Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu Hỏi Ôn Tập Hóa 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.43 KB, 4 trang )

CÂU HỎI ƠN TẬP HĨA 11
CHƯƠNG 1 – 2 – 3

Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
Loại

Chất điện li mạnh

Chất điện li yếu

Axit

HI, HNO3, H2SO4, HCl, HBr, HClO4

HNO2, HF, HClO, HCLO2, H2S, H2SiO3, H2CO3,
H3PO4, CH3COOH, H2SO3.

Bazơ

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2

NH4OH, M(OH)N (M là kim loại)

Muối

Đa số các muối tan

Các muối ít tan

Câu 1. Dung dịch điện li dẫn điện được là do sự di chuyển của:
A. các cation


B. các anion
C. các phân tử hòa tan D. các cation và anion
Câu 2. Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan
B. CaCl2 nóng chảy
C. NaOH nóng chảy D. HBr hịa tan trong nước
Câu 3. Chọn câu sai: Chất điện li:
A. là những chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
B. phân li thành ion dương và âm ở trạng thái nóng chảy hoặc dung dịch.
C. được chia thành 2 loại: điện li mạnh và điện li yếu.
D. bao gồm tất cả các axit, bazơ, muối, oxit
Câu 4. Chọn câu sai:
A. Chất điện li có thể phân li thành ion âm và dương trong nước
B. Dung dịch các chất điện li có thể dẫn điện được
C. Số điện tích dương và âm bằng nhau trong dung dịch điện li
D. Dung dịch chất điện li mạnh và yếu cùng dẫn điện như nhau.
Câu 5. Quá trình điện li của chất điện li yếu:
A. có tính thuận nghịch
B. khơng có tính thuận nghịch
C. giảm khi nhiệt độ tăng
D. tăng khi nhiệt độ giảm
Câu 6. Dãy gồm chỉ các muối trung hòa là:
A. NaCl, KNO3, (NH4)2CO3, CaSO4, Ca3(PO4)2.
B. Na2SO4, KI, NaHS, BaCO3.
C. NaHSO4, KClO3, CH3COONH4, FeS.
D. Na2SO3, Ca3(PO4)2, AlCl3, KHCO3.
Câu 7. Phương trình ion thu gọn: H + + OH-  H2O biểu diễn bản chất của các phản ứng hoá học
nào sau đây?
A. 2HCl + CaO  CaCl2 + H2O.
B. HCl + NaOH  NaCl + H2O.

C. H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl.
D. NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O.
Câu 8. Dung dịch Ba(OH)2 0,005M có pH là (biết Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH-)
A. 11
B. 10
C. 2
D. 12
Câu 9. Trộn dung dịch các chất sau, trường hợp nào có phản ứng xảy ra?


A. Al(NO3)3 và NaCl.
C. NaOH và KNO3.

B. AgNO3 và NaCl.
D. BaSO4 và H2SO4.

Câu 10. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3, Ca(OH)2, NaOH.
B. NaOH, Be(OH)2, Sn(OH)2.
C. Zn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3.
D. Pb(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 11. Dung dịch của 1 bazơ ở 250C có
A. [H+] < 10-7M.
B. [H+] > 10-7M.
C. [H+] = 10-7M.
D. [H+][OH-] > 10-14M.
Câu 12. Trong dung dịch Ba(OH)2 có pH = 12, nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 là
A. 0,005M.
B. 0,00005M.
C. 0, 0001M.

D. 0,0005M.
Câu 13. Nồng độ [OH-] của dung dịch có [H+] = 0,0001M là
A. 1,0.10-3M.
B. 1,0.10-11M.
C. 1,0.10-10M.
D. 1,0.10-14M.
Câu 14. Nếu pH của dung dịch HCl bằng 3 thì nồng độ mol của ion H+ là
A. 0,0001M.
B. 0,01M.
C. 0,1M.
D. 0,001M.
Câu 15. Những ion nào sau đây cùng có mặt trong dung dịch?
A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ag+.
B. H+, Cl-, Na+, Al3+.
C. S2-, Fe2+, Cu2+, Cl-.
D. OH-, Na+, Ba2+, Fe3+.
Câu 16. Cho các dung dịch được đánh số thứ tự như sau:
1) NaOH. 2) HCl.
3) NaCl
4) H2S.
5) Ba(OH)2.
Hãy chọn phương án trong đó các dung dịch đều có pH > 7 trong các phương án sau?
A. 2, 4.
B. 1, 5.
C. 1, 2.
D. 1, 2, 3.
Câu 17. Natri florua trong trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện ?
A. Dung dịch NaF trong nước.
B. NaF nóng chảy.
C. NaF rắn, khan.

D. DD được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước.
Câu 18: Cặp dung dịch chất điện li nào trộn lẫn với nhau tạo ra hợp chất không tan?
A. BaCl2 và Na2SO4.
B. KCl và (NH4)2SO4.
C. NH4NO3 và K2SO4.
D. NaNO3 và K2SO4.
Câu 19: Dung dịch KOH 0,001 M thì pH có giá trị là bao nhiêu?
A. pH = 3.
B. pH = 7.
C. pH = 14
D. pH = 11.
Câu 20: Dung Dịch CH3COOH chứa ?
A. CH3COO-.
B. H+.
+
C. CH3COO và H .
D. CH3COO-, H+,và CH3COOH.
-5
Câu 21: Một dung dịch có nồng độ ion OH bằng 1 x 10 mol/l thì dung dịch này là:
A. axit, có pH = 9.
B. bazơ, có pH = 9.
C. có pH = 5.
D. axit, có pH = 5.
Câu 22: Dung dịch chất nào dưới đây có mơi trường axit ?
A. NaNO3.
B. KClO4.
C. Na3PO4.
D. NH4Cl.
Câu 23: Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch NaOH và HNO3 có cùng nồng độ 1 x 10-3M.
Dung dịch sau phản ứng có giá trị pH là:

A. pH = 7.
B. pH = 3.
C. pH = 11.
D. pH = 14.
Câu 24: Cặp dung dịch chất nào sau đây khi trộn với nhau thì phản ứng trao đổi ion xảy ra ?
A. Na2CO3 và H2SO4.
B. KCl và NaNO3.
C. KNO3 và H2SO4
.
D. Fe2(SO4)3 và HNO3.
Câu 25: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dd.
B. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất.


C. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li.

Chương II: NITƠ-PHOTPHO
I. Phần Trắc Nghiệm:
Câu 1: Nitơ có các số oxi hóa:
A. +1, +2, +3, +4.
B. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
C. -2, +2, +4, +6.
D. 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 2: Công thức cấu tạo của phân tử nitơ là:
A. N=N.
B. N-N.
C. N≡N.
D. N2.

Câu 3: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N.
B. Li3N và AlN.
C. Li2N3 và Al2N3.
D. Li3N2 và Al3N2.
Câu 4: Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Nhiệt phân NH4NO3. B. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác.
C. Nhiệt phân AgNO3.
D. Nhiệt phân NH4NO2.
Câu 5: Các dạng thù hình quan trọng của P là:
A. P trắng và P đen.
B. P trắng và P đỏ.
C. P đỏ và P đen.
D. P trắng, P đen, P đỏ.
Câu 6: Ở điều kiện thường, P hoạt động hóa học như thế nào so với N2 ?
A. P yếu hơn.
B. P mạnh hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không xác định được.
Câu 7: Trong các công thức dưới đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua:
A. Mg3(PO4)2.
B. Mg(PO4)2.
C. Mg3P2.
D. Mg2P2O7.
Câu 8: Tính chất hóa học của NH3 là:
A. Tính bazơ mạnh, tính khử.
B. Tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. Tính khử, tính bazơ yếu.
D. Tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
Câu 9: H3PO4 là axit có:

A. Tính oxi hóa mạnh.
B. Tính oxi hóa yếu.
C. Khơng có tính oxi hóa.
D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 10: Phải dùng bao nhiêu lit khí nitơ và bao nhiêu lit khí hiđro để điều chế 17 gam NH3 ? Biết
rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí được đo ở đktc.
A. 44,8 lit N2 và 134,4 lit H2.
B. 22,4 lit N2 và 134,4 lit H2.
C. 22,4 lit N2 và 67,2 lit H2.
D. 44,8 lit N2 và 67,2 lit H2.
Câu 11: Cần lấy bao nhiêu lít hỗn hợp N2 và H2 (đktc) để điều chế được 51 g NH3, biết hiệu suất
phản ứng là 25%.
A. 537,6 lít.
B. 538,7 lít.
C. 538 lít.
D. 530 lít.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại ?
A. NO.
B. NH4NO3.
C. NO2.
D. N2O5.
Câu 13: HNO3 lỗng khơng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
A. Fe.
B. Fe(OH)2.
C. FeO.
D. Fe2O3.
Câu 14: Chất khí nào khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ:
A. Cacbon đioxit
B. Nitơ đioxit.
C. Amoniac

D. Nitơ monooxit.
Câu 15: Để nhận biết các dung dịch muối: NaCl, Na3PO4, NaNO3. Chọn thuốc thử là:
A. Dung dịch Cu(NO3)2.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch Fe(NO3)3.
Câu 16: Công thức của phân urê là:
A. NH2CO.
B. (NH2)2CO.
C. (NH2)2CO3.
D. (NH4)2CO3.


Câu 17: Để nhận biết các mẫu phân đạm: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3. chọn thuốc thử là:
A. Dung dịch AgCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ba(OH)2.
D. Dung dịch BaCl2.
Câu 18: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2.
Câu 19: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
N2 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → NH3 → NH4NO3 → N2O.
Câu 20: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4.
Câu 21: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → NaNO2.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×