Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.03 KB, 9 trang )

Hóa học & Mơi trường

Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ
Lê Ánh Ngọc*, Võ Thị Nguyên, Ngô Hồ Hà My,
Nguyễn Văn Hồng, Phạm Thanh Long, Phạm Hữu Tâm
Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
*
Email:
Nhận bài: 25/10/2022; Hồn thiện: 09/11/2022; Chấp nhận đăng: 14/12/2022; Xuất bản: 20/12/2022.
DOI: - 1043.j.mst.VITTEP.2022.150-158

TĨM TẮT
Bài báo trình bày xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu tại khu vực Nam Bộ. Để đánh giá sự
biến đổi của xu thế các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và bốc hơi trung bình năm tại khu vực
Nam Bộ trong quá khứ, nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1980 - 2022. Việc
đánh giá sự biến đổi của các yếu tố khí hậu bằng sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính được
tiến hành tại một số trạm khí tượng chính ở khu vực Nam Bộ, với chuỗi số liệu tin cậy và có đủ
độ dài để phục vụ tính tốn thống kê. Kết quả cho thấy nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các
trạm tại khu vực với mức tăng trung bình khoảng 0,013 - 0,043 oC/năm, lượng mưa và bốc hơi
có xu thế tăng và giảm tại một số trạm cụ thể trong khu vực, độ ẩm có xu thế giảm với mức độ
nhưng không đáng kể trong khoảng 0,01 - 0,11 mm/năm. Nghiên cứu nhằm cung cấp các thông
tin dự báo xu thế khí hậu phục vụ quy hoạch sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và phòng tránh
thiên tai tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khố: Nhiệt độ; Lượng mưa; Bốc hơi; Độ ẩm; Nam Bộ.

1. MỞ ĐẦU
Khí hậu là tài nguyên thiên nhiên quý báu của con người, thông tin khí hậu như nhiệt độ, độ
ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố
khác có vai trị quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, tính "thất
thường" của khí hậu, đặc biệt là diễn biến của các thiên tai đã có những tác động mạnh mẽ đến
việc lập kế hoạch sản xuất và gây ra những thiệt hại nặng nề cho đời sống xã hội. Vì thế, hiểu


được những xu thế, rủi ro khí hậu trong quá khứ, giám sát được chặt chẽ diễn biến khí hậu hiện
tại, dự báo, cảnh báo sớm kịp thời và hiệu quả những diễn biến trong tương lai là biện pháp tốt
nhất để giảm thiểu những tác động tiêu cực do khí hậu gây ra, đồng thời cho phép tìm được các
biện pháp thích ứng cho cơng tác quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch các mùa, vụ sản xuất cũng
như các kế hoạch dài hạn khác.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng
mưa trung bình, các cực trị khí hậu trên từng vùng hay tồn lãnh thổ. Các kết quả cho thấy rằng,
trên lãnh thổ Việt Nam, nhiệt độ trung bình trong 50 năm qua đã tăng lên 0,5 đến 0,7 oC và nhiệt
độ trong mùa đông đã tăng nhanh hơn trong mùa hè. Hơn nữa, cả nhiệt độ cực tiểu, nhiệt độ cực
đại ngày, số ngày nắng nóng đều có xu thế tăng. Tổng lượng mưa năm trên các khu vực phía bắc
cũng có xu thế giảm nhưng lại tăng lên trên các vùng khí hậu phía nam. Tần số xốy thuận nhiệt
đới (XTNĐ) khơng rõ ràng nhưng số các cơn bão mạnh có xu hướng gia tăng [1-3].
Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô và
mùa mưa, gần như trùng khớp với thời kỳ hoạt động của gió mùa đơng bắc và gió mùa tây nam.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11
hàng năm [6]. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các yếu tố khí hậu
ở Nam Bộ đã thay đổi, mưa lớn đã xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng, ngập úng
nghiêm trọng đã tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

150

L. A. Ngọc, …, P. H. Tâm, “Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ.”


Nghiên cứu khoa học cơng nghệ

Bài báo trình bày kết quả đánh giá xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ nhằm
cung cấp các thơng tin về diễn biến của khí hậu, góp phần giảm thiểu những tác động do biến đổi
khí hậu gây ra đồng thời phục vụ quy hoạch sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và phòng tránh
thiên tai tại thành phố.

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xác định xu thế:
Để xác định xu thế của các yếu tố khí hậu sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính.
=

+

(1)

Trong đó, a và b được xác định bởi:
=





− ̅ ,

− ̅ 2,

= ̅−a ̅

− ̅

− ̅ 2

(2)

Với ̅ , ̅ lần lượt là trung bình mẫu của biến x và t:

̅=
̅=

1

(3)

1

(4)

Phương pháp GIS:
Bản đồ biểu diễn nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi trung bình nhiều năm (1980 - 2022) tại
Nam Bộ được xây dựng bằng kỹ thuật GIS (phần mềm MapInfor Professional 10.5 và phần mềm
Surfer 10). Chồng lớp bản đồ nền Nam Bộ với lớp số liệu khí hậu trung bình nhiều năm của các
trạm khí tượng. Sử dụng thuật tốn Kriging để nội suy các giá trị của trường ngẫu nhiên (ở đây là
các yếu tố khí hậu) tại điểm khơng được đo đạc thực tế từ những điểm được đo đạc gần đó (các
trạm trình bày tại mục 2.2).
Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mơ tả tập hợp dữ liệu khí hậu, bao gồm
nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và bốc hơi trung bình nhiều năm (1980 - 2022) dưới dạng số và biểu đồ
trực quan. Các biểu đồ, các đường xu thế, hệ số được tính tốn và biểu diễn trên nền tảng của Excel.
2.2. Phạm vi nghiên cứu và số liệu sử dụng
Phạm vi nghiên cứu là khu vực Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam.
Với 2 tiểu vùng gồm Đơng Nam Bộ (6 tỉnh) và Tây Nam Bộ (hay Đồng Bằng sông Cửu Long)
(13 tỉnh).
Để đánh giá sự biến đổi của xu thế các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và bốc hơi tại khu
vực Nam Bộ trong quá khứ, nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1980 – 2022 [4].
Riêng năm 2022, số liệu từ tháng 9 đến tháng 12 là số liệu dự báo được tính tốn dựa trên chuẩn
sai so với trung bình nhiều năm (kết quả của bản tin dự báo mùa cho khu vực Nam Bộ năm

2022) [5]. Việc đánh giá sự biến đổi của nhiệt độ được tiến hành tại một số trạm khí tượng chính
ở khu vực Nam Bộ, với chuỗi số liệu tin cậy và có đủ độ dài để phục vụ tính tốn thống kê, các
trạm được sử dụng bao gồm Tân Sơn Hòa, Vũng Tàu, Biên Hòa, Mộc Hóa, Cần Thơ, Châu Đốc,
Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá.
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Nhiệt đới Môi trường, 12 - 2022

151


Hóa học & Mơi trường

3. KẾT QUẢ
3.1. Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực Nam Bộ khoảng 26,0 - 27,9 oC. Nhiệt độ phân bố
không đều. An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bà Rịa - Vũng Tàu là những tỉnh có nhiệt độ
TBNN cao. Nhiệt độ TBNN thấp hơn phân bổ ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Bình
Phước (hình 1). Nhiệt độ ở có xu thế tăng ở hầu hết các trạm tại khu vực với mức tăng trung bình
khoảng 0,013 - 0,043 oC/năm, riêng trạm Tân Sơn Hịa có mức tăng cao nhất (0,043 oC/năm);
trạm Rạch Giá và trạm Mộc Hóa có xu thế tăng thấp nhất (0,013 oC/năm) (hình 2 - hình 10).

y = 0,0431x - 58,381

Nhiệt độ (oC)

30,5
29,5
28,5
27,5
26,5
1980


1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

29,0 y = 0,022x - 16,191
28,5
28,0
27,5
27,0
26,5
1980
2000

Hình 2. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Thành phố Hồ Chí Minh (1980 - 2022).
Nhiệt độ (oC)

Nhiệt độ (oC)

Hình 1. Nhiệt độ trung bình nhiều năm
(1980 - 2022) (oC) tại khu vực Nam Bộ.

2020


Nhiệt độ (oC)

Nhiệt độ (oC)

28,0
27,5
27,0
26,5
2020

Thời gian (Năm)

Hình 5. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Long An (1980 - 2022).

152

2020

Hình 4. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Đồng Nai (1980 - 2022).

y = 0,013x + 1,4695

2000

2000

Thời gian (Năm)


Hình 3. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Bà Rịa - Vũng Tàu (1980 - 2022).

1980

y = 0,0405x - 54,306

1980

Thời gian (Năm)

28,5

28,5
28,0
27,5
27,0
26,5
26,0
25,5

29,0
28,5
28,0
27,5
27,0
26,5

y = 0,0129x + 1,8158


1980

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Hình 6. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Kiên Giang (1980 - 2022).

L. A. Ngọc, …, P. H. Tâm, “Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ.”


Nghiên cứu khoa học công nghệ
y = 0,0275x - 28,03

28,5
28,0
27,5
27,0
26,5
26,0

Nhiệt độ (oC)


Nhiệt độ (oC)

28,0
27,5
27,0
26,5
26,0
1980

2000

2020

1980

Thời gian (Năm)

27,5
27,0
26,5
26,0
2000

2000

2010

2020


Hình 8. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại An Giang (1980 - 2022).
Nhiệt độ (oC)

Nhiệt độ (oC)

y = 0,0254x - 23,908

1980

1990

Thời gian (Năm)

Hình 7. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Cần Thơ (1980 - 2022).
28,0

y = 0,0216x - 15,722

28,5

y = 0,0295x - 31,569

28,0
27,5
27,0
26,5
1980


2020

Thời gian (Năm)

2000

2020

Thời gian (Năm)
o

Hình 9. Diễn biến nhiệt độ trung bình ( C)
tại Bạc Liêu (1980 - 2022).

Hình 10. Diễn biến nhiệt độ trung bình (oC)
tại Cà Mau (1980 - 2022).

Lượng mưa (mm)

3.2. Lượng mưa trung bình năm
Lượng mưa trung bình nhiều năm giai đoạn 1980 - 2022 tại khu vực Nam Bộ khoảng 1400 2600 mm (hình 11), phân bố không đồng đều, lượng mưa ở miền Đông Nam Bộ giảm dần và
tăng dần ở miền Tây Nam Bộ. Bình Phước, Cà Mau là hai tỉnh có lượng mưa cao. Các tỉnh có
lượng mưa thấp bao gồm Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre. Lượng mưa có xu thế tăng tại các
trạm Tân Sơn Hòa (7,76 mm/năm), Cần Thơ (6,92 mm/năm), Châu Đốc (5,51 mm/năm), Bạc
Liêu (6,51 mm/năm), Kiên Giang (5,51 mm/năm), Rạch Giá (0,2 mm/năm) và có xu thế giảm tại
các trạm Vũng Tàu (6,11 mm/năm), Biên Hòa (5,01 mm/năm), Mộc Hóa (3,13 mm/năm), Cà
Mau (~4,85 mm/năm) (hình 12 - hình 20).

y = 7,7623x - 13558
2500

2000
1500
1000
1980

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Hình 11. Lượng mưa trung bình nhiều năm
(1980 - 2022) (mm) tại khu vực Nam Bộ.

Hình 12. Diễn biến lượng mưa năm trung bình
(mm) tại Thành phố Hồ Chí Minh (1980 - 2022).

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Nhiệt đới Môi trường, 12 - 2022

153


Hóa học & Mơi trường
y = -6,1168x + 13704

1300

800
1980

2000

2020

Thời gian (Năm)

Hình 13. Diễn biến lượng mưa năm trung bình
(mm) tại Bà Rịa – Vũng Tàu (1980 - 2022).

Lượng mưa (mm)

2500

1500
2000

2020

Thời gian (Năm)

Hình 15. Diễn biến lượng mưa năm trung
bình (mm) tại Long An (1980 - 2022).
3000

2000

2020


Thời gian (Năm)

Hình 17. Diễn biến lượng mưa năm trung
bình (mm) tại Cần Thơ (1980 - 2022).

Lượng mưa (mm)

3000
2000
1500

2000

Thời gian (Năm)

2020

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

3500
3000

2500
2000
1500
1000
1980

y = 0,2099x + 1781,5

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
1980

y = 5,5125x - 9530,9


1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Hình 18. Diễn biến lượng mưa năm trung bình
(mm) tại An Giang (1980 - 2022).

y = 6,5132x - 11074

2500

1000
1980

Lượng mưa (mm)

1000
1980

Lượng mưa (mm)

Lượng mưa (mm)

2500

1500

y = -5,0115x + 12522

Hình 16. Diễn biến lượng mưa năm trung bình
(mm) tại Kiên Giang (1980 - 2022).

y = 6,9239x - 12173

2000

3400
2900
2400
1900
1400
1980

Hình 14. Diễn biến lượng mưa năm trung bình
(mm) tại Đồng Nai (1980 - 2022).

y = -3,1282x + 7862,1

2000

1000
1980

Lượng mưa (mm)


1800

Lượng mưa (mm)

Lượng mưa (mm)

2300

4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
1980

y = -4,8475x + 12046

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Hình 19. Diễn biến lượng mưa năm trung

Hình 20. Diễn biến lượng mưa năm trung bình
bình (mm) tại Bạc Liêu (1980 - 2022).
(mm) tại Cà Mau (1980 - 2022).
3.3. Bốc hơi trung bình
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm giai đoạn 1980 – 2022 tại khu vực Nam Bộ khoảng 720
- 1270 mm (hình 21), lượng bốc hơi phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Lượng bốc hơi
phân bố không đồng đều giữa các khu vực, bốc hơi cao ở khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên
Giang và một phần tỉnh Đồng Nai. Lượng bốc hơi thấp ở các tỉnh Bình Phước, Vĩnh Long, Trà
Vinh (hình 22 - hình 29).

154

L. A. Ngọc, …, P. H. Tâm, “Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ.”


Nghiên cứu khoa học cơng nghệ

Bốc hơi (mm)

1800

Bốc hơi (mm)

Hình 21. Bốc hơi trung bình nhiều năm (1980 - 2022) (mm) tại khu vực Nam Bộ.
y = -2,7473x + 1349,1

1600
1400
1200
1000


1800
y = -4,959x + 1486,2

1600
1400
1200
1000
800

800

1980
1980

1990

2000

2010

2020

y = -6,6035x + 1192,3

1980

1990

2000


2010

y = 1,8574x + 1195,9

1600
1100
600

2020

1980

1000
800
600
1990

2000

2010

2000

2010

2020

2020


Thời gian (năm)

Hình 26. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại Cần Thơ (1980 - 2022).

Hình 25. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại Kiên Giang (1980 - 2022).
Bốc hơi (mm)

Bốc hơi (mm)

y = 4.0022x + 873.73

1980

1990

Thời gian (năm)

Hình 24. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại trạm Mộc Hóa, Long An (1980 - 2022).
1200

2020

2100

Thời gian (năm)

1400


2010

Hình 23. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại Thành phố Hồ Chí Minh (1980 - 2022).
Bốc hơi (mm)

Bốc hơi (mm)

1500
1300
1100
900
700
500

2000

Thời gian (năm)

Thời gian (năm)

Hình 22. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại Bà Rịa - Vũng Tàu (1980 - 2022).

1990

1700
1500
1300

1100
900
700

y = -7,7083x + 1373,8

1980

1990

2000

2010

2020

Thời gian (năm)

Hình 27. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại An Giang (1980 - 2022).

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Nhiệt đới Môi trường, 12 - 2022

155


1600
1400
1200
1000

800
600

y = -1,6621x + 1223,3

1980

1990

2000

2010

Bốc hơi (mm)

Bốc hơi (mm)

Hóa học & Môi trường

2020

1500
1300
1100
900
700
500

y = 4,3324x + 897,96


1980

1990

Thời gian (năm)

2000

2010

2020

Thời gian (năm)

Hình 28. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại Bạc Liêu (1980 - 2022).

Hình 29. Diễn biến bốc hơi năm trung bình
(mm) tại Cà Mau (1980 - 2022).

3.4. Độ ẩm trung bình
Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực Nam Bộ giai đoạn 1980 - 2022 dao động 77 - 84%
(hình 30). Độ ẩm phân bố khơng đồng đều giữa các khu vực, độ ẩm giảm dần từ miền Tây đến
miền Đông. Độ ẩm thấp ở khu vực TP.Hồ Chí Minh, một phần tỉnh Tiền Giang, và một phần tỉnh
Long An. Sóc Trăng, Bạc Liêu là những tỉnh có độ ẩm cao. Độ ẩm tại hầu hết các Trạm tại khu
vực Nam Bộ đều có xu thế giảm với mức giảm 0,01 - 0,11%/năm (hình 31 - hình 38).

Hình 30. Độ ẩm trung bình nhiều năm (1980 - 2022) (mm) tại khu vực Nam Bộ.
y = -0,0322x + 143,34


82

Độ ẩm (%)

Độ ẩm (%)

80
78
76
1980

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Hình 31. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Bà Rịa - Vũng Tàu (1980 - 2022).

156

82
80
78
76

74
72
70
1980

y = -0,1125x + 301,4

1990

2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Hình 32. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Thành phố Hồ Chí Minh (1980 - 2022).

L. A. Ngọc, …, P. H. Tâm, “Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ.”


Nghiên cứu khoa học công nghệ
84

y = 0,0547x - 28,65

82


80

2000

2020

Độ ẩm (%)

Độ ẩm (%)

82

78
1980

80
78
1980

y = -0,1189x + 320,99

2000

2020

80
78
76
1980


2000

2010

2020

Hình 36. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại An Giang (1980 - 2022).
85

y = -0,066x + 216,02

83

84
82
2000

1990

Thời gian (Năm)

2020

Độ ẩm (%)

Độ ẩm (%)

2020


82

Hình 35. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Cần Thơ (1980 - 2022).

80
1980

2010

y = -0,0176x + 115,77

84

Thời gian (Năm)

86

2000

Hình 34. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Kiên Giang (1980 - 2022).

Độ ẩm (%)

Độ ẩm (%)

Hình 33. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Long An (1980 - 2022).


88

1990

Thời gian (Năm)

Thời gian (Năm)

88
86
84
82
80
78
76
1980

y = -0,0053x + 91,689

84

y = -0,085x + 252,21

81
79
77
1980

1990


2000

2010

2020

Thời gian (Năm)

Thời gian (Năm)

Hình 37. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Bạc Liêu (1980 - 2022).

Hình 38. Diễn biến độ ẩm trung bình (mm)
tại Cà Mau (1980 - 2022).

4. KẾT LUẬN
Nhiệt độ khu vực Nam Bộ giai đoạn 1980 - 2022 trung bình khoảng 26,0 - 27,9 oC. Nhiệt độ
có xu thế tăng ở tất cả các trạm tại khu vực với mức tăng trung bình khoảng 0,013 - 0,043
o
C/năm.
Lượng mưa trung bình nhiều năm giai đoạn 1980 - 2022 tại khu vực Nam Bộ khoảng 1400 2600 mm, phân bố không đồng đều, lượng mưa ở miền Đông Nam Bộ giảm dần và tăng dần ở
miền Tây Nam Bộ.
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm giai đoạn 1980 - 2022 tại khu vực Nam Bộ khoảng 720 1270 mm, lượng bốc hơi phân bố không đồng đều giữa các khu vực.
Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực Nam Bộ giai đoạn 1980 - 2022 dao động 77 - 84%.
Độ ẩm phân bố không đồng đều giữa các khu vực, độ ẩm giảm dần từ miền Tây đến miền Đông.
Độ ẩm tại hầu hết các trạm khu vực Nam Bộ đều có xu thế giảm với mức giảm không đáng kể.
Những biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu qua sự thay đổi các yếu tố khí hậu diễn ra đều
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Nhiệt đới Môi trường, 12 - 2022


157


Hóa học & Mơi trường

khắp ở các tỉnh Nam Bộ trong vài năm trở lại đây. Ở nhiều địa phương, tổng lượng mưa hàng
năm tăng khiến tình trạng ngập lụt diễn ra nhiều nơi. Nhiệt độ tăng dần, nắng kéo dài, lượng bốc
hơi hầu hết các trạm tăng, độ ẩm giảm dẫn đến khô hạn, xâm nhập mặn sâu khiến nhiều nơi
không đủ nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
năm 2022 của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, “Nhiệm vụ 9: Đánh giá xu thế biến
đổi của các yếu tố khí hậu và rà sốt các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, dự báo sóng, thủy triều,
xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ”. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chu Thị Thu Hường. “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đến một số cực trị khí hậu
và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 597, pp. 32 - 41, (2014).
[2]. Hồ Thị Minh Hà. “Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961 2007”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ lần thứ xx, pp. 1 - 4, (2009).
[3]. Phan Văn Tân, “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong
hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 2
42 - 55, (2013).
[4]. Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 1980 - 2022. Số liệu thống kê KTTV.
[5]. Trung Tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. “Bản tin cập nhật về hiện tượng ENSO và tình
hình Khí tượng Thủy văn”, (2022).
[6]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Thơng báo Khí tượng Nơng nghiệp năm 2022.

ABSTRACT
Trends of climate factors in the southern region of Vietnam
The article presents the changing trend of climate factors in the Southern region. The
study uses a series of monitoring data from 1980 to 2022 in order to assess the trends of

the annual average temperature, rainfall, humidity, and evaporation factors in the
Southern region. The assessment of the change of climate factors using linear regression
was conducted at a number of main meteorological stations in the Southern region, with
reliable data series and sufficient length to serve the needs of statistical calculation. The
results indicated that the annual average temperature tended to increase at most stations
with an average increase of about 0.013 - 0.04 3 oC/year, rainfall and evaporation tended
to increase and decrease at some specific stations in the area while the humidity tended to
decrease at the insignificant level in the range of 0.01 - 0.11 mm/year. The study aims to
provide information on climate trends for production planning, socio-economic
development, and disaster prevention in Ho Chi Minh City.
Keywords: Climate trend; Linear regression; Temperature; Rainfall; Evaporation; Humidity; Southern region of Vietnam.

158

L. A. Ngọc, …, P. H. Tâm, “Xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu khu vực Nam Bộ.”



×