Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết “tây phương mỹ nhơn” của huỳnh thị bảo hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VŨ QUỲNH MIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT “TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN”
CỦA HUỲNH THỊ BẢO HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VŨ QUỲNH MIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT “TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN”
CỦA HUỲNH THỊ BẢO HỊA

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số : 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

ĐÀ NẴNG, NĂM 2022




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn, giảng viên Khoa Ngữ Văn – Trường Đại
học Sư Phạm Đà Nẵng.
Các nội dung, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về mọi nội dung khoa học và thực tiễn của cơng trình
này.
Tác giả luận văn

Dương Vũ Quỳnh Miên




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6
6. Dự kiến đóng góp của đề tài ...............................................................................7
7. Bố cục đề tài .......................................................................................................7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 8

1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................................................. 8
1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật theo quan niệm của lí luận văn học ........................... 8
1.12. Ngơn ngữ văn chương theo quan niệm của phong cách học ....................... 10
1.2. Huỳnh Thị Bảo Hòa và tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn............................... 12
1.2.1. Tác gia Huỳnh Thị Bảo Hòa .......................................................................12
1.2.2. Tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn ............................................................. 14
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG TIẾU THUYẾT TÂY
PHƯƠNG MỸ NHƠN ..................................................................................................17
2.1. Các lớp từ giàu sắc thái tu từ trong Tây Phương Mỹ Nhơn.............................. 17
2.1.1. Từ ngữ Hán – Việt ...................................................................................... 17
2.1.2. Từ cổ và từ lịch sử ...................................................................................... 26
2.1.3. Phương ngữ .................................................................................................31
2.2. Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa ........................................................................34
2.2.1. So sánh tu từ ............................................................................................... 34
2.2.2. Ẩn dụ tu từ ..................................................................................................37
2.2.3. Hốn dụ tu từ .............................................................................................. 40
2.2.4. Nhân hóa .....................................................................................................44
2.2.5. Điệp ngữ .....................................................................................................45
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................47
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ PHÁP TRONG TIỂU THUYẾT TÂY
PHƯƠNG MỸ NHƠN ..................................................................................................48
3.1. Các kiểu câu trong Tây Phương Mỹ Nhơn ......................................................... 48
3.1.1. Câu đơn .......................................................................................................48
3.1.2. Câu phức thành phần: .................................................................................55
3.1.3. Câu ghép .....................................................................................................56
3.2. Các biện pháp tu từ về mặt cú pháp trong Tây Phương Mỹ Nhơn ..................62


3.2.1. Đảo ngữ .......................................................................................................62
3.2.2. Điệp cấu trúc ............................................................................................... 65

3.2.3. Biền ngẫu ....................................................................................................65
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................68
Chương 4. ĐẶC ĐIỂM CẤU ÂM – NGỮ ÂM TRONG TIỂU THUYẾT TÂY
PHƯƠNG MỸ NHƠN ..................................................................................................69
4.1. Hiện tượng biến âm theo phương ngữ ................................................................ 69
4.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm trong Tây Phương Mỹ Nhơn ............................... 75
4.2.1. Biện pháp hài thanh .................................................................................... 76
4.2.2. Biện pháp điệp âm, điệp thanh ...................................................................77
4.3. Nhạc tính trong câu văn Tây Phương Mỹ Nhơn ................................................81
4.3.1. Nhịp điệu.....................................................................................................82
4.3.2. Thanh điệu ..................................................................................................86
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................89
KẾT LUẬN ..................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 92
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng biểu
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
3.1.
4.1.
4.2.
4.3.


Tên bảng biểu

Trang

Một số từ Hán – Việt trong Tây Phương Mỹ Nhơn
Bảng thống kê các từ cổ trong tiểu thuyết Tây
Phương Mỹ Nhơn
Bảng thống kê các từ lịch sử trong tiểu thuyết Tây
Phương Mỹ Nhơn
Bảng thống kê phương ngữ trong tiểu thuyết Tây
Phương Mỹ Nhơn
Thống kê phép hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa tên
riêng và tên chung trong Tây Phương Mỹ Nhơn
Bảng thống kê phân loại và tần suất sử dụng các kiểu
câu đặc biệt được dùng trong Tây Phương Mỹ Nhơn
Bảng biến thể ngữ âm kị húy
Bảng thống kê âm vực trong Tây Phương Mỹ Nhơn
Bảng thống kê âm điệu trong Tây Phương Mỹ Nhơn

21
28
29
33
42
52
73
87
89


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1.

Tỉ lệ sử dụng các kiểu so sánh trong Tây Phương Mỹ
Nhơn

35


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu ngơn ngữ văn học, đặc biệt là tiếp cận, tìm hiểu đặc điểm về ngôn ngữ
của một tác giả, qua một hoặc một số tác phẩm là một hướng đi cần thiết trong nghiên
cứu phong cách ngôn ngữ học, đồng thời là cách nghiên cứu về vốn từ trong một giai
đoạn lịch sử nhất định, hướng đi này vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên
ngành và ngày càng được mở rộng theo nhiều trường phái khác nhau.
Trong quá trình hình thành và vận động của nền văn học hiện đại bằng chữ quốc
ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn xuôi được xem là bộ phận “mới lạ nhất, hiện
đại nhất”. Và trong văn xuôi, tiểu thuyết là thể loại rất đáng được lưu tâm. Dù chưa phải
là chặng hoàn tất và đạt được nhiều thành tựu thể loại như giai đoạn sau (1930 – 1945),
nhưng tiểu thuyết giai đoạn giao thời (1900 – 1930) đã xuất hiện nhiều tác phẩm gây được

ấn tượng. Cho đến nay, người ta vẫn nhắc tới Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) với vai trò
của “cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên”, Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật) với vị trí của
“cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên”, Cậu bé nhà quê (Nguyễn Lân) với ý nghĩa của “cuốn
tiểu thuyết giáo dục đầu tiên”,… Tuy nhiên, trong đội hình khoảng 30 nhà tiểu thuyết thế
hệ thứ hai, những người được xem là đặt nền móng chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc của
văn xuôi Việt Nam vào những năm ba mươi trở về sau, chúng ta chỉ mới thấy thấp thoáng
hai gương mặt đại diện cho Trung Kỳ là Lê Dư và Phan Khôi, song dường như mục tiêu
sự nghiêp của họ không dành cho văn xuôi. Tuyệt nhiên không thấy một bóng hồng nào
“hành nghề” văn xi. Gần đây, nhờ vào công phu khảo cứu của nhiều nhà nghiên cứu,
đặc biệt là ông Thy Hảo Trương Duy Hy, chúng ta được có trên tay cuốn tiểu thuyết Tây
Phương Mỹ Nhơn của Huỳnh Thị Bảo Hòa in cùng các tác phẩm khác của bà trong
cuốn Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa – Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu tiên (NXB Văn học,
Hà Nội, 2003). (Cách ghi tên tác phẩm với 04 chữ cái đầu viết hoa mà chúng tôi sử dụng
trong toàn bộ luận văn cũng được dựa trên nguồn ngữ liệu này)
Lâu nay, giới nghiên cứu vẫn cho rằng, phụ nữ Việt đầu tiên viết tiểu thuyết là nữ sĩ
Anh Thơ với cuốn Răng đen (1943). Trong khi đó, tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn đã
được ấn hành từ năm 1927. Đây là cuốn “luân lý tiểu thuyết” của nữ tác giả Huỳnh Thị
Bảo Hòa, người làng Đa Phước, Hòa Minh, Hòa Vang (nay là Liên Chiểu, Đà Nẵng) viết
ở Đà Thành mùa thu năm Bính Dần 1926. Sách được in thành 2 tập (tổng cộng 76 trang,
khổ 14x20cm) tại nhà in Bảo Tồn, 36 bis phố Bonnard, Saigòn 1927, bìa có hình bán thân
của một phụ nữ Pháp, chít khăn, cổ mang xâu chuỗi hạt trai. Cuốn tiểu thuyết này đã vinh
dự được cụ Huỳnh Thúc Kháng viết lời tựa, nhà thơ Tản Đà viết lời đề tặng, nhà báo Bùi
Thế Mỹ viết lời bạt. Và cuốn sách cũng được ông Diệp Văn Kỳ, chủ bút tờ Đông Pháp
thời báo giới thiệu ở mục điểm sách ngay số ra đầu tiên của trang Phụ trương văn chương
trên tờ Đông Pháp thời báo số 635, ra ngày 14-10-1927. Đấy là tất cả vinh dự ngay lúc
sinh thời của tác phẩm. Nhưng éo le thay, hơn 90 năm qua cuốn tiểu thuyết đã rơi vào


2
quên lãng, và vị trí tiên phong của một nhà tiểu thuyết là phụ nữ như tác giả đã bị bỏ qua.

Thực tế cũng cho thấy các cuốn nghiên cứu, chuyên khảo văn học sử về tiểu thuyết Việt
Nam, xuất bản từ sau 1950 ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, đều khơng thấy nhắc nhở gì tới
cuốn truyện này của bà Bảo Hồ. Và cũng hầu như chưa có nguồn tài liệu nào biết chính
xác tiểu sử, thơng tin của bà Bảo Hịa. Đây là một thiếu sót to lớn cần được bổ sung trong
lược sử các tác gia và tác phẩm Việt Nam. Vậy nên, mặc dù còn nhiều mặt hạn chế về
nghệ thuật song những đóng góp của bà Bảo Hòa và tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn là
rất lớn và cần được biết đến trên nhiều phương diện.
Xuất phát từ những lí do trên, luận văn nghiên cứu “Đặc điểm ngôn ngữ nghệ
thuật tiểu thuyết “Tây Phương Mỹ Nhơn” của Huỳnh Thị Bảo Hịa” khơng chỉ tìm
hiểu về phong cách ngơn ngữ của một tác giả mà nhằm góp phần khẳng định vị trí quan
trọng của tác giả cũng như tác phẩm trong lược sử văn học Việt Nam mà cịn tìm hiểu
về ngơn ngữ dân tộc và phương ngữ, qua đó phản ánh một giai đoạn của q trình phát
triển ngơn ngữ trong đời sống hiện thực Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tây Phương Mỹ Nhơn được coi là cuốn tiểu thuyết luân lý đầu tiên của Việt Nam.
Nhưng cái đặc sắc của nó nằm ở tính chất ngược dịng, khác biệt so với những tiểu thuyết
cùng thời mặc dù có chung nguồn cảm hứng đạo lý. Trong dòng chảy chung của cảm
hứng đạo lý giai đoạn giao thời, Tây Phương Mỹ Nhơn đứng thành một mạch riêng. Tác
phẩm gây được ấn tượng ngay từ khi ra đời khơng phải chỉ vì được liệt vào “thời kỳ thứ
nhất của mục văn tiểu thuyết đàn bà”, mà chủ yếu là bởi một đề tài và chủ đề khá đặc
sắc. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì các cơng trình nghiên cứu về bà Bảo Hòa
cũng như tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn chưa nhiều, thậm chí là cịn khá nhiều người
chưa biết đến nữ sĩ và tác phẩm này.
Báo Tiếng Dân số ra ngày 4/10/1941 nhận xét Huỳnh Thị Bảo Hòa là người “vang
danh trên mặt báo” và là người “chia sẻ gánh nặng với giới mày râu. Năm 1943, tạp
chí Tri tân ở Hà Nội ra liền hai số chuyên đề về Văn học phụ nữ, các bài viết của Hoa
Bằng, Phạm Mạnh Phan cũng đều ghi nhận cây bút Huỳnh Thị Bảo Hoà trong làng báo
đầu thế kỷ XX. Nhưng phần việc bà góp với làng văn thì q ít người biết. Chính Hoa
Bằng, khi ghi nhận bà Bảo Hồ là cây bút đã viết cho tờ Tiếng dân, thì đồng thời lại
khơng biết bà có cuốn truyện Tây Phương Mỹ Nhơn này, nên đã kể cuốn Răng đen của

Anh Thơ như là cuốn tiểu thuyết thứ nhất của tác giả nữ Việt Nam ở thế kỷ XX [43].
Người trước nhất có cơng phát hiện ra văn bản chính là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
Năm 2001, ông Lại Nguyên Ân phát hiện được toàn bộ tiểu thuyết Tây Phương Mỹ
Nhơn ở Thư viện Quốc gia Hà Nội và ông là người đầu tiên làm cái việc khơi đống tro
tàn thời gian để đưa ra ánh sáng người phụ nữ viết tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ đầu
tiên của nước ta song bất hạnh, bị người đời lãng quên suốt 70 năm (tính đến năm 2001).
Ở phần mở đầu, trước khi vào truyện, có đến bốn bài viết khác nhau (các bài tựa của
Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Thế Mỹ và tiểu dẫn của tác giả). Cả bốn bài này đều


3
lưu ý một điểm: đây vốn là một chuyện có thật ở vùng Quảng Nam được nữ tác giả soạn
thành tiểu thuyết. Hơn nữa, ba vị khách đề tựa đều đoan quyết rằng đây là cuốn tiểu thuyết
đầu tiên của nữ tác giả Việt Nam trong thế kỷ XX. Khi viết lời tựa cho Tây Phương Mỹ
Nhơn, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Tiểu thuyết nước ta nay còn đương nẩy chồi mọc
mống, trong đám mày râu mới xuất hiện một đôi bản như Quả dưa đỏ, Cảnh thu di hận,
... cịn nữ giới thì thật chưa có. Nay bà đem cái thì giờ quý báu mà làm được bản này, lấy
cái học thức sở đắc mà ra công thêu dệt để tự tạo cho thành một nhà văn trong nữ giới, cái
công mở núi vỡ đường, thật không những là ngọn cờ tiên phong cho đạo quân nương tử
trong làng quần thoa, mà cũng là tiếng trống trên thành, phu nhơn làm một tay nữ tướng
quân kình địch cho đám mày râu trong trường văn trận bút. Bạo dạn thật! Khó nhọc thật”
[49; tr.40]. Tản Đà khẳng định đây “là vở tiểu thuyết thứ nhất của trong bạn quần thoa
mới soạn ra”. Bùi Thế Mỹ, một trong những cây bút trụ cột của Đông Pháp thời báo, là
người được tác giả nhờ trơng nom việc in cuốn sách, thì thận trọng hơn nữa: “Nay tiểu
thuyết Tây phương Mỹ Nhơn của bà Vương Khả Lãm ra đời, hay dở thế nào, xin nhường
có hải nội chư qn tử phẩm bình; tôi với bà là chỗ tri giao, tưởng chẳng nên để lời tán
tụng; song có một điều là nếu pho sử văn học của nước nhà mà có ngày xuất thế, thời tôi
tin rằng tiểu thuyết Tây phương mỹ nhân của bà Vương Khả Lãm đây cũng sẽ được liệt
vào trong thời kỳ thứ nhất của mục văn tiểu thuyết đàn bà vậy” [49; tr.43-44]. Một cuốn
tiểu thuyết có giá trị về đạo lý và lược sử văn học là vậy nhưng trên thực tế, những người

viết văn học sử đời sau lại chưa ghi nhận và chưa chứng thực được điều ấy.
Mặt khác, đối với nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa, dù là bà từng tham gia trong làng
báo, làng văn, biên khảo,… và có những tác phẩm gây tiếng vang từ năm 1927 đến năm
1936 nhưng vẫn chưa có nhà phê bình, nghiên cứu nào phát hiện. Cụ thể như nhà phê
bình Vũ Ngọc Phan, khi viết tác phẩm “Nhà văn hiện đại” – nổi tiếng cuối thập niên 30
của thế kỷ trước không hề nhắc đến tên nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa. Chẳng những thế mà
hầu hết các từ điển văn học hoặc các bộ Tổng tập văn xuôi xuất bản trước năm 2003
cũng không hề nhắc đến tên bà [49; tr.18].
Mãi đến lúc nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân phát hiện vào năm 2001 và tác phẩm
Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa – Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu tiên do Thy Hảo Trương
Huy Dư sưu tầm, giới thiệu năm 2003, thì từ đó đến nay, giới nghiên cứu, báo chí và
độc giả trong và ngoài nước mới đặc biệt quan tâm đến. Sự kiện này gây được tiếng
vang đáng kể bằng bài viết của nhiều vị trong và ngoài nước, khen ngợi một nữ sĩ tài
danh đã tự tạo cho mình một hướng đi có đạo lý vào thời buổi vơ cùng khó khăn đối với
phái nữ, song vẫn đạt được những thành tựu bằng những nét son rực rỡ trong tiến trình
văn hóa dân tộc cận hiện đại.
Điều rõ ràng nhất mà mọi người đều cảm nhận được là từ khi tên nữ sĩ được cơng
bố trong tác phẩm nói trên, lập tức được trang trọng đưa vào các cuốn sách Từ điển Văn
học (Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá biên soạn),
Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam (Nguyễn Q.Thắng – Nguyễn Bá Thế), Tổng tập Văn


4
xi lãng mạn miền Nam (Hồng Lại Giang chủ biên), Kỷ lục Việt Nam (Tập 3), Từ điển
Tác phẩm Văn xi Việt Nam (Vũ Tuấn Anh – Bích Thu chủ biên). Trước đó, từng có
36 tập, 48 quyển Tổng tập văn học Việt Nam ghi một số lượng tác giả được công bố lần
đầu về phần văn xuôi Quốc ngữ (khơng có tên nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hịa) nhưng tơn
danh của những tác giả được cơng bố đó hầu như không gây được tiếng vang lớn như
trường hợp của bà Bảo Hòa từ giữa năm 2003 đến nay (Xem [48; tr.20]). Đây là hiện
tượng đáng để giới cầm bút cũng như chính quyền sở tại quan tâm, phục hồi vị trí của

một nữ sĩ giàu lịng u nước, góp phần xây dựng và phát huy tổ chức cuộc sống mới
cho giới quần thoa, ở ngay trong thời buổi cực kỳ khó khăn bởi ảnh hưởng của cuộc
xâm lược Pháp và Nho giáo khắt khe, chưa hoàn toàn lụi tàn.
Bởi vì q trình phát hiện có phần chậm trễ này, cho nên những nghiên cứu về bà
Bảo Hòa và tác phẩm này chưa nhiều. Có chăng, chỉ là những bài viết được rút ra từ
báo, tạp chí hoặc từ điển của một số ít các nhà nghiên cứu đã kịp biết về bà Bảo Hòa
hoặc kịp đọc tác phẩm này.
Người đầu tiên và quan trọng cần được nhắc đến, không ai khác, chính là nhà
nghiên cứu Lại Nguyên Ân. Sau khi phát hiện cuốn tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn,
trên trang cá nhân của mình, ơng đã viết một bài với tựa đề “Tây Phương Mỹ Nhơn –
Một cuốn truyện bị lãng quên suốt 70 năm qua” [43], bài viết sau này được đăng lại
trong tạp chí Văn học (trang 82, số 6/2001), giới thiệu về tác giả, tác phẩm cũng như
q trình ơng “khơi đống tro tàn” để đưa được tác phẩm đến với độc giả. Trong đó, ơng
khẳng định và giải thích việc gọi Tây Phương Mỹ Nhơn là “cuốn tiểu thuyết thứ nhất
của nữ tác gia người Việt trong thế kỉ XX”. Ông nhận xét tác giả đang “chủ quan hóa”,
“Việt hóa” một thế giới xa lạ nhưng ln biết giới hạn của mình; chủ đề và cách thức có
phần khn mẫu, sáo mịn nhưng chất liệu ít nhiều mới mẻ (những sự việc, những con
người, nhưng tình huống thuộc loại ít được biết đến). Bài viết là lời giới thiệu ban đầu
đến mọi người về Huỳnh Thị Bảo Hòa và Tây Phương Mỹ Nhơn.
Báo Đà Nẵng cuối tuần (số 1607 ngày 20/10/2002) đăng tải bài viết của tác giả
Ngơ Tồn: “Về Tây Phương Mỹ Nhơn và nữ tiểu thuyết gia quốc ngữ đầu tiên của văn
học Việt Nam”. Ngoài những giới thiệu về tác giả và tác phẩm, Ngơ Tồn ghi nhận và
dành sự ngợi khen đối với việc tác giả đưa tiếng nói đời thường, dân dã vào tác phẩm,
thể hiện tính tích cực cơng dân, ông gọi đây là “sự thể hiện ngoạn mục năng lực cách
tân của giới chị em”.
Tác giả Lê Quang Đức (Hội viên Hội Nhà Văn TP. Đà Nẵng) với bài viết “Trường
hợp nhà tiểu thuyết Huỳnh Thị Bảo Hòa” trên tạp chí Văn hóa Việt Nam có nhắc đến
việc phát hiện Tây Phương Mỹ Nhơn là một “sự kiện văn hóa”. Ơng cho rằng, mặc dù
Tây Phương Mỹ Nhơn là một cuốn tiểu thuyết chứa đựng tất cả những nhược điểm cơ
bản của một cuốn tiểu thuyết ở thời ký chuyển giao văn học, nhưng những đóng góp tác

phẩm là rất lớn và cần được nhận thức rõ trên nhiều phương diện. Ông làm rõ sự đột phá
về mặt nội dung, tư tưởng, cốt truyện và nhân vật của tác phẩm, bên cạnh đó là luận bàn


5
(một cách khơng chắc chắn) về vấn đề quyền bình đẳng xã hội, những phê phán, tố cáo
ẩn mình sau tác phẩm. Cuối cùng, ơng khẳng định vị trí đáng được cơng nhận của bà
Bảo Hịa và tác phẩm.
Mục “Văn hóa nghệ thuật” của báo Thanh niên số 187 – 188 (phát hành vào ngày
5 và ngày 6 tháng 7 năm 2004) đã đăng tải hai bài viết của tác giả Nguyễn Thế Thịnh
viết về Vương phu nhân và Tây Phương Mỹ Nhơn. Bài thứ nhất viết về cuộc đời và
những câu chuyện của bà Bảo Hòa, tác giả gọi Vương phu nhân là “người phụ nữ đặc
biệt” thông qua việc bà là người phụ nữ đầu tiên cắt tóc ngắn, đi xe đạp và làm báo, bà
cố súy cho phong trào phụ nữ văn minh, hô hào chị em phải học chữ quốc ngữ, phải biết
vận dụng kiến thức khoa học, phải biết nuôi con nhưng cũng phải biết hoạt động xã hội.
Bài thứ hai viêt về Tây Phương Mỹ Nhơn, Nguyễn Thế Thịnh cho rằng nội dung cuốn
tiểu thuyết rất độc đáo và bày tỏ sự thán phục vì cách đây 77 năm mà một tác giả, lại là
phụ nữ, đã thể hiện một quan điểm tiến bộ như thế (câu chuyện người đàn bà Pháp lấy
chồng An Nam) thông qua tiểu thuyết.
Trong Từ điển Văn học (bộ mới, NXB Thế giới) trang 671 – 673, tác giả Đặng Thị
Hảo khi nhắc về Tây Phương Mỹ Nhơn có phân tích sơ lược về kết cấu và ngơi nhân vật
của tiểu thuyết. Thơng qua đó, tác giả cho rằng “tác phẩm kết cấu theo dòng chảy của
thời gian, đơn giản nhưng cảm động, văn viết khá chắc tay, đặc biệt là những đoạn tả
cảnh”, tuy nhiên “tâm lý, nhân vật đôi chỗ thể hiện chưa thật khéo nên hiệu quả khắc
họa cá tính có phần hạn chế”. Tác phẩm là sự thể nghiệm đầu tiên và dường như cũng
là cuối cùng đối với hình thức nghệ thuật chương hồi của tiểu thuyết quốc ngữ.
Tác giả Hà Diệp Hằng nhận xét Tây Phương Mỹ Nhơn là một bước đột phá so với
nền tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với một hệ thống đông đảo nhiều nhân vật
là người nước ngồi và khơng gian mở rộng. Tác giả trích lời nhà văn Lê Quang Đức
nhận định về tác phẩm như sau: “Với việc xây dựng một câu chuyện tình vượt biên giới

như Tây Phương Mỹ Nhơn, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa một lần nữa làm một cuộc cách
mạng trong việc thay đổi nhãn quan văn hóa cho xã hội, xóa bỏ ít nhiều tinh thần dân
tộc hẹp hịi, nhìn rộng ra xa hơn cảnh quan của mình để thấy một thế giới khác, dù chưa
chắc là ưu việt nhưng vẫn mới lạ và có quá nhiều điều cần phải suy ngẫm và học tập,
trực tiếp đặt vấn đề xung đột giữa dân tộc và văn hóa Pháp đang tồn tại trong xã hội …”
(Thông tin phụ nữ 8/3, 2005)
Một số bài viết khác trên các báo và tạp chí cũng có nhắc đến bà Bảo Hịa và cuốn
tiểu thuyết này, tuy nhiên, ngồi những thơng tin về cuộc đời giới thiệu sơ lược về cuốn
tiểu thuyết thì chỉ là những nhận xét chung chung và có phần chủ quan. Tuyệt nhiên
chưa một ai nghiên cứu và tìm hiểu một cách đầy đủ về đặc điểm ngôn ngữ của Vương
phu nhân nói riêng và tác phẩm Tây Phương Mỹ Nhơn nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật của Huỳnh Thị Bảo Hòa trong Tây Phương Mỹ


6
Nhơn nhằm khảo sát tồn bộ đặc điểm ngơn ngữ trong cuốn tiểu thuyết này, xác định
được năng lực biểu đạt của hệ thống ngôn ngữ này đối với tác phẩm và đối với nhân vật,
xác định được phong cách ngơn ngữ của Huỳnh Thị Bảo Hịa trong Tây Phương Mỹ
Nhơn. Đồng thời qua đó, nhận diện được một trường hợp cụ thể của ngôn ngữ tiểu thuyết
Việt Nam trước năm 1930 nói riêng và nhận diện một phần về ngơn ngữ văn chương
Việt Nam đầu thế kỉ XX nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ khung lí thuyết đã xây dựng cùng với những vấn đề lí luận đã được đưa ra, luận
văn xác định những nhiệm vụ cơ bản như sau: Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích
ngữ liệu một cách có hệ thống trên các bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ
âm; phân tích đặc điểm nghệ thuật ngơn từ qua các biện pháp tu từ; nghiên cứu định
lượng và định tính tồn bộ các bình diện; khảo sát và phân tích ngữ liệu một cách khách
quan và đầy đủ nhất; cuối cùng, rút ra được những nhận xét tổng quát nhất về vấn đề đã

được nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là đặc điểm ngôn
ngữ nghệ thuật của Huỳnh Thị Bảo Hịa trên các bình diện: từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ
pháp, ngữ âm.
Phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết tình cảm Tây Phương Mỹ Nhơn trong mối quan
hệ với toàn bộ tác phẩm của Huỳnh Thị Bảo Hòa và trong mối quan hệ với các tác phẩm
văn chương Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ đầu thế kỉ XX.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ học, chúng tơi phân
tích tồn bộ đặc điểm ngơn ngữ nghệ thuật của Tây Phương Mỹ Nhơn để miêu tả một
cách rõ nét nhất về đặc điểm ngôn ngữ của bà Bảo Hòa, đồng thời bổ sung thêm các thủ
pháp sau:
- Thủ pháp thống kê: Chúng tôi tiến hành thống kê ngơn ngữ nghệ thuật trong tác
phẩm theo các bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm nhằm đem đến kết quả
mang tính định lượng.
- Thủ pháp cải biến: Chúng tôi phân ranh giới các ý nghĩa và cố gắng hợp nhất các
từ nhận được vào các lớp nghĩa tương đương, qua đó chẩn đốn và phát hiện hiệu quả
biểu đạt của ngơn từ.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp đối
sánh thông qua việc tiến hành so sánh – đối chiếu từ kết quả thống kê để đánh giá năng
lực biểu đạt của đơn vị ngôn ngữ với chuỗi đồng nghĩa hoặc với các tác giả khác.
Trong quá trình khảo sát và xử lý tư liệu, một số thủ pháp cũng được vận dụng linh
hoạt để làm nổi rõ và phát hiện bản chất của đối tượng, đó là các thủ pháp phân tích
ngơn cảnh, thủ pháp xã hội học, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp,…


7
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lí luận

Qua tìm hiểu của chúng tơi, chưa có một cơng trình nào thật sự đi sâu vào nghiên
cứu cụ thể và đầy đủ về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật của nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hịa
nói chung cũng như của tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn nói riêng. Luận văn này được
thực hiện với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu “địa hạt” đang được quan tâm và chú trọng
này trên các bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm. Qua đó, góp phần nhỏ
làm sáng tỏ cái đạo đức luân lý mà bà Bảo Hịa muốn nói đến trong bối cảnh giao thời,
thay đổi một vài định đề thiếu chính xác đã trú ngụ xưa nay trong lịch sử văn học, đồng
thời làm sáng tỏ một vài giả thuyết quan trọng khác về văn chương xứ Quảng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Như đã nói ở trên, việc tiểu sử, thông tin của nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa và cuốn
tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn bị lãng quên suốt 90 năm qua là một thiếu sót lớn của
nền văn học Việt Nam. Rõ ràng, với những gì được diện kiến qua tác phẩm này, có thể
khẳng định, những trang lược sử về tác gia hoặc văn xuôi Việt Nam cần phải dành một
chỗ cho bà Bảo Hòa với tư cách một người mở đầu cho tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc
ngữ, người mở đường cho văn xuôi tự sự, tư cách khai phá đề tài về người phụ nữ chống
lễ giáo và định kiến xã hội, tư cách khai phá đề tài về người ngoại quốc,…
Về phía tác phẩm, Tây Phương Mỹ Nhơn cho dù viết lại một chuyện có thật hay
chỉ là hư cấu để làm tấm gương đạo đức, thì tác phẩm vẫn là một hiện tượng đặc sắc.
Nó thể hiện sự giao thoa văn hố Đơng Tây theo chiều ngược lại với những gì đang xảy
ra trong đời sống xã hội ta lúc bấy giờ. Tác phẩm khơng chỉ có ý nghĩa với đương thời
mà ngày nay, nó vẫn khiến người đọc phải ngạc nhiên. Đối với đương thời, một mặt nó
thể hiện xu hướng tư tưởng “Pháp - Việt đuề huề”, mặt khác chứng tỏ một cái nhìn khách
quan và “rộng lượng” của tác giả ngay trong hoàn cảnh nước ta đang bị thực dân Pháp
xâm lược. Trong tinh thần giao lưu hiện đại, tác phẩm cịn có thể được tiếp nhận với ý
nghĩa thể hiện mối quan hệ hoà hiếu giữa các dân tộc trên thế giới. Điều này càng thực
sự cần thiết trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Vậy nên, tác giả mong muốn đưa tên tuổi nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa và tiểu thuyết
Tây Phương Mỹ Nhơn đến gần với mọi người hơn thông qua luận văn này.
7. Bố cục đề tài
Dự kiến bố cục của luận văn gồm 4 chương (ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ

lục, tài liệu tham khảo):
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
Chương 3: Đặc điểm cấu trúc – ngữ pháp trong tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
Chương 4: Đặc điểm cấu âm – ngữ âm trong tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn


8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Ngơn ngữ nghệ thuật
Trong q trình phát triển lịch sử, lồi người đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ
thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, … Mỗi một loại hình nghệ thuật
sẽ có chất liệu riêng, có các tín hiệu thẩm mĩ riêng, có cách thức sáng tạo và tiếp nhận
riêng, có chức năng riêng trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nếu như
âm nhạc được tạo nên bởi các giai điệu, âm thanh; hội họa được tạo nên từ màu sắc và
đường nét; điêu khắc và kiến trúc được tạo nên bởi đường, khối thì ngơn ngữ chính là
chất liệu của văn học. Một trong các chức năng chính của ngơn ngữ là chức năng thẩm
mĩ hay cịn gọi là chức năng làm chất liệu cho nghệ thuật văn chương. Xét theo phong
cách học, loại ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ văn chương hoặc ngôn ngữ nghệ
thuật, đây cũng là một trong sáu phong cách ngôn ngữ chính được hình thành dựa trên
ngữ cảnh và mục đích giao tiếp của con người.
Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu và là phương tiện mang tính đặc thù của văn học.
Ngôn ngữ nghệ thuật “được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng, hàm súc và
đặc biệt gợi cảm” [17; tr.215]. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học,
bởi chính ngơn ngữ đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng,
tính cách và cốt truyện,… Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá
trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên
trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Có thể nói, trong khi thực hiện chức năng
thẩm mĩ, ngôn ngữ cũng đồng thời thực hiện chức năng giao tiếp và tư duy.

Các nhà văn khi sáng tác ra một tác phẩm, họ đã trải qua một quá trình nhận thức,
chiêm nghiệm về tự nhiên, cuộc sống và xã hội xung quanh. Rồi sau đó thể hiện kết quả
nhận thức và tư duy của mình thơng qua các hình tượng nghệ thuật, các tín hiệu thẩm
mĩ. Vì thế, tác phẩm văn chương mang tính hình tượng sinh động, cụ thể, cá thể và tác
động vào cảm xúc, lí trí độc giả.
Như vậy, khi sáng tác tác phẩm, các tác giả đã tiến hành hoạt động tư duy nghệ
thuật, sau đó thể hiện qua các tín hiệu thẩm mĩ để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Khi
tiếp nhận, độc giả cũng tiến hành nhận thức và lĩnh hội tác phẩm theo các tín hiệu thẩm
mĩ để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của tác phẩm. Và các tín hiệu thẩm mĩ ở đây chính là ngơn
ngữ nghệ thuật trong văn học hay cịn gọi là ngơn ngữ văn chương.
1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật theo quan niệm của lí luận văn học
Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận một ngun lí là khơng có ngơn ngữ thì khơng
có văn học. Theo quan niệm của lí luận văn học, bằng ngơn ngữ, tác phẩm văn chương
có thể biểu hiện được mọi nội dung nhận thức của con người thuộc về mọi giác quan
(thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), khắc họa hình tượng khơng thua kém
gì các loại hình nghệ thuật khác, hơn thế nữa, cịn khắc họa được mọi khía cạnh sâu kín,


9
tế nhị, phức tạp trong tình cảm, tâm lí con người. Đó chính là những ưu thế làm cho
nghệ thuật văn chương sớm ra đời và tồn tại trường cửu cùng với con người và xã hội
loài người, cho dù con người đã, đang và sẽ sáng tạo thêm nhiều loại hình nghệ thuật
khác.
Trong cuốn Cơ sở lí luận văn học (tập 2) (1985), Lê Bá Hán đã trình bày năm đặc
điểm của ngơn ngữ văn học dưới góc nhìn của lí luận văn học như sau:
Thứ nhất, ngơn ngữ văn chương có tính chính xác, trong sáng, biểu hiện đúng
những gì muốn nói, cần nói. Thường thì một khái niệm có thể được diễn tả bằng nhiều
từ, nhưng tùy theo tư tưởng, tình cảm của từng tác giả mà mỗi người sẽ chọn ra một từ
thể hiện đúng nhất, chính xác nhất điều mà bản thân muốn nói, muốn truyền đạt. Giống
như Vích-to Huy-gơ từng nói: “Trong tiếng Pháp, khơng có từ nào hay, từ nào dở, từ

nào đặt đúng chỗ là từ đó hay”. Trong ngơn ngữ văn chương cũng vậy, sự giác ngộ sâu
sắc về ngôn ngữ của các nhà văn giúp sự việc, hiện tượng được tái tạo sinh động, miêu
tả đúng cảnh vật, khắc họa đúng hình dáng, làm cho tác phẩm của họ có giá trị bền lâu.
Thứ hai, tính hàm súc, văn học đòi hỏi sử dụng một khối lượng những chất liệu và
phương tiện nghệ thuật tối thiểu nhằm đạt đến một hiệu quả nghệ thuật tối đa. Hàm súc
ở đây chính là cách dùng từ sao cho thật “đắt”, có giá trị biểu cảm cao nhất, miêu tả mọi
sự vật, hiện tượng một cách cơ đọng, ít lời nhiều ý, “lời chật, ý rộng”, vậy nên đôi khi
những chỗ ngừng, chỗ ngắt câu, dấu ba chấm lại là chỗ được nói đến nhiều nhất khi
phân tích một tác phẩm văn học. Nguyễn Du đã lật tẩy bản chất đê tiện, vô văn hóa của
Mã Giám Sinh ngay trong những câu đầu tiên miêu tả về y chỉ bằng một chữ “tót”. Đây
là đặc điểm nhưng đồng thời cũng là yêu cầu của ngôn ngữ văn chương.
Thứ ba, ngôn ngữ văn chương phải có tính tạo hình và biểu cảm, tức là phải có
khả năng tái tạo hiện thực như nó vốn có và mang tính truyền cảm. Nhà văn phản ánh
hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngơn ngữ để
xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học. Ngôn ngữ văn học không
trừu tượng như ngôn ngữ triết học, chính trị, cũng khơng phải ngơn ngữ kí hiệu hóa như
một số mơn khoa học; ngơn ngữ văn học trực tiếp xây dựng hình tượng trong tác phẩm
dựa trên ấn tượng của nhà văn về con người, sự vật trong cuộc sống, nó gắn liền với
quan điểm, tư tưởng và khát vọng của nhà văn, cho nên nó mang tính chất cảm tính. Tác
giả tạo ra hình tượng bằng sức gợi ngôn từ, cho nên, mỗi nhà văn phải làm sao để vừa
tái hiện thật nhất, sinh động nhất những cái vốn có, mà thơng qua đó phải vừa phản ánh
được ý đồ, tâm tư, tình cảm mà mỗi hình tượng muốn thể hiện.
Thứ tư, một đặc điểm rất đáng chú ý đó là tính nhiều nghĩa, tức là tính nhiều nghĩa
thơng thường được nhân lên nhiều lần trong ngôn ngữ văn học. Bản thân ngôn ngữ thông
thường đã mang nhiều tầng nghĩa khác nhau, tùy vào hoàn cảnh mà người nói sẽ chuyển
nghĩa, tạo nghĩa sao cho phù hợp, nhưng trong văn học, sự đa nghĩa không chỉ dừng lại
ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu mà cịn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh, đơi khi tạo
nên hiện tượng “nhịe nghĩa” trong văn thơ. Chính đặc tính này đã làm cho mỗi từ, mỗi



10
ngữ trong tác phẩm văn học ẩn chứa một nét nghĩa, nét đẹp tiềm tàng, kích thích, khiêu
gợi, tạo điều kiện cho người đọc, người nghe đồng sáng tạo.
Cuối cùng, thuộc tính bản chất nhất của ngơn ngữ văn học – tính thẩm mĩ. Cái đẹp
của văn học đến từ cả hai phương diện: hình thức và nội dung. Hình thức của văn học
chính là ngơn ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng, nhà văn dùng ngòi bút để tạo nên đứa
con tinh thần của mình, chắt lọc và khéo léo sử dụng ngôn từ để mở ra cánh của mn
vàn cảm xúc. Đó chính là cái đẹp mà ngôn ngữ văn chương mang lại, một tác phẩm
không chỉ đơn thuần là kể lại một chuỗi sự việc trọn vẹn mà còn tác động sâu sắc đến
tâm tư độc giả, làm lắng đọng những giá trị tinh thần khó phai. Tuy nhiên, Lê Bá Hán
khơng xếp tính thẩm mĩ vào hệ thống các đặc điểm đã nêu mà quan niệm rằng nó là
thuộc tính của mọi thuộc tính, hịa thấm vào các thuộc tính khác, [10; tr178-197].
1.12. Ngơn ngữ văn chương theo quan niệm của phong cách học
Theo quan niệm của phong cách học, ngôn ngữ văn chương được xếp vào phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật ra đời từ rất sớm và vì được cải tạo từ
hệ thống tín hiệu thứ nhất (khẩu ngữ) nên có thể xem là một loại hình phái sinh của khẩu
ngữ [41; tr.93]. Tuy nhiên, khẩu ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật có sự đối lập nhau về mặt
chức năng, nếu khẩu ngữ dùng để giao tiếp trong cuộc sống thơng thường thì ngơn ngữ
nghệ thuật lại có chức năng thông báo – thẩm mĩ. Một mặt, tác phẩm nghệ thuật thơng
báo một nội dung nào đó, nhưng mặt khác lại địi hỏi nó đáp ứng nhu cầu cái đẹp của
con người.
Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được thể hiện ở chỗ
tín hiệu ngôn ngữ (đặc trưng nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thành của
hình tượng. Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt
(1999), muốn thực hiện chức năng thẩm mĩ, ngôn ngữ nghệ thuật phải có được những đặc
trưng chung như tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa.
Đầu tiên là về tính cấu trúc. Mỗi văn bản nghệ thuật tự thân nó là một cấu trúc, trong
đó các thành tố nội dung tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các thành tố hình thức ngôn
ngữ diễn đạt chúng không những phụ thuộc lẫn nhau mà cịn phụ thuộc vào hệ thống nói
chung. Sự lựa chọn, cấu tạo và tổ hợp những thành tố này bị quy định bởi chức năng thẩm

mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật, cụ thể hợn là bởi ý định thẩm mĩ của tác phẩm.
Tính cấu trúc của ngơn ngữ nghệ thuật là tính chất mà theo đó “các yếu tố ngơn
ngữ trong cùng một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ
chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một
hiệu quả diễn đạt chung” [7; tr.18]. Tất cả các yếu tố và các mối quan hệ như thế làm
cho văn bản trở thành “một bản hịa tấu, có một tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động đến
người tiếp nhận văn bản” [36]. Chỉ cần bỏ đi một từ, thay bằng từ khác là có thể làm
hỏng một câu thơ, câu văn, phá hỏng nhịp điệu của nó, xóa sạch mối quan hệ của nó với
hồn cảnh xung quanh. Từ nghệ thuật khơng sống đơn độc, tự nó, vì nó đứng trong đội
ngũ, góp phần mình vào các từ “đồng đội” khác. Có thể nói, tính cấu trúc là điều kiện


11
của cái đẹp. Một yếu tố ngơn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mỹ khi nằm trong tác phẩm.
Chính là trên cái nền văn bản phù hợp mà từ ngữ có thể thay đổi ý nghĩa: cũ kĩ hay mới
mẻ, dịu dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài hước,…
Thứ hai là tính hình tượng. Trong nghiên cứu văn học, từ hình tượng được xem
xét theo ba nghĩa: hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc
một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là nhân vật văn
học và hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách
quan. Cách giải thuyết thứ ba là giải thuyết chung nhất về hình tượng, cịn hai cách giải
thuyết đầu có thể được coi là những phương tiện nhận thức và phản ánh một cách hình
tượng về thực tế khách quan.
Trong ngơn ngữ học, đặc biệt là phong cách học, tính hình tượng có thể xác định
là thuộc tính của lời nói nghệ thuật, khơng chỉ truyền đạt thơng tin lơgic mà cịn truyền
đạt thơng tin tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ thống
những hình tượng ngôn từ. Một từ trong tác phẩm nghệ thuật không thể được coi ngang
bằng như từ của ngôn ngữ thực hành, vì trong văn bản nghệ thuật, từ nghệ thuật có hai
bình diện theo khuynh hướng nghĩa của mình, có mối tương quan đồng thời cả với những
từ của ngôn ngữ văn hóa chung, cả với những yếu tố của cấu trúc ngôn từ trong văn bản

nghệ thuật. Xét trong phạm vi những đơn vị lớn hơn từ thì khái niệm hình tượng có thể
được xác định như là một thể thống nhất của tạo hình và biểu đạt. Hình tượng là một tín
hiệu phức tạp trong đó xuất hiện với tư cách là bình diện nội dung, có sự biểu đạt mới,
không bị rút gọn lại ở cái biểu đạt trước đó.
Lời nói nghệ thuật khơng phải là phương tiện truyền đạt những hình tượng tồn tại
trong một trong một hình thức này hay một hình thức khác, mà là bản thân sự thể hiện của
những hình tượng này. Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật không phải là cái vỏ ngồi của
hình tượng mà là hình thức duy nhất mà trong đó, hình tượng có thể tồn tại được.
Thứ ba là tính cá thể hóa. Tính chất này được hiểu là dấu ân phong cách tác giả
trong ngôn ngữ nghệ thuật. Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản chất,
thuộc về điều kiện bắt buộc của ngơn ngữ nghệ thuật. Nó khơng được đặt ra với ngơn
ngữ phi nghệ thuật. Nó khơng có trong văn bản chính luận, văn bản khoa học hay các
tác phẩm dân gian truyền miệng. Dấu ấn phong cách tác giả chỉ có thể có trong tác phẩm
nghệ thuật với tư cách là một thể thống nhất của cấu trúc tu từ học hoàn chỉnh được liên
kết lại bởi hình tượng tác giả, bởi ý định thẩm mĩ, bởi chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Ngôn ngữ là chung, nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tùy thuộc cá nhân. Mỗi nhà
văn do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập qn, tâm lí xã hội, cá tính mà hình thành
“giọng nói riêng”, cái vẻ riêng của tác giả. Tính cá thể hóa thể hiện ở từng sự vật, từng
hồn cảnh, từng nhân vật của tác phẩm. Đối với một nhà văn, cái riêng đó là cái có giá
trị quyết định.
Thứ tư là tính cụ thể hóa. Ngơn ngữ nghệ thuật có đặc tính chung nhất, một thuộc
tính rộng nhất là sự cụ thể hóa nghệ thuật hình tượng. Ngơn ngữ phi nghệ thuật không


12
có nét này. Đó là sự di chuyển từ bình diện khái niệm sang bình diện hình tượng. Sự cụ
thể hóa này có tính chất tổng hợp, nó được diễn đạt trong hệ thống hồn chỉnh của các
phương tiện ngơn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau vốn góp phần vào việc tạo lập và thể
hiện hệ thống các hình tượng, tác động và kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Bức
tranh miêu tả sẽ trở nên vô cùng phong phú, sinh động trước mắt người đọc, các biến cố

hiện lên trong từng giai đoạn, từng vận động, từng trạng thái, trong sự biến đổi liên tục.
Sự cụ thể hóa nghệ thuật được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các phương
tiện ngôn ngữ. Tham gia vào việc chuyển từ bình diện khái niệm sang bình diện hình
tượng của tác phẩm có thể là những đơn vị của tất cả các cấp độ ngôn ngữ. Đặc biệt là
những từ ngữ có nghĩa hẹp, có sức gợi hình ảnh đậm nét. Dùng các từ ngữ này thay cho
các từ ngữ có nghĩa khái quát là cách tiêu biểu nhất để tạo hình tượng cụ thể tác động
vào trí tưởng tượng của người đọc [24; tr.127-150].
1.2. Huỳnh Thị Bảo Hòa và tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
1.2.1. Tác gia Huỳnh Thị Bảo Hòa
Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) tên thật là Huỳnh Thị Thái, người làng Đa Phước,
xã Hòa Mỹ (sau đổi thành Hòa Minh), huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc
phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Theo các vị cao niên làng Đa Phước, ngày đó trong làng có ơng Huỳnh Phúc Lợi
(có tài liệu ghi là Huỳnh Thúc Lợi) làm quan Triều Nguyễn đến chức Quang lộc Tự khanh
thuộc hàm Tam phẩm, nên thường được gọi là ông Quang Lợi. Về sau, ông tham gia Hội
Cần vương Quảng Nam. Mỗi lần về làng ông đều đi bằng xe kéo, cả làng đổ ra xem.
Ơng Quang Lợi và vợ (bà Bùi Thị Trang) có hai người con nổi tiếng. Một người
là Huỳnh Phúc Quý, thường gọi là Nghè Q hay Giáo Q, vì ơng này đỗ tiến sĩ và
làm giáo viên trường làng. Người kia chính là Huỳnh Thị Thái, về sau làm báo, viết văn
với bút danh Huỳnh Thị Bảo Hòa. Từ nhỏ, bà đã được cha dạy cho chữ Hán, sau này
học thêm chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.


13
Đến tuổi trưởng thành, bà Huỳnh Thị Thái kết duyên với ông Vương Khả Lãm.
Theo Nguyễn Q. Thắng trong bài “Huỳnh Thị Bảo Hòa với Tây Phương mỹ nhơn” in
trong Hương gió phương Nam (NXB Văn học, 2011, tr.148), ơng Lãm là một viên chức
ngành Thương chánh (Douanes – nay gọi là Hải quan) ở Đà Nẵng. Theo Đặng Thị Hảo,
tác giả mục từ “Huỳnh Thị Bảo Hòa” trong Từ điển Văn học, Bộ mới [20; tr.672], ông

Lãm là Hàn lâm viện Đại học sĩ.
Sau khi kết hôn, bà rời làng quê theo chồng về nơi phố thị. Từ một phụ nữ nông
thôn phút chốc trở thành Vương phu nhân quyền quý, nếu là một phụ nữ khác thì rất khó
thích nghi với những đổi thay đột ngột trong cuộc sống, nhưng với bà, vốn là người có
học, lại thuộc tầng lớp “cậu ấm cô chiêu”, mọi việc diễn ra khá dễ dàng.
Sinh thời, nhà báo lão thành Đoàn Bá Từ (qua đời tại Đà Nẵng năm 2014 ở tuổi
98, từng làm việc ở Thông tấn xã Việt Nam tại Đà Nẵng) thỉnh thoảng vẫn còn kể cho
lớp hậu bối nghe về bà - người phụ nữ Đà thành đầu tiên cắt tóc ngắn, sử dụng xe đạp
làm phương tiện đi lại trong thành phố. Đó là hình ảnh rất lạ đối với phụ nữ đương thời,
nhưng với bà, được học Tây học, lại có chồng là một viên chức Tây học nên bà có điều
kiện tiếp cận với những sinh hoạt văn minh, hiện đại [46].
Nhà nhiếp ảnh Phụng Ký (qua đời tại Đà Nẵng năm 2009 ở tuổi 94) từng mô tả về
dung mạo của bà Huỳnh Thị Bảo Hịa: “Nước da trắng mịn, sống mũi thẳng, đơi mắt to
sáng ln nhìn như xun thấu vào người đối diện, đó là một khn mặt tốt lên sự
thơng minh, lanh lẹ và bản lĩnh cao cường” [46].
Người phụ nữ thông minh ấy đã sớm tiếp thu tinh thần Duy Tân và tích cực tham
gia các hoạt động của phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Bà thường đăng đàn diễn thuyết
tại hai nơi là Công quán Tourane (nay là nhà hát Trưng Vương) và Hội Lạc Thiện trên
đường Marc Pourpe (nay là đường Phan Châu Trinh).
Trong những buổi nói chuyện này, bà thường đề cập những tiến bộ xã hội, nhất là
đối với nữ giới đương thời, khuyên chị em tham gia công tác xã hội, phong trào phụ nữ
văn minh bằng cách hô hào chị em học chữ Quốc ngữ, đọc sách báo; phụ nữ phải biết
tiết kiệm cho gia đình như dùng bồ hịn thay xà phịng giặt giũ quần áo, dùng bời lời chế
ra mực viết, ... Tác giả Nguyễn An Định trong một bài viết về bà Bảo Hịa đăng trên
trang Văn nghệ Cơng an Online đã phải dùng câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để ví
von “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
Trong sách đã dẫn, tác giả Đặng Thị Hảo cũng kể chuyện về bà Bảo Hòa:
“Năm 1926, nghe tin Phan Châu Trinh mất ở Sài Gịn, bà đã cùng giới trí thức Đà
Nẵng đứng ra tổ chức lễ truy điệu, kêu gọi mọi người đóng góp ngân quỹ xây dựng nhà
thờ Phan tiên sinh (tọa lạc trên đường Marc Pourpe, nay là đường Phan Châu Trinh,

thành phố Đà Nẵng – NV).
Khi Đạm Phương đứng ra thành lập Nữ công học hội, phụ nữ ba miền hào hứng
hưởng ứng, Huỳnh Thị Bảo Hòa được cử làm Hội trưởng Hội Nữ công Đà Nẵng. Bà
hoạt động trong hội này đến Cách mạng Tháng Tám 1945. Thời gian toàn quốc kháng


14
chiến, bà cùng gia quyến chạy tản cư, sau quay trở về cư ngụ tại Đà Nẵng cho đến khi
tạ thế”. [20; tr.672]
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), bà tham gia hoạt động Hội Phụ nữ cứu quốc
Đà Nẵng. Suốt thời gian chiến tranh (1946 - 1975), bà sống ở Đà Nẵng, và rồi mất tại
đây vào ngày 8 tháng 5 năm 1982, thọ 86 tuổi.
1.2.2. Tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
Tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn ra đời năm 1927, kể lại câu chuyện có thật xảy
ra tại Tam Kỳ (Quảng Nam) nói về mối tình chung thủy của cô gái Pháp lấy chồng Việt.
Cuốn tiểu thuyết bị lãng quên suốt hơn 70 năm cho đến khi bất ngờ được nhà nguyên
cứu Lại Nguyên Ân phát hiện vào năm 2001.
Xét về mặt thể loại, tác phẩm này có thể được xem là một cuốn tiểu thuyết luân lý.
Trong lời tiểu dẫn, bà Bảo Hịa cũng có viết: “Đạo làm người phải lấy luân thường làm
căn bản ...vì luân lý là gốc của gia đình, là trật tự của xã hội ... Câu chuyện Tây phương
mỹ nhân này vốn là chuyện thiệt xẩy ra ở xã hội ta: nhơn một người đàn bà ngoại quốc
sinh trưởng ở một nước tự do, kết duyên với một người nước Việt Nam ta, mà ăn ở có
thủy chung, thiệt xưa nay hiếm có. Lấy lẽ cơng bình mà phán đốn, thì một người có
đức hạnh, có tài hoa hơn người, dầu cho người nước nào, ở địa phương nào cũng đáng
quý trọng, vì là một cái gương chung cho hậu thế” [49; tr.45]. Nhưng đặc sắc của Tây
phương mỹ nhơn không phải ở chỗ nó là cuốn tiểu thuyết luân lý đầu tiên, mà chính là
ở tính chất “ngược dịng”, sự khác biệt của nó so với những cuốn tiểu thuyết cùng thời
khi có chung nguồn cảm hứng đạo lý.
Tác giả Lê Tú Anh trong bài viết “Tây Phương Mỹ Nhơn trên nền cảm hứng đạo
lý trong tiểu thuyết việt nam giai đoạn giao thời” được đăng tải trên trang Sachhay.org

ngày 26/10/2015 đã chỉ ra rằng đối với tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời, cảm
hứng đạo lý nổi lên thành một đặc điểm tiêu biểu về nội dung. Nội dung đạo lý gắn liền
với chức năng giáo dục, cảnh tỉnh của văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng được
hình thành chủ yếu từ bối cảnh văn hoá, xã hội nước ta giai đoạn này. Q trình đơ thị
hố, tư sản hố đã dần dần hình thành nên lối sống tư sản. Bên cạnh những ưu điểm
đáng ghi nhận, lối sống tư sản cũng bộc lộ rất nhiều mặt trái đáng phê phán. Không
những thế, đạo đức truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm, tới đây có nguy cơ lung lay
trước cuộc “mưa Âu gió Mỹ”. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn hoặc bị đo
bằng thước đo phi đạo đức. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là do chính sách của thực
dân Pháp trong việc cải cách nền giáo dục ở Việt Nam. Việc nhanh chóng loại bỏ nền
giáo dục Nho học của nhà cầm quyền đã dẫn đến tình trạng suy đồi đạo đức trong xã
hội. Các giềng mối khơng cịn được duy trì như trước nữa, thực dân Pháp gặp phải khó
khăn trong việc cai trị. Họ liền nhận ra rằng việc sớm chấm dứt dùng chữ Hán là một
sai lầm, cần phải trả lại vị trí cho các giá trị đạo đức, luân lý cũ.
Trong bối cảnh đó, cảm hứng đạo lý - nguồn cảm hứng đã có cơ sở vững chắc từ
văn học trung đại, vẫn tiếp tục dòng chảy của nó. Tuy nhiên, trong tương quan đối lập


15
giữa đạo đức truyền thống phương Đông và lối sống tư sản do ảnh hưởng phương Tây
đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhiều người, nhất là các nhà Nho, đã nhận thấy cái mới
khơng hồn tồn đồng nghĩa với cái tốt đẹp. Bởi vậy, cảm hứng đạo lý trước hết tập
trung vào việc vạch trần, phê phán đạo đức, lối sống tư sản. Đáng phê phán nhất lúc này
là thái độ sùng bái chủ nghĩa kim tiền dẫn tới lối sống tham lam, ích kỷ, độc ác. Đây là
một trong những đặc điểm tính cách nổi bật của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã
hội bấy giờ, cả ở nơng thơn lẫn thành thị. Nói về tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến Cuộc
tang thương (Đặng Trần Phất), Lòng người nham hiểm (Nguyễn Chánh Sắt), Chuyện
chị em cơ Lê trị Lý (Nguyễn Văn Vinh),… Tuy nhiên, thói ham giàu, coi đồng tiền là
mục đích, lý tưởng sống ở đời được thể hiện tập trung và sâu sắc hơn cả trong những
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh với các tác phẩm như Thầy thông ngôn, Tiền bạc bạc

tiền, Tỉnh mộng,…
Bên cạnh thái độ sùng bái chủ nghĩa kim tiền, nhiều kẻ có học, thậm chí du học
bên Tây về, thay vì bắt tay vào việc cải tạo xã hội, đem lại ánh sáng văn minh cho đồng
bào đồng chủng đã lạnh lùng quay lưng, khinh rẻ, chê bai nước nhà. Hiện thực đó cũng
đã được nhiều tác phẩm phản ánh, ví như Khóc thầm (Hồ Biểu Chánh) hay Kim-Anh-Lệ
sử (Trọng Khiêm).
Ngồi ra, tình trạng nhiều thanh niên trong nước trước “làn sóng Âu Mỹ tràn qua
Á Đơng”, trước những cám dỗ của hồn cảnh đã khơng biết giữ mình, tự bng thả mình
vào vịng sa đoạ, chơi bời vô độ, tới mức huỷ hoại cả tinh thần lẫn thân xác cũng khá
phổ biến và rất đáng lên án. Tiêu biểu là các nhân vật trong tác phẩm Phồn hoa mộng
tỉnh (Dương Tự Giáp), Mồ cô Phượng (Tùng Lâm Lê Cương Phụng), Cô Ba Trà (Xuân
Vũ), Cô giáo Yến Hoa luỵ vì tình (Nguyễn Bửu Mộc), …
Trong những biểu hiện của sự sa đọa lối sống, suy thoái đạo đức, hiện tượng phụ
nữ ngoại tình hoặc thậm chí là quan hệ tình dục trước hơn nhân, thậm chí là những người
phụ nữ nông dân, đã trở thành một nỗi ám ảnh ghê gớm đối với nhiều nhà tiểu thuyết,
nhất là Hồ Biểu Chánh thơng qua Thầy thơng ngơn, Khóc thầm hay Cha con nghĩa nặng.
Dù chủ trương viết văn để “gieo hột giống nhân nghĩa”, ông cũng không thể phủ nhận
đã có một thực trạng đau buồn như thế trong xã hội. (Xem [42])
Trong dịng chảy chung đó của cảm hứng đạo lý, Tây Phương Mỹ Nhơn đứng thành
một mạch riêng. Tác phẩm gây được ấn tượng ngay từ khi ra đời khơng phải chỉ vì được
liệt vào “thời kỳ thứ nhất của mục văn tiểu thuyết đàn bà” (theo cách gọi của Lại Nguyên
Ân), mà chủ yếu là bởi một đề tài và chủ đề khá đặc sắc. Câu chuyện về số phận con
người trong cảnh mộ lính đầu thế kỷ XX tự nó đã chứa nhiều thơng điệp về hiện thực
cuộc sống và bản lĩnh người cầm bút. Điều đáng nói là, tác giả cịn khéo léo lồng vào
đó một bài học, một tấm gương về đạo làm vợ và hơn thế, là đạo làm người thông qua
hình tượng nhân vật là một người phụ nữ phương Tây. Dường như có một sự nghịch
đảo trong trường hợp này. Giữa lúc những ảnh hưởng phương Tây đang làm thay đổi
đạo đức và lối sống của một bộ phận lớn người Việt Nam, tình trạng tha hố về đạo đức



16
trong xã hội đã đến mức đáng báo động, thì lại có một người phụ nữ phương Tây mang
những phẩm chất rất đáng quý của phụ nữ Á Đông truyền thống như vậy.
Tiểu thuyết là câu chuyện tình yêu của Tuấn Ngọc – một thanh niên của xứ thuộc
địa An Nam đi lính mộ và Bạch Lan – người con gái phương Tây sinh ra ở xứ tự do.
Bạch Lan là một thục nữ “mặt trái xoan, mày lá liễu, da trắng như tuyết, môi đỏ như
son, hàm răng trong như ngọc, mái tóc vàng như tơ, cặp mắt thu ba, miệng cười hoa
nở”. Là con gái của ông Đạt Văn - trung uý quân đội Pháp, Ngọc Lan sống trong “một
toà nhà lộng lẫy, bày biện trang hoàng. Ngoài vườn trồng các thứ cây như sa-lê, thái
bình và các thứ hoa, trông rất thanh và rất tao nhã. Trong nhà có một phịng riêng để
làm bàn giấy có quạt máy đèn máy đủ thứ”. Tuy được sinh ra ở nơi chốn tự do nhưng
cô “không hề lạm dụng chữ tự do như các người con gái khác”. Trên chiến trường Vệ
Đơng, Bạch Lan là một tình nguyện viên của hội Hồng-Thập-Tự, đã quen và đem lòng
yêu Tuấn Ngọc. Mặc cho những kẻ giàu có người Pháp như Mi Sen, Sĩ Vinh theo đuổi,
thậm chí bày trị để xúc phạm Tuấn Ngọc và chia rẽ tình cảm giữa họ, Bạch Lan vẫn
một lòng tin tưởng vào tư cách của người yêu. Đám cưới của họ đã được tổ chức và sau
đó là cuộc sống hạnh phúc của đơi vợ chồng trẻ. Giữa lúc Bạch Lan đang mang thai đứa
con thứ hai thì chiến tranh kết thúc, Tuấn Ngọc bị trục xuất về nước. Tìm mọi cách để
trở lại Pháp với mẹ con Bạch Lan, Tuấn Ngọc lại bị kẻ xấu hãm hại nên ý định không
thành. Bạch Lan từ ngày xa cách, lịng thương nhớ chồng khơn xiết. Biết tin Tuấn Ngọc
khơng thể trở lại Pháp để đồn tụ gia đình, Bạch Lan dù bụng mang dạ chửa, vẫn nhất
định từ biệt mẹ cha, dắt theo con nhỏ, xuống tàu sang Việt Nam tìm chồng. Trải qua bao
khó khăn, phiền luỵ, cuối cùng “gái có cơng thì chồng khơng phụ”, gia đình họ đã được
đồn tụ, hạnh phúc bên nhau.
Điểm sáng của tác phẩm chính là tình u trong sáng của Bạch Lan – bất chấp ranh
giới giàu nghèo, sang hèn, và hơn thế, bất chấp cả màu da, tiếng nói; là lịng thuỷ chung
trọn vẹn với người chồng mà cô tin tưởng và lựa chọn. Bạch Lan của bà Bảo Hòa hiện
lên tương đối đầy đặn với số phận và cá tính khác biệt trong tư cách là nhân vật chính.
Viết lời tặng cho cuốn sách, Tản Đà cũng thừa nhận: “Truyện Tây Phương Mỹ Nhơn có
trọng giá nhất ở chỗ đó” [49; tr.42]. Đó là bước đột phá to lớn so với nền tiểu thuyết

Việt Nam giai đoạn này.
Như vậy, cách đây hơn 90 năm, ngay giai đoạn giao thời, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo
Hòa đã thể hiện quan điểm táo bạo của mình thơng qua cuốn tiểu thuyết Tây Phương
Mỹ Nhơn. Ngoài sự đặc sắc về nội dung và cảm hứng đạo lí, cách hành văn của bà Bảo
Hòa trong cuốn tiểu thuyết này cũng rất đáng được quan tâm và tìm hiểu. Đó cũng chính
là vấn đề mà chúng tôi muốn khai thác thông qua luận văn này.


17
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
TRONG TIẾU THUYẾT TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN
Dẫn nhập: Trên cơ sở lí luận đã nêu ở chương một, chúng tôi tiến hành khảo sát,
thống kê, phân loại các lớp từ vựng xuất hiện trong Tây Phương Mỹ Nhơn dưới nhiều
góc độ để chọn ra hướng phân tích phù hợp nhất đối với tác phẩm. Qua đó, chúng tơi
chọn lọc ra một số lớp từ tiêu biểu và có giá trị cao trong việc nhận diện đặc điểm ngôn
ngữ của tác giả nhất để phù hợp với mục đích ban đầu của luận văn.
2.1. Các lớp từ giàu sắc thái tu từ trong Tây Phương Mỹ Nhơn
Vốn từ tiếng Việt xét từ góc độ từ vựng học được chia thành các lớp từ theo các
tiêu chí như theo nguồn gốc gồm có từ thuần Việt, từ gốc Hán, từ gốc Ấn – Âu; phạm
vi sử dụng bao gồm từ toàn dân, từ địa phương, biệt ngữ và tiếng lóng, từ nghề nghiệp,
ngơn ngữ khoa học; xét theo tiêu chí tích cực và tiêu cực bao gồm từ cổ và từ lịch sử, từ
(Xem [8; tr213-219]).
Tuy nhiên, xét về mặt phong cách học thì các nhà Việt ngữ học khảo sát giá trị tu
từ của các lớp từ như: nhóm những từ ngữ có điệu tính tu từ cao (từ thi ca, từ cũ, từ Hán
– Việt, từ gốc Ấn – Âu); nhóm từ thành ngữ, biệt ngữ, từ láy; nhóm những từ ngữ có
điệu tính tu từ thấp (từ hội thoại, từ thơng tục, từ nghề nghiệp, từ địa phương).
Dựa trên cơ sở ý kiến của các nhà phong cách học, chúng tôi lựa chọn khảo sát
một số hiện tượng nổi bật về mặt từ ngữ giàu sắc thái tu từ trong tiểu thuyết Tây Phương
Mỹ Nhơn của Huỳnh Thị Bảo Hòa như từ ngữ Hán – Việt, từ cổ và từ lịch sử, phương

ngữ. Đó là các lớp từ xuất hiện với tần suất cao trong tác phẩm, có giá trị thẩm mĩ và có
khả năng khu biệt giúp nhận diện phong cách tác giả.
Vì chúng tơi dựa trên tiêu chí điệu tính tu từ, sắc thái biểu cảm theo cách nói của
Đinh Trọng Lạc để phân tích cho nên nếu xét về nguồn gốc sẽ có những đơn vị thuộc
nhóm từ này đồng thời cũng thuộc nhóm từ kia – nhóm từ cũ có thể chứa một bộ phận
từ Hán – Việt, từ Hán – Việt có thể nằm trong nhóm từ thi ca, một số phương ngữ cũng
có thể chứa các từ cổ và từ lịch sử - cho nên qua mỗi lần khảo sát từng hiện tượng từ
ngữ, chúng tôi sẽ “nhặt” lại một số từ ở các hiện tượng từ ngữ đã khảo sát. Đó là lí do
mà trong q trình khảo sát và phân tích, sẽ có những từ chúng tôi đã liệt kê ở phần này
rồi nhưng vẫn xuất hiện ở phần khác.
2.1.1. Từ ngữ Hán – Việt
Theo quan niệm của GS. Vũ Đức Nghiệu trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt,
từ ngữ Hán – Việt được xếp vào lớp từ vựng được phân chia theo nguồn gốc, thuộc tiểu
lớp các từ ngữ gốc Hán. Trên thực tế, hầu như khơng có từ vựng của ngơn ngữ nào lại
chỉ hình thành, xây dựng bằng con đường tự nó. Trong những ngơn ngữ được sử dụng
khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,… người ta vẫn có thể
thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác.


×