác
định nhu cầu năng lượng tiêu hao lúc nghỉ thông
qua phương pháp chuyển hóa năng lượng gián
tiếp được khuyến cáo để có chiến lược điều trị
dinh dưỡng phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm năng
lượng tiêu hao lúc nghỉ của bệnh nhân thơng khí
cơ học.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang với mẫu là bệnh nhân
thơng khí cơ học tại khoa Hồi sức Tích cực –
Chống độc, bệnh viện Nhân dân Gia Định từ
tháng 01/2020 đến 12/2020. Bệnh nhân được đo
năng lượng tiêu hao lúc nghỉ vào sáng các ngày
thơng khí cơ học thứ nhất và thứ ba. Giá trị trung
bình của năng lượng tiêu hao lúc nghỉ của các
nhóm bệnh nhân khác nhau và tại các thời điểm
đo khác nhau được so sánh với nhau.
Kết quả: Nghiên cứu thu nhận 66 bệnh


nhân. Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ đo bằng
phương pháp chuyển hóa năng lượng gián tiếp
vào ngày một, ngày thơng khí cơ học và trung
bình là lần lượt là 1285,8 ± 316,1 kcal/ngày,
Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện
Nhân dân Gia Định
Chịu trách nhiệm chính: Phó Thiên Phước
Email:
Ngày nhận bài: 15.9.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 10.11.2022
1

1468,9 ± 340,0 kcal/ngày và 1377,3 ± 288,4
kcal/ngày. Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa nhóm
bệnh nhân trẻ, cao tuổi và giữa các nhóm bệnh
nhân có chỉ số khối khác nhau. Hơn nữa, cũng có
sự khác biệt ý nghĩa thông kê giữa năng lượng
tiêu hao lúc nghỉ vào ngày một và ngày ba thơng
khí cơ học với p < 0,001.
Kết luận: Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ thay
đổi nhiều phụ thuộc vào tuổi, tình trạng dinh
dưỡng và thời điểm đo.
Từ khóa: chuyển hóa năng lượng gián tiếp,
năng lượng tiêu hao lúc nghỉ

SUMMARY
RESTING ENERGY EXPENDITURE BY
INDIRECT CALORIMETRY IN

PATIENT WITH MECHANICAL
VENTILATION
Background: Nutrition therapy plays an
important role in preventing malnutrition and its
negative consequences. Meanwhile, addressing
resting energy expenditure by indirect
calorimetry is recommended in order to provide
an appropriate nutrition strategy.
Objective: Describe characteristics about
resting energy expenditure of patient with
mechanical ventilation.
Methods: This was a cross-sectional study
of patients with mechanical ventilation at
Medical Intensive Care Unit in Nhan Dan Gia
Dinh Hospital between January and November
2020. Patients had resting energy expenditure
measurement at the first day and the third day of

147


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

mechanical ventilation course. Means of resting
energy expenditure of different patients’ groups
and different time were compared.
Results: A total of 66 patients were
included. Resting energy expenditure by indirect
calorimetry at the first day, the third day of
mechanical ventilation course and the average

are 1285,8 ± 316,1, 1468,9 ± 340,0 and 1377,3 ±
288,4 kcal/day, respectively. Resting energy
expenditure showed significant difference (p <
0,05) in two age groups and three BMI groups.
Moreover, there was a significant difference of
resting energy expenditure measured at the first
and the third day of mechanical ventilation
course with p < 0,001.
Conclusions: Resting energy expenditure
varied widely between different age, BMI groups
and different time of measurement.
Keywords: indirect calorimetry, Resting
energy expenditure

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệu pháp dinh dưỡng đóng vai trị quan
trọng trong chăm sóc bệnh nhân nặng, khơng
chỉ giúp phịng ngừa suy dinh dưỡng và các
tác động tiêu cực của nó mà cịn giúp tăng
cường chức năng miễn dịch và khả năng
phục hồi của bệnh nhân(1). Do đó, nhiều
hướng dẫn điều trị dinh dưỡng ở bệnh nhân
nặng được đưa ra, nhấn mạnh vai trò của xác
định năng lượng tiêu hao lúc nghỉ
(NLTHLN) bằng phương pháp chuyển hóa
năng lượng gián tiếp (CHNLGT)(1,2). Đo
CHNLGT là một phương pháp đánh giá
NLTHLN thông qua lượng CO2 và O2 trong
khí thở của bệnh nhân(3). Ngày nay, tiến bộ
về mặt kĩ thuật cũng như công nghệ trong

các thiết bị đã giúp phương pháp đo năng
lượng chuyển hóa gián tiếp trở nên thơng
dụng và dễ thực hiện với chi phí hợp lí hơn.

148

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi
ở trong các nghiên cứu ở nước ngoài, như
trong nghiên cứu của tác giả K.A. Morbitzer
và cộng sự (2020) ghi nhận NLTHLN trung
bình là 1,995 ± 554 kcal/ngày(4). Tuy nhiên,
phương pháp này chưa thật sự phổ biến ở
Việt Nam và nghiên cứu trong nước cũng
khác hạn chế. Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Mạnh Tuấn (2019) ghi nhận
NLTHLN trung bình là 1404 ± 357
kcal/ngày(5). Vì những lí do trên, chúng tơi
quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mơ tả
tại khoa Hồi sức Tích cực Chống độc bệnh
viện Nhân dân Gia Định từ tháng 01/2020
đến tháng 10/2020.
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ≥
18 tuổi, được điều trị thơng khí cơ học với
thơng số máy thở là chế độ kiểm sốt thể tích
hoặc áp lực, FiO2 ≤ 60% và PEEP ≤ 10
cmH2O; sinh hiệu ổn định thể hiện qua huyết
áp trung bình ≥ 65 mmHg, nhịp tim 60 – 130
lần/phút, nhịp thở ≤ 35 lần/phút; và bệnh

nhân thư giãn, khơng kích thích với thang
điểm CPOT từ 0 – 1 điểm, RASS ≤ 0 điểm.
Chúng tôi loại trừ các bệnh nhân tràn khí
màng phổi hoặc dẫn lưu màng phổi; bệnh
nhân điều trị lọc máu liên tục, thay huyết
tương, trao đổi oxy qua màng ngồi cơ thể,
kiểm sốt thân nhiệt mục tiêu trong vòng 4
giờ trước đo; hoặc thân nhân khơng đồng ý
tham gia nghiên cứu với mọi lí do.
Thông tin lâm sàng được thu thập bao
gồm các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới,
chiều cao, cân nặng), chỉ định thơng khí cơ
học, liệu pháp dinh dưỡng (đường và liều
dinh dưỡng). BN đo NLTHLN bằng phương
pháp CHNLGT vào các buổi sáng thứ nhất
và ba của quá trình TKCH trong khoảng thời


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

gian từ 7 đến 11 giờ thông qua thiết bị MCOVX của máy thở GE CARESCAPE
R860. Các bước tiến hành đo bao gồm:
• Kiểm tra ống D – Fend thơng thống,
lắp đặt ống D – Fend ở vị trí 45o để tránh
đọng nước hoặc dịch tiết trên cảm biến. Làm
sạch hoặc thay (nếu cần) bẩy nước (Hình 1).
• Lắp module CO2 vào máy thở. Chờ 30
phút để module làm nóng.
• Nhập dữ liệu về chiều cao và cân nặng
bệnh nhân vào máy. Chỉnh sang màn hình

trend để theo dõi các thơng số VO2, VCO2,
RQ (Respiratory quotient, thương số hơ hấp),
NLTHLN (Hình 1).

• Đo trong khoảng 2 – 3 giờ để đạt được
15 – 20 phút ổn định.
Bệnh nhân được chia thành các nhóm có
đặc điểm về tuổi, chỉ số khối khác nhau. Hai
nhóm tuổi bao gồm: nhóm trẻ tuổi (< 60
tuổi), nhóm cao tuổi (≥ 60 tuổi). Ba nhóm chỉ
số khối được phân dựa trên tiêu chuẩn của
Hiệp hội Đái tháo đường các nước Châu Á
(IDI và WPRO), bao gồm: nhóm gầy (BMI <
18,5 kg/m2), nhóm bình thường cân (18,5 ≤
BMI < 23 kg/m2) và nhóm thừa cân-béo phì
(BMI ≥ 23 kg/m2).

Hình 1. Module CO2, ống D – Fend và kết quả đo năng lượng tiêu hao hiển thị trên máy
Giá trị trung bình của NLTHLN của các nhóm khác nhau và tại các thời điểm đo khác
nhau được so sánh bằng kiểm định t và được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 với độ
tin cậy 95%.
Quá trình nghiên cứu khơng cản trở hay làm chậm trễ q trình chẩn đốn và điều trị.
Thơng tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu đã
được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức của bệnh viện Nhân dân Gia Định.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung
Đặc điểm chung
n
Tuổi (năm)

Tỷ lệ nam (%)
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)

Mô tả
66
70,4 ± 13,5
50
52,3 ± 8,7
158,3 ± 8,5
149


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Chỉ số khối (kg/m2)
22,0 ± 2,6
Tình trạng dinh dưỡng
Theo IDI và WPRO (%)
Gầy (BMI < 18,5)
10,6%
Bình thường (18,5 ≤ BMI < 23)
50%
Thừa cân (23 ≤ BMI < 25)
28,8%
Béo phì (BMI ≥ 25)
10,6%
Chỉ định thơng khí cơ học (tần số, tỷ lệ %)
Suy hô hấp - Giảm oxy hóa máu hoặc giảm thơng khí (n = 59)
1. Viêm phổi

55 (83,3%)
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
8 (12,1%)
3. Suy tim
10 (15,2%)
4. Khác (thuyên tắc phổi, hen phế quản)
6 (9,1%)
Bảo vệ đường thở hoặc mất cân bằng cung cầu (n = 7)
1. Rối loạn huyết động*
4 (6,1%)
2. Khác†
3 (4,6%)
Liệu pháp dinh dưỡng (tần số, tỷ lệ %)
Đường dinh dưỡng
Dinh dưỡng đường miệng
57 (77,0%)
Dinh dưỡng tĩnh mạch
13 (17,6%)
Phối hợp
4 (5,4%)
Liều dinh dưỡng (kcal/ngày)
1046,5 ± 303,9
Cân bằng năng lượng‡
-239,4 ± 471,9
Bênh nhân có cân bằng năng lượng dương (tần số, tỷ lệ %)
15 (22,73%)
*bao gồm sốc nhiễm khuẩn với ổ nhiễm phần bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng
ngồi phổi và sốc giảm thể tích, †bao gồm tai bình thường, chiếm 50% (33 bệnh nhân).
biến mạch máu não, nhược cơ, xuất huyết Ngồi ra, mẫu nghiên cứu có 26 bệnh nhân
giảm tiểu cầu huyết khối kèm rối loạn tri thừa cân – béo phì (chiếm 39,4%, trong đó

giác, ‡là hiệu của liều dinh dưỡng trừ cho có 19 bệnh nhân (28,8%) thừa cân và 7 bệnh
năng lượng tiêu hao lúc nghỉ đo bằng phương nhân (10,6%) béo phì) và 7 bệnh nhân gầy
pháp chuyển hóa năng lượng gián tiếp
(chiếm 10,6%).
Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
Các bệnh nhân được nuôi ăn bằng hai
70,4 ± 13,5 tuổi. Cân nặng trung bình, chiều đường chính với liều dinh dưỡng trung bình
cao và chỉ số khối trung bình lần lượt là 52,3 1046,5 ± 303,9 kcal/ngày. Trong đó, 57 bệnh
± 8,7 kg, 158,3 ± 8,5 cm và 22,0 ± 2,6 kg/m2. nhân (77,0%) được ni ăn bằng đường ruột,
Chỉ định thơng khí ở BN là các nguyên nhân 13 bệnh nhân (17,6%) được nuôi ăn bằng
nội khoa như viêm phổi, suy tim, bệnh phổi đường tĩnh mạch hoàn toàn và 4 bệnh nhân
tắc nghẽn mạn tính…
(5,4%) được ni ăn bằng đường ruột kèm
Khi phân độ theo Hiệp hội Đái tháo dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung.
đường các nước Châu Á (IDI và WPRO), đa
Đặc điểm năng lượng tiêu hao lúc nghỉ
150


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Bảng 2. Đặc điểm năng lượng tiêu hao lúc nghỉ
Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (kcal/ngày)
p
Nhóm tuổi
Trẻ (n = 14)
1515 ± 274
0,048
Cao tuổi (n = 52)
1340 ± 283

Nhóm chỉ số khối
Gầy (n = 7)
1120 ± 97,1
Bình thường (n = 33)
1399 ± 302
0,040
Thừa cân-béo phì (n = 26)
1419 ± 276
Thời điểm đo
Ngày 1
1285,8 ± 316,1
0,002
Ngày 3
1468,9 ± 340,0
Trung bình
1377,3 ± 288,4
NLTHLN của nhóm bệnh nhân trẻ tuổi là ngoài(4,5). Với đặc điểm là khoa Hồi sức liên
1515 ± 274 kcal/ngày, nhóm bệnh nhân cao quan nội khoa, bệnh nhân chúng tôi thông
tuổi là 1340 ± 283 kcal/ngày, có sự khác biệt khí cơ học vì các bệnh nội khoa với các
có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p = nguyên nhân hàng đầu là viêm phổi, đợt cấp
0.048. NLTHLN của các nhóm bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen và suy
gầy, bình thường và thừa cân-béo phì lần tim. Hầu hết bệnh nhân có cân bằng năng
lượt là 1120 ± 97, 1399 ± 302, 1419 ± 276 lượng âm, với trung bình là -239,4 ± 471,9
kcal/ngày. NLTHLN khác biệt có ý nghĩa kcal/ngày, trong đó chỉ có 22,73% có cân
thống kê với p = 0.040 giữa các nhóm bệnh bằng năng lượng dương.
nhân có chỉ số khối khác nhau. Theo phương
Đặc điểm năng lượng tiêu hao lúc nghỉ
pháp đo CHNLGT thì NLTHLN vào ngày
Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ của nhóm
một TKCH là 1285,8 ± 316,1, ngày ba bệnh nhân < 60 tuổi lớn hơn bệnh nhân ≥ 60

TKCH là 1468,9 ± 340,0 kcal/ngày và trung tuổi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
bình là 1377,3 ± 288,4 kcal/ngày. Có sự khác của Geisler C. và cs (2016), tác giả giải thích
biệt có ý nghĩa thống kê giữa NLTHLN ngày sự khác biệt này là do khối lượng mỡ tăng
một và ngày ba với p = 0,002.
dần theo tuổi(7). Năng lượng tiêu hao tăng
dần ở các nhóm chỉ số khối, từ bệnh nhân
IV. BÀN LUẬN
gầy đến bệnh nhân có chỉ số khối bình
Đặc điểm chung
thường và cao nhất ở bệnh nhân thừa cân-béo
Nghiên cứu của chúng tơi có tỉ lệ nam:nữ phì. Tuy có vài nghiên cứu ghi nhận năng
cân bằng. Tuổi trung bình nhỏ hơn so với các lượng tiêu hao lúc nghỉ thay đổi ở các nhóm
nghiên cứu khác. Ngồi ra, các chỉ số về thể chỉ số khối khác nhau, tuy nhiên phân tích
trạng như cân nặng, chiều cao và chỉ số khối gộp của tác giả Carneiro I.P. và cs (2016)
cũng nhỏ hơn khi so với các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt này(8). Trong phân tích
khác, đặc biệt là các nghiên cứu nước của mình, tác giả cũng thấy rằng năng lượng
151


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

tiêu hao lúc nghỉ phụ thuộc nhiều vào khối
lượng mỡ.
Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ở ngày một
nhỏ hơn ngày ba thơng khí cơ học có ý nghĩa
thống kê với p = 0,002. Kết quả này phản
ánh một phần diễn tiến thay đổi q trình
chuyển hóa ở bệnh nhân nặng. Trong đó, nhu
cầu năng lượng của bệnh nhân sẽ tăng dần
khi bệnh nhân chuyển từ thời kì sớm của pha

cấp (ngày 1 - 2) qua thời kì muộn của pha
cấp (ngày 3 – 7) và cuối cùng là pha mạn
(pha hồi phục)(2).
V. KẾT LUẬN
Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ khác biệt
có ý nghĩa thống kê phụ thuộc vào vài đặc
điểm như tuổi, chỉ số khối và thời điểm đo.
Trong đó, năng lượng tiêu hao lớn hơn có ý
nghĩa thơng kê ở bệnh nhân < 60 tuổi so với
bệnh nhân ≥ 60 tuổi; ở nhóm bệnh nhân có
chỉ số khối cao hơn và tại thời điểm ngày ba
so với ngày một.

2.

3.

4.

5.

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Xuyên, Phạm
Thị Ngọc Thảo (2019), "Hướng Dẫn Dinh

152

8.


Dưỡng Trong Điều Trị Bệnh Nhân Nặng",
Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng TPHCM.
Singer P, Blaser AR, Berger MM, et al.
(2019), "ESPEN guideline on clinical
nutrition in the intensive care unit", Clin
Nutr, 38(1), pp. 48-79.
Waele; E. D., Honoré; P. M., Spapen H.
D. (2016),
"Indirect Calorimetry in
Critically Ill Patients: Concept, Current Use,
and Future Challenges", Springer Science.
Morbitzer KA, Wilson WS, Chaben AC, et
al. (2020), "Energy Expenditure in Critically
Ill Adult Patients With Acute Brain Injury:
Indirect
Calorimetry
vs.
Predictive
Equations", Front Neurol, 10, pp. 1426.
Nguyễn Mạnh Tuấn (2019), "Đánh giá năng
lượng tiêu hao ở bệnh nhân nằm hồi sức có
phẫu thuật bụng bằng phương pháp đo nhiệt
lượng gián tiếp", Luận văn Thạc sĩ Y học,
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Geisler C, et al. (2016). "Age-Dependent
Changes in Resting Energy Expenditure
(REE): Insights from Detailed Body
Composition Analysis in Normal and
Overweight Healthy Caucasians." Nutrients

8(6).
Carneiro IP, et al. (2016). "Is Obesity
Associated
with
Altered
Energy
Expenditure?" Adv Nutr 7(3), pp. 476-487.



×