Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 27 trang )

04-03-2012
1
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Tp.Tp. HCM, HCM, thángtháng 3/20123/2012
Chương 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP)
1. Nếu hãng hàng không Jetstar Pacific Airline phải có lợi
nhuận khi họ giảm giá vé nội địa 50%, thì sẽ phải giảm chi phí
hay tăng hành khách?
2. Doanh thu sẽ cần tăng lên bao nhiêu để duy trì mức lợi
nhuận hiện tại nếu công ty may mặc Thanh Hoàng đáp ứng yêu
cầu của liên đoàn lao động về việc tăng lương cho nhân viên.
3. General Motor sẽ cần phải đạt mức doanh thu nào để bù
đắp đúng đủ các chi phí cho dòng xe ô tô Saturn năm tiếp
theo?
4. Chương trình hiện đại hoá các thiết bị nhà máy làm giảm
lực lượng lao động xuống 50% sẽ có ảnh hưởng như thế nào
tới chi phí sản xuất một tấn thép tại công ty Misuzu?
5. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty Kinh Đô tăng chi phí quảng
cáo trong mùa bán hàng năm nay với tham vọng sẽ tăng được
doanh số và lợi nhuận thì doanh số phải như thế nào?
Chương 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP)
MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG
– LỢI NHUẬN (CVP)
Một số khái niệm
cơ bản
- Số dư đảm phí
- Tỷ suất số dư đảm
phí


- Kết cấu chi phí
- Đòn bẩy kinh doanh
- Các giả thiết khi
phân tích mối quan hệ
Chi phí- Khối lượng-
Lợi nhuận (CVP)
Một số ứng dụng của mối
quan hệ Chi phí - Khối lượng -
Lợi nhuận
- Phân tích điểm hòa vốn
- Phân tích lợi nhuận mục tiêu
- Phân tích ảnh hưởng của kết
cấu hàng bán đến điểm hòa vốn
và lợi nhuận
- Lựa chọn phương án kinh
doanh
- Định giá bán sản phẩm trong
một số trường hợp đặc biệt
Một số hạn chế
của ứng dụng phân
tích mối quan hệ
Chi phí - khối lượng
- Lợi nhuận
- Giới hạn trong giả
thiết
- Ứng dụng mở
rộng phân tích mối
quan hệ Chi phí –
Khối lượng – Lợi
nhuận

04-03-2012
2
5.1. Một số khái niệm cơ bản
5.1.1 Số dư đảm phí (contribution margin)
a. Khái niệm: Số dư đảm phí (hay
còn gọi là lãi trên biến phí) là một chỉ
tiêu xác định bằng chênh lệch giữa
doanh thu và biến phí hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Giả sử Công ty máy tính Minh Sơn chỉ bán được 1
chiếc máy tính trong tháng 1 năm 2011. Báo cáo thu
nhập của công ty tháng 1 năm 2011 như sau:
Tổng Trên một
đơn vị
Doanh thu (1 máy tính) (nghìn đồng)
10.000 10.000
Trừ: biến phí (nghìn đồng)
5.000 5.000
Số dư đảm phí (nghìn đồng)
5.000 5.000
Trừ chi phí cố định (nghìn đồng)
300.000
Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(nghìn đồng)
(295.000)
Để đạt được mức hòa vốn công ty phải bán công ty
sẽ phải bán được 60 máy tính mỗi tháng, tương
đương với 300 triệu số dư đảm phí.
Tổng Trên một
đơn vị

Doanh thu (60 máy tính) (nghìn đồng) 600.000 10.000
Trừ: biến phí (nghìn đồng) 300.000 5.000
Số dư đảm phí (nghìn đồng) 300.000 5.000
Trừ chi phí cố định (nghìn đồng) 300.000
Lãi (Lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh
doanh (nghìn đồng)
0
04-03-2012
3
b. Công thức xác định:
Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng biến phí
Số dư đảm phí
đơn vị
=
Giá bán
đơn vị
-
Biến phí
đơn vị
5.1.2. Tỷ suất số dư đảm phí
a. Khái niệm: Tỷ suất số dư đảm
phí là một chỉ tiêu được xác định bằng
tỷ lệ giữa số dư đảm phí và doanh thu
hay bằng số dư đảm phí đơn vị trên
giá bán đơn vị của sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ.
b. Công thức xác định:
Tỷ suất số dư
đảm phí
=

Số dư đảm
phí
÷ Doanh thu
Tỷ suất số dư
đảm phí
=
Số dư đảm
phí đơn vị
÷
Giá bán một đơn
vị
04-03-2012
4
Ví dụ: Theo số liệu của công ty Minh Sơn ta có
Tỷ suất số dư
đảm phí
=
Số dư đảm phí
=
300.000.000
= 50%
Doanh thu
600.000.000
Tỷ suất số dư
đảm phí
=
Số dư đảm phí
đơn vị
=
5.000.000

= 50%
Giá bán sản
phẩm
10.000.000
c. Ý nghĩa
Để minh họa cho điều này chúng ta xem xét cân
bằng dưới đây:
Δ Lợi nhuận = Δ Số dư đảm phí
Δ Lợi nhuận =
Tỷ suất số dư
đảm phí
x Δ Doanh thu
04-03-2012
5
5.1.3. Kết cấu chi phí
a. Khái niệm: Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu
được xác định bẳng tỷ trọng của định phí và
biến phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
Tỷ trọng
định phí
= Tổng định phí ÷ Tổng chi phí
Tỷ trọng
biến phí
= Tổng biến phí ÷ Tổng chi phí
Ví dụ:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Công ty Minh Sơn
Công ty Phong
Linh

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu 1.000 1.000
2. Biến phí 500 62,5 300 37,5
3. Số dư đảm phí 500 700
4. Định phí 300 37,5 500 62,5
5. Lợi nhuận 200 200
Nếu doanh thu của cả hai công ty tăng thêm 20%,
tức là tăng từ 1 tỷ đồng lên 1,2 tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Công ty Minh Sơn Công ty Phong
Linh
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu 1.200 1.200
2. Biến phí 600 66,7 360 41,9
3. Số dư đảm phí 600 840
4. Định phí 300 33,3 500 58,1
5. Lợi nhuận 300 340
04-03-2012
6
Tiếp tục ví dụ trên đây, bây giờ giả sử doanh thu của
cả hai công ty giảm 20%, tức là giảm từ 1 tỷ đồng
xuống còn 800 triệu đồng.
Chỉ tiêu
Công ty Minh Sơn Công ty Phong Linh
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu 800 800
2. Biến phí 400 57,1 240 32,4
3. Số dư đảm phí 400 560

4. Định phí 300 42,9 500 67,6
5. Lợi nhuận 100 60
Nhận xét:
 Kết cấu chi phí phụ thuộc vào bản chất
ngành nghề kinh doanh, cơ cấu sản phẩm
dịch vụ và chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Trong thực tế, không tồn tại một kết cấu
chi phí tối ưu chung cho tất cả các loại
hình doanh nghiệp.
04-03-2012
7
5.1.4. Đòn bẩy kinh doanh
a. Khái niệm: Đòn bẩy kinh doanh
(Operating Leverage): là khái niệm dùng
để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết
cấu chi phí đến lợi nhuận khi sản lượng
tiêu thụ thay đổi.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh
Độ lớn đòn
bẩy kinh
doanh
=
Doanh thu – Biến phí
=
Số dư đảm phí
Doanh thu – Biến phí – Định phí
Lợi nhuận
Độ lớn đòn bẩy
kinh doanh

=
Tốc độ tăng của lợi nhuận
Tốc độ tăng của doanh thu
Như vậy, với định phí không thay đổi, độ lớn
đòn bẩy kinh doanh cho biết phần trăm thay đổi
trong lợi nhuận do 1% thay đổi trong doanh thu.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có DOL = 8,
thì với 1% thay đổi trong doanh thu thì sẽ
có 8% thay đổi trong lợi nhuận.
04-03-2012
8
Theo số liệu về công ty Minh Sơn và Phong Linh :
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Công ty Minh Sơn Công Ty Phong Linh
1 2 3 1 2 3
Doanh Thu
800 1000 1200 800 1000 1200
Biến phí
400 500 600 240 300 360
Số dư đảm phí
400 500 600 560 700 840
Định phí
300 300 300 500 500 500
Lợi nhuận
100 200 300 60 200 340
DOL
5.1.5. Các giả thiết khi phân tích mối quan hệ Chi
phí - Khối lượng - Lợi nhuận (CVP)
1. Giá bán là không đổi.;

2. Tổng chi phí có mối quan hệ tuyến tính với
số lượng sản phẩm được sản xuất ra hay dịch
vụ được cung cấp;
3. Với công ty cung cấp nhiều sản phẩm, kết
cấu sản phẩm bán ra là không thay đổi;
4. Trong công ty sản xuất, giá trị hàng tồn kho
là không thay đổi.
5. Nền kinh tế không xảy ra lạm phát.
5.2. Một số ứng dụng của mối quan hệ Chi phí -
Khối lượng - Lợi nhuận
5.2.1. Phân tích điểm hòa vốn
5.2.2. Phân tích lợi nhuận mục tiêu
5.2.3. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu hàng
bán đến điểm hòa vốn và lợi nhuận
5.2.4. Lựa chọn phương án kinh doanh
5.2.5. Định giá bán sản phẩm trong một số
trường hợp đặc biệt
04-03-2012
9
5.2.1. Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh
thu cân bằng với chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
Điểm hòa vốn có thể được xác định
bằng ba cách:
- Sử dụng phương trình cân bằng
doanh thu và chi phí;
- Sử dụng phương pháp số dư đảm phí;
- Phương pháp đồ thị
a. Sử dụng phương trình cân bằng doanh

thu và chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu – Biến phí – Định phí
Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận = 0
Doanh thu = Biến phí + Định phí
Số lượng x giá bán = số lượng x biến phí đơn vị + Định phí
(Q) x (p) = (Q) x (v) + (ĐF)
Trong đó:
Q: Sản lượng
p: Giá bán đơn vị
v: Biến phí đơn vị
ĐF: Định phí
Doanh thu hòa vốn (DT
hv
) = Doanh số hòa vốn x Đơn giá bán
Doanh số
hòa vốn
(Q
hv
)
=
ĐF
p-v
04-03-2012
10
b. Phương pháp Số dư đảm phí
Doanh số
hòa vốn (Q
hv
)
=

Định phí
Số dư đảm phí đơn vị
Từ số liệu của công ty Minh Sơn trong ví dụ trước,
công ty Minh Sơn sẽ hòa vốn khi công ty đạt được
doanh số là 60 máy tính.
Q
hv
=
300 triệu
= 60 máy
tính
5 triệu
Doanh thu hòa vốn của công ty Minh Sơn có thể được
xác định như sau:
Doanh thu hòa vốn = 300 triệu : 50% = 600 triệu
DT
hv
=
Định phí
=
Định phí
Số dư đảm phí đơn vị ÷ giá bán đơn vị Tỷ suất số dư đảm phí
c. Phương pháp đồ thị
Bước 1: Kẻ một hệ trục tọa độ (OX, OY), trục OX biểu diễn
mức độ hoạt động – sản lượng, biến số, trục OY biểu diễn hàm
phụ thuộc như chi phí, doanh thu.
Bước 2: Từ tung độ B kẻ một đường thẳng song song với
trục hoành 0X biểu diễn đường định phí Y=B.
Bước 3: Chọn trên mặt phẳng một điểm M ứng với một
mức độ hoạt động xác định và chi phí nhất đinh. Từ A kẻ một

đường thẳng nối với tung độ B. Đường thẳng đi qua hai điểm
này chính là đường tổng chi phí Y = aX + B
Bước 4: chọn trên mặt phẳng tọa độ một điểm N ứng với
doanh số (sản lượng) và doanh thu nhất định. Từ N kẻ một
đường thẳng nối với gốc tọa độ ta được đường doanh thu: Y =
pX
Bước 5: Giao điểm của đường doanh thu và đường chi phí
là điểm hòa vốn . Hoành độ của điểm hòa vốn chính là mức sản
lượng hòa vốn (Qhv), tung độ của điểm hòa vốn chính là mức
doanh thu hòa vốn (DThv),
04-03-2012
11
Y
N
X
N
N
Doanh
thu hòa
vốn
Sản lượng
hòa vốn
M
O
Doanh thu, chi phí
MĐHĐ
Đường doanh thu: y=px
Đường chi phí:
y=ax+B
Đường định phí: y=B

B
HV
Ví dụ:
Với số liệu của công ty Minh Sơn, điểm hòa vốn
được biểu diễn qua đồ thị với những số liệu sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Công ty Minh Sơn
1 2 3
Doanh Thu 800 1000 1200
Biến phí 400 500 600
Số dư đảm phí 400 500 600
Định phí 300 300 300
Lợi nhuận 100 200 300
Đồ thị điểm hòa vốn công ty Minh Sơn
04-03-2012
12
Ý nghĩa:
- Xác định được điểm hòa vốn, mức sản lượng và
doanh thu hòa vốn từ đó nhận thức những phạm vi lời lỗ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm,
bộ phận.
- Từ điểm hòa vốn xác định được doanh thu an toàn và
tỷ lệ doanh thu an toàn
Ví dụ:
Theo số liệu và phân tích về công ty Minh Sơn chúng ta
sẽ thấy rằng:
- Nếu công ty chỉ tiêu thụ dưới 60 máy tính thì công ty
sẽ bị lỗ. Mức lỗ càng lớn nếu tỷ số lượng máy tính tiêu thụ
càng ít đi.

- Nếu công ty tiêu thụ được 60 máy tính thì công ty sẽ
hòa vốn, nghĩa là doanh thu đủ bắp đắp toàn bộ chi phí và
không có lợi nhuận (Hay là, tổng số dư đảm phí đủ để bù
đắp định phí).
- Nếu công ty tiêu thụ trên 60 máy tính thì sẽ có lợi
nhuận và mức lợi nhuận sẽ càng cao khi số máy tính bán
ra càng tăng lên.
5.2.2. Phân tích lợi nhuận mục tiêu
a. Phương pháp sử dụng phương trình cân bằng doanh
thu và chi phí
Lợi nhuận mục tiêu = Doanh thu – Biến phí – Định phí
Doanh số để đạt được lợi
nhuận mục tiêu (Q
mt
)
=
Định phí + lợi nhuận mục tiêu
Giá bán – Biến phí đơn vị
Doanh thu
mục tiêu
= Q
mt
x
giá bán
sản phẩm.
04-03-2012
13
b. Phương pháp số dư đảm phí
Doanh số để đạt được
lợi nhuận mục tiêu (Q

mt
)
=
Định phí + Lợi nhuận mục tiêu
Số dư đảm phí đơn vị
DT
mt
=
Định phí + Lợi nhuận mục tiêu
Tỷ suất số dư đảm phí
Căn cứ vào số liệu công ty Minh Sơn, nếu công
ty muốn đạt mức lợi nhuận là 250 triệu đồng thì
công ty cần sản xuất và tiêu thụ số lượng sản
phẩm bao nhiêu?
Số lượng để đạt được
lợi nhuận mục tiêu
(Q
mt
)
= =
5.2.3. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu hàng bán
đến điểm hòa vốn và lợi nhuận
Kết cấu hàng bán là chỉ tiêu phản ảnh
tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng
trong tổng doanh thu của đơn vị.
04-03-2012
14
Ví dụ minh họa:
Công ty Minh Sơn cung cấp hai loại máy tính để bàn,
máy M1 và M2. Số liệu liên quan tới doanh thu và chi phí

của công ty được đề cập trong bảng số liệu dưới đây.
Chỉ tiêu
Máy M1 MáyM2 Tổng
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu 1.000 100 1.000 100 2.000 100
Biến phí 500 50 600 60 1.100 55
Số dư đảm phí 500 50 400 40 900 45
Định phí 300 30 240 24 540 27
Lợi nhuận 200 20 160 16 360 18
Số liệu trên cho thấy kết cấu hàng bán của công ty
Minh Sơn bao gồm 50% máy M1 và 50% máy M2.
Doanh thu hòa vốn =
Doanh thu an toàn =
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Lợi nhuận =
Nếu giảm tỷ trọng mặt hàng M1 xuống còn 40% và
tăng tỷ trọng mặt hàng M2 lên 60%, lợi nhuận và
doanh thu hòa vốn mới được xác định như sau:
Chỉ tiêu

MáyM1 Máy M2 Tổng
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu 800 100 1.200 100 2.000 100
Biến phí 400 50 720 60 1.120 56
Số dư đảm phí 400 50 480 40 880 44
Định phí 300 37,5 240 20 540 27
Lợi nhuận 100 12,5 240 20 340 17
04-03-2012
15
Doanh thu hòa vốn =
Doanh thu an toàn =
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Lợi nhuận =
Nhận xét
Nếu tăng tỷ trọng mặt hàng M1 lên 60% và giảm tỷ
trọng mặt hàng M2 xuống còn 40%, lợi nhuận và
doanh thu hòa vốn mới được xác định như sau:
Chỉ tiêu
Máy M1 Máy M2 Tổng

GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
GT
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu 1200 100 800 100 2000 100
Biến phí 600 50 480 60 1080 54
Số dư đảm phí 600 50 320 40 920 46
Định phí 300 25 240 30 540 27
Lợi nhuận 300 25 80 10 380 19
04-03-2012
16
Doanh thu hòa vốn =
Doanh thu an toàn =
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Lợi nhuận =
Nhận xét:
5.2.4. Lựa chọn phương án kinh doanh
Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí
và doanh thu thay đổi
Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí
và doanh số thay đổi
Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí,

doanh số và giá bán thay đổi
Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí,
định phí và doanh thu thay đổi
04-03-2012
17
a. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí
và doanh thu thay đổi
Giả sử gần đây công ty Minh Sơn bán được 250 máy
tính một tháng với giá là 10 triệu đồng một máy, tương
đương với 2,5 tỷ đồng doanh thu.
Dựa trên kinh nghiệm, bộ phận bán hàng đề xuất một
phương án kinh doanh trong đó doanh nghiệp sẽ tăng
ngân sách quảng cáo hàng tháng thêm 200 triệu đồng và
điều này sẽ giúp cho doanh số của doanh nghiệp tăng
thêm 20% lên 300 máy (tương đương 3.000 triệu đồng
doanh thu).
Do đó, nhiệm vụ của nhà quản lý doanh nghiệp là phải
xem xét phương án kinh doanh và ra quyết định có lựa
chọn phương án được đề xuất bởi bộ phận bán hàng hay
không.
Phương án
hiện tại
(250 máy)
Phương án
đề xuất (300
máy)
Chênh lệch
Tỷ lệ %
doanh thu
1. Doanh thu

2.500 100
2. Biến phí
1.250 50
3. Số dư đảm phí
1.250 50
4. Định phí
300
5. Lợi nhuận
950

Để xác định chênh lệch lợi nhuận dự kiến, bên cạnh
việc xây dựng báo cáo thu nhập như trên, chúng ta
cũng có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1:
Số dư đảm phí dự kiến 3.000 triệu đồng doanh thu x
50% tỷ suất số dư đảm phí
= 1.500 triệu đồng
Số dư đảm phí hiện tại 1.250 triệu đồng
Chênh lệch Số dư đảm phí 250 triệu đồng
Chênh lệch định phí 200 triệu đồng
Chênh lệch lợi nhuận 50 triệu đồng
04-03-2012
18
Cách 2:
Chênh lệch
Số dư đảm phí
500 triệu đồng chênh lệch doanh thu x
50% tỷ suất SDĐP
= 250 triệu đồng
Chênh lệch định phí 200 triệu đồng

Chênh lệch lợi nhuận 50 triệu đồng
b. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí
và doanh số thay đổi
Giả sử, công ty Minh Sơn đề cập trên đây đang
xem xét một phương án kinh doanh mới trong đó công
ty sẽ tăng chất lượng của các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất kinh doanh. Với phương án kinh doanh
này, biến phí đơn vị sẽ tăng thêm 1 triệu đồng trên một
máy tính. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu tiên thực hiện
phương án kinh doanh, do chất lượng sản phẩm được
cải thiện nên doanh số dự tính sẽ tăng lên 20% là 300
máy cho mỗi tháng, tương đương với 3.000 triệu đồng
doanh thu. Các nhà quản lý của công ty có nên lựa
chọn phương án kinh doanh này hay không?
Đơn vị: triệu đồng
Phương án
hiện tại
(250 máy)
Phương án đề
xuất (300
máy)
Chênh lệch
1. Doanh thu 2.500
2. Biến phí 1.250
3. Số dư đảm phí 1.250
4. Định phí 300
5. Lợi nhuận 950
04-03-2012
19


Số dư đảm phí dự kiến
Số dư đảm phí hiện tại
Chênh lệch
số dư đảm phí
Chênh lệch lợi nhuận
Sau 3 tháng thực hiện phương án đề
xuất, giả sử khách hàng sẽ bắt đầu cảm
nhận được sự khác biệt về chất lượng
của sản phẩm. Nhờ đó, doanh số của
doanh nghiệp tăng thêm 40% so với
doanh số hiện tại lên 350 máy mỗi tháng
trong những tháng tiếp theo (tương
đương với doanh thu là 3.500 triệu đồng).
Chênh lệch lợi nhuận giữa hai phương án kinh doanh
được xác định như sau:
Số dư đảm phí dự
kiến
Số dư đảm phí hiện
tại
Chênh lệch số dư
đảm phí
Chênh lệch lợi
nhuận

04-03-2012
20
c. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí,
doanh số và giá bán thay đổi
Với việc nâng cao chất lượng của sản
phẩm làm tăng biến phí 1 triệu đồng, giả

sử công ty Minh Sơn có thể vừa nâng giá
bán mỗi chiếc máy tính lên 12 triệu đồng,
đồng thời doanh số của doanh nghiệp đạt
280 máy tính mỗi tháng.
Chênh lệch lợi nhuận của công ty được xác định
như sau:
Số dư đảm phí dự
kiến
Số dư đảm phí hiện
tại
Chênh lệch số dư
đảm phí
Chênh lệch lợi
nhuận

d. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí,
định phí và doanh thu thay đổi
Giả sử thay vì trả lương cố định cho nhân viên
bán hàng một khoản là 150 triệu đồng mỗi tháng,
giám đốc bán hàng của công ty Minh Sơn đề cập
trên đây đề xuất phương án trả hoa hồng bán hàng
800 nghìn đồng cho mỗi máy bán ra. Giám đốc
bán hàng tin tưởng rằng với việc trả tiền theo sản
phẩm bán ra sẽ khích lệ nhân viên bán hàng gia
tăng doanh số bán hàng tháng. Do đó, doanh số
của công ty dự kiến tăng thêm 10%, tức lên 275
máy mỗi tháng, tương ứng với doanh thu là 2.750
triệu đồng doanh thu một tháng.
04-03-2012
21

Chênh lệch lợi nhuận giữa phương án kinh doanh
đề xuất và phương án kinh doanh hiện tại được xác
định như sau:
Số dư đảm phí dự
kiến
Số dư đảm phí
hiện tại
Chênh lệch Số dư
đảm phí
Chênh lệch định
phí
Chênh lệch lợi
nhuận
 công ty Minh Sơn có thể xem xét lựa chọn phương án
kinh doanh đề xuất của giám đốc bán hàng.
5.2.5. Định giá bán sản phẩm trong một số
trường hợp đặc biệt
Vấn đề đặt ra: Trong một số tình huống,
doanh nghiệp có cơ hội bán được những lô
hàng lớn với các mức giá khác nhau mà không
ảnh hưởng tới doanh thu thường xuyên hàng
kỳ của doanh nghiệp. Với những trường hợp
như vậy, doanh nghiệp nên định giá bán như
thế nào để đạt được lợi nhuận mong muốn?
Giả sử như công ty Minh Sơn có cơ hội
bán một lô hàng bao gồm 50 máy tính
cho dự án đổi mới và phát triển giáo dục
trung học phổ thông cho Thành phố.
Khách hàng yêu cầu công ty phải cung
cấp kèm theo phần mềm văn phòng cho

mỗi máy tính trị giá 200 nghìn đồng.
Giao dịch này sẽ không ảnh hưởng tới
định phí hoạt động của công ty. Công ty
muốn thu được khoản lãi là từ giao dịch là
100 triệu đồng. Vậy mức giá mà công ty
có thể chào hàng là bao nhiêu?
04-03-2012
22
Dự kiến về chi phí và lợi nhuận của công ty được
xác định như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
(triệu đồng/máy)
Tổng cộng
(50 máy)
Biến phí hiện tại
Biến phí tăng thêm
Mức lợi nhuận
mong muốn
Giá thực hiện
Qua phân tích trên ta có thể khái quát quá
trình phân tích và định giá bán trong trường
hợp đặc biệt như sau:
- Xác định biến phí sản xuất kinh doanh tăng
thêm để thực hiện hoạt động.
- Xác định định phí tăng thêm để thực hiện
hoạt động.
- Xác định mức lợi nhuận mong muốn.
Giá bán thỏa mãn khi đảm bảo bù đắp được

những điều kiện trên hay giá bán sẽ lớn hơn
hoặc bằng với tổng các khoản trên.
5.3. Một số hạn chế của ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP
5.3.1. Giới hạn trong giả thiết
Thứ nhất, giả thiết giá bán không thay đổi là rất khó xảy ra
vì trên thực tế tùy vào đối tượng khách hàng và chính sách tiêu
thụ sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đưa ra một vài mức giá
khác nhau của cùng một loại sản phẩm.
Thứ hai, giả thiết về tổng chi phí có mối quan hệ tuyến tính
và chi phí cố định là không thay đổi có thể bị phá bỏ khi các nhà
quản lý quyết định thay đổi quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp vượt ra ngoài phạm vi phù hợp.
Thứ ba, giả thiết về kết cấu sản phẩm là cố định thường
khó tồn tại vì kết cấu sản phẩm luôn gắn kết với sự biến động
trong từng phương án kinh doanh ở từng thời kỳ sản xuất kinh
doanh.
Thứ tư, tồn kho sản phẩm được giả định là không thay đổi.
Điều này là phi thực tế vì sản lượng tồn kho sẽ phụ thuộc vào
nhu cầu dự trữ và tình trạng tiêu thụ ở từng thời kỳ.
Thứ năm, giả thiết giá trị đồng tiền không thay đổi. Điều này
chỉ có thể xảy ra trong thời gian ngắn.
04-03-2012
23
5.3.2. Ứng dụng mở rộng phân tích mối quan hệ
Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi
nhuận còn được sử dụng để phân tích một số trường hợp
sau đây:
- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về định phí
- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về biến phí

- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về đơn gián bán
- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi tổng hợp từ các
yếu tố chi phí, giá bán
- Phân tích điểm hòa vốn với phương pháp chi phí toàn
bộ và phương pháp tính chi phí trực tiếp
a. Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về định phí
Doanh thu
hòa vốn
=
Định phí trước đây +/- Mức thay đổi định phí
Tỷ lệ số dư đảm phí trước đây
b. Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về biến phí
Doanh
thu
hòa
vốn
=
Định phí
Tỷ lệ số dư đảm phí trước đây +/-
Tỷ lệ tăng giảm biến phí
04-03-2012
24
c. Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về đơn giá bán
d. Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi tổng hợp
từ các yếu tố chi phí, giá bán
e. Phân tích điểm hòa vốn với phương pháp chi phí toàn bộ
và phương pháp tính chi phí trực tiếp
Khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ như nhau hay mức
tồn kho qua các thời kỳ cố định thì nếu doanh nghiệp tính
định phí theo phương pháp tính chi phí trực tiếp hay

phương pháp toàn bộ thì điểm hòa vốn vẫn không thay
đổi, chỉ tồn tại một điểm duy nhất.
Tuy nhiên, khi xuất hiện mức sản xuất và tiêu thụ khác
nhau thì mỗi phương pháp tính chi phí sẽ dẫn đến định phí
khác nhau và điểm hòa vốn cũng khác nhau, điểm hòa vốn
tồn tại hai điểm khác nhau.
04-03-2012
25
Ví dụ: Khảo sát số liệu của công ty Hòa Lan sản
xuất áo khoác nữ như sau:
1. Biến phí sản xuất 100.000đ/sp
2. Tổng định phí sản xuất 5.000.000đ
3. Sản lượng sản xuất 100 sản phẩm
4. Biến phí ngoài sản xuất 20.000đ/sp
5. Tổng định phí ngoài sản xuất 1.000.000đ
6. Sản lượng tiêu thụ 80 sản phẩm
7. Đơn gián bán 200.000đ/sp
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Theo phương pháp tính chi phí trực tiếp
1. Doanh thu (80sp x 200.000đ/sp) 16.000.000đ
2. Biến phí 9.600.000đ
a. Biến phí sản xuất (80sp x 100.000đ/sp) 8.000.000đ
b. Biến phí ngoài sản xuất (80sp x 20.000đ/sp) 1.600.000đ
3. Số dư đảm phí 6.400.000đ
4. Định phí 6.000.000đ
a. Định phí sản xuất 5.000.000đ
b. Định phí ngoài sản xuất 1.000.000đ
5. Lợi nhuận 400.000đ
Với phương pháp tính chi phí trực tiếp trên thì:
- Tổng định phí sản xuất kinh doanh là:

5.000.000đ + 1.000.000đ = 6.000.000đ
- Biến phí sản xuất kinh doanh mỗi sản phẩm là
120.000đ/sp
- Số dư đảm phí mỗi sản phẩm là:
200.000đ – 120.000đ = 80.000đ
Sản lượng hòa vốn =
6.000.000đ
= 75 sp
80.000đ/sp
Doanh thu
hòa vốn
=
6.000.000đ
= 15.000.000đ
80.000đ/sp/200.000đ/sp

×