Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận cao học,xuất bản với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.91 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Mục đích đề tài..................................................................................................4
3. Phạm vi kết cấu đề tài........................................................................................4
4. Bố cục đề tài......................................................................................................4
Nội dung tiểu luận:................................................................................................5
Chương I: Cơ sở lý luận về vai trị của xuất bản với văn hóa dân tộc.................5
I. Các khái niệm liên quan:....................................................................................5
1.Khái niệm văn hóa:.............................................................................................5
2. Hoạt động văn hóa: ...........................................................................................6
3 Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc....................................................8
4. Xuất bản:...........................................................................................................8
5. Xuất bản phẩm:..................................................................................................9
II.Vai trò của hoạt động xuất bản với văn hóa dân tộc..........................................10
1. Xuất bản là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa.........................................10
2. Ảnh hưởng của văn hóa đối với hoạt động xuất bản.........................................12
Chương II: Thực trạng xuất bản Việt Nam với xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc..................................................................................14
1. Công tác xuất bản năm 2010:............................................................................14
2.Hạn chế:..............................................................................................................17
a. Về phía nhà xuất bản.........................................................................................17
b. Về phía độc giả..................................................................................................18
Chương III: Phương hướng ,giải pháp để xuất bản làm tốt vai trò xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc..............................................................19
1.Phương hướng....................................................................................................19
2.Giai pháp . .........................................................................................................21
2.1. Phương hướng nhiệm vụ................................................................................21
KẾT LUẬN...........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................26

1




DANH TỪ VIẾT TẮT
NXB:

Nhà xuất bản

CHXHCN VN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ TT&TT: Bộ thông tin & truyền thông

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khi bắt đầu tới Việt Nam, tôi thấy Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa dân
tộc độc đáo của 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước này, văn hóa và con
người Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng cho tôi, với nét đặc sắc của từng dân tộc
tạo nên văn hóa chung của Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Văn hóa
là thước đo trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết hợp những giá trị vật thể
và phi vật thể được thể trong mối quan hệ giữa người với người, giữa xã hội với tự
nhiên. Nhận định được tầm quan trọng của văn hóa, năm 1943 Đảng ta đã ra “ Đề
cương văn hóa” đề ra các nguyên tắc lớn xây dựng một nền văn hóa lớn: dân tộc,
khoa học, đại chúng. Từ đây văn hóa trở thành một vấn đề quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng đất nước. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII ban hành tháng 7/1998 “Về xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” được coi như một
cương lĩnh chiến lược, định hướng lâu dài cho sự nghiệp văn hóa nước ta trong giai
đoạn mới, trong đó, văn hóa là “nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát
triển”.
Với hoạt động xuất bản là hoạt đông thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thơng
qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người. Bản chất của
hoạt động xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội, xuất bản không tạo ra các tác
phẩm, nhưng sử dụng các tác phẩm đó để truyền bá, phổ biến. Nó là khâu tiếp nối,
nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang đến với quần chúng quản đại
trong xã hội. Xuất bản vừa là một hoạt động văn hóa tinh thần, vừa là haotj động
sản xuất lưu thơng, đáp ứng những nhu cầu văn hóa, tư tương xã hội là mục đích
của hoạt động xuất bản. việc tổ chức sản xuất, lưu thông các xuất bản phẩm là
phương thức phương tiện hoạt động của sự xuất bản.
Như vậy xuất bản là một phận của hoạt động văn hóa, là một q trình nối
tiếp, đồng bộ, hồn chỉnh, xuất bản bao gồm ban khâu: biên tập, in, phát hành các
loại xuất bản phẩm trong xã hội. Vì tầm quan trọng của xuất bản phẩm với sự
3


nghiệp xây dựng nền văn hóa mới mà vẫn giữ được truyền thống dân tộc tôi chọn “
Xuất bản với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện
nay”. làm đề tài bài tiểu luận của mình.thơng qua bài tiểu luận này tơi hy vọng sẽ
có thêm những hiểu biết kiến thức về xuất bản và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản săc dân tộc.
2. Mục đích đề tài
Khi viết đề tài này tôi mong muốn được hiểu rõ hơn sự nghiệp xuất bản với việc
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Hơn nữa, để bản thân mình có cái nhìn sâu sắc hơn về xuất bản, có nhiều
kiến thức hơn để sau này về phục vụ hoạt động xuất bản ở đất nước Lào vì hoạt
động xuất bản ở Lào chưa thực sự phát triển. Bởi vậy, cá nhân tơi hiểu mình cần

phải hiểu nhiều hơn nữa về xuất bản và học tập Việt Nam xây dựng một ngành
xuất bản phát triển phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
3. Phạm vi kết cấu đề tài
Phạm vi nghiên cứu về vai trò của xuất bản với văn hóa; những biểu hiện của xuất
bản Việt Nam với văn hóa dân tộc.
4. Bố cục đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của xuất bản với văn hóa dân tộc.
Chương II: Thực trạng xuất bản Việt Nam với xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Chương III: Phương hướng, giải pháp để xuất bản thực hiện tốt vai trò đối với văn
hóa dân tộc.

4


NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của xuất bản với việc phát triểm văn hóa
dân tộc.
I. Các khái niệm liên quan:
1.Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Hiện nay đã có hơn vài trăm định nghĩa về văn hóa tùy theo góc độ tiếp cận và tùy
theo đặc thù mỗi nền văn hóa dân tộc. Các định nghĩa thành cấc dạng như sau:
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà
nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus

Agri là "gieo trồng ruộng

đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm

hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao
động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh
thần".
- Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao
hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917)
đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minhhiểu theo nghĩa rộng trong
dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo
đức, luật pháp, phong tục, và cứ những khả năng bất, tập quán nào mà con người
thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.
- Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền
thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa
đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người
Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất
sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng
xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống 
Theo ngơn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng
Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trongtiếng Đức,...) có nguồn
5


gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1)
giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. 
Trong lịch sử có rất nhiều khái niệm về văn hóa được đưa ra. Theo “ từ điển
bách khoa Việt Nam, tập 4, “ văn hóa : là tồn bộ những hoạt động sáng tạo và
những giá trị của nhân dân, một nước , một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh
thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước …”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Người chỉ rõ: văn hóa là tồn
bộ những sáng tạo và phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn

giáo, khoa học, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
ở, mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa”.
Như vậy, văn hóa là tồn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong
quá trình hoạt động thực tiễn trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh
thần. Văn hóa của một dân tộc theo nghĩa căn bản nhất là tồn bộ những cái qua đó
một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp các dân tộc khác nhận
biết văn hóa là “ tấm thẻ căn cước” của các dân tộc.
2. Hoạt động văn hóa:
Hoạt động văn hóa là khía niệm theo nghĩa hẹp của văn hóa , đó là một lĩnh vực
hoạt động của con người- một lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ
bên cạnh lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Lĩnh vực văn hóa - đó là nhữmg hoạt động đặc thù của con người thể hiện ý
thức muốn làm đẹp thêm cuộc sống của mình dưới nhiều hình thức, phong phú, đa
dạng, ngày càng giàu chất sáng tạo, để biến cái ý thức làm đẹp đó thành hiện thực
cuộc sống.

6


Lĩnh vực đó - hoạt đơng sáng tạo đó biến những câu hò lao động thành
những bài thơ, những đêm nhảy múa bên đống lửa thành nghệ thuật khiêu vũ… đó
là hoạt động văn hóa.
Đời sống văn hóa có những đặc điểm, yêu cầu riêng, có quy luật phát triển
đặc thù: giao lưu, kế thừa, đứt gẫy, khơng hồn tồn tương đồng với đời sống kinh
tế. Sự phát triển của văn hóa là khúc khuỷu, quanh co, nhưng suy cho cùng nó vẫn
dao đồng xoay quanh trục sản xuất vật chất.
Lĩnh vực văn hóa bao gồm rất nhiều bộ phận hoạt động với các chức năng
cụ thể khác nhau. Song chúng đều thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản là:
+ Sáng tạo ra các giá trị văn hóa: các giá trị phi vật thể,vật thể; sản xuất các

sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần của con người . Đó là chức năng của
các Hội sáng tạo văn hóa nghệ thuật, các viện nghiên cứu khoa học.
+ Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn hóa trong xã hội, biến các giá trị
văn hóa tinh thần thành các vật pẩm để truyền bá bằng các phương tiện và cơng cụ
khác nhau… Đó là chức năng của các phương tiện thơng tin đại chúng ( báo chí,
xuất bản), nhà tuyên truyền, người biểu diễn nghệ thuật… người phát hành v.v…
+ Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu văn hóa nhân loại, trao truyền
văn hóa cho các thế hệ sau. Nhiệm vụ này do nhiều cơ quan đảm nhiệm: bảo tồn,
bảo tàng, hệ thống thư viện, da lịch văn hóa.
Như vậy, hoạt động văn hóa chính là q trình hoạt động sáng tạo đặc biệt
của con người nhằm sản xuất phổ biến và tiêu dùng các giá trị, các sản phẩm văn
hóa. Đó là quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng, xây dựng nền văn văn hóa đa dạng của các
dân tộc và nhân loại.

7


3. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật, Sắc là thể cốt
lõi, những giá trị hạt hiện ra ngồi. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức
là nói những giá trị gốc, căn bản, hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những hạt
nhân giá trị hạt nhân tức là khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những
giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng
biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa Việt Nam, trong các lĩnh vực văn
học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp,
ứng xử hằng ngày của người Việt Nam.
Những giá trị hạt nhân đó khơng phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần
dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của
nhà nước dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó khơng phải là khơng thay đổi trong

q trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới,
tiến bộ được bổ xung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những
hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên
kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần
thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
4. Xuất bản:
Xuất bản là một từ Hán việt. Về từ loại là một động từ, có nghĩa là phổ biến rộng
bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác.
Trong ngôn ngữ châu Âu, xuất bản theo tiếng Anh là Publish, theo tiếng Pháp là
Publier, đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là Publicare có nghĩa là cơng bố cho mọi
người biết.
Trong lịch sử văn minh, ngành xuất bản ra đời là sản phẩm cuả nền văn minh
nhân loại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nó vừa là thành quả vừa là
công cụ thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại, có vai trị quan
trọng đối với sự phát triển của văn minh .
- Khái niệm của khoa học xuất bẩn là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động
vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần, vừa là hoạt động sáng tạo vật chất. Nooij hàm
xuất bản do ba yếu tố tạo thành:
8


- Xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm, làm cho nó phù
hợp với nhu cầu của đọc giả.
- Xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia công, làm
cho nó có một hình thức vật phẩm xác định ( vỏ vật chất) để cung cấp cho đọc giả
sử dụng.
- Xuất bản là hoạt động truyềng bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã hồn
thành sau q trình sản xuất nhân bản.
Như vậy, xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giả với đọc giả.
Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt là: chức năng tri thức (văn hóa), để

tuyển chọn, tham gia hồn chỉnh tác phẩm văn hóa và phát triển tại năng sáng tạo
văn hóa tinh thần; chức năng mỹ thuật và kỹ thuật để thiết kế , đồ họa bản in, vật
chất hóa các tác phẩm tinh thần thành các xuất bản phẩm; chức năng thương mại
để lưu hành , tiêu thụ (bán ), xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu.
Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội. Nó khơng sáng tác ra tác phẩm mới ,
mà sử dụng các tác phẩm đã có ( hoặc sẽ có ), để truyền bá, phổ biến. Xuất bản là
khâu nối tiếp, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang tính đến với quảng
đại quần chúng trong xã hội.
Xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinhthần, là một quá trình
nối tiếp, đồng bộ hoàn chỉnh gồm ba khâu: biên tập, in (nhân bản) và phát hành các
xuất bản phẩm trong xã hội.
5. Xuất bản phẩm:
-Theo nghĩa thông thường xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạy động xuất bản. Nói
cách khác, xuất bản phẩm là các tác phẩm sau khi gia công biên tập, qua chế bản,
nhân bản để phát hành tới công chúng .
Như vậy:
+ Nếu tác phẩm không được lựa chọn, gia công chỉnh lý của biên tập viên theo
nhu cầu và tiêu chí để truyền bá thì khơng phải xuất bản phẩm.
+ Nếu tác phẩm dù được siêu tập, chỉnh lý, sắp xếp… theo một yêu cầu nào đó
(như lưu trữ) mà không được chế bản, nhân bản … cũ không phải là xuất bản
phẩm.
9


- Theo luật xuất bản năm 1993, “ Xuất bản phẩm quy định tại luật này là tác
phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, cơng nghệ, văn học, nghệ
thuật và các sản phẩm khác được xuất bản, in, nhân bản bằng các vật liệu, phương
tiện kỹ thuật khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước
ngồi, được xuất bản khơng định kỳ nhằm phổ biến cho nhiều người”.
- Theo điều 4 luật xuất bản năm 2004 đá định nghĩa lại xuất bản phẩm như

sau:
“ Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
giáo dục và đạo tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản
băng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi và cịn được thể
hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau.
Tài liệu theo quy định của luật này, bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động,
hướng dẫn học tập, thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, kỷ yếu hội
thảo”.
II.Vai trò của hoạt động xuất bản với văn hóa dân tộc.
“ Xuất bản là địn bẩy của văn hóa”, Các - Mác nói: Xuất bản khơng chỉ là bộ phận
thiết yếu của đời sống mà cịn có chức năng giữ gìn, bảo tồn, phát huy, thúc đẩy sự
phát triển của văn hóa.
1. Xuất bản là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa.
Xuất bản là một hoạt động văn hóa: lựa chọn, gia cơng, truyền bá các sản phẩm
văn hóa. Nó là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa. Bởi lễ, trong tổng thể các
hoạt động văn hóa, cơng tác xuất bản có khả năng thực hiện có hiệu quả hầu hết
các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hóa.
Xuất bản góp phần sáng tạo các hoạt động văn hóa.
Sáng tạo các giá trị văn hóa là cơng việc của các tác giả nghiên cứu, sáng táng
thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Song các kết quả phản ánh, kết
quả nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào cũng đều phải thơng qua xuất bản phẩm để
định hìn, yêu giữ lại, phải được nhân bản mới có thể truyền bá rộng rãi. Bởi vậy,
xuất bản là “bà đỡ” của sáng tác. Xuất bản tạo điều kiện, môi trường, điều kiện cho
10


hoạt động nghiên cứu, sáng tác, kích thích, giúp đỡ hoạt động đó phát triển. Đồng
thời, thơng qua biên tập, cơng tác xuất bản cịn trực tiếp góp phần haofn thiện,
nâng cao chất lượng các tác phẩm văn hóa được xuất bản. Xuất bản góp phần thúc

đẩy và nâng cao trình độ văn hóa của mọi thành viên trong xã hội. Nó giúp con
người tích lũy thành quả văn hóa của dân tộc, nhân loại, là công cụ giáo dục, nâng
cao trình độ tri thức cho bạn đọc. Đó cũng là điều kiện quan trọng trong việc tạo
nên các nghệ sĩ, các nhà khoa học để họ sáng tạo những kiệt tác của mình.Trong
hoạt động nghiên cứu khoa học có hai điều kiện cơ bản để tạo ra các thành tựu
nghiên cứu có giá trị: Đó là kế từa những thành tựu đã có và được trao đổi, phản
biện giữa những người nghiên cứu. Xuất bản đã góp phần tạo đầy đủ cả hai điều
kiện đó. Tri thức vả các thông tin chứa trong xuất bản phẩm được truyền bá trong
xã hội làm cho đông đảo người nghiên cứu sử dụng, kế thừa các thành tựu chung
của nhân loại, tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu, chất lượng và hiệu quả
nghiên cứu khoa học sẽ cao hơn.
Công tác xuất bản cịn là cơng cụ truyền bá, phân phối, bảo tồn các giá
Trị văn hóa có giá trị cao.
- Xuất bản là đội quân chủ lực trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa. Nó có
thể đưa đến đơng đảo quần chúng những tác phẩm có dung lược tri thức lớn, những
thông tin tri thức phức tạp, sâu sắc, có tác dụng tích lũy tri thức lâu dài, có hiệu quả
cao nhất.
- Xuất bản có tấc động to lớn đến mọi hoạt động văn hóa khasc: Nó cung
cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giải học cho thầy và trò trong giáo dục. sách
giúp xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, cung cấp cơng cụ để có thể học tập
suốt đời. Xuất bản và các phương tiện thơng tin đại chúng khác như báo chí, phát
thanh, truyền hình ngày nay đang gắn bó với nhau, là điều kiện của nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phồn vinh. Bởi lễ tri thức và thông tin với hai
con đường truyển bá khác nhau là xuất bản và báo chí lại thường có thể chuyển
hóa cho nhau.
- Trong xã hội hiện đại và cả xưa nay, khơng có xuất bản phẩm thì hoạt
động thư viện, lưu trữ, bảo tàng sẽ khơng cịn ý nghĩa tồn tại. Trình độ phát triển
11



của sự nghiệp xuất bản, phát hành sẽ quyết định các bộ sưu tập hoành tráng ở các
thư viện, bảo tàng, từ đó góp phần phát huy chức năng và tác dụng xã hội cuả
những hoạt động văn hóa này.
- Sách là hoạt động xuất bẩn cịn có vị trí đáng kể trong việc tổ chức đời
sống văn hóa cộng đồng. Sách góp phần làm cho cuộc sống tinh thần xã hội thêm
vui tươi, lành mạnh, giàu ý nghĩa. Qua các cuộc thi sách, triển lãm sách, hội chợ
sách, phong trào đọc sách … đời sống xã hội được phong phú hơn, tốt đẹp hơn.
Sách và các hoạt động xuất bản, truyền bá sách đã trở thành các tiêu chí quan trọng
để đánh giá trình độ phát triển văn hóa, văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc.
Như vậy, xuất bản là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn hóa xã
hội, là nhân tố khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa. Trình độ văn hóa chung của
xã hội, sự phát triển của văn học nghệ thuật và khoa học có ảnh hưởng đến sự phát
triển xuất bản. Đồng thời hoạt động xuất bản cũng tác động mạnh mẽ đến các hoạt
động văn hóa khác. Cũng như mọi hoạt động văn hóa, mục tiêu cao cả của cơng tác
xuất bản là hướng tới hoàn thiện con người, đưa con người vươn tới cái chân,
thiện, mỹ, tạo nền tảng tinh thần và động lực cho sự phát triển xã hội.
2. Ảnh hưởng của văn hóa đối với hoạt động xuất bản.
- Bản chất của công tác xuất bản là hoạt động truyền bá văn hóa. Các hoạt
động sáng tạo văn hóa, các hoạt động khác nhau của đời sống văn hóa đều có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản.
- Hoạt độnng sáng tác của các nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học tạo ra nhiều tác
phẩm văn hóa, khoa học, đó chính là nguồn đề tài, là những vật liệu đầu vào quyết
định sự phát triển của hoạt động xuất bản. Bởi xuất bởi xuất bản chính là sự lựa
chọn, gia cơng các tác phẩm có sẵn phục vụ cho việc truyền bá xã hội.
- Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu, quảng cáo xuất bản phẩm, hướng dẫn
dư luận, hướng dẫn sử dụng văn hóa phẩm trên các phương tiện thông tin đại
chúng khác như báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng thơng tin quốc tế … giới
thiệu sách ở thư viện, các hoạt động văn hóa thơng tin cơ sở có tác dụng kích thích,
hướng dẫn nhu cầu bạn đọc, tạo thị trường rộng lớn cho hoạt động xuất bản phát
triển.

12


- Trình độ dân trí cao do đời sống văn hóa giáo dục phát triển cũng ảnh hưởng
quan trojnng đến nhu cầu học tập,giải trí, nhu cầu về sách học tập và giải trí, nhu
cầu văn hóa đọc tăng … đã ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động xuất bản.
Tóm lại, hoạt động xuất bản và văn hóa có quan hệ mật thiết với nhau, gắn
bó chặt chẽ, tác động xuôi chiều. Xuất bản là bộ phận quan trọng thúc đẩy văn hóa
phát triển, góp phần bảo tồn, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc; trong
khi đó văn hóa cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển một
cách nhanh chóng của hoạt động xuất bản.

13


Chương II: Thực trạng của xuất bản Việt Nam đối với việc xây dựng và phát
triển nền văn hóa dân tộc.
1. Cơng tác xuất bản năm 2010:
Theo thống kê thì năm 2010 vừa qua, tổng số sách toàn ngành đạt số lượng 25769
đầu sách với 277,765 triệu bản đạt 105% về cuốn và 102 về bản so với năm 2009,
trong đó với 60 nhà xuất bản (NXB) đã cho ra đời 22 899 cuốn với 265,994 triệu
bản đạt 105,3% về số cuốn, 102% về bản so với năm trước đó, xuất bản nhất thời
trong cả nước 2.870 cuốn với 11,771 triệu bản, đạt mức 101% về cuốn và 96,7%
về bản.
- Với việc các NXB đăng kí 53 884 cuốn với 17 344 cuốn được thực hiện đạt
mức 33% đăng ký kế hoạch. Có nhiều NXB đã thực hiện rất tốt kế hoạch đặt ra với
hơn 80% đầu sách đăng ký như: Quân đội Nhân dân, Kim Đồng, Mỹ thuật, Giáo
dục Việt nam…Hầu hết các NXB đều có xuất bản liên kết và có tỷ lệ cao trên 70%
như: Hồng Đức, Thanh Niên, Lao động, Mỹ thuật, Hội Nhà văn, Lao động – Xã
hội, Thời đại, Văn học…

- Trong năm qua, các NXB tập trung cao độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính
trị, xuất bản các loại sách, tài liệu phổ biến, phục vụ chào mừng các ngày lễ lớn
của đất nước như: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội
trịn 1000 năm tuổi, 35 năm đất nước hồn tồn giải phóng đất nước, 80 năm ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 65 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh
nước CHXHCN VN, tài liệu phục vụ  Đại Hội Đảng toàn quốc…đều đã được xuất
bản kịp thời, sâu rộng tới mọi miền, mọi người dân trong cả nước.
- Theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư, NXB Chính trị Quốc gia triển khai trong năm
2011 tủ sách dành cho tất cả các xã, phường, thị trấn với 45 đầu sách, sách về mối
quan hệ Việt - Lào với 3 thứ tiếng: Anh, Việt, Lào.
- Nội dung sách bám sát với nhiệm vụ chính trị, u cầu thơng tin, nghiên cứu
của nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau, nổi bật trong đó là sách về Chủ tịch Hồ
Chí Minh và “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ
14


tịch Hồ Chí Minh”, “120 năm ngày sinh Bác hồ”, “40 năm thực hiện di chúc Bác
Hồ”. Điều đáng khích lệ là sau 04 năm phát động, các NXB đã xuất bản được 682
cuốn sách với 1.282.512 ấn bản để hưởng ứng cuộc vận động học  tập và làm theo
tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Năm 2010 cịn đánh dấu một sự kiện quan trọng khi thủ đô Hà Nội tròn 1000
năm tuổi. Các NXB trong cả nước đã xuất bản rất nhiều sách phục vụ chào mừng
Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Với 567 đầu sách phong phú, đa dạng về
chủng loại với 725. 050 bản, trong đó có rất nhiều bộ sách hay, có giá trị lịch sử và
tư liệu q giá như: Bộ sách “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội” của NXB
Qn đội nhân dân, Văn hố – Thơng tin, Thời đại, Tủ sách “Thăng Long ngàn
năm văn hiến” của NXB Hà Nội đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao.
- Để góp phần phổ biến tới đơng đảo độc giả về chủ quyền biển đảo, quê hương
thì các ấn phẩm về chủ đề này cũng đã được các NXB chú trọng, phổ cập tiêu biểu
như: “Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”,

“Biển Đông và hải đảo Việt Nam” – NXB Tri thức. Ngồi ra các NXB cịn xuất
bản nhiều sách, tài liệu đáp ứng nhu cầu thị hiếu của độc giả ở nhiều lĩnh vực văn
hố, xã hội, khoa học, cơng nghệ, giáo dục, tôc giáo…
So với những năm trước, các tác phẩm văn học, những cơng trình nghiên cứu
về văn hố có giá trị, sách lịch sử, truyền thống, nét đẹp con người Việt Nam được
công luận chú ý như: “Tám triều vua Lý” – NXB Phụ nữ, “Người đi bỏ mặc câu
thề” – NXB Văn học, “Lê Lợi” – NXB Văn hố, dân tộc, “Bí thư tỉnh uỷ” – NXB
Trẻ, “Hồn thiêng sông núi”- NXB Hội nhà văn. Đặc biệt là sự kiện, nhà tốn học
Ngơ Bảo Châu đoạt giải thưởng Field, hai NXB Chính trị Quốc gia và Dân trí đã
xuất bản 2 cuốn sách : “Ngơ Bảo Châu - một Nobel tốn học” và “Ngơ Bảo Châu
sáng danh trí tuệ” nhân sự kiện mang tầm quốc tế này, đáp ứng nhu cầu tuyên
truyền, giáo dục, tạo động lực cho tình yêu khoa học và khơi dậy niềm tự hào dân
tộc cho các bạn trẻ.
Về các ấn phẩm xuất bản khác, năm 2010, các NXB đã có sự đầu tư khai thác
nhiều xuất bản phẩm khác như: băng đĩa, tranh ảnh, bản đồ…tiêu biểu là các bài
15


phát biểu tại các kỳ Quốc hội, các tài liệu về các kỳ đại hội Đảng các cấp… Các
loại lịch tờ, lịch sổ, lịch bàn, lịch túi với 584 mẫu, đạt 7,6 triệu bản với mẫu mã
đẹp, bắt mắt, phù hợp với thị hiếu của xã hội.
Tổng ngân sách toàn ngành xuất bản trong năm 2010 đạt được 3622,358 tỷ
đồng tăng 149% so với 2009(vốn đầu tư 1771,910 tỷ đồng tăng 303,1%). Đây là
một con số đang biểu dương khi nền kinh tế thế giới vẫn đang quá trình hồi phục
sau khủng hoảng, vật giá leo thang kéo theo lạm phát, giá ngun liệu cũng tăng…
Có thể thấy, dù trong hồn cảnh nào thì nhu cầu tiếp nhận tri thức của người dân
vẫn ln được duy trì và có chiều hướng gia tăng.
- Năm 2011, xuất bản được 27.542 cuốn sách với 293,723 triệu bản, tăng 7%
về cuốn và 6% về bản so với năm 2010; xuất bản nhất thời cả nước đạt 3.061 cuốn
với 13,548 triệu bản, tăng 7% về số cuốn, 15% về bản. Tuy nhiên, năm 2011, các

nhà xuất bản đăng ký kế hoạch xuất bản 58.065 cuốn, được xác nhận 55.988 cuốn,
thực hiện 19.888 cuốn, chỉ đạt 36% so với đăng ký… Một số nhà xuất bản (NXB)
đăng ký kế hoạch xuất bản nhiều nhưng kết quả thực hiện thấp, như NXB: Thanh
niên (4,4%), Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (7,4%), Đồng Nai (9,3%), Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (9%), Lao động (10%), Văn học (10%), Nông
nghiệp (13%)…
Tại cuộc họp tổng kết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm
2011 (diễn ra vào 19-3, tại TPHCM), ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Ban Tuyên giáo
Trung ương, đã đánh giá: “Ngành xuất bản đã từng bước nâng cao chất lượng
xuất bản phẩm, một số đầu sách khơng chỉ đóng vai trị phục vụ nhiệm vụ mà cịn
trở thành những cơng trình có giá trị. Công tác quảng bá sách ngày càng chuyên
nghiệp, văn hóa đọc cũng được nâng cao. Sách điện tử dù chưa thật sự phát triển
xứng tầm với tiềm lực nhưng cũng đã bước đầu góp phần phục vụ rộng rãi hơn
nhu cầu của độc giả”.
- Trong năm 2011, các nhà xuất bản tập trung xuất bản sách, tài liệu phục vụ
những sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt là sách, tài liệu tuyên truyền Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; lựa chọn những xuất bản phẩm có giá trị,
16


phục vụ có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
2.Hạn chế:
a. Phía nhà xuất bản:
Quy mơ, năng lực hoạt động xuất bản ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mình trong việc xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nội dung nhiều sách viết về giá trị văn hóa còn kém sinh động, các tác phẩm
chuyên sâu nghiên cứu về văn hóa chưa được chú trọng. Năm 2010, một số bộ
sách lịch sử cịn nhiều nhiều sai sót, chưa có chứng cứ xác thực, yếu kém trong

khâu biên tập. Dù đã được các nhà quản lý nhắc nhở nhưng cho tới nay vẫn chưa
được khắc phục như “Thăng Long thời Lê Trịnh”, bộ sách “Hỏi đáp sự kiện lịch
sử Việt Nam”, “Từ một dịng sơng”…Một số cuốn sách văn học đề cập tới những
vấn đề bức xúc trong dư luận, cũng như gây được sự chú ý của dư luận trong năm
qua như cuốn “Sợi xích” của nữ tác giả Lê Kiều Như, hay như cuốn “Bờ xám”,
“sát thủ đầu mưng mủ”…
Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách cịn thiếu và chưa đồng bộ,
vơ hình đã kìm hãm sự phát triển của ngành. Nạn in lậu sách vẫn tiếp tục diễn ra
với nhiều hình thức tinh vi đã và đang giết hại sách “gốc”
Khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận thuần túy có tác dụng xấu
tới hoạt động xuất bản, chất lượng xuất bản phẩm mặt bằng chung chưa cao. Mạng
lưới phân phối sách chưa đảm bảo sự đồng đều giữa các vùng.
Đội ngũ biên tập cịn hạn chế về trình độ, nhiều người vẫn chưa quan tâm đúng
mức đến vai trò của việc bảo tồn văn hóa và các giá trị văn hóa.
Hợp tác, liên doanh với nước ngồi cịn lúng túng dù đã tham gia công ước
Berne gần 10 năm. Chúng ta cịn chưa làm tốt việc quảng bá hình ảnh đất nước,
văn hóa dân tộc ra nước ngồi thơng qua xuất bản phẩm.

17


b. Phía độc giả:
Nhiều độc giả chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động xuất bản đối với xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chưa quan tâm nhiều
đến các tác phẩm bàn về văn hóa Việt Nam, văn hóa Việt Nam trên đường hội
nhập…
Hiện nay có rất nhiều siêu thị sách lớn nhưng văn hóa đọc của con người lại có
chiều hướng đi xuống. Đặt bên cạnh các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại,
sách hiện ra rất mờ nhạt. Trong khi niềm vui của con người mỗi ngày một đa dạng
hơn thì niềm vui do sách mang lại lại trở nên đơn điệu hơn. Văn hóa đọc ngày càng

đi xuống, nó bị lấn áp bởi văn hóa nghe nhìn: nhanh, tiện, không mất nhiều thời
gian nhưng bạn đọc sẽ tiếp nhận được gì khi chỉ nghe – nhìn mà không đọc. Đây là
hạn chế lớn nhất mà người Việt đang mắc phải khi bị cuốn vào vịng xốy của thời
đại công nghệ thông tin, con người dần mất đi tầm nhìn về giá trị của một cuốn
sách.

18


Chương III. Phương hướng ,giải pháp để xuất bản làm tốt vai trị xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1. Phương hướng.
Tăng thêm về số lượng và nâng cao về chất lượng toàn diện các xuất bản phẩm
đảm bảo tính văn hóa, sinh động, hấp dẫn … chú trọng hơn nữa mảng sách về
truyền thống văn hóa dân tộc, bản sắc tinh hoa văn hóa nhân loại .
- Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình quốc gia xuất bản các loại sách thiết yếu
về văn hóa bên cạnh các sách kinh tế, chính trị xã hội …
- Cần chú trọng chăm ló phát triển văn hóa đọc của quần chúng nhất là với giới
trẻ hiện nay.
- Huy động các nguồn lực xã hội cho xuất bản và phát hành sách phục vụ đông
đảo quần chúng. Xây dựng ban hành cơ chế quản lý phù hợp, có hiệu quả với lực
lượng tham gia hoạt động xuất bản, in, phát hành.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực, đội ngữ
cán bộ ngành xuất bản, đảm bảo cho họ có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ
chun mơn vững chắc, thực sự hiểu biết về các giá trị văn hóa dân tộc.
- Ngày 10/3/2011 diễn ra hội nghị Cục xuất bản, đã triển khai công tác của
ngành xuất bản trong năm nay nhằm đưa ngành phát triển hơn với những phương
hướng cụ thể:
 Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội, toàn ngành xuất bản

định hướng tập trung các nhiệm vụ sau: Xuất bản sách, tài liệu tuyên truyền,
nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI; xuất
bản sách, tài liệu tuyên truyền, phục vụ công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp; tích cực tham gia các Triển lãm, Hội chợ sách trong và ngoài
nước; tham gia Giải thưởng sách Việt Nam lần thứ VIII; Thực hiện đúng các quy
định của Luật Xuất bản; xây dựng quy hoạch cán bộ, kiện tồn bộ máy nhà xuất
bản, trong đó tập trung và có kế hoạch bố trí các nhân sự chủ chốt của nhà xuất bản
19


theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; tăng cường sự phối hợp với cơ quan
quản lý nhà nước trong việc phát hiện xử lý kịp thời các xuất bản phẩm sai phạm
của nhà xuất bản; Tiếp tục xây dựng hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động xuất bản; xây dựng Đề án cung cấp xuất bản phẩm theo chương
trình “Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới và hải đảo” tăng cường, phối hợp với các cơ quan chức năng, đội liên ngành
phòng chống in lậu thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời những vi phạm trong hoạt
động xuất bản; xây dựng ngành Xuất bản phát triển vững mạnh, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tại hội nghị, Phó trưởng Ban Tun giáo Trung ương, ơng Nguyễn Thế Kỷ cho
biết: “ năm vừa qua là năm đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn về chính trị,
kinh tế, xã hội và cũng là năm có nhiều ngày lễ kỷ niệm trọng đại. Đây là điều kiện
hết sức thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển. Vì vậy, năm 2011, ngành cần
phát huy và phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Cần làm tốt các
công tác như: công tác tổ chức cán bộ; kiện tồn bộ máy nhà xuất bản, trong đó tập
trung và có kế hoạch bố trí các nhân sự chủ chốt của nhà xuất bản theo đúng quy
định của Đảng và Nhà nước; cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT&TT về các hoạt động của xuất bản”.
 Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Qúy Doãn bày tỏ sự
vui mừng trước sự nỗ lực và kết quả mà toàn ngành xuất bản đã đạt được. Thứ

trưởng cũng cho biết thời gian tới ngành cần khắc phục khó khăn để đi lên, phát
triển vượt bậc hơn nữa. Thứ trưởng cũng đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm mà
ngành cần thực hiện như: thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước, Bộ
TT&TT về xuất bản, Luật xuất bản; triển khai thực hiện thông tư liên tịch của Bộ
TT&TT và Bộ Cơng an về phịng chống in lậu có hiệu quả hơn nữa; tiếp tục tổ
chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về xuất bản, các lớp tập huấn về Luật Xuất bản
và các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản mới được ban hành;
phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của năm 2011…

20



×