Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Học thuyết kinh tế trọng thương là gì phân tích hai giai đoạn phát triển của nó nêu những mặt tích cực và những mặt hạn chế của học thuyết kinh tế trọng thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.25 KB, 39 trang )

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................4
3. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.............................................4
4. Yêu cầu.......................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài........................................................................5

PHẦN NỘI DUNG....................................................................................6
CHƯƠNG I: Giới thiệu về học thuyết kinh tế trọng thương..........6
1. Một số khái niệm về kinh tế học.................................................6
2. Học thuyết kinh tế học trọng thương là gì..................................8
3. Hồn cảnh ra đời của kinh tế học trọng thương..........................9
4. Một số đại biểu điển hình.........................................................11
CHƯƠNG II: Phân tích hai giai đoạn của học thuyết kinh tế
trọng thương................................................................................................12
1. Đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương.........................12
2. Giai đoạn trọng thương sơ kỳ...................................................17
3. Giai đoạn trọng thương chính thống.........................................20
CHƯƠNG III: Những mặt tích cực và hạn chế của học thuyết
kinh tế trọng thương...................................................................................25
1. Mặt tích cực..............................................................................25
2. Mặt hạn chế...............................................................................27
3. Sự tan rã tất yếu của học thuyết kinh tế trọng thương..............28
CHƯƠNG IV: Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.........................30

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................38


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử học thuyết kinh tế là một môn khoa học cơ sở cho việc nghiên
cứu khoa học kinh tế chuyên ngành. Nó là một môn khoa học không thể
thiếu và được giảng dạy trong các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại
học ngành kinh tế ở nhiều trường đại học.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, việc nghiên cứu học thuyết kinh tế trở nên rất cần
thiết không những đối với các nhà quản lý kinh tế nói riêng mà còn cần thiết
cho những đồng nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt là đối
với những sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý kinh tế. Bởi lẽ,
môn lịch sử học thuyết kinh tế này đã cung cấp một cách có hệ thống, lơgic,
khoa học và khách quan các khái niệm, các lý thuyết kinh tế của các trường
phái trong lịch sử.
Trong số những học thuyết kinh tế trong lịch sử thì học thuyết kinh tế
trọng thương là học thuyết đầu tiên của giai cấp tư sản.Học thuyết kinh tế
trọng thương chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội
của các nước châu Âu thế kỷ XVI và thế kỷ XVII. Tuy chưa phải là một học
thuyết kinh tế thật sự khoa học nhưng đã phản ánh một cách nổi bật những
tiến bộ mới trong đời sống kinh tế của châu Âu lúc bấy giờ. Đồng thời đây
cũng là học thuyết kinh tế đầu tiên phân tích về mặt lý luận một số vấn đề
trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Học thuyết kinh tế trọng thương là những chính sách cương lĩnh kinh
tế của giai cấp tư sản thương nghiệp châu Âu trong thời kỳ tích luỹ vốn ban
đầu. Họ kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương, buôn bán mà sau này
ta gọi là thương mại. Thương mại đã ra đời rất lâu và nó đã tồn tại qua các


2


phương thức sản xuất xã hội. Xuất hàng hoá và lưu thơng hàng hố. Vì thế
hoạt động thương mại vừu chịu sự chi phối của các quy luật của nền sản
xuất hàng hoá, vừa chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế vốn có của mỗi
chế độ xã hội – Chính trị mà nghành thương mại đang hoạt động. Sản xuất là
điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng còn thương mại: Thực hiện
chức năng phân phối và trao đổi là khâu trung gian. Với vị trí này thương
mại một mặt chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng,mặt khác nó tác
động tích cực và chủ động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng. Thương mại
vừu đại diện cho người tiêu dùng để tác động đến sản xuất,vừa đại diện cho
sản xuất để tác động đến tiêu dùng,góp phần thúc đẩy q trình tái sản xuất
mở rộng phát triển,nó đóng vại trị như một mắt xích trong bộ máy kinh tế.
Sự phát triển lực lượng sản xuất toàn cầu,sự phát triển khoa học công nghệ
thông tin như vũ bão, và xét về bản chất sự phát triển các mối quan hệ kinh
tế thị trường, theo đó luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của uỷ ban
của liên hợp quốc về thương mại thông qua ngày 26/6/1985 đã xác định nội
dung của hoạt động thương mại theo nghĩa rộng “bao gồm hầu như tất cả
các quan hệ liên quan đến hoạt động kinh tế như : Giao dịch, mua bán,dịch
vụ …”.Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu ,nội dung và phạm vi nghiên cứu của
chương trình học nên trong tiểu luận này chỉ đề cập đến vấn đề hoạt động
theo nghĩa hẹp : “thương mại trong học thuyết kinh tế trọng thương” mà cụ
thể của nội dung cần nghiên cứu là. “Học thuyết kinh tế trọng thương là gì?
Phân tích hai giai đoạn phát triển của nó. Nêu những mặt tích cực và những
mặt hạn chế của học thuyết kinh tế trọng thương”. Tuy có nhiều nỗ lực và cố
gắng, song bài tiểu luận của em cịn nhiều thiếu sót. Vậy em rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy cơ giáo để bài tiểu luận của em được
hồn thiện hơn.


3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài với mục đích là nghiên cứu khái niệm học thuyết kinh tế trọng
thương, đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương, các giai đoạn phát
triển của học thuyết kinh tế trọng thương và những mặt tích cực và hạn chế
của nó.
Nhiệm vụ của đề tài là:
 Nêu được khái niệm học thuyết kinh tế trọng thương.
 Phân tích hai giai đoạn phát triển của học thuyết kinh tế trọng thương.
 Nêu được những mặt tích cực của học thuyết kinh tế trọng thương.
 Chỉ ra những hạn chế của học thuyết kinh tế trọng thương.
 Vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam.

3. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
 Cơ sở lý luận, phương pháp luận của học thuyết kinh tế trọng thương.
 Phương pháp lịch sử.
 Phương pháp logic.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp tổng hợp.
Ngồi ra, ta có thể sử dụng phương pháp soạn thảo văn bản trên máy tính.

4. Yêu cầu.
Với đề tài này yêu cầu hiểu rõ và nắm vững học thuyết kinh tế trọng
thương là gì? Đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương. Phân tích được
hai giai đoạn phát triển của nó. Trình bày những mặt tiến bộ và hạn chế của
học thuyết kinh tế trọng thương. Đồng thời vận dụng sáng tạo những quan
điểm của chủ nghĩa trọng thương vào thực tiễn Việt Nam.


4


5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm bốn chương chính sau:
Chương I: Giới thiệu về học thuyết kinh tế trọng thương.
1. Một số khái niệm về kinh tế học.
2. Học thuyết kinh tế trọng thương là gì?
3. Hồn cảnh ra đời của kinh tế học trọng thương.
4. Một số đại biểu điển hình.
Chương II: Phân tích hai giai đoạn phát triển của học thuyết kinh tế
trọng thương.
1. Đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương.
2. Giai đoạn trọng thương sơ kỳ.
3. Giai đoạn trọng thương chính thống.
Chương III: những mặt tích cực và hạn chế của học thuyết kinh tế trọng
thương.
1. Mặt tích cực.
2. Mặt hạn chế.
3. Sự tan rã tất yếu của học thuyết kinh tế trọng thương.
Chương IV: Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Giới thiệu về học thuyết kinh tế trọng thương.
1. Một số khái niệm kinh tế học.
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối

và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Nghiên cứu kinh tế học nhằm
mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân
kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời
sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính cơng, thậm chí là
trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành
khoa học khác.
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự chọn lựa của con
người trong việc sử dụng những nguồn lực có giới hạn để sản xuất ra của cải
vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Từ đó, kinh tế học trả lời cho chúng ta ba câu hỏi sau:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
Kinh tế học là khoa học nghiên cứu sự vận động của các quan hệ kinh
tế của xã hội, chủ yếu là các quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với
lực lượng sản xuất, để từ đó rút ra các phạm trù, các nguyên lí, các quy luật
kinh tế chi phối sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cũng như
từng lĩnh vực kinh tế riêng biệt. Kinh tế học hiện đại còn được hiểu là một
môn khoa học nghiên cứu vấn đề con người lựa chọn và vận dụng những
phương thức nào để sử dụng những nguồn tài nguyên có hạn một cách có
hiệu quả kinh tế- xã hội nhất, nhằm sản xuất ra các loại hàng hoá, dịch vụ và
phân phối cho tiêu dùng hiện tại và lâu dài của các cá nhân và những nhóm
6


người trong xã hội. Trên cơ sở đó, vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo và quản lí
các hoạt động kinh tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Kinh tế học được chia
ra thành nhiều mơn khoa học có đối tượng nghiên cứu khác nhau như kinh tế
học chính trị và các kinh tế học cụ thể (kinh tế học công nghiệp, kinh tế học
nông nghiệp, kinh tế học lao động, kinh tế học thương nghiệp, kinh tế học

vận tải, ….), trong đó, kinh tế học chính trị là cơ sở cho các kinh tế học cụ
thể. Mọi đường lối, chính sách phát triển kinh tế, tổ chức và quản lí nền kinh
tế quốc dân đều dựa vào các môn khoa học kinh tế.
Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một bộ môn khoa
học xã hội giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh
tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế
nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn
vị kinh tế phải lựa chọn. Các Nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế học là "khoa học
của sự lựa chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các
nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con
người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân
phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế.
Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế
tổng thể và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm
các doanh nghiệp,hộ tiêu dùng, người lao động vàchính phủ. Mỗi chủ thể
kinh tế đều có mục tiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ
tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng, mục tiêu của người lao động là tối
đa hóa tiền cơng và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội. Kinh
tế học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết bài toán tối đa hóa lợi
ích kinh tế này.

7


2. Học thuyết kinnh tế trọng thương là gì ?
Học thuyết kinh tế trọng thương là những chính sách,cương lĩnh kinh
tế của giai cấp tư sản thương nghiệp châu Âu trong thời kỳ tích luỹ vốn ban
đầu của chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi
thương nhân tận dụng ngoại thương , buôn bán để cướp bóc các thuộc địa và

nhằm bảo vệ cho giai cấp tư sản đang hình thành. Đây là học thuyết kinh tế
đầu tiên, nhưng lý luận còn rất đơn giản và thơ sơ, nó chỉ nhằm thuyết minh
cho các chính sách, cương lĩnh, chứ không phải là cơ sở lý luận cho những
chính sách và cương lĩnh đó.
Thực chất chủ nghĩa trọng thương là một cương lĩnh, một đường lối
kinh tế của giai cấp tư sản trong thời kỳ tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư
bản. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đã vạch ra nguồn gốc của
của cải và cách thức làm giàu. Chủ nghĩa trọng thương có những đặc điểm
chính sau đây:
Thứ nhất, chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền được
coi là tiêu chuẩn căn bản của của cải, do đó mục đích chính trong chính sách
kinh tế mỗi nước là phải làm tăng khối lượng tiền tệ. Trong một quốc gia
càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, cịn hàng hóa chỉ là phương tiện
để làm tăng thêm khối lượng tiền tệ.
Thứ hai, khối lượng tiền tệ chỉ có thể tăng lên bằng cong đường ngoại
thương và phải thực hiện xuất siêu. Chủ nghĩa trọng thương coi nông nghiệp
là nghề trung gian giữa cái tích cực và cái tiêu cực, vì nơng nghiệp khơng
thể làm tăng hay làm tổn hại đến khối lượng tiền quốc gia.
Thứ ba, chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu
thơng trao đổi, mua bán sinh ra. nó là kết quả của việc mua rẻ bán đắt mà có.

8


Thứ tư, chủ nghĩa trọng thương cho rằng nhà nước có vai trị lớn
trong việc phát triển kinh tế, thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước
phối hợp bảo vệ lợi ích thương nhân.
Thứ năm, coi trọng thị trường dân tộc. Theo họ, trên sở hình thành và
phát triển thị trường dân tộc, mới dần dần mở ra thị trường quốc tế.


3. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của học thuyết kinh
tế trọng thương.
3.1) Nền sản xuất hàng hoá phát triển.
Vào cuối thời đại nguyên thuỷ đầu chiếm hữu nô lệ, do sự phân công
lao động xã hội phát triển và sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất đã đưa tới sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá. Nhưng mãi đến cuối thế
kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội mới làm cho nền sản xuất phát triển mạnh mẽ. Do đó
việc sản xuất để trao đổi đã lôi kéo mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả những
người tiểu thương và tiểu nông. Như các nhà kinh điển đã từng nói: nền sản
xuất hàng hố vào cuối thời đại phong kiến đã phát triển tới trình độ cổ điển,
tức là tới trình độ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản. Vì lúc này
nền sản xuất hàng hoá tạo ra những tiền đề nhất định cho sự ra đời của tư
bản.
Trước hết sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đưa đến việc xuất
hiện tiền tệ. Tiền tệ ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thơng hàng hố và
làm cho thị trường được mở rộng,do đó lại có tác dụng thúc đẩy sản xuất
phát triển mạnh mẽ hơn, không những trong phạm vi quốc gia, mà cả phạm
vi quốc tế.
C.Mác viết: “Lưu thơng hàng hố là khởi điểm của tư bản. Sản xuất
hàng hố và một nền lưu thơng hàng hố phát triển, thương mại, đó là

9


những tiền đề lịch sử của sự xuất hiện của tư bản. Thương mại thế giới và
thị trường thế giới trong thế kỷ XVI đã mở ra trang sử cận đại của tư bản”.
Tiếp đó, sản xuất và trao đổi hàng hố phát triển đã làm cho địa tơ tiền
xuất hiện thay thế cho địa tô lao dịch và hiện vật. Đó cũng là tiền đề cho sự
ra đời của tư bản.

Cuối cùng, sản xuất hàng hoá phát triển sẽ đưa tới việc xoá bỏ kinh tế
tự cấp tự túc, làm cho kinh tế hàng hố dần dần mang tính chất phổ biến và
thống trị trên toàn bộ xã hội. Mặt khác cịn đẩy nhanh q trình phân hố
giàu nghèo, từ đó hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản, đó
là giai cấp vơ sản và giai cấp tư sản.
3.2) Có nhiều phát kiến địa lý.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, đến cuối thế
kỷ XV đầu thế kỷ XVI có nhiều phát kiến địa lý để tìm các vùng đất mới lạ,
nhằm mở rộng thị trường ra thế giới. Tiêu biểu cho việc tìm kiếm này là hai
nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, vì đây là hai nước có nền sản xuất và
trao đổi hàng hố phát triển nhất lúc bấy giờ.
Những phát kiến địa lý đã tạo điều kiện làm giàu nhanh cho tư bản
thương nhân châu Âu. Vì những phát kiến địa lý này đã đưa tới việc buôn
bán nô lệ giữa các châu lục, tìm ra các mỏ vàng ở châu Mỹ, đưa tới việc xâm
chiếm thuộc địa và hình thành các cơng ty buôn bán lớn như: Công ty Đông
Ấn của Anh (1600- 1858), Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602- 1798), Công ty
Đông Ấn Pháp (1664- 1793)…
Các công ty này là những cơng cụ quan trọng trong chính sách thuộc
địa của các nước châu Âu. Của cải do các công ty này đem lại đã làm loá
mắt những người trọng thương, khiến họ dựa vào đó để giải thích nguồn gốc
của lợi nhuận và kêu gọi thương nhân đẩy mạnh ngoại thương để bóc lột các
nước thuộc địa, nhằm tạo ra nguồn vốn ban đầu cho chủ nghĩa tư bản.
10


3.3) Về chính trị - tư tưởng.
Điểm nổi bật về chính trị - tư tưởng ở châu Âu lúc bấy giờ là giai cấp
phong kiến vẫn là giai cấp nắm địa vị thống trị, song đó là giai cấp đang suy
tàn. Còn giai cấp tư sản tuy chưa nắm quyền thống trị, nhưng lại là giai cấp
đang lên, là giai cấp tiên tiến và đã có cơ sở kinh tế tương đối mạnh. Do vậy

trên lĩnh vực tư tưởng kinh tế chứa đựng đầy mâu thuẫn, vì nó vừa phản ánh
cơ sở kinh tế cũ, vừa phản ánh cơ sở kinh tế mới đang hình thành, vừa phản
ánh lợi ích kinh tế của giai cấp địa chủ, phong kiến, vừa phản ánh lợi ích của
giai cấp tư sản.
Học thuyết kinh tế trọng thương ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn
trên, vì nó đại diện cho giai cấp tiên tiến, đó là giai cấp tư sản. Nhưng đây
chưa phải là giai cấp tư sản công nghiệp mà là giai cấp tư sản thương nghiệp
trước chủ nghĩa tư bản.

4.Một số đại biểu điển hình.
William Stafford (1554-1612, người Anh)
Thomas Gresham (1519-1579, người Anh)
Gasparo Scaruffi (1519-1584, người Ý)
Thomas Mun (1571-1641, người Anh)
Antoine de Montchrétien (1576-1621, người Pháp)

11


CHƯƠNG II: Phân tích hai giai đoạn của học thuyết kinh tế
trọng thương
1. Đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương.
1.1)Học thuyết kinh tế trọng thương xuất hiện một cách độc lập.
Học thuyết kinh tế trọng thương không phải là một học thuyết kinh tế
thuần nhất có tính chất phổ biến đối với tất cả các nước, mà trong các nước
khác nhau có học thuyết kinh tế trọng thương khác nhau và phản ánh sự phát
triển kinh tế khác nhau. Cụ thể:
Ở Anh: Học thuyết kinh tế trọng thương ở Anh là học thuyết tiêu biểu
nhất, điển hình nhất và nó phát triển qua hai giai đoạn một cách rõ rệt. Đây
là một học thuyết mang tính chất hồn toàn tư sản, cho nên ngay bọn địa chủ

quý tộc cũng mang tính chất tư sản hố. Nó có một vai trò rất to lớn cho sự
ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
Ở Pháp: Học thuyết kinh tế trọng thương ở Pháp so với ở Anh kém
phát triển hơn và nghèo nàn về mặt lý luận, chưa đưa ra một cương lĩnh tích
luỹ tư bản đầu cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng so với các nước khác ở châu Âu
thì có điều kiện phát triển hơn và có đặc điểm sau:
 Mang nhiều tính chất quý tộc.
 Đặc biệt chú ý nhiều tới nông dân.
 Hướng về phát triển công nghiệp (phát triển công trường thủ công).
Ở Italia: Học thuyết kinh tế trọng thương ở Italia phát triển trong điều
kiện hết sức không thuận lợi do sự suy sụp về kinh tế và sự phân tán về
chính trị,làm cho mọi sáng kiến của những người trọng thương trở nên vô
hiệu quả. Điểm nổi bật của học thuyết kinh tế trọng thương ở đây là chú ý
nhiều đến lưu thơng tiền tệ, vì các đại biểu của học thuyết kinh tế trọng
thương chủ yếu là các chủ ngân hàng.

12


Ở Đức: Học thuyết kinh tế trọng thương ở Đức có khuynh hướng rất
kỳ qi do tính chất phân tán về chính trị và do sự thống trị phản động của
chế độ nông nô, bới hệ thống tô lao dịch của nó đã kìm hãm sự phát triển
kinh tế ở Đức. Vì vậy những luận điểm cơ bản trong học thuyết kinh tế trọng
thương là lý tưởng hoá chế độ phường hội và đem đối lập nó với chủ nghĩa
tư bản, ca ngợi sự xa hoa của giai cấp quý tộc, coi sự xa hoa đó là nhân tố
làm cho quốc dân phồn thịnh…
Ở Tây Ban Nha: Học thuyết kinh tế trọng thương chỉ dừng ở thuyết
tiền tệ (trọng thương sơ kỳ). Điểm nổi bật của trọng thương Tây Ban Nha là
đi theo khuynh hướng quý tộc và chẳng có tác dụng gì về mặt kinh tế.
1.2) Học thuyết kinh tế trọng thương mang tính

chất khơng triệt để.
Học thuyết kinh tế trọng thương là trào lưu kinh tế tư sản, nhưng trong
thực tế ở nhiều nước, giai cấp quý tộc đã lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của
mình và để cứu vãn sự suy tàn của xã hội phong kiến. Vì vậy cơ sở giai cấp
của học thuyết kinh tế trọng thương khơng phải chỉ có giai cấp tư sản mà
còn bao gồm cả giai cấp quý tộc nên nó mang tính chất khơng triệt để.
Chẳng hạn, ở Tây Ban Nha,các vua tiêu biểu là vua Charle V đã sử
dụng học thuyết kinh tế trọng thương để củng cố địa vị của mình thơng qua
việc điều tiết sự lưu thông tiền tệ và cấm xuất khẩu tiền ra nước ngoài.
Ở nước Nga, Piotr đệ nhất cũng sử dụng các biện pháp của học thuyết
kinh tế trọng thương để phát triển kinh tế như:
 Phát triển công nghiệp (công trường thủ cơng).
 Thực hiện hàng rào thuế quan.
 Tìm mọi cách xuất khẩu được nhiều hàng hố của mình ra thị trường
thế giới.
 Bảo trợ ngoại thương để thu hút kim loại quý vào trong nước.
13


1.3) Học thuyết kinh tế trọng thương rất ít tính lý luận, nhưng lại rất
thực tiễn.
Trong buổi ban đầu của chủ nghĩa tư bản,nhiệm vụ trung tâm của giai
cấp tư sản là tạo ra nguồn vốn ban đầu, nghĩa là phải tích luỹ được nhiều
tiền. Muốn có được nhiều tiền phải dựa vào nhà nước để thưc hiện các biện
pháp phi kinh tế chứ không phải dựa trên sự vận động của các quy luật kinh
tế. Học thuyết kinh tế trọng thương bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử đó nên
khơng thể tiến xa hơn, do đó tính lý luận hết sức thơ sơ, nơng cạn và giản
đơn.
A.Smith có nhận xét: Quan điểm lý luận của chủ nghĩa trọng thương là
ngây thơ.

Tuy vậy học thuyết kinh tế trọng thương lại rất thực tiễn là đã biết kêu
gọi thương nhân dùng ngoại thương bn bán và cướp bóc thuộc địa để làm
giàu. Thơng qua thực tiễn đó đã khái qt những kinh nghiệm lại thành
những quy tắc, cương lĩnh, chính sách.
Do đó học thuyết kinh tế trọng thương đã đứng trên cơ sở hiện thực để
giải quyết những vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là tích luỹ vốn ban đầu. Vì vậy
cương lĩnh kinh tế của học thuyết kinh tế trọng thương là hoàn toàn hiện
thực và tiến bộ.
 Một số quan điểm của chủ nghĩa trọng thương.
Quan điểm về lợi nhuận.
Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá độ mà nền kinh tế
phong kiến bước vào thời kỳ suy đồi và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu
hình thành. Nó ra đời phản ánh những quan điểm của chủ nghĩa tư bản vào
thời kỳ đầu tư bản hay thời kỳ tiền tư bản và nó được phát triển rộng rãi ở
các nước Tây Âu. Mặc dù thời kì này chưa biết đến quy luật kinh tế trọng
thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho nhiều các lý luận kinh tế
14


thị trường sau này phát triển. Điều này được thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan
điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền. Mục đích
hoạt động của kinh tế hàng hố thị trường là lợi nhuận.
“ Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng giá trị lợi nhuận là do
lĩnh vực lưu thơng mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít
bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có”.
Nhưng trong giai đoạn này các nhà kinh tế chưa hiểu quan hệ giữu lưu
thơng hàng hố và lưu thơng tiền tệ. Vì đó ở giai đoạn đầu của thời kì này,
các nước tư bản đã đưa ra các chính sách làm tăng của cải tiền tệ, giữ cho
khối lượng tiền khơng ra nước ngồi, tập trung bn bán phải dùng số tiền
mà họ có mua hết hàng hoá mang về nước họ… ở giai đoạn sau họ dùng

chính sách xuất siêu để có thêm chênh lệch, mang tiền ra nước ngoài để thực
hiện mua rẻ bán đắt…
Với những chính sách đưa ra nhằm đạt được lợi ích như trêncủa các
nwocs tư bản chỉ mang tính bề mặt nông cạn. Chứng tỏ quan điểm về lợi
nhuận cũng như kinnh tế chưa có “chiều sâu” thực chất. Chính điều này đã
dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong nền kinh tế. Địi hỏi phải thốt khỏi phương
pháp kinh nghiệm thuần t. Phải phân tích kinh tế xã hội với tư cách là một
chỉnh thể.
Quan điểm về tiền tệ.
Chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền, tiền được coi là
tiêu chuẩn căn bản của của cải, do đó mục đích chính trong chính sách kinh
tế của mỗi nước là phải làm gia tăng khối lượng tiền tệ. Mỗi quốc gia càng
có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, cịn hàng hóa chỉ là phương tiện để
tăng thêm khối lượng tiền tệ

15


Quan điểm về ngoại thương.
Chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò của thương mại đặc biệt
là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng thương xuất phát từ chỗ cho rằng tiền tệ
(vàng, bạc) chỉ có thể gia tăng qua các hoạt động thương nghiệp, cụ thể là
ngoại thương. Ngoại thương đóng vai trị sinh tử đối với phát triển kinh tế
của một quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Nội thương là hệ thống
ống dẫn, ngoại thương là ống bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương
nhập dẫn của cải qua nội thương. Khối lượng tiền tệ chỉ có thể tăng lên bằng
con đường ngoại thương và ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất
siêu bằng cách hạn chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu. Sự phồn thịnh
của một quốc gia chính là nhờ thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương chứ
không phải do sản xuất (trừ việc khai thác vàng).

Trong quan điểm ngoại thương, tính dân tộc thể hiện rất rõ. Các đại
biểu của chủ nghĩa trọng thương đều địi hỏi nhà nước phải có các biện pháp
nhằm bảo vệ thị trường nội địa tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa
nước ngồi; chủ trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình khơng
chảy ra nước ngồi.
Quan điểm về chính sách ngoại thương.
Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của của cải được sinh ra trong lưu
thông và luận điểm về ngoại thương phải thực hiện xuất siêu của mình, chủ
nghĩa trọng thương chủ trương xuất siêu với các mức độ khác nhau giữa các
khuynh hướng của quốc gia trong những thời kỳ khác nhau. Để thực hiện
xuất siêu thì phải phát triển cơng nghiệp. Nhập khẩu có thể giảm nếu từ bỏ
việc tiêu dùng quá mức hàng nước ngoài. Chỉ nên nhập khẩu những hàng
hóa mà trong nước khơng sản xuất được hay sản xuất được nhưng có chi phí
16


quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng. Xuất khẩu phải chú ý
đến những mặt hàng dư thừa trong nước và nhu cầu của nước quan hệ trong
hoạt động ngoại thương. Chủ nghĩa trọng thương ủng hộ chính sách thuế
quan, chính sách bảo hộ mậu dịch có lợi cho những hoạt động ngoại thương.
Quan điểm về cơ chế kinh tế.
Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh
và quản lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương.
Vai trị của nhà nước thơng qua các chính sách kinh tế được chủ nghĩa trọng
thương đề cao và cho rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả
nếu chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước. Thương nhân cần dựa vào nhà
nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân.

2. Giai đoạn trọng thương sơ kỳ.
Học thuyết kinh tế trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng

tư sản trong lĩnh vưc kinh tế. Nó phản ánh xu thế đi lên của giai cấp tư sản
đang hình thành và phát triển trong lịng xã hội phong kiến. Do đó người ta
phân học thuyết kinh tế trọng thương ra là hai giai đoạn: Giai đoạn trọng
thương sơ kỳ và giai đoạn trọng thương chính thống.
Giai đoạn này xuất hiện từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI. Đại biểu
điển hình cho giai đoạn này là William Stafford(1554- 1612) người Anh.
Ngoài ra cịn có các đại biểu khác như: Thomas Gresham (1519- 1579)
người Anh và Gasparo Scaruffi (1519- 1584) người Ý.

17


Trong giai đoạn này những người trọng thương đưa ra thuyết chế độ
tiền tệ hay hệ thống tiền tệ. Chủ nghĩa trọng thương trong giai đoạn này còn
được gọi là chủ nghĩa trọng kim.
Nội dung chủ yếu của thời kỳ này là lấy tiền tệ làm cân đối chính, từ
đó đưa ra một cương lĩnh gọi là cương lĩnh của thuyết tiền tệ hay bảng cân
đối tiền tệ.
Để thực hiện cương lĩnh trên, họ đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào
đời sống kinh tế, trước hết can thiệp vào lưu thông tiền tệ bằng các biện
pháp:
 Cấm xuất khẩu tiền vàng, bạc ra nước ngồi. Vì các nhà trọng thương
giai đoạn này coi tiền là của cải duy nhất của xã hội. Vì vậy khi xuất
khẩu tiền, bạc ra nước ngoài là mang của cải của đất nước ra khỏi
quốc gia. Do đó trong giai đoạn này chủ trương cấm xuất khẩu tiền ra
khỏi đất nước.
 Phải thu hút tiền về càng nhiều càng tốt. Do đó trong giai đoạn này
các nhà trọng thương chủ trương đầu tư phát triển để thu hút tiền, bạc
vào trong nước để tăng thêm phần của cải cho quốc gia.
 Giám sát thương nhân nước ngồi, khơng cho đem tiền về, mà phải

buộc mua hàng. Vì coi tiền là đại diện cho sự giàu có nên khi thương
nhân nước ngồi vào trong nước buôn bán họ không cho những người
thương nhân này đem tiền ra khỏi đất nước mà buộc phải mua hàng.
Một mặt, chính sách này giúp cho đất nước bán được nhiều hàng hoá,
mặt khác thu được nhiều tiền bạc tăng sự giàu có cho đất nước.
 Tích trữ tiền lại. Chính sách của quốc gia là bằng mọi cách phải tích
trữ tiền (vàng) bằng các chính sách như: tìm các mỏ vàng, không để
vàng ra khỏi quốc gia.
18


Như vậy, những người trọng thương sơ kỳ hướng vào việc dùng biện
pháp hành chính là chủ yếu để giải quyết các vấn đề kinnh tế.
Thông qua các biện pháp trên ta thấy, những người trọng thương sơ
kỳ đã có đầu óc thực tiễn. Nghĩa là họ đã biết khái qt hố những sự kiện
có tính chất kinh nghiệm.
Nhưng bên cạnh đó những người thuộc trường phái trọng thương vẫn
cịn nhiều sai lầm về lý luận.
Thứ nhất, coi tiền tệ là của cải duy nhất của xã hội. Tiền là sản phẩm
của lao động, nó là vật ngang giá chung cho mọi hàng hoá, tức là làm chức
năng thước đo giá trị cho tất cả các loại hàng hoá khác, nên nó khơng phải là
của cải duy nhất của xã hội. Chỉ có lao động sản xuất mới tạo ra giá trị, mới
là nguồn gốc của của cải cho xã hội.
Thứ hai, chủ trương tích trữ tiền. Muốn giàu có phải đẩy mạnh sản
xuất, mà muốn phát triển sản xuất lại phải đưa tiền vào q trình lưu thơng,
chứ khơng phải tích trữ tiền lại. Như C.Mác đã nói : “ Tư bản không thể xuất
hiện từ lưu thông và cũng khơng thể xuất hiện ở bên ngồi lưu thơng. Nó
phải xuất hiện trong lưu thơng và đồng thời khơng phải trong lưu thơng”. Do
đó chủ trương tích trữ tiền là một sai lầm.
Thứ ba, sử dụng các biện pháp phi kinh tế. Những người trọng thương

sơ kỳ không biết đến các quy luật kinh tế và không thừa nhận là có các quy
luật kinh tế. Vì vậy họ chỉ sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp
vào quá trình kinh tế.
Kết luận: Một số đại biểu trọng thương trong giai đoạn này đã bắt đầu nhìn
thấy nguồn gốc của sự giàu có trong lĩnh vực trao đổi hàng hố. Nhưng họ
vẫn cho rằng mục đích của việc trao đổi hàng hoá vẫn là để lấy tiền và tích
trữ tiền.
19


3. Giai đoạn trọng thương chính thống.
Tiếp theo giai đoạn trọng thương sơ kỳ là giai đoạn trọng thương
chính thống. Đại biểu điển hình của giai đoạn trọng thương chính thống là
Thomas Mun (1571- 1641) người Anh. Ngồi ra cịn có Antoine de
Montchrétien (1576- 1621) người Pháp.  

Thomas Mun
(1571- 1641)

Antoine de Montchrétien
(1576- 1621)

 Quan điểm của Thomas Mun
Thomas Mun(1571-1614) là nhà kinh tế học người Anh, giám đốc
công ty Đông Ấn- công ty cổ phần đàu tiên trên thế giới và lớn nhất nước
anh thời đó.
Của cải là số sản phẩm dư thừa được sản xuất ra ở trong nước, nhưng
phải được chuyển hoá thành tiền ở thị trường bên ngoài.Tư tưởng trung tâm
là bảng cân đối ngoại thương xuất siêu (bảng cân đối tích cực). Để có xuất
siêu: chỉ có xuất khẩu thanh phẩm chứ khơng xuất khẩu ngun liệu và bán

thành phẩm.Trong tiêu dùng phải tránh nhập khẩu sản phẩm,đặc biệt là
chống nhập hàng xa xỉ. Công nghiệp được khuyến khích phát triển để làm
hàng xuất khẩu. Nhà nước phải có chính sách bảo hộ, khuyến khích tăng dân
số để tạo ra nguồn nhân lực rẻ.

20



×