Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngôi nhà thông minh có cần quá nhiều thiết bị hiện đại? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 4 trang )

Ngôi nhà thông minh có cần quá
nhiều thiết bị hiện đại?
Có thể nói kiến trúc – nội thất đang bị chi phối khá mạnh bởi sự phát triển của thiết
bị công nghệ cao được ứng dụng trong công trình. Thế nhưng, liệu có nhất thiết
phải có đầy đủ những thiết bị quá hiện đại?
Để rồi, một lúc nào đó người ta lại cảm thấy chúng ta đang bị máy móc, thiết bị tự động
chi phối, điều khiển. Như trong một ngôi nhà thông minh đã được lập trình buổi sáng lúc
6 giờ 30 tiếng nhạc du dương đánh thức chủ nhân dậy. Vậy thì, bất chợt một hôm nào đó
muốn có được cảm giác được nằm muộn một chút trên giường thì sao? Lại phải lập trình
lại?

Khi kiến trúc phải nghe ngóng công nghệ

Cách đây khoảng gần mười năm, người viết bài này có thiết kế một ngôi nhà ở gia đình.
Trong yêu cầu thiết kế về hệ thống kỹ thuật thông tin không có internet, và tất nhiên khi
thi công cũng không có. Đơn giản là lúc đó chủ nhà không có nhu cầu, internet là một cái
gì đó xa vời, xa xỉ và không cần thiết. Vào thời điểm đó, kết nối internet qua đường điện
thoại bằng modem quay số sẽ là đốt tiền nếu không biết “kìm lòng”, “tiết chế”. Một thời
gian sau, khi internet đã “phổ cập”, chủ nhà gặp kiến trúc sư đề nghị bổ sung hệ thống
này, làm sao đi đến từng phòng để sử dụng. Vấn đề ở chỗ là không đi trước hệ thống nên
rất khó xử lý. Đang còn băn khoăn về chuyện đi dây nổi sẽ xấu thì đã có giải pháp mới về
mặt công nghệ, đó là dùng modem wifi (internet không dây). Từ thời điểm đó đến bây
giờ, hệ thống truyền dẫn internet và các thiết bị, các hệ thống dịch vụ liên quan đã phát
triển đến chóng mặt.
Một căn hộ mẫu nhà thông minh ở Hà Nội của công ty Giải pháp nhà thông minh
Gamma.


Hơn mười năm về trước, điện thoại di động là của hiếm dành cho những thương gia,
chính khách, lãnh đạo hoặc những người di chuyển nhiều mà thực sự cần thiết giữ liên
lạc. Bây giờ thì ai ai cũng có điện thoại di động, một nguời có tới 2, 3 cái. Cũng trong


một lần thiết kế cho khách hàng cách đây vài năm, người viết bài này “được” chủ nhà yêu
cầu bỏ tới 80% đầu điện thoại cố định trong thiết kế hệ thống thông tin, với lý do: Bây
giờ ai cũng dùng di động, làm lắm ổ điện thoại cố định để làm gì?

Các loại thiết bị điện – điện tử ngày càng nhiều, phong phú ở tất cả các thể loại, trên
nhiều phương diện. Các thiết bị này đặc biệt ảnh hưởng tới việc bố trí nội thất, thiết kế
chi tiết đồ nội thất. Hiện nay, rất nhiều bản thiết kế nội thất là cuộc “hôn phối” giữa đồ
đạc, trang trí và thiết bị. Các kiến trúc sư thường yêu cầu chủ nhà cung cấp đầy đủ và
chính xác nhất các thông tin liên quan đến thiết bị sử dụng. Đơn giản như để thiết kế một
chiếc kệ tivi, cần các thông tin về loại tivi, kích thước; hệ thống máy nghe nhạc có bao
nhiêu “cục”, bao nhiêu loa, kích thước, nguyên lý sắp xếp bố trí như thế nào?

Thiết bị điện tử, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị công nghệ cao phát triển theo một ngạch
riêng, không liên quan và phụ thuộc vào thiết kế kiến trúc. Song kiến trúc nói chung và
đặc biệt là nội thất thì lại chịu ảnh hưởng nhất định của các loại thiết bị này. Vì lẽ đó,
việc… nghe ngóng công nghệ, tìm hiểu thị trường sản phẩm, lựa chọn thiết bị phù hợp để
đưa ra các giải pháp kiến trúc – kỹ thuật, giải pháp nội thất liên quan là điều đúng đắn và
cần thiết.

Tự động hoá, nhà thông minh và… ước mơ giản dị

Sự phát triển của các loại máy, các thiết bị sử dụng trong ngôi nhà ở đã làm đổi thay cuộc
sống và không gian sống; các loại thiết bị này ngày càng hiện đại, thông minh hơn. Tuy
nhiên đó chỉ là những thay đổi cục bộ (trong mỗi loại thiết bị). Ngôi nhà còn có thể
“thông minh” một cách tổng thể nhờ những giải pháp nhà thông minh – hiện cũng rất
phát triển trên thị trường. Tất cả các hệ thống, thiết bị đều được tự động hoá, được lập
trình và hoạt động theo những kịch bản tương ứng. Ngoài các loại thiết bị hiện đại – công
nghệ cao đã đề cập ở những phần trên, ngôi nhà còn có thể trang bị các hệ thống khác
như hệ thống camera giám sát, hệ thống báo cháy – chữa cháy… Tất cả các hệ thống thiết
bị của ngôi nhà như chiếu sáng, cấp nước, điều hoà, mành rèm, âm thanh, truyền hình…

đều được gắn các bộ điều khiển điện tử để có thể kết nối với internet và điện thoại di
động, cho phép chủ nhân điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà hoạt
động theo lịch. Thêm vào đó, các đồ gia dụng có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau và có
khả năng tương tác với nhau… Với ngôi nhà thông minh toàn diện và hoàn hảo, thì công
nghệ tác động đến hệ thống kỹ thuật và giải pháp kiến trúc của công trình là không nhỏ.

Trong một cuộc hội thảo về nhà thông minh, khi đại diện nhà cung cấp giải pháp đưa ra
một kịch bản là: buổi sáng, đúng 6 giờ 30, trong phòng ngủ, đèn ngủ tự động tắt, rèm cửa
kéo lên và loa phát ra bản nhạc định trước để đánh thức. Đó là một điều tuyệt vời! Nguời
đại diện nhà cung cấp còn nói thêm rằng đã nhận được nhiều yêu cầu thêm kịch bản cuối
tuần vì chủ nhân dậy muộn hơn, nên các hoạt động của thiết bị sẽ thực hiện trễ hơn ngày
thường, và việc lập trình là cực kỳ linh hoạt cho tất cả các kịch bản. Khi tôi trao đổi cùng
một đồng nghiệp về vấn đề này, anh bảo: “Tôi thích sáng dậy đi ra cửa sổ, kéo rèm nhìn
ra, xem trời mưa hay nắng như thế nào!?” Giải pháp âm thanh của nhà thông minh là có
thể nghe bất cứ bản nhạc nào, ở bất cứ vị trí nào, mà không cần đĩa nhạc, không cần máy
nghe. Thế tại sao có bao nhiêu người mân mê, tẩn mẩn với từng chiếc đĩa, khẽ khàng
nhấc ra khỏi vỏ, đặt vào khay đĩa, bấm close, rồi play, rồi im lặng thả hồn với âm
thanh…?

Quả vậy, nhiều khi người không nhất thiết cần những gì quá hiện đại, công nghệ cao.
Cuộc sống có nhiều mặt, nhiều chiều và con người không phải không bao giờ giống như
những cái máy. Khi đã trở thành “nô lệ” của máy móc và công nghệ, người ta lại có
những ước mơ giản dị!

×