Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Kl đẩy mạnh công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi cho đồng bào dân tộc dao ở huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.52 KB, 84 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

TDĐKXDĐSVH : Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa
NSNN

: Ngân sách Nhà nước

HĐND

: Hội đồng nhân dân

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phong tục, tập quán là một trong những đặc trưng của nền văn hóa, biểu hiện
trình độ văn minh của dân tộc; là sản phẩm của xã hội và được hình thành do yêu
cầu của mối quan hệ giữa con người với con người; giữa con người với giới tự
nhiên, nhằm duy trì sự tồn tại của con người để phát triển sản xuất và văn hóa xã
hội. Phong tục, tập quán trước hết là sợi dây cố kết cộng đồng. Đồng thời, nó là
điểm tựa và sức mạnh tiềm ẩn để mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung
chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai cũng như tiếp thu có chọn lọc yếu tố
tinh hoa từ các nền văn hóa khác. Phong tục, tập quán là một trong những yếu tố
cấu thành nên bản sắc của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, phong tục tập qn có tính bảo
thủ bền vững lâu đời. Trải qua thời gian lịch sử và sự biến thiên của xã hội, nhiều
nội dung dần trở nên lạc hậu, nếu không được lựa chọn và đào thải hoặc  bồi đắp nội


dung mới, phù hợp với nhịp sống thời đại sẽ trở thành vật cản của sự tiến bộ xã hội,
sẽ trở thành lạc hậu và hủ tục.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trình độ phát triển chênh lệch, do vậy, xã
hội của nhiều tộc người còn bị chi phối sâu sắc bởi hệ thống tín ngưỡng, phong tục
cổ truyền. Mỗi tộc người, mỗi nhóm người, mỗi vùng miền có những đặc thù văn
hóa khác nhau, những phương cách ứng xử khác nhau, mức độ chi phối sâu sắc
khác nhau, tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng về bản sắc văn hóa trên cái nền
chung của văn hóa dân tộc. Do đó, việc giữ gìn, phát huy nền văn hóa các dân tộc
thiểu số là nhiệm vụ cần thiết và cần sự chung tay của toàn xã hội. Tuy nhiên, bên
cạnh những nét văn hóa đặc sắc, những yếu tố tích cực mang tính nhân văn thì văn
hóa các dân tộc thiểu số vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố lạc hậu, lỗi thời có ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ, đến đời sống tinh thần trong cộng đồng các dân tộc và sự phát
triển của toàn xã hội.
Những năm gần đây, thực hiện lời dạy của Bác và đường lối lãnh đạo của
Đảng, đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Cẩm Thủy nói riêng và tỉnh Thanh Hóa
nói chung đã đồn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, loại bỏ dần các phong tục,
2


tập quán lạc hậu với nhiều cách làm hay, mô hình tốt, rất đáng biểu dương, hoan
nghênh. Tuy nhiên, ở khơng ít vùng đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng đặc biệt khó
khăn trong tỉnh khơng ít cái mới ra đời nhưng chưa hoàn toàn thắng thế, một số cái
cũ đã tàn lụi nhưng lại chưa hoàn toàn mất đi, những hủ tục tập quán xấu, lạc hậu
vẫn tồn tại dai dẳng và thậm chí đang âm thầm phát triển. Hiện tượng này gây ra
những tổn hại nặng nề không chỉ cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào
các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa mà cịn là mối nguy hại lớn cho nền văn hóa
dân tộc, cản trở những bước phát triển của kinh tế - xã hội trong tồn tỉnh và kìm
hãm tiến bộ xã hội. Do đó, tuyên truyền bài trừ những hủ tục cịn tồn tại trong đời
sống văn hóa dân tộc Dao nói riêng và trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nói
chung là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với những cán bộ tư tưởng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác này ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
chưa thực sự phát huy được vai trị cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới cho
đồng bào dân tộc.
Trước thực trạng đó, chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi cho đồng bào dân tộc Dao ở
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” trong khuân khổ khóa luận tốt nghiệp
đại học nhằm góp phần nhỏ thực hiện cơng cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ góc độ của những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, đồng
thời cũng là một phần đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất quê hương.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ đầu thập kỷ 60 đến nay, nhiều vấn đề về phong tục tập quán của người
Dao ở nước ta đã được đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu của khơng ít
nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số cơng
trình tiêu biểu sau:
Đầu tiên là cơng trình của Phan Hữu Dật và Hoàng Hoa Toàn (Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 1998): “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam”. Cơng
trình là sự tập hợp của các bài nghiên cứu khoa học, đề cập đến nhiều lĩnh vực dân
tộc học Việt Nam. GS.TS. Phan Hữu Dật đã góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho
bộ môn dân tộc học ở nước ta, làm phong phú hơn nhận thức xã hội về vấn đề dân
3


tộc và làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc. Các
vấn đề như nguồn gốc dân tộc, văn hóa tộc người, hơn nhân gia đình và sự đóng
góp của các dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Dao và
văn hóa dân tộc dao cũng được nhắc đến từ nhiều góc độ nhưng những hủ tục thì
chưa được tập trung khai thác, đánh giá.
Trong cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn
Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (Nxb Khoa học xã hội, 1971) đã đề
cập đến các vấn đề như dân số, nguồn gốc lịch sử, phân loại các ngành Dao; các

hình thái kinh tế, phong tục, tơn giáo tín ngưỡng. Ở cơng trình nghiên cứu này, lần
đầu tiên diện mạo người Dao được trình bày khá tồn diện cả về lịch sử, kinh tế, xã
hội, văn hóa. Tuy nhiên, phong tục tang ma và cưới hỏi của người Dao chỉ được
trình bày khái quát, sơ lược.
Trong cuốn “Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người - ngơn ngữ Mơng
- Dao” (Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2002), Th.s Đỗ Đức Lợi đã trình bày về các tập
tục trong chu kỳ đời người của dân tộc Dao nói chung, nhưng cũng chưa đưa ra
những đánh giá những tập tục đó trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay.
Trong cuốn “Lễ tục của người Dao ở Vĩnh Phúc và Lào Cai” của Xuân Mai
- Phạm Công Hoan do Nxb Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2012 và “Văn hóa dân
gian một số dân tộc thiểu số huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” (Nxb Khoa học xã
hội, 2010) của nhiều tác giả cũng có đề cập khái quát về phong tục ma chay, cưới
hỏi của người Dao.
Các cơng trình nghiên cứu trên từ các góc nhìn khác nhau đã ít nhiều đề cập
đến những lễ nghi trong chu kỳ đời người của người Dao, trong đó có tang ma và
cưới hỏi. Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với những
đặc trưng văn hóa của người Dao nói chung hoặc một vài đặc trưng trong các lát cắt
văn hóa. Chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu văn hóa người Dao từ góc độ
tìm hiểu những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu.
Do đó đề tài về cơng tác tun truyền bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi
cho đồng bào dân tộc Dao ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay là một địa

4


hạt nghiên cứu còn bị bỏ trống. Đây là một điều kiện thuận lợi nhưng cũng là một
thách thức lớn đối với người nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận và thực trạng tuyên truyền bài trừ hủ tục ma

chay, cưới hỏi cho đồng bào dân tộc Dao huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đề tài
đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc bài trừ hủ
tục ma chay, cưới hỏi của dân tộc Dao trong huyện giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận về cơng tác tun truyền và tuyên
truyền bài trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng của công tác tuyên truyền bài trừ hủ
tục trong ma chay, cưới hỏi của đồng bào dân tộc Dao huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Thanh Hóa hiện nay.
- Đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục
trong ma chay, cưới hỏi ở vùng đồng bào Dao huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của dân tộc Dao
ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc
đẩy mạnh công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của dân tộc
Dao ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến nay, thông qua một số
mẫu nghiên cứu tại các xã.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

5


Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bài trừ hủ tục
trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Khóa luận có sử dụng những văn bản Chỉ thị, Báo cáo, quy định… của Trung
ương và tỉnh Thanh Hóa về vấn đề bài trừ hủ tục trong văn hóa và có sử dụng, kế
thừa, sáng tạo các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về các vấn đề có
liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đồng thời kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể
khác như phương pháp logic-lịch sử, quan sát, phân tích, tổng hợp, phương pháp so
sánh, thu thập tài liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn, anket,…
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ hơn những phong tục, tập quán trong
ma chay, cưới hỏi của dân tộc Dao ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Góp phần
làm rõ vai trị của cơng tác tun truyền bài trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi với việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao nói chung và người
Dao ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh hóa nói riêng. Tìm hiểu thực trạng hủ tục trong
ma chay, cưới hỏi và tình hình công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục ma chay, cưới
hỏi của người Dao huyện Cẩm Thủy hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới
hỏi của dân tộc Dao huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo thêm cho cấp ủy Đảng và Ban Tuyên
giáo các cấp nghiên cứu và sử dụng trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền bài
trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi cho đồng bào Dao và những ai quan tâm đến văn hóa,
phong tục, tập quán ma chay, cưới hỏi của người Dao.
Đề tài góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào người dân
tộc Dao trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” và chương trình xây dựng nơng thơn mới ở Cẩm Thủy, Thanh
Hóa trong giai đoạn hiện nay.
6



7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung đề tài được chia thành 3 chương, 10 tiết.

7


CHƯƠNG 1
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BÀI TRỪ HỦ TỤC MA CHAY, CƯỚI HỎI
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi cho đồng bào dân
tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Tuyên truyền
Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học lý giải khác nhau, tiếp cận ở
những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong những cách lý giải đó đều có sự thống nhất:
Một là, tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải tích của chủ thể về
một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó cho đối tượng tuyên truyền.
Hai là, tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, thái độ
của đối tượng, hình thành ở họ một thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích của
chủ thể tuyên truyền.
Ba là, tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là hình thành, thúc đẩy đối tượng tin
và hành động để thực hiện hóa quan điểm, chủ trương, mục đích đặt ra của chủ thể
tuyên truyền.
Với các cách lý giải đó và dựa trên cơ sở tiếp thu, kế thừa quan điểm của các
nhà khoa học đi trước, chúng ta có thể hiểu: “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích
một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó nhằm hình thành, củng cố ở
đối tượng truyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một tư tưởng, một lối
sống….thơng qua đó tác động tới thái độ, thúc đẩy tính tích cực của họ trong thực
tiễn xã hội”.

1.1.1.2. Công tác tuyên truyền
Công tác tư tưởng là một hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính
đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy
quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
Là một quá trình liên tục gồm nhiều khâu, các bộ phận kế tiếp nhau, công tác
tư tưởng bao gồm ba quá trình cơ bản: quá trình truyền bá hệ tư tưởng và vận dụng
8


hệ tư tưởng để đề ra đường lối, chính sách; q trình truyền bá hệ tư tưởng và
đường lối, chính sách (tái sản xuất hệ tư tưởng); quá trình biến hệ tư tưởng, đường
lối, chính sách thành hiện thực (“vật chất hóa” hệ tư tưởng). Ba q trình này được
V.I.Lênin gọi một cách tương ứng là công tác lý luận, công tác tuyên truyền và
công tác cổ động.
Như vậy, công tác tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá lý luận, xây
dựng nhận thức mới, củng cố niềm tin và cổ cũ hành động. Công tác tuyên truyền
tiếp nối công tác lý luận, làm cho lý luận có sức sống mạnh mẽ, thể hiện sinh động
trong thực tiễn, trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Trong quan hệ với
cơng tác cổ động thì tun truyền đóng vai trò xây dựng cơ sở nhận thức, thái độ và
xu hướng tình cảm, tạo điều kiện để cổ động, thúc đẩy hành động của con người.
Có thể hiểu: Cơng tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành
của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách
lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích
của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần
chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.
1.1.1.3. Bài trừ hủ tục
- Hủ tục, theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1967) là
những phong tục đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp với cuộc sống hiện tại nữa; theo
cách hiểu thông thường của đa số người dân hiện nay thì hủ tục là những thói hư, tật
xấu, làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển.

- Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Từ điển Bách khoa, 2007), bài trừ là tiêu
diệt, loại bỏ, làm cho mất đi.
Bài trừ hủ tục là công tác đấu tranh nhằm xóa bỏ những hủ tục ra khỏi cuộc
sống của con người, thay thế bằng những nét mới phù hợp với đời sống thực tại,
làm cho đời sống văn minh hơn.
Như vậy, công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi là hoạt động
giải thích, nói cho người dân hiểu, người dân nhớ, tin và làm theo; là quá trình tác
động từ nhận thức đến hành động của người dân, từ đó biến tư tưởng thành hành
9


động cụ thể; làm hạn chế và loại bỏ những phong tục đã khơng cịn phù hợp trong
ma chay, cưới hỏi ra khỏi mơi trường văn hóa và đời sống xã hội.
1.1.2. Biểu hiện của các hủ tục ma chay, cưới hỏi trong đời sống văn hóa
của người dân tộc thiểu số
1.1.2.1. Nguồn gốc của các hủ tục ma chay, cưới hỏi trong đời sống văn hóa
của người dân tộc thiểu số
Nếu tập quán là một hành vi, một công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần trở
thành một thói quen gắn chặt với đời sống sinh hoạt của một cá nhân hoặc một cộng
đồng, thì phong tục là những nét tốt đẹp trong đời sống xã hội thể hiện qua hương
ước, quy ước do cộng đồng thỏa thuận lập ra; mọi người trong cộng đồng thừa nhận
và tự nguyện có trách nhiệm thực hiện, duy trì. Phong tục tồn tại trong phạm vi nhỏ
là làng, xã và lớn rộng hơn là bao trùm cả quốc gia, dân tộc. Phong tục là vẻ đẹp của
mỗi nền văn hóa dân tộc, đó chính là cốt cách, là bản sắc văn hóa của cộng đồng. Tuy
nhiên, phong tục tập quán có tính bảo thủ bền vững lâu đời, trải qua thời gian lịch
sử và biến thiên xã hội nhiều nội dung dần trở nên lạc hậu. Nếu không được lựa
chọn và đào thải hoặc bồi đắp nội dung mới, phù hợp với nhịp sống thời đại nó sẽ
trở thành vật cản của sự tiến bộ xã hội, sẽ trở nên lạc hậu và trở thành những hủ tục.
Như vậy, hủ tục bắt nguồn từ luật tục và là một thành tố nằm trong lễ tục nhưng cần
thiết loại bỏ ra khỏi đời sống. Muốn hiểu được và đánh giá đúng các hủ tục, cần hiểu

đúng giá trị các tập quán và phong tục hình thành nên hủ tục.
Bài trừ hủ tục là vấn đề nhạy cảm trong đời sống văn hóa của cộng đồng và
là một cơng việc khó khăn lâu dài. Vì cũng như phong tục, tập quán, hủ tục ăn sâu
vào tiềm thức của cộng đồng nên việc bài trừ hủ tục thực chất là làm thay đổi căn
bản nhận thức về tín ngưỡng, phong tục tập quán của cộng đồng, từ nhận thức đó
chuyển hóa thành hành vi; từ hành vi trở thành hành động. Chỉ khi nào chu trình
này được khép kín thì chúng ta mới thực sự hồn thành công cuộc bài trừ hủ tục ra
khỏi đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người.
Hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của người dân tộc thiểu số xuất phát từ quan
niệm của người xưa về con người. Họ cho rằng mọi vật đều có linh hồn nên khi chết
10


đi hoặc bị hủy hoại chúng vẫn tồn tại ở một thế giới khác. Do đó, niềm tin vào thần
linh, về địa phủ, thiên đình được hình thành. Con người nguyên thủy với những
hiểu biết hạn hẹp và nỗi sợ hãi trước tự nhiên đã tin rằng các thế lực ở một thế giới
vơ hình có thể chi phối được thực tại nên duy trì những tục lệ, nghi lễ để thể hiện sự
tơn kính đối với thần linh, tà ma, mong cho cuộc sống được yên bình. Họ cũng tin
rằng, ông bà, cha mẹ không bao giờ mất đi nên thực hiện các nghi lễ tang ma cầu
kỳ, nhiều thủ tục riêng vừa là sự tưởng nhớ, vừa là tiềm thức sợ hãi thần linh.
Các biểu hiện văn hóa mà ngày nay đã trở thành những hủ tục, vốn là những
quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc thiểu
số đã ăn sâu trong máu thịt và tiềm thức của họ. Chúng đã từng đảm nhận chức
năng xã hội nhất định trong một tổng thể văn hóa với những thiết chế đặc thù.
Nhưng khi các thiết chế văn hóa thay đổi, mơi trường văn hóa thay đổi, chúng trở
nên khơng cịn phù hợp và khơng cịn giữ được các giá trị ngun bản nữa.
Tuy nhiên, những hủ tục vẫn tồn tại một cách vơ lý và ngấm ngầm diễn ra
trong lịng xã hội hiện đại bởi nó vẫn tìm được những liên hệ để bám rễ. Đó là thói
quen, là nếp tư duy của các thế hệ truyền lại, là hệ quả của sự thiếu hiểu biết và lợi
dụng lòng tin của con người để tư lợi cá nhân. Đây cũng là nguyên nhân và môi

trường dung dưỡng các biểu hiện mê tín dị đoan và hủ tục tồn tại.
1.1.1.2. Hủ tục trong ma chay
Hủ tục văn hóa có thể tồn tại trong mọi giá trị văn hóa, nhưng đậm đặc nhất
là trong các phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống của đồng bào các dân tộc
thiểu số, mà tiêu biểu hơn cả là trong các nghi lễ của lễ tục vòng đời: sinh đẻ,
trưởng thành, cưới hỏi, tang ma…
Hủ tục trong tang ma là hệ thống những nghi lễ cầu kỳ, kỳ lạ, thậm chí kỳ
quặc và vơ lý khi một gia đình có người từ trần, các nghi lễ xoay quanh việc tổ chức
tang lễ và tất cả những vấn đề liên quan.
Một số đồng bào dân tộc thiểu số có tục lệ, khi người thân chết, họ thường giữ
thi thể trong nhà lâu ngày để cúng tế và tìm ngày đẹp làm ma (dân tộc Ê Đê MDhur,
M’nông Kuênh, Mông, Dao…); mồ mả được chôn cất rải rác ở khắp nơi theo ý
11


nguyện của gia đình và thầy cúng (chủ yếu là các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và
miền núi phía Bắc); không đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong việc tang; những
người có mặt trong đám tang vẫn ăn uống, sinh hoạt như thường lệ xung quanh (các
dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên…). Tùy từng
dân tộc mà hủ tục này được lý giải theo nhiều nguồn gốc khác nhau như: nguồn gốc
từ câu chuyện cổ (dân tộc Mông, M’nông Gar…); để tưởng nhớ đến tổ tiên hoặc thể
hiện sự hiếu thảo của con cháu với tổ tiên; thể hiện tình cảm của người đang sống đối
với người đã chết; do quan niệm về cõi âm và cõi dương.
Ở một số dân tộc ngày nay vẫn tồn tại hủ tục không đặt thi hài vào quan tài
trong khi đưa đi chôn cất (dân tộc Mơng, Dao..). Hủ tục này có nhiều cách lý giải
khác nhau, nhưng có thể thấy điều đó xuất phát từ trong lịch sử, cuộc sống của đồng
bào dân tộc thiểu số là du canh du cư và sinh sống trên núi cao, vị trí địa l ý và khí
hậu khắc nghiệt, đời sống nghèo khó (nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số thuộc
các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc), nên khi có người chết, khơng chơn theo quan
tài mà chỉ có bó chiếu hoặc lót lá cây rừng dưới huyệt (dân tộc Mông, Xơ đăng…).

Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn quan niệm rằng, làm trái quy định của
tổ tiên là vi phạm lời nguyền, có thể dẫn đến trùng tang, người thân trong gia đình
có thể bị lụi bại, đau ốm, chết sớm (các dân tộc: Dao, Thổ, Mông…).
Một trong những biểu hiện của hủ tục trong ma chay đó là khơng ít dịng họ,
gia đình coi trọng lễ nghi, cúng bái trong tang ma tới mức mê tín với niềm tin rằng
phải tiến hành đầy đủ các thủ tục thì người chết mới được siêu thoát, sống yên ổn ở
thế giới bên kia, không làm hại người thân, như lễ cúng phùn voòng trong tang ma
người Dao, theo lệ phải cúng 3 ngày, 3 đêm cùng với đó là việc ăn uống cũng được
tổ chức liên tục trong các ngày cúng. Mỗi đám như vậy thường tốn kém từ 3 đến 4
tạ thịt lợn, các hủ tục cúng bái rườm rà, tiền trả công cho đội thầy cúng cao từ 3 - 4
triệu đồng, kèm theo cổ phần thực phẩm... Đặc biệt, để chi trả cho lễ cúng này thậm
chí gia đình phải đi vay mượn.
Tiếp đó là tục phạt vạ khiến nhiều người lương thiện trở thành nạn nhân, có
những trường hợp bị phạt vạ vơ lý đến khó tin. Ví dụ như trong tang ma, luật tục của
12


ngời K’Ho và người Chu Ru quy định, một phụ nữ có chồng khơng may bị chết
trước thì họ phải đứng ra sắm sửa lễ vật mang đến nhà trai xin được xây mộ cho
chồng, xây xong mộ, họ phải làm thịt một con trâu và cơm rượu để mời họ hàng
nhà trai ăn uống (tục Pơthi Shakơtinh – hay “trả nợ xương cốt”). Nếu do điều kiện
kinh tế khó khăn mà người phụ nữ khơng hồn thành được nghĩa vụ của mình thì
con gái của người vợ gố bụa ấy phải tiếp tục thay mẹ “pơthi” cho cha và
“sakơtinh” cho họ hàng bên nội. Theo hủ tục "Dọ-tơm-amí" của các tộc người Bana
và Jrai thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên, khi sinh con, nếu người mẹ không
may bị chết thì sẽ phải chơn đứa trẻ sơ sinh theo mẹ. Bởi nếu để cháu bé lại thì vừa
khơng có sữa, khơng có người ni và đặc biệt là “hồn ma người mẹ sẽ về tìm con”,
cháu bé sẽ là điềm gở mang đến nhiều điều xấu cho bản làng. Nếu không tuân theo
sẽ bị cộng đồng lên án, thậm chí phạt vạ bằng vật chất. Cịn tại khu vực miền núi
phía Bắc thì thường ăn uống linh đình gây tốn kém cho gia đình có người mất;

thách cưới nặng nề; tin vào thầy cúng, thầy mo khi có bệnh tật, sinh nở.
Lý giải cho q trình siêu thốt, sự tồn tại, trưởng thành của linh hồn ở thế giới
bên kia, phù hợp với tín ngưỡng của đồng bào về vũ trụ, thể hiện đạo hiếu, đạo lý của
con cháu đối với cha (mẹ) là những điều rất cần để nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho
xã hội hiện đại. Tuy nhiên do thủ tục tiến hành rườm rà, tốn kém thời gian, tiền bạc,
lại mang nhiều yếu tố mê tín nên cần thiết phải thay đổi hoặc xóa bỏ.
1.1.1.3. Hủ tục trong cưới hỏi
Hủ tục trong cưới hỏi là hệ thống các nghi lễ, thủ tục kỳ lạ và vô lý khi lấy
chồng, lấy vợ xoay quanh việc tổ chức cưới hỏi và những vấn đề có liên quan.
Trong đám cưới của một số đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh những nét đặc
sắc vẫn còn một số hủ tục nên bài trừ. Chẳng hạn, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền
núi thường cho con cái tảo hôn - kết hôn sớm trước tuổi trưởng thành. Tảo hôn là
việc làm trái pháp luật của Nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật hơn
nhân và gia đình quy định rõ: nam, nữ thanh niên đủ 18 tuổi mới được phép kết hôn.
Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ luỵ khó lường đối
với cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ. Chính vì vậy, đây là một tập tục lạc hậu cần
13


phải loại bỏ trong đời sống xã hội hiện nay. Nạn tảo hôn đã xuất hiện từ trước khi
pháp luật quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn nhưng do hạn chế về hiểu biết và sức
nặng của luật tục nên vẫn còn tồn tại nhiều. Hủ tục này không chỉ xảy ra trong cuộc
sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, mà cịn tồn tại, ăn sâu trong
đời sống của người dân vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Nguyên nhân là do đời sống
kinh tế khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật hạn chế. Đặc biệt, những
năm gần đây, rất nhiều phụ nữ bị lừa gạt sa vào tệ nạn xã hội hoặc tự bỏ đi nơi khác
gây tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh, nên tình trạng cha mẹ cho con em
mình kết hơn sớm ngày càng phổ biến. Những hệ luỵ do tảo hôn ở vùng miền núi đã
và đang gióng lên hồi chng cảnh tỉnh đối với chất lượng cuộc sống của chính
những gia đình “trẻ con”, rộng hơn là của cộng đồng dân cư khu vực đó.

Bên cạnh đó là tình trạng hơn nhân cận huyết thống, tức hôn nhân trong quan
hệ nội tộc, có thể là hơn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng theo luật tục
hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau (theo dịng họ mẹ
hoặc dịng họ cha). Nói cách khác, hơn nhân cận huyết thống là hơn nhân giữa
những người có cùng dịng máu trực hệ. Có thể là hơn nhân anh chị em họ chéo,
hôn nhân anh chị em họ song song, tức hôn nhân con anh/chị với con em. Thậm chí
ở một số vùng miền, người dân tộc thiểu số vẫn tồn tại phổ biến hình thức giao phối
hơn nhân giữa con anh-em, chị- em trong một nhà. Đây có thể coi là một nét khác
biệt có từ lâu đời trong văn hóa bản địa của các đồng bào dân tộc ít người với mức
độ hơn nhân cận huyết chiếm tỉ lệ khá cao.
Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số (Tổng cục Dân
số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế) trong 5 năm trở lại đây, tại một số dân tộc như
Lơ Lơ, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Chứt… và đặc biệt là các dân tộc Si La
(Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mơng Xanh (Lào Cai), Rơ Mân,
Brâu (Kon Tum) thì cứ 100 trường hợp kết hơn thì có 10 trường hợp là hôn nhân cận
huyết thống. Và họ đang là những dân tộc ít người có nguy cơ suy giảm số lượng và
chất lượng dân số rõ rệt nhất do tình trạng giao phối hôn nhân cận huyết gây ra.

14


Những hủ tục này vẫn còn tồn tại dai dẳng trong đời sống đồng bào dân tộc
thiểu số là do quan niệm trong hôn nhân, tư tưởng lễ giáo phong kiến, trọng nam
khinh nữ: Theo quan niệm của họ thì cần phải dựng vợ gả chồng sớm để lấy người
làm nương rẫy hoặc sợ không lấy sớm sẽ hết con gái đẹp; con gái trong gia đình khi
đã đi lấy chồng thì con của con gái đó được coi là mang dịng máu của nhà chồng
nên vẫn được kết hơn với con cuả các anh, chị em khác trong gia đình; lấy người
ngồi huyết thống, sau này vợ chồng chung sống khơng hịa thuận, lấy người cùng
họ sẽ chăm sóc tốt hơn, dễ cảm thơng và đồn kết gắn bó hơn, ….
Ngoài ra, tục lệ thách cưới, tổ chức đám cưới rườm rà, rượu thịt say sưa

nhiều ngày cũng là những hủ tục cần sớm loại bỏ. Thách cưới là những thủ tục được
đặt ra buộc phải thực hiện để có thể kết hơn…Ví dụ như tại Nà Hẩu (n Bái) trước
khi cưới, nhà trai phải đến nhà gái bàn bạc và nhà gái có quyền thách cưới, địi hỏi
những món đồ sính lễ lớn. Thường là hàng chục kg thịt lợn, trâu bị, bạc trắng, thậm
chí có gia đình nhà gái cịn địi cả vàng và vài triệu đồng…Theo quan niệm của nhà
gái là khi người con gái về làm dâu người khác là trong nhà mất đi một lao động, do
vậy mà họ đương nhiên có quyền thách cưới thật cao để bõ cơng ni dưỡng. Nà
Hẩu có trên 63% là hộ nghèo, trong đó dân tộc Mông chiếm tới 99%. Hầu hết,
người dân nơi đây chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên cái nghèo vẫn mãi
đeo đẳng năm này qua năm khác nên số sính lễ cho đám cưới là một gánh
nặng. Món nợ sính lễ cứ đeo đẳng những cặp vợ chồng đó. Hậu quả của tục thách
cưới là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của gia đình mà cịn ảnh
hưởng đến đời con cháu về sau. Do đó, việc xoa bỏ hủ tục này là việc làm cần thiết.
Như vậy, các biểu hiện trong nghi lễ tang ma, cưới hỏi của đồng bào dân tộc
thiểu số rất đa dạng và tồn tại dưới nhiều hình thức cũng như xuất hiện trong nhiều
hiện tượng đời sống cụ thể. Ban đầu nó là những biểu hiện cụ thể của quan niệm về
nhân sinh quan truyền thống nhưng ngày càng không phù hợp và bộc lộ những ảnh
hưởng xấu đến môi trường văn hóa - xã hội. Nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của
các hiện tượng kể trên là cần thiết để có những giải pháp tác động hiệu quả và triệt để.

15


1.1.3. Vai trị của cơng tác tun truyền đối với việc bài trừ hủ tục của
đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.3.1. Vai trị tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xác định đúng
đắn, cụ thể mục tiêu bài trừ hủ tục trong ma chay cưới hỏi
Công tác tuyên truyền góp phần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp
xác định đúng đắn, cụ thể mục tiêu bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi cho đồng
bào dân tộc thiểu số. Cụ thể là : tham mưu cho từng đơn vị, ở từng thời điểm, định

ra bước đi, giải pháp thích hợp để giáo dục, thuyết phục, vận động lôi cuốn đông
đảo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia; tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền các
cấp trong việc quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về bài trừ hủ tục cho
đồng bào dân tộc thiểu số ngay trong cấp ủy Đảng, trong từng cán bộ, đảng viên
trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đó, tạo ra sự thống
nhất về nhận thức trong toàn Đảng, tồn dân về tình hình, nhiệm vụ, mục tiêu của
cơng tác bài trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Công tác tuyên truyền cũng chính là cầu nối giữa Đảng và dân, tạo ra sức
mạnh về chính trị, tư tưởng to lớn trong xã hội. Công tác tuyên truyền và nắm bắt tư
tưởng, dư luận xã hội khi được quan tâm đúng mức sẽ phản ánh kịp thời các thông
tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý bằng nhiều hình thức, trong đó có việc định
hướng chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống và kiên quyết bài trừ hủ tục, mê tín
dị đoan. Nghiên cứu xây dựng, bố trí các cụm panô lớn ở những trục đường trung
tâm một cách hợp lý vừa đảm bảo nội dung tuyên truyền, vừa dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
làm theo, đặc biệt là đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số.
1.1.3.2. Vai trò tham gia trực tiếp, hướng dẫn đồng bào thực hiện nếp sống
văn minh trong ma chay cưới hỏi
Tham gia vào công cuộc bài trừ hủ tục và thực hiện nếp sống văn minh trong
ma chay, cưới hỏi cho đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền thể hiện rõ
vai trị tiên phong của mình. Trước hết, cơng tác tuyên truyền phổ biến đường lối,
quan điểm của Đảng về việc bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới,
xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội… xây dựng gia đình
16


văn hóa, làng xóm, thơn bản văn hóa… Cơng tác tuyên truyền đưa những đưa những
đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng văn hóa, bài trừ hủ tục lạc hậu tới quần
chúng nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu, nhân dân tin và nhân dân làm theo.
Mặt khác qua quá trình gần gũi với cơ sở, am hiểu đời sống của nhân dân, nắm
bắt được biểu hiện của hủ tục trong đời sống của đồng bào, công tác tun truyền

đóng vai trị là cầu nối giữa Đảng với dân. Nhanh chóng định hướng và góp phần
kịp thời sửa chữa, điều chỉnh những lệch lạc đang xuất hiện trong thực tiễn theo
đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Thông qua công tác tuyên truyền, tâm tư
nguyện vọng của nhân dân được phản ánh lại để đường lối, chính sách được hồn
thiện và gắn kết với thực tiễn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, vai trị của cơng tác
tun truyền thể hiện được tính tiên phong của mình trong việc thay đổi nhận thức,
niềm tin, hành động cho quần chúng nhân dân trong việc bài trừ những hủ tục, làm
cho “lý luận thâm nhập vào quần chúng” để qua đó” trở thành lực lượng vật chất”.
Đưa đời sống văn hóa mới tham gia vào q trình phát triển kinh tế - xã hội,
biến tiềm năng văn hóa thành lợi thế và làm cho văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
ngày càng được khôi phục và phát triển. Chú trọng việc tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm từ các mơ hình văn hóa, nhằm phát huy và mở rộng những việc làm tốt,
những cách làm hay; kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, xa rời các
giá trị văn hóa của dân tộc. Nhờ đó, cơng tác tun truyền đã góp phần xây dựng nền
văn hóa của dân tộc thiểu số nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa nguồn cội, bài trừ được
những hủ tục, xây dựng cuộc sống mới văn minh, giàu đẹp cho nhân dân.
1.1.3.3. Vai trị tham gia trực tiếp vào q trình sơ kết, tổng kết trong việc bài
trừ hủ tục trong ma chay cưới hỏi
Công tác tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến cương lĩnh, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, bồi
dưỡng lý tưởng, xây dựng niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn thúc đẩy con người
hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng,
xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nơng thơn mới. Kết quả của cơng tác tuyên
17


truyền trực tiếp phục vụ cho các hoạt động sơ kết, tổng kết quá trình bài trừ hủ tục
trong văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng thời, việc tuyên truyền kết quả của công tác sơ kết, tổng kết công tác bài

trừ hủ tục cho đồng bào dân tộc thiểu số trong từng giai đoạn lại có tác dụng uốn
nắn kịp thời những lệch lạc còn tồn tại, cũng như biểu dương và khen thưởng những
điển hình tiên tiến, những cá nhân xuất sắc trong công tác bài trừ hủ tục. Từ đó tạo
ra được phong trào quần chúng rộng rãi.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về xây dựng đời sống văn hóa, cơng tác tun truyền đã tổng kết những kinh
nghiệm, bài học rút ra từ công tác bài trừ hủ tục cho đồng bào dân tộc thiểu số, qua
đó góp phần giải quyết, phản ánh những vấn đề tư tưởng phát sinh từ phía đồng bào
dân tộc thiểu số. Thông qua nắm bắt dư luận xã hội, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng
của đồng bào, công tác tuyên truyền tham mưu đề xuất việc thực hiện chủ trương,
chính sách bài trừ hủ tục cho đông bào dân tộc thiểu số một cách hiệu quả trong tình
hình mới. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền bài trừ hủ tục cho đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền bài trừ hủ tục ma chay, cưới hỏi
cho đồng bào dân tộc thiểu số
Các hủ tục ma chay, cưới hỏi của đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang gây
ra hậu quả trầm trọng và lâu dài cho đời sống văn hóa xã hội; ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống, làm tổn hại về tiền của, sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng
và nhân dân nói chung. Cơng tác tun truyền đã thể hiện được những vai trị nhất
định trước tình trạng tồn tại nhiều hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của đồng bào dân
tộc thiểu số. Nhưng trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của nhiều yếu tố mà
công cuộc này càng cần khơng ngừng đẩy mạnh, vì những lý do cụ thể sau:
1.2.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình xây dựng nơng thơn mới
Về bản chất, phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” là
phong trào nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và
18


phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh,

kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật; xây dựng mơi trường văn hóa
sạch, đẹp, an tồn, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở; làm cho phong trào lan tỏa, thấm sâu vào
từng gia đình và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động,
hướng tới một xã hội thực sự văn minh.
Bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh ở khu dân cư là một trong
những nội dung quan trọng của phong trào. Tuy nhiên, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, kết quả đạt được ở nội dung thực hiện này chưa cao. Bên cạnh những
nét văn hóa đặc sắc thì những hủ tục vẫn cịn tồn tại cũng khơng ít. Việc bài trừ hủ
tục là một việc làm cần có sự tác động liên tục và lâu dài mới có hiệu quả triệt để. Do
đó, cần khơng ngừng nâng cao vai trị của công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục trong
ma chay, cưới xin của đồng bào dân tộc thiểu số để đáp ứng được nhu cầu của phong
trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” cũng như phong trào xây dựng
nông thôn mới, thực hiện tốt các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 2020 là một chương trình lớn đang được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo và triển
khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc nhằm xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh.
Muốn thực hiện chương trình đi vào chiều sâu cần thiết phải có sự chuyển biến rõ rệt
từ trong nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa,…Bài trừ hủ
tục, tập quán sinh hoạt lạc hậu là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá gia
đình văn hóa, thơn xóm văn hóa, làng văn hóa, làm cơ sở cho xây dựng nơng thơn
mới. Do đó, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục khơng chỉ đáp ứng
tiêu chí xây dựng nơng thơn mới mà quan trọng hơn cả là làm “đòn bẩy” thúc đẩy
văn hóa, kinh tế phát triển, mang cuộc sống văn minh tới nhân dân, đặc biệt là vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nơi mà đời sống cịn nhiều khó khăn.
1.2.2. Xuất phát từ ảnh hưởng của các hủ tục đối với đời sống cá nhân và
đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.2.1. Ảnh hưởng đến đời sống cá nhân
19



Các hủ tục đã và đang tác động không nhỏ lên mọi mặt đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số về cả kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự, sức khỏe con người. Hủ tục
hay là những quan niệm cố hữu và bảo thủ, cùng với những thủ tục rườm rà và ngặt
nghèo của nó đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho các thành viên cộng đồng.
Trước hết là những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Trong tang ma, cưới xin việc
tổ chức linh đình, ăn uống kéo dài làm ảnh hưởng tới kinh tế của mỗi hộ gia đình.
Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số chỉ sống dựa vào nương rẫy, thu nhập chính cũng
chỉ từ nương rẫy, gia súc, gia cầm, dệt vải… nên đời sống kinh tế cịn nhiều khó
khăn. Trong khi đó, những sự kiện xoay quanh lễ tục vịng đời của một các nhân
trong gia đình khơng chỉ diễn ra một lần. Do đó, ở một góc độ nào đó nó trở thành
một gánh nặng đối với gia đình. Chính những hủ tục này khi diễn ra khơng cịn
mang vai trò là động lực tinh thần thúc đẩy kinh tế phát triển nữa mà kìm hãm và
nguyên nhân khiến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn triền miên và
kéo theo rất nhiều hệ lụy khác do thiếu điều kiện kinh tế (giáo dục, y tế, khoa học
cơng nghệ vào sản xuất…).
Những nét đẹp trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số cần thiết phải
được bảo tồn và phát huy đến những thế hệ sau, nhưng một khi những phong tục tập
qn đã khơng cịn phù hợp với cuộc sống hiện đại, mà tồn tại dai dẳng thì lại trở
thành vật cản trở của sự phát triển văn hóa dân tộc. Do đó, sự tồn tại của các hủ tục
còn tác động ngược trở lại tới văn hóa truyền thống của dân tộc, làm biến dạng đi
những nét đẹp truyền thống của dân tộc và kéo lùi bước phát triển và tiến bộ của
chính nền văn hóa của họ. Bởi vậy, bài trừ hủ tục ra khỏi đời sống của đồng bào dân
tộc thiểu số cũng chính là cơng việc góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của dân tộc mình
nói riêng và nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.
Thứ hai, nhiều hủ tục trong ma chay, cưới hỏi xuất phát từ nhận thức chưa
đúng đắn của người dân. Những tục lệ này thực chất là những thói quen lâu đời đã
ăn sâu nên khó bỏ và ảnh hưởng nhiều tới đời sống, tinh thần và sức khỏe của con
người.; hôn nhân cận huyết thống sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nòi giống người
dân tộc thiểu số… Y học đã chứng minh hôn nhân càng gần đời với nhau thì tỉ lệ gây

20



×