Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.34 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------------------------

VÕ THỊ THÙY LIÊN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ
“VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG”
THEO ĐỊNH HƢỚNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƢỚI GĨC ĐỘ VẬT LÍ

Ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 8140111

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2022


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Quách Nguyễn Bảo Nguyên

Phản biện 1: .............................................................................
Phản biện 2: .............................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày …...… tháng …...… năm …...….


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sự thách thức
của q trình hội nhập kinh tế tồn cầu, địi hỏi nước ta cần phải có
nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo, phát triển toàn
diện. Điều này, đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ là phải đào tạo
con người có đủ phẩm chất và NL, năng động, sáng tạo đáp ứng
được trình độ phát triển của xã hội.
Một trong những cách người học phát huy được vai trị chủ động,
tích cực, sáng tạo là học thơng qua trải nghiệm. Học thông qua trải
nghiệm là một phương pháp học tích cực, phù hợp với mọi mơn học,
đặc biệt là mơn Vật lí nhằm phát triển cho học sinh những NL đặc
thù của môn học.
Nền công nghiệp càng phát triển mạnh mẽ thì càng tác động vào
mơi trường sống tự nhiên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con
người, do đó chúng ta cần tìm ra những giải pháp cụ thể, khoa học và
hiệu quả để cải thiện môi trường, nâng cao ý thức của cá nhân và
cộng đồng trong việc BVMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vật lí là một mơn khoa học thực nghiệm có vai trị quan trọng
trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Có
thể áp dụng các kiến thức Vật lí để giải thích các hiện tượng trong tự
nhiên.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo

vệ mơi trƣờng” theo định hƣớng bồi dƣỡng năng lực tìm hiểu thế
giới tự nhiên dƣới góc độ Vật lí”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và tổ chức được hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Vật
lí với giáo dục BVMT” theo định hướng bồi dưỡng NL THTGTN
dưới góc độ Vật lí của học sinh.


2
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và tổ chức được hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật
lí với giáo dục bảo vệ mơi trường” thì sẽ bồi dưỡng được NL
THTGTN dưới góc độ Vật lí của học sinh và từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học mơn Vật lí ở trường THPT.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học theo hướng bồi
dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí của học sinh nội dung kiến
thức Vật lí lớp 10.
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học chủ đề “Vật lí với
giáo dục BVMT”, Vật lí lớp 10 theo hướng bồi dưỡng NL THTGTN
dưới góc độ Vật lí của học sinh thơng qua tổ chức HĐTN.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về NL THTGTN dưới
góc độ Vật lí của học sinh. Xây dựng các biện pháp và qui trình tổ
chức HĐTN theo hướng bồi dưỡng NL nói trên và tổ chức bồi dưỡng
cho HS trong dạy học chủ để “Vật lí với giáo dục BVMT”.
- Thời gian: Khoảng thời gian dạy học các kiến thức có liên
quan.

- Không gian: Tổ chức TNSP tại trường THPT Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam để đánh giá kết quả nghiên cứu.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài được xác định là:
 Nghiên cứu lí luận
 Nghiên cứu thực tiễn
 TNSP
 Nghiên cứu thống kê toán học
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:


3
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
 Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn
 Phương pháp TNSP
 Phương pháp thống kê, tính tốn
8. Kết quả đạt đƣợc
Sau khi hồn thiện luận văn sẽ thu được những sản phẩm sau:
+ Cấu trúc NL THTGTN dưới góc độ Vật lí.
+ Biện pháp tổ chức HĐTN theo hướng bồi dưỡng NL THTGTN
dưới góc độ Vật lí.
+ Qui trình tổ chức HĐTN theo hướng bồi dưỡng NL THTGTN
dưới góc độ Vật lí.
+ Xây dựng được một số chủ đề liên quan đến Vật lí với giáo dục
BVMT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, nội dung luận văn gồm có ba

chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng NL THTGTN dưới
góc độ Vật lí cho học sinh thơng qua việc tổ chức HĐTN và giáo dục
BVMT.
Chƣơng 2: Thiết kế HĐTN trong dạy học chủ đề “Vật lí với giáo
dục BVMT” Vật lí 10 theo định hướng bồi dưỡng NL THTGTN
dưới góc độ Vật lí của học sinh.
Chƣơng 3: TNSP.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NL
THTGTN DƢỚI GĨC ĐỘ VẬT LÍ CHO HỌC SINH THƠNG
QUA VIỆC TỔ CHỨC HĐTN
1.1.
NL THTGTN dƣới góc độ Vật lí
1.1.1. Khái niệm NL
NL là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để
thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất


4
định.
1.1.2. NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
1.1.2.1. Khái niệm NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
NL THTGTN dưới góc độ Vật lí là việc HS có khả năng nhận
thức được vấn đề, đặt ra các giả thuyết và có khả năng giải quyết
được các vấn đề, hiện tượng Vật lí gần gũi trong thế giới tự nhiên khi
gặp phải.
1.1.2.2. Vai trị của NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
Việc nhận thức các kiến thức Vật lí, cùng với hoạt động khám
phá tự nhiên, kết hợp với vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết

các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát
triển NL Vật lí ở học sinh. Từ đó tiến đến mục tiêu đào tạo con người
năng động sáng tạo trong nhà trường.
1.1.2.3. Cấu trúc của NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
NL THTGTN dưới góc độ Vật lí được thể hiện thông qua 6
thành tố sau:
Đề xuất vấn đề liên quan đến các kiến thức tự nhiên về Vật lí
Đưa ra phán đốn và xây dựng giả thuyết
Lập kế hoạch thực hiện
Thực hiện kế hoạch
Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết
1.1.2.4. Tiêu chí đánh giá NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
Từ việc xác định được các chỉ số hành vi của từng thành tố NL và
dựa trên thực tiễn trong qua trình dạy học, tơi đưa ra các tiêu chí
đánh giá NL THTGTN dưới góc độ Vật lí theo ba mức độ trong bảng
2.
 Tiêu chí đánh giá
Cách tính điểm:
Điểm trung bình =
Phân loại NL:


5
Điểm từ 1 đến 1,67 : NL THTGTN ở mức độ 1
Điểm từ 1,68 đến 2,33 : NL THTGTN ở mức độ 2
Điểm từ 2,34 đến 3 : NL THTGTN ở mức độ 3
1.2. Hoạt động trải nghiệm
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Trải nghiệm

Trải nghiệm chính là việc cá nhân trực tiếp trải qua một hoạt động
nào đó rồi rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tiễn và từ đó có
được những kiến thức, hiểu biết, kĩ năng cần thiết về vấn đề đó. Trải
nghiệm vừa là nguồn gốc của kiến thức, vừa là môi trường để kiểm
chứng kiến thức đã có.
1.2.1.2. Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và HĐTN
1.2.2. Đặc điểm của HĐTN
Nội dung HĐTN mang tính tích hợp.
Hình thức học qua HĐTN rất đa dạng
Học qua trải nghiệm là q trình học tích cực và hiệu quả
Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà
các hình thức học tập khác khơng thực hiện được
1.2.3. Vai trò của tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
HĐTN làm cho nội dung giáo dục khơng bị rập khuôn theo sách
vở, mà gắn liền với thực tiễn xã hội, là con đường gắn lí thuyết với
thực tiễn đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với
hành động trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và
phát triển NL, nhân cách cho HS, đặc biệt là đáp ứng mục tiêu giáo
dục phổ thông ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.2.4. Các hình thức của HĐTN trong dạy học Vật lí
Có nhiều hình thức của HĐTN có thể áp dụng trong dạy học Vật
lí ở trường phổ thơng,: câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học, ngoại khóa,
tham quan dã ngoại, hội thi, hội chơi, diễn đàn, chiến dịch, hoạt động
tình nguyện, ...


6
1.2.5. Các yêu cầu khi dạy học bằng HĐTN theo định hướng phát

triển NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
Thứ nhất, cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy.
Thứ hai, qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh.
Thứ ba, mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình
độ, nâng cao vốn hiểu biết về tự nhiên.
Thứ tư, phải đảm bảo rèn luyện NLTHTGTN vào việc giải quyết
những vấn đề học tập và thực tiễn của cuộc sống có liên quan đến bộ
mơn Vật lí một cách thường xuyên.
Thứ năm, đảm bảo được các mục tiêu giáo dục phổ thơng mơn
Vật lí, mục tiêu của chương trình.
1.2.6. Nguyên tắc và quy trình thiết kế các tiến trình dạy học trải
nghiệm
1.2.6.1. Nguyên tắc thiết kế các tiến trình dạy học trải nghiệm
Nguyên tắc 1: Lựa chọn quy trình dạy học cẩn thận, được hỗ trợ
bởi sự phản chiếu, phân tích và tổng hợp quan trọng.
Nguyên tắc 2: Tạo điều kiện cho HS chủ động, đưa ra quyết định
và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được. HS tích cực tham gia vào
các câu hỏi đặt ra, điều tra, thử nghiệm, mày mò, giải quyết vấn đề,
giả định trách nhiệm, sáng tạo và xây dựng ý tưởng.
Nguyên tắc 3: HS phát triển được cả về trí tuệ, tình cảm, xã hội
và thể chất.
Ngun tắc 4: Kết quả của việc học tập là cá nhân và tạo cơ sở
cho kinh nghiệm và học tập trong tương lai.
Nguyên tắc 5: Người hướng dẫn và HS có thể trải nghiệm thành
công, thất bại, phiêu lưu, mạo hiểm, … bởi vì kết quả của kinh
nghiệm khơng thể được dự đốn hồn tồn.
Ngun tắc 6: Vai trị chính của người GV bao gồm thiết lập các
trải nghiệm phù hợp, đặt ra các vấn đề, thiết lập ranh giới, hỗ trợ HS,
đảm bảo an tồn về thể chất và tình cảm và tạo điều kiện cho quá
trình học tập. Người hướng dẫn cơng nhận và khuyến khích các cơ

hội tự phát cho việc học.


7
1.2.6.2. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học trải nghiệm
Căn cứ vào mục tiêu chương trình HĐTN và đặc điểm kiến thức
mơn Vật lí trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí. Căn
cứ vào các u cần đạt về phẩm chất và NL của HS, tôi đề xuất quy
trình thiết kế như sau:
Bƣớc 1: Xác định chủ đề học tập trải nghiệm
Bƣớc 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm
Bƣớc 3: Xác định các nội dung HĐTN
Bƣớc 4: Thiết kế các HĐTN
Bƣớc 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng cụ kiểm tra, đánh giá HS
1.2.7. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức HĐTN
1.2.7.1. Thuận lợi
Khi tham gia HĐTN, có thể tăng khả năng lưu giữ những điều
đã học được lâu hơn và có thể liên hệ kiến thức theo nhiều cách
khác nhau; đồng thời tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động
và thích ứng của người học, từ đó giúp phát triển NL cá nhân và
tăng cường sự tự tin. Dạy học thông qua trải nghiệm sẽ giúp việc
dạy và học trở nên thú vị hơn. HS sẽ cảm thấy thoải mái, khơng gị
bó, nhờ đó phát huy được các khả năng và NL vốn có của bản thân,
các em có thể học các kĩ năng sống, từ đó tăng cường khả năng ứng
dụng các kĩ năng đó vào thực tế.
1.2.7.2. Khó khăn
Dạy học thơng qua trải nghiệm cũng tiềm ẩn một số hạn chế trong
những trường hợp nhất định như phương pháp dạy học có thể trơng
khơng quy củ và không thoải mái đối với những người dạy theo các
phương pháp truyền thống trước đây, đồng thời, phương pháp này

đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn từ người dạy và có thể cần nhiều thời
gian hơn để thực hiện với người học. Hơn nữa, không phải lúc nào
kết quả nhận được cũng giống với những gì mà người dạy dự kiến
trong phần chuẩn bị của mình. Chính vì vậy trong q trình dạy học
thơng qua trải nghiệm, sự kiên nhẫn của người dạy là một điều rất
quan trọng và không thể thiếu.


8
1.3. Bồi dƣỡng NL THTGTN dƣới góc độ Vật lí cho học sinh
thông qua việc tổ chức các HĐTN
1.3.1. Thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng NL THTGTN
dưới góc độ Vật lí ở trường THPT
1.3.1.1. Mơ tả q trình khảo sát
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh THPT
- Số lượng khảo sát: 3 GV Vật lí tại trường THPT Nơng Sơn, 17
GV Vật lí trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và học sinh lớp 10 tại trường
THPT Nơng Sơn.
- Hình thức khảo sát: Trao đổi trực tiếp với GV và sử dụng phiếu
khảo sát đối với HS,
- Kết quả cụ thể:
Qua thăm dị ý kiến, tơi nhận thấy :
a) Kết quả khảo sát đối với GV :
100% GV đã được tiếp cận với dạy học trải nghiệm theo nhiều
con đường khác nhau, trong đó có 50% là tự nghiên cứu và từ học
hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên khác.
100% GV không tổ chức dạy học trải nghiệm thường xuyên.
Tuy nhiên, 100% GV đều nhận thấy tầm quan trọng của dạy học
trải nghiệm, và hiệu quả của việc dạy học trải nghiệm đến việc phát
triển NL THTGTN dưới góc độ Vật lí. Đồng thời họ cũng nhận thấy

những khó khăn trong việc triển khai dạy học trải nghiệm.
Ngoài ra 100% giáo viên chưa nghĩ đến việc kết hợp các kiến
thức về chủ đề “Vật lí với giáo dục BVMT” vào chương trình Vật lí
phổ thơng hiện nay.
b) Kết quả khảo sát đối với học sinh
90.6% HS đều cảm thấy hứng thú khi được trải nghiệm và mong
muốn nhiều hoạt động như vậy khi học ở trường.
21.9% HS cảm thấy học theo trải nghiệm khiến học sinh đầu tư
nhiều vào việc hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên nên tốn thời
gian. Tuy nhiên, tất cả HS đều cho rằng nhiều kiến thức ở SGK là
khó và họ khơng tìm thấy mối liên hệ giữa chúng với cuộc sống.


9
Ngoài ra, 100% HS hứng thú với chủ đề “Vật lí với giáo dục về
BVMT” và hi vọng sẽ biết thêm nhiều kiến thức thuộc phần này.
1.3.1.2. Đánh giá thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng NL
THTGTN dưới góc độ Vật lí ở trường THPT
Trường THPT Nơng Sơn có điều kiện cịn nhiều khó khăn nên
việc tiếp cận phương pháp, kĩ thuật mới cịn hạn chế. Do đó, dạy học
theo hướng bồi dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí từ trước đến
nay vẫn chưa được chú trọng, có chăng nó được lồng ghép thơng qua
một số hoạt động ngoại khóa hoặc các buổi sinh hoạt tập thể.
GV chưa được tập huấn tổ chức HĐTN mà chỉ tự nghiên cứu
hoặc trao đổi thông tin với GV khác, đồng thời với việc kiểm tra
đánh giá hiện nay thiên về kiến thưc hàn lâm và giải bài tập nên GV
rất hiếm khi tổ chức HĐTN.
1.3.2. Biện pháp bồi dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí cho
học sinh thơng qua HĐTN
Biện pháp 1: Thường xuyên liên hệ thực tiễn thông qua các tiết

dạy nhằm kích thích hứng thú của HS với thế giới tự nhiên
Biện pháp 2: Tổ chức tham quan, dã ngoại theo chủ đề về tự
nhiên đối với bộ mơn Vật lí
Biện pháp 3: Khuyến khích HS tham gia các chiến dịch, hoạt
động tình nguyện phù hợp với lứa tuổi do Đoàn trường và địa
phương tổ chức
Biện pháp 4: Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo hướng
chú trọng phát triển NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
1.3.3. Qui trình tổ chức HĐTN theo hướng bồi dưỡng NL
THTGTN dưới góc độ Vật lí cho học sinh
Để có thể phát triển NLTHTGTN dưới góc độ Vật lí thơng qua
HĐTN thì cần tiến hành HĐTN theo 05 bước sau:
Bước 1: Xác định HĐTN theo định hướng phát triển
NLTHTGTN dưới góc độ Vật lí của HS


10
Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức
HĐTN, các hoạt động cụ thể để tiến hành bồi dưỡng NTHTGTN
dưới góc độ Vật lí
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên
dưới góc độ Vật lí
Bước 4: Thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ Vật lí
Bước 5: Đánh giá NLTHTGTN dưới góc độ Vật lí sau HĐTN,
lưu trữ kết quả vào hồ sơ của HS
1.4. Kết luận chƣơng 1
Trong chương này, đề tài đã trình bày cơ sở lí luận cho việc
tổ chức HĐTN cho HS trong DH Vật lí nhằm phát triển
NLTHTGTN dưới góc độ Vật lí

- Đề tài đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm của HĐTN. Trên cơ
sở đó đưa ra nội dung và hình thức trải nghiệm phù hợp.
- Nêu được khái niệm, biểu hiện của NL THTGTN của HS. Từ
đó, đưa ra thang đo phù hợp để đánh giá NL THTGTN dưới góc độ
Vật lí của Học sinh.
- Khảo sát được thực trạng của việc tổ chức HĐTN cho HS trong
DH Vật lí ở trường phổ thơng. Từ đó, nhận thấy các thuận lợi, khó
khăn gặp phải khi tổ chức HĐTN trong nhà trường.
- Đưa ra một số hình thức, các biện pháp tổ chức HĐTN cho HS
trong DH Vật lí nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ Vật lí, từ
đó xây dựng được quy trình tổ chức HĐTN trong DH Vật lí một cách
khoa học nhằm phát triển NL trên.
Phần cơ sở lí luận đã được đề cập và phân tích ở chương 1 sẽ là
căn cứ để thiết kế tiến trình DH các kiến thức theo hướng tổ chức
HĐTN cho HS trong chương trình Vật lí 10 THPT ở chương 2 của
luận văn


11
Chƣơng 2: THIẾT KẾ HĐTN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BVMT” VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH
HƢỚNG BỒI DƢỠNG NL THTGTN DƢỚI GĨC ĐỘ VẬT LÍ
CỦA HỌC SINH
2.1. Đặc điểm chủ đề “Vật lí với giáo dục BVMT”, Vật lí 10
2.1.1. Vị trí tầm quan trọng của chủ đề
Vật lí có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực. Vì vậy,
nhận thức về Vật lí phát triển góp phần quan trọng vào sản xuất, tiến
bộ khoa học kĩ thuật giúp con người kịp thích ứng trong thời đại mới.
“Vật lí với giáo dục về BVMT” là một chủ đề quan trọng của
Vật lí 10 thuộc chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Đây là nội

dung gắn liền với thực tiễn, khơi dậy ở HS niềm yêu thiên nhiên, ý
thức BVMT bằng những việc làm nhỏ nhất.
Trong thời điểm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
và ảnh hưởng ngày càng nhiều đến mỗi cá nhân, tập thể, quốc gia và
tồn thế giới thì việc dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục về BVMT”
ở chương trình giáo dục phổ thơng là điều cần thiết bởi đây là nền
tảng bồi dưỡng nhận thức, để HS thêm ý thức, trách nhiệm BVMT,
để HS nhìn nhận rõ nguyên nhân ô nhiễm môi trường là do con
người gây ra và chính con người chung tay khắc phục những hậu quả
ấy ở hiện tại và trong tương lai.
2.1.2. Cấu trúc nội dung chủ đề
Chủ đề “Vật lí với giáo dục về BVMT” là một chủ đề mới trong
chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 mà chương trình hiện hành
chưa đề cập đến. Đối chiếu sự khác nhau đó, tơi nhận thấy rằng cấu
trúc nội dung của chủ đề được thể hiện qua các yêu cầu cần đạt, bao
gồm khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân
gây ô nhiễm mơi trường, năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo
và các giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường.


12
2.1.3. Các mục tiêu cơ bản học sinh cần đạt được khi học chủ đề
Dựa vào Chương trình Vật lí phổ thông mới, các mục tiêu cơ bản
HS cần đạt được khi học chủ đề “Vật lí với giáo dục về BVMT”
được thể hiện ở bảng 6.
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn khi dạy chủ để
2.1.4.1. Thuận lợi
- Kiến thức liên quan đến BVMT thật ra không mới, một số kiến
thức nằm trong môn Sinh học và môn Khoa học tự nhiên HS đã học.
- Kiến thức chủ đề gắn liền với thực tiễn, HS có dịp quan sát

trong thực tế và đọc báo, xem tin tức thời sự.
- HS hứng thú trong việc hình thành ý thức BVMT, nghiên cứu,
chế tạo được mơ hình nhà máy thủy điện sử dụng nguồn năng lượng
tái tạo.
2.1.4.2. Khó khăn
- Vật lí khơng khó, BVMT cũng khơng khó nhưng việc lồng ghép
mối liên hệ giữa Vật lí và BVMT sẽ mới mẻ với HS, gây khó khăn
trong việc hệ thống kiến thức ở HS.
- Đa phần những thơng tin HS đều tìm được trên internet nên HS
cảm thấy mơ hồ, đơi khi cịn hoài nghi về những số liệu ở các trang
mạng.
2.2. Định hƣớng tổ chức HĐTN trong dạy học chủ đề “Vật lí với
giáo dục BVMT” để bồi dƣỡng NL THTGTN dƣới góc độ Vật lí
Để bồi dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí thơng qua
HĐTN trong dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục về BVMT”, tơi
định hướng việc tổ chức hoạt động theo hai nội dung, bao gồm:
Nội dung 1: Sự cần thiết phải BVMT
Nội dung 2: Vật lí với giáo dục BVMT
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục về
BVMT” theo hƣớng tổ chức HĐTN nhằm bồi dƣỡng NL
THTGTN dƣới góc độ Vật lí của học sinh
Để thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục về
BVMT” theo hướng tổ chức HĐTN nhằm bồi dưỡng NL THTGTN


13
dưới góc độ Vật lí của HS, tơi thiết kế hai hoạt động phù hợp với chủ
đề này
Hoạt động 1: Chế tạo mơ hình “Nhà máy thủy điện”
Hoạt động 2: Tham gia hoạt động tình nguyện “Trồng và chăm

sóc cây xanh”
2.4. Kết luận chƣơng 2
Vận dụng được qui trình tổ chức HĐTN nhằm phát triển NL
THTGTN dưới góc độ Vật lí và căn cứ vào kiến thức HS đã học để
thiết kế HĐTN theo định hướng của Chương trình Vật lí phổ thơng
mới nhằm phục vụ q trình TNSP cũng như cả quá trình dạy học
sau này.
Chương này tổ chức hai HĐTN. Trong q trình tổ chức chế
tạo “Mơ hình nhà máy thủy điện” giúp HS tìm hiểu các loại năng
lượng và thấy được tác động của việc sử dụng năng lượng đến mơi
trường. Từ đó, HS biết lựa chọn loại năng lượng nào để sử dụng,
đồng thời giáo dục HS trách nhiệm của mình đối với BVMT thơng
qua việc sự dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm.
Trong quá trình tổ chức hoạt động tình nguyện “Trồng và
chăm sóc cây xanh” giúp HS ý thức được trách nhiệm của bản thân
với mơi trường, góp sức của mình vào việc cải thiện môi trường
xung quanh.
Việc thực hiện chủ đề này là cơ sở, là nền tảng để GV có thể
mở rộng, áp dụng cho nhiều nội dung của chương trình Vật lí ở
THPT.
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của TNSP
3.1.1. Mục đích của TNSP
Mục đích của TNSP là kiểm chứng lại giả thuyết khoa học.
Ngoài ra cịn kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của quy trình
thiết kế và tổ chức HĐTN.
3.1.2. Nhiệm vụ của TNSP


14

Để đạt được những mục đích trên, TNSP triển khai những nhiệm
vụ sau:
- Biên soạn quy trình, kế hoạch tổ chức HĐTN.
- Thu thập số liệu, xử lý kết quả TN để đánh giá hiệu quả của vấn
đề nghiên cứu.
- Đánh giá NL THTGTN dưới góc độ Vật lí của HS qua các tiêu
chí và đánh giá kiến thức qua các bài kiểm tra.
3.2. Đối tƣợng và nội dung TNSP
Đối tượng TNSP: TNSP được tiến hành ở lớp 10/1 và 10/6,
trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Để tiến hành TNSP, tôi chọn mẫu TN gồm các lớp TN và
ĐC. Để chọn các mẫu TN, tôi dựa vào kết quả học tập chung của cả
lớp ở THCS theo sự phân ban của nhà trường đầu năm học lớp 10
cùng với sĩ số lớp, số lượng nam, nữ, … Như vậy mẫu được chọn là
tương đương nhau. Trên cơ sở đó, tơi dùng phương pháp chọn ngẫu
nhiên để chọn ra lớp 2 lớp ĐC (10/2 và 10/5), 2 lớp TN (10/1, 10/6).
Bảng 1: Nhóm TN và ĐC
Trƣờng
THPT
NƠNG SƠN

Lớp
ĐC
10/2
10/5
TN
10/1
10/6

Số HS

36
36
34
37

Tổng
72
71

Nam
17
12
17
12

Nữ
19
24
17
25

Thời gian TNSP: TNSP được tiến hành trong Học kì 2, năm
học 2021 -2022.
3.3. Phƣơng pháp TNSP
3.3.1. Công tác chuẩn bị
- Gặp BGH nhà trường trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin
phép triển khai kế hoạch thực hiện
- Giáo án giảng dạy.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm



15
Trong quá trình tiến hành TNSP giáo án TN được viết cho lớp
10/1 và 10/6, tôi đã tiến hành ghi chép, quan sát HS sau mỗi giờ thực
nghiệm và tiến hành kiểm tra tương ứng với giáo án sau mỗi giờ dạy.
Đối với lớp ĐC sẽ sử dụng giáo án của giáo viên bộ môn mà không
tổ chức HĐTN.
Trong quá trình TNSP, tơi tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá
kết quả của 2 nhóm với cùng một đề và trong khoảng thời gian như
nhau.
Trên cơ sở thu được kết quả, chúng tơi đã xử lí, phân tích, từ đó
nhận xét và rút ra khẳng định về tính khả thi của giả thiết khoa học
trong đề tài mình.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình TNSP
3.4.1. Thuận lợi
- Kiến thức chủ đề “Vật lí với giáo dục về BVMT” tuy mới nhưng
khơng lạ, nó là xâu chuỗi các kiến thức Vật lí, sinh học trong chương
trình phổ thơng hiện hành.
- Ở địa phương có đồng thời cả nhà máy thủy điện và nhiệt điện
nên HS dựa vào những kiến thức đã biết và tình hình thực tiễn để có
cái nhìn về tác động của việc sử dụng năng lượng đến BVMT.
3.4.2. Khó khăn
- Kiến thức đã được đề cập một cách rời rạc nên HS phải cần thời
gian huy động lại kiến thức đã biết và vận dụng nó vào bài mới.
- Thực nghiệm trong giai đoạn bùng mạnh của dịch COVID – 19
trên địa bàn huyện nên việc huy động HS làm việc nhóm rất khó, HS
tiếp cận kiến thức kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp từ giai
đoạn 2020 đến 2022 nên kiến thức nền chưa vững, cần hỗ trợ của
GV nhiều.
3.5. Kết quả TNSP

3.5.1. Đánh giá định tính
Dựa vào bảng các chỉ số hành vi của cấu trúc NL THTGTN dưới
góc độ Vật lí đã xây dựng ở chương 1 để đánh giá NL HS.


16
Tơi tiến hành tìm hiểu về q trình học tập rèn luyện
NLTHTGTN dưới góc độ Vật lí cho HS thơng qua quan sát phiếu
học tập và tính tích cực của HS trong quá trình tổ chức HĐTN. Bên
cạnh các tiêu chí đánh giá NL trên, tơi cịn sử dụng các bài kiểm tra
để đánh giá về mặt kiến thức của HS. Qua đó, tơi nhận thấy HS có sự
thay đổi rõ rệt, HS nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng xác định
đúng vấn đề, tìm ra hướng giải quyết hợp lí hơn. Do đó, tổ chức
HĐTN rất phù hợp để bồi dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí.
Khơng chỉ thực hiện đối với chủ đề này mà có thể mở rộng sang
khác chủ đề khác của chương trình.
3.5.2. Đánh giá định lượng
NL THTGTN dưới góc độ Vật lí của HS sẽ được đánh giá theo
quy trình và dựa vào tiêu chí được nêu trong Bảng 11.

Bảng 2: Thang đánh giá NL THTGTN dƣới góc độ Vật lí
Điểm cho
từng mức độ

Mức
độ biểu
hiện
Mức 1
Mức 2
Mức 3


1 điểm
2 điểm
3 điểm

Độ
chênh lệch
thang đo

Khoảng giới hạn điểm
cho mỗi mức độ
từ 1 đến dưới 1,67
từ 1,67 đến dưới 2,33
từ 2,33 đến dưới 3

0,67
điểm

Để xử lí và phân tích số liệu liên quan đến NLTHTGTN dưới góc
độ Vật lí cũng như kết quả bài kiểm tra, đề tài sử dụng cơng thức
tốn thống kê, gồm:
- Giá trị trung bình cộng:
̅



(1)

: tần số của giá trị
trong đó: fi là số HS đạt điểm Xi; Xi là điểm số; n là số HS dự kiểm

tra.


17


- Phương sai:

̅)

(


- Độ lệch chuẩn S:



- Hệ số biến thiên:

(2)
̅)

(

(3)
(4)

̅

- Sai số tiêu chuẩn:


(5)

- Đại lượng t trong phép kiểm định t-test nhằm kiểm định sự khác
nhau giữa hai điểm trung bình bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm ĐC
và TNg với các giả thiết thống kê:
Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa ̅
và ̅ là khơng có ý
nghĩa.
Giả thuyết H1: điểm trung bình ̅
lớn hơn ̅ một cách có ý
nghĩa.
Để kiểm định giả thuyết, đại lượng kiểm định t được xác định
theo cơng thức:
̅

với

̅

(6)


(



)

(


)

(7)

Sau khi tính được t, ta so sánh t với giá trị tới hạn
tra trong
bảng Student [9]. ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do
, nếu:
thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.
thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.
3.5.3. Kết quả TNSP
3.5.3.1. Đánh giá NL THTGTN dưới góc độ Vật lí
Để đánh giá được NL THTGTN dưới góc độ Vật lí tơi sử dụng
bảng tiêu chí đã đưa ra ở chương 1 cộng với việc quan sát HS thực
hiện để đánh giá hiệu quả nhất.
Trên cơ sở quan sát 71 HS của nhóm TN tại trường THPT Nơng
Sơn, để bồi dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí thơng qua tổ chức


18
HĐTN, tôi lập kế hoạch dạy học và quan sát hoạt động học của HS, tôi
tiến hành quan sát, đánh giá ngẫu nhiên 8 HS ở 2 lớp thuộc nhóm TN,
cụ thể như sau: Đào Phi H, Nguyễn Lê Hồng P, Nguyễn Văn Đ, Võ
Khánh V cùng lớp 10C1, Cao Thùy D, Châu Hồ Sỹ P, Phan Công T,
Hồ Việt Tr cùng lớp 10C6.
Bảng 3: Bảng đánh giá NL nhóm HS khi thực nghiệm

Đào Phi Trước TĐ
H

GĐ 1
GĐ2
Trước TĐ
Nguyễn
Lê Hồng GĐ 1
P
GĐ2
Trước TĐ
Nguyễn
Văn Đ
GĐ 1
GĐ2
Trước TĐ

Khánh V GĐ 1
GĐ2
Trước TĐ
Cao
Thùy D
GĐ 1
GĐ2
Châu Hồ Trước TĐ
Sỹ P
GĐ 1
GĐ2
Trước TĐ
Phan
Công T
GĐ 1
GĐ2

Hồ Việt Trước TĐ
Tr
GĐ 1

HV
1.1
1
1
2
2
2
2
1
3
2
2
2
2
3
3
2
2
3
2
3
3
3
1
2


HV
1.3
1
2
2
2
1
2
1
2
2
2
2
3
2
2
3
1
2
3
2
2
3
2
2

HV
2.2
2
3

3
1
2
2
2
2
3
1
2
2
1
2
2
2
2
3
3
2
3
2
2

HV
2.3
3
2
3
2
2
3

1
1
2
1
2
2
1
2
2
1
1
2
2
3
2
2
3

HV
4.2
1
2
3
2
3
3
2
1
2
1

1
2
2
2
3
2
2
2
2
3
3
1
2

HV
5.3
2
1
2
2
2
2
2
2
3
2
3
2
3
2

3
2
2
3
1
2
2
2
2

TB
1.67
1.83
2.5
1.83
2.0
2.33
1.5
1.83
2.33
1.5
2.0
2.17
2.0
2.17
2.5
1.67
2.0
2.5
2.16

2.5
2.67
1.67
2.17



×