Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Bài giảng TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.25 MB, 133 trang )

LOGO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
----------

TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC


Mục tiêu về kiến thức
➢ Trình bày được bản chất hiện tượng tâm lý người.
➢ Phân tích được các điều kiện phát triển tâm lý
thanh niên sinh viên, các đặc điểm tâm lý và
nhân cách của thanh niên sinh viên.
➢ Phân tích được cơ sở tâm lý học của hoạt động
dạy học và giáo dục ở đại học.
➢ Trình bày được đặc điểm lao động sư phạm và
các phẩm chất, năng lực cơ bản của giảng viên.
➢ Trình bày những kỹ năng giao tiếp SP cơ bản.


Mục tiêu về kỹ năng
➢ Vận dụng kiến thức tâm lý học giải thích các hiện
tượng tâm lý người.
➢ Bước đầu có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh
giá các biểu hiện tâm lý của thanh niên sinh viên.
➢ Bước đầu có kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa
học để trau dồi nhân cách, dần hình thành các
phẩm chất và năng lực cần thiết của người giảng
viên.



Mục tiêu về thái độ
➢ Có thái độ hứng thú với mơn học, có nhu cầu tìm
hiểu tâm lý thanh niên sinh viên để biết cách ứng
xử phù hợp, từ đó hình thành tình cảm nghề
nghiệp.
➢ Có thái độ đúng đắn, tích cực khi giao tiếp với
thanh niên sinh viên, coi trọng việc hình thành và
hồn thiện nhân cách người giảng viên.


NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về tâm lý
Chương 2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên
sinh viên
Chương 3. Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy
học và giáo dục đại học
Chương 4. Nhân cách người giảng viên
Chương 5. Giao tiếp sư phạm
Tâm lý học Sư phạm


Tài liệu
1.

Lê Văn Hồng (chủ biên), 2009, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb

ĐHSP.
2.


Lý Thị Minh Hằng(chủ biên), 2014, Giáo trình Tâm lý học sư phạm, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền.
3.

Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), 2011, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb

ĐHQGHN.
4.

Trần Quốc Thành (chủ biên), 2008, Đề cương bài giảng Tâm lý giáo dục học đại học,

Đại học Sư phạm Hà Nội.
5.

Hồng Anh (chủ biên), 2012, 300 tình huống giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục.

6.

Nguyễn Thạc (chủ biên), 2009, Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Đại học sư phạm
Hà Nội.

7.

Phạm Thành Nghị, 2010, Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Tâm lý học Sư phạm


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ


1

Bản chất

2

Chức năng

3

Phân loại

4

Các quy luật phát triển

5

Một số yếu tố ảnh hưởng

Tâm lý học Sư phạm


Tâm lý là những hiện tượng tinh thần nảy
sinh trong đầu óc con người, gắn liền và
điều hành mọi hành vi, hoạt động của con

người.



BẢN
CHẤT
HIỆN
TƯỢNG
TÂM


Tâm lý là sự phản ánh
hiện thực khách quan của não

Tâm lý mang tính chủ thể

Tâm lý mang bản chất
xã hội- lịch sử


Cơ chế hình thành tâm lý

Tâm lý học Sư phạm


❖ Khâu thứ nhất:
Tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngoài, tạo nên hưng
phấn dẫn truyền vào não theo đường hướng tâm.

❖ Khâu thứ hai:
Diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não, tạo nên các hình
ảnh tâm lý.
❖ Khâu thứ ba:
Dần truyền hưng phấn từ trung ương thần kinh theo đường

ly tâm tạo nên các phản ứng của cơ thể.


➢ Hiện tượng tâm lý nào cũng phản ánh hiện

thực khách quan ở một mặt nào đó (Bản thân
sự vật, hay mối quan hệ …).
➢ Cơ quan chuyên biệt để phản ánh tâm lý là
bộ não.
➢ Phản ánh tâm lý mang tính tích cực, sinh
động, sáng tạo.


Kết luận sư phạm

❖Điều kiện cần và đủ để có tâm lý?

❖Làm thế nào để người học dễ dàng có
được hình ảnh đầy đủ và chính xác về bài
học?


Học tập đa giác quan
“Tơi nghe và tơi qn
Tơi nhìn và tôi nhớ
Tôi làm và tôi hiểu”


Học tập phải có nghĩa
Học tập sẽ có nghĩa và hiệu quả hơn

khi nó được liên hệ với những gì SV đã
hoặc sẽ làm.


Chia khúc thơng tin
Con người có thể tập trung trong
khoảng thời gian nhiều nhất là bao
lâu?


Tính chủ thể là gì?
Tâm lý mỗi cá nhân mang tính chủ thể rõ nét, cá
nhân tiếp nhận những tác động từ thế giới bên
ngồi thơng qua “lăng kính chủ quan” tạo ra đời
sống tâm lý của mỗi cá nhân mang tính riêng lẻ.


Tính chủ thể là gì?
➢ Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới
khách quan.
➢ Mỗi chủ thể khi tạo ra hình ảnh tâm lý đã đưa cái
riêng của mình vào hình ảnh đó.
➢ Hình ảnh tâm lý trong mỗi con người có sắc thái
tâm lý riêng, không ai giống ai.

Tâm lý học Sư phạm


Biểu hiện của tính chủ thể
1) Cùng một sự kiện tác động nhưng ở những chủ

thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý
khơng như nhau.
2) Cùng một tác động đến cùng một người nhưng
vào thời điểm khác nhau cho ta kết quả khác
nhau.
3) Từ nhận thức, cảm xúc khác nhau dẫn đến hành
động khác nhau về thế giới.


Nguyên nhân của tính chủ thể
Con người là thực thể
tự nhiên

Con người là thực thể
xã hội

Mỗi người có những đặc
điểm riêng về cơ thể,
giác quan, hệ thần kinh
và não bộ.

Mỗi người có hồn cảnh
sống, điều kiện giáo dục,
nghề nghiệp, vốn kiến
thức, tính tích cực hoạt
động … khác nhau.


Kết luận sư phạm
❖ Bản chất của PPDH tích cực là tiếp cận cá lẻ, kích

thích, dẫn dắt tư duy của người học.
❖ Cần tơn trọng cá tính, tạo điều kiện để người học
phát huy hết cá tính, sự sáng tạo.
❖ Tôn trọng, chấp nhận đối tượng trước khi thay
đổi hành vi của họ.
❖ Thích ứng với cá tính của mỗi cá nhân như một
phần thích ứng của cuộc sống.


Bản chất xã hội – lịch sử

Có nguồn gốc xã hội

Tâm lý người

Là sản phẩm của hoạt động
và giao tiếp trong các quan hệ xã hội

Thay đổi cùng các điều kiện chung của
cộng đồng và sự phát triển của
lịch sử cá nhân
Vừa mang dấu ấn chung của
xã hội vừa thể hiện nét riêng
Tâm lý học Sư phạm


Nguồn gốc xã hội
➢ Tâm lý người được hình thành trong môi
trường xã hội, nơi con người sống và hoạt
động với tư cách là một thành viên xã hội.


➢ Nếu con người tách khỏi cộng đồng, xã hội
lồi người thì sẽ khơng có được tâm lý người.


Nội dung xã hội
➢ Mác:”Bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội”.
➢ Con người vừa là khách thể (chịu sự quy định
của các quan hệ xã hội) vừa là chủ thể (chủ
động, tích cực tác động vào môi trường)
thông qua hoạt động và giao tiếp để biến
những kinh nghiệm XH thành kinh nghiệm
của bản thân, hình thành tâm lý.


Tính lịch sử
➢ Khi xã hội vận động và biến đổi thì tâm lý
người cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, những
nét tâm lý đã hình thành khơng hồn tồn
mất đi mà để lại những “dấu ấn” tâm lý ở mỗi
người.
➢ Mỗi người là sản phẩm của chế độ xã hội nhất
định.


×