Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ktđt Nhóm 9 - Bài Tập Nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.62 KB, 48 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
-----oOo-----

BÀI TẬP NHÓM
KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TP. HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2016-2021

Thực hiện
Lớp học phần
Giảng viên hướng dẫn

: Nhóm 9
: Kinh tế đầu tư 06
: Nguyễn Thị Ái Liên

HÀ NỘI - 2022


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
I. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...................1
1.1 Bản chất của đầu tư phát triển.............................................................................1
1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển...........................................................................1
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển......................................................................1


1.1.3 Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển.........................................................4
1.1.4 Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển..................................................6
1.2 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển.................................................................7
1.2.1 Đầu tư phát triển sản xuất.............................................................................7
1.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng....................................................................8
1.2.3 Đầu tư phát triển văn hóa giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác..................9
1.2.4 Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật..............................................................9
II. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2021...............................................................10
2.1 Tổng quan về Thành phố Hải Phịng.................................................................10
2.1.1 Đặc điểm chung...........................................................................................10
2.1.2 Tình hình phát triển Kinh tế của TP. Hải Phòng.........................................10
2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016
– 2021......................................................................................................................11
2.2.1 Vốn đầu tư phát triển thực hiện toàn địa bàn thành phố Hải Phòng phân
theo khoản mục đầu tư.........................................................................................11
2.2.2 Vốn đầu tư phát triển thực hiện toàn địa bàn thành phố Hải Phòng phân
theo nguồn vốn.....................................................................................................13
2.2.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước...............................................................13
2.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài...............................................................16
2.2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế...........19
2.2.3 Vốn đầu tư phát triển thực hiện tồn địa bàn thành phố phân theo ngành
Kinh tế..................................................................................................................20
2.2.3.1 Nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản......................................21


lOMoARcPSD|9242611

2.2.3.2 Nhóm ngành Cơng nghiệp – Xây dựng.................................................22
2.2.3.3 Nhóm ngành Dịch vụ..........................................................................23

2.2.3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo ngành Kinh tế..................25
2.3 Tác động của hoạt động đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển TP. Hải
Phịng.......................................................................................................................26
2.3.1 Hoạt động đầu tư phát triển đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................26
2.3.1.1 Cơ cấu theo Ngành kinh tế....................................................................28
2.3.1.2 Cơ cấu theo vùng..................................................................................31
2.1.3.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế............................................................33
2.3.2 Cải thiện trình độ các ngành kinh tế của thành phố.......................................37
2.3.3 Đầầu tư phát triển đóng góp phầần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng
năng suầất lao động..................................................................................................38
III. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, KIẾN NGHỊ ĐỂ
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP. HẢI PHÒNG...41
3.1 Điểm mạnh của TP. Hải Phịng dưới góc nhìn mơi trường đầu tư....................41
3.2 Hạn chếấ trong hoạt động đầầu tư phát triển tại TP. Hải Phòng..........................42
3.3 Một sốấ định hướng, kiếấn nghị để tăng cường, nầng cao hiệu quả đầầu tư phát
triển tại TP. Hải Phòng.............................................................................................43


lOMoARcPSD|9242611

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
(NHÓM 9)

STT

HỌ TÊN

1


Thái Thị Thanh Phương

2

Vũ Minh Quân

3

Bùi Trần Diễm Quỳnh

4

Trần Thị Diễm Quỳnh

5

Nguyễn Hoài Sơn

MÃ SINH VIÊN


lOMoARcPSD|9242611

I.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.1 Bản chất của đầu tư phát triển
1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn hiện tại

để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất
và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát
triển.
Xét về bản chất, đầu tư phát triển chính là đầu tư tài sản vật chất ( nhà xưởng,
thiết bị...) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kĩ năng, sức lao động...) trong đó người có
tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới
cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh
doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao
đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng,
sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên
nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn
liền với sự hoạt động của tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt
động của các cơ sở đang tồn tại và bổ sung tài sản.
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển
* Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn.
Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Vốn đầu tư phát
triển là biểu hiện bằng tiền tồn bộ những chi phí đã chỉ ra để tạo ra năng lực sản
xuất ( tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển
khác.
Trên phạm vi nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển bao gồm: vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong đó, vốn
1


lOMoARcPSD|9242611

đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để xây
dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay là khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố
định trong nền kinh tế. Quy mơ các dự án đầu tư có lớn hay không thể hiện ở

nguồn vốn đầu tư.
* Thời kỳ đầu tư kéo dài.
Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn
thành và đưa vào hoạt động. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi cơng thực hiện dự án
đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều cơng trình đầu tư phát triển
có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành
phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các. nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng
hạng mục cơng trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình
trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
* Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa cơng trình vào hoạt động cho
đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải cơng trình. Nhiều thành quả đầu tư
phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập,
Nhà thờ La Mã ở Roma, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng Co Vát của
Campuchia...). Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác
động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế,
xã hội...Để thích ứng với đặc điểm này, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú
ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ mô
và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả
năng cung từng năm và tồn bộ vịng đời dự án.
Thứ hai, quản lý tốt q trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư
vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao
mịn vơ hình.
2


lOMoARcPSD|9242611


Thứ ba, chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong
năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó
mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của
lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư
*Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng
thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên
Q trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh
hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Không thể dễ dàng di
chuyển các cơng trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý
hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung
sau:
(1) Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư
cái gì, cơng suất bao nhiêu là hợp lý...cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa
trên những căn cứ khoa học. Thí dụ, cơng suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than
ở khu vực có mỏ than (do đó, quy mơ vốn đầu tư) phụ thuộc rất nhiều vào trữ
lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mơ nhà máy sàng tuyển
khơng nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số
năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án.
(2) Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng
phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế,
chính trị, xã hội, mơi trường, văn hố...Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và
nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp
lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
*Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.
Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết
quả đầu tư cũng kéo dài, nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường
cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ
phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu... có
3



lOMoARcPSD|9242611

nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công
suất sản xuất không đạt công suất thiết kế... Ví dụ, để nghiên cứu tính khả thi về
mặt thị trường, chủ đầu tư phải nghiên cứu tình hình cung, cầu, giá cả... của sản
phẩm dự định đầu tư của dự án. Với mức giá là 10000đ/sản phẩm. Dự án xây dựng
dịng tiền thu, chi và tính được tổng lợi nhuận thuần cả vòng đời dự án. Tổng lợi
nhuận thuần càng lớn, quyết định đầu tư càng dễ dàng. Tuy nhiên, nếu khi dự án đi
vào hoạt động, giá cả của sản phẩm giảm và chỉ là 5000đ, thì trong các điều kiện
khác khơng đổi, tổng lợi nhuận thuần của dự án đạt 50% so với dự kiến ban đầu.
Đây là rủi ro do giá bán sản phẩm giảm. Như vậy, để quản lý hoạt động đầu tư phát
triển hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro bao gồm:
Thứ nhất, nhận diện rủi ro đầu tư. Có nhiều nguyên nhân rủi ro, do vậy, xác định
được đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp
phù hợp để khắc phục.
Thứ hai, đánh giá mức độ rủi ro. Rủi ro xảy ra có khi rất nghiêm trọng, nhưng có
khi chưa đến mức gây nên những thiệt hại về kinh tế. Đánh giá đúng mức độ rủi ro
sẽ giúp đưa ra biện pháp phòng và chống phù hợp.
Thứ ba, xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. Mỗi loại rủi ro và mức độ
rủi ro nhiều hay ít sẽ có biện pháp phịng và chống tương ứng nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất các thiệt hại có thể có do rủi ro này gây ra
1.1.3 Vai trị của hoạt động đầu tư phát triển
*Trên góc độ vi mơ:
Trên góc độ vi mơ thì đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển
của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. Để tạo
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và
cung ứng dịch vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua
sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các cơng tác xây dựng cơ bản khác và

thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật
chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư.
4


lOMoARcPSD|9242611

Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này
hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật
chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện
hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền
sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các thiết bị, tiến
hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt
động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra.
Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư. Đối với các đơn vị đang hoạt
động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến
hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao
mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển
khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các
trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũng chính là
hoạt động đầu tư.
*Trên góc độ vĩ mơ:
Đầu tư phát triển là một nhân tố vô cùng quan trọng tác đô ̣ng trực tiếp đến tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Theo mơ hình Harrod – Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuô ̣c trực
tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.
g = dY/Y = (dY / dK ) * ( dK / Y )
dY = I / ICOR
Trong đó:
– dY là mức gia tăng sản lượng

– dK là mức gia tăng vốn đầu tư
5


lOMoARcPSD|9242611

– I là mức đầu tư thuần
– K tổng quy mô vốn của nền kinh tế
– Y là tổng sản lượng của nền kinh tế
– ICOR là hê ̣ số gia tăng vốn – sản lượng
Mối quan hê ̣ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiê ̣n rất rõ nét trong tiến trình đổi mới
mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các nguồn vốn
đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng được đa dạng hóa và gia tăng về
quy mô, tốc đô ̣ tăng trưởng của nền kinh tế đạt được cũng rất thỏa đáng. Cuộc sống
con người cũng tăng lên từ giáo dục, vui chơi giải trí đến nghỉ ngơi.
1.1.4 Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng về
cơ bản sẽ đến từ hai nguồn vốn chính sau đây:
*Vốn đầu tư trong nước
Đây là nguồn vốn mà cá nhân/tổ chức đầu tư huy động được ở trong nước để phục
vụ cho mục đích phát triển hoạt động đầu tư. Nguồn vốn này xét về lâu này thì
đảm bảo cho sự phát triển liên tục.
Nguồn vốn trong nước có thể gồm:
Vốn từ ngân sách nhà nước: Nguồn vốn được hình thành từ vốn tích lũy của nền
kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực
hiện các cơng trình thuộc kế hoạch của Nhà nước.
Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Hình thành từ lợi nhuận để lại của các
doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này có vai trị to lớn và

6



lOMoARcPSD|9242611

tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của các hoạt động đầu
tư cụ thể. Nguồn vốn này rất được quan tâm trong nền kinh tế của một quốc gia.
Vốn của tư nhân hoặc hộ gia đình: Đây là nguồn vốn được nhiều đơn vị đầu tư chú
ý để huy động nhằm phục vụ cho mục đích phát triển các dự án đầu tư
*Vốn nước ngoài
Đây là nguồn vốn đầu tư phát triển đến từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp. Theo đó:
Vốn đầu tư gián tiếp: Là nguồn vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế viện
trợ khơng hồn lại hoặc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài. Một hình
thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại là vốn đầu tư ODA.
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Đây là nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân
nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý
quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng
vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư . Với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận
đầu tư không phải lo trả nợ, dễ dàng có được cơng nghệ (do người đầu tư góp vốn
sử dụng)..., tuy nhiên nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu
tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ.
1.2 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển
1.2.1 Đầu tư phát triển sản xuất
Hoạt động đầu tư phát triển sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng
lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói cách khác, đó là q trình
thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất. Hoạt động đầu tư là hết sức cần
thiết, xuất phát từ 3 lý do :
Thứ nhất là: do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào
quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị
sản phẩm. Trái lại đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản

7


lOMoARcPSD|9242611

xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm. Vì vậy, phải tiến hành
đầu tư để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mịn và duy trì dự trữ ngun vật liệu
cho q trình sản xuất tiếp theo. Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất
giản đơn tài sản sản xuất.
Thứ hai là: nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải tiến
hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưu
động. Tức là : thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất.
Thứ ba là: trong thời đại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy
móc, thiết bị…nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu cơng nghệ. Do đó, phải
tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mịn vơ hình.
1.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các cơng trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực
tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống. của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ
nhất định.
Căn cứ vào chức năng và tính chất thì các cơng trình cơ sở hạ tầng được
chia làm 3 loại:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: là các cơng trình phục vụ cho sản xuất và đời sống như
các con đường,hệ thống điện,mạng lưới thông tin liên lạc.
Cơ sở hạ tầng xã hội: là các cơng trình gắn với các địa điểm dân cư như trường
học, bệnh viện, cơng viên... Các cơng trình này có vai trò nâng cao đời sống của
nhân dân cũng như góp phần ổn định xã hội.
Cơ sở hạ tầng mơi trường: Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng
nhất quyết định đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi FDI. Một quốc gia có cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ rất khó có
thể thu hút được vốn đầu tư, do đó để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này cần phải đầu

tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

8


lOMoARcPSD|9242611

1.2.3 Đầu tư phát triển văn hóa giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác
Nội dung này bao gồm đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, cải tạo hệ thống y
tế và tơn tạo di tích lịch sử văn hóa,... qua đó, đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ
kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.2.4 Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Phát triển
sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động
nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư nghiên cứu hoăc mua cơng
nghệ địi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.
Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa
học và công nghệ của doanh nghiệp Việt nam còn khá khiêm tốn. Cùng
với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ
lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng với nhu cầu
và khả năng của doanh nghiệp

9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

II. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2021
2.1 Tổng quan về Thành phố Hải Phòng
2.1.1 Đặc điểm chung
TP. Hải Phòng nằm ở phía Tây vịnh Bắc Bộ, là trung tâm vùng duyên hải Đông
Bắc Việt Nam, cách biên giới Trung Quốc hơn 200 km và cách thủ đô Hà Nội hơn
100 km. Hải Phịng có cảng nước sâu, cửa chính ra biển phục vụ thương mại quốc
tế của toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam và phía Tây Nam Trung Quốc. Hải
Phịng là đầu mối giao thơng đường biển phía Bắc, phát triển nhiều loại hình vận
tải như: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng
khơng. Với những lợi thế này, Hải Phịng đã trở thành trung tâm kinh tế, khoa học
kỹ thuật, an ninh quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước; đồng thời Hải Phòng
còn là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội,
Hải Phòng và Quảng Ninh. Mặt khác, Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc
trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng
với Đà Nẵng, Cần Thơ.
Hải Phòng giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân
khu 3, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải qn Việt
Nam.
Hải Phịng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 7 quận nội
thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo với 223 đơn vị hành chính cấp xã, bao
gồm 66 phường, 10 thị trấn và 141 xã. 45,5% cư dân sống ở đơ thị và 54,5% cư
dân sống ở nơng thơn.
2.1.2 Tình hình phát triển Kinh tế của TP. Hải Phịng
Hải Phịng là một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc nói riêng và của cả
Việt Nam nói chung, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành
phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là ln đứng ở vị trí thứ 3 sau
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2017, xét về chỉ số năng lực cạnh tranh
10

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

cấp tỉnh của Việt Nam, Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 9/63 tỉnh thành và tổng thu ngân
sách thành phố đạt 21,909 tỷ đồng. Năm 2018, tổng thu ngân sách đạt 24,768 tỷ
đồng, vượt mục tiêu đại hội đặt ra là 20 nghìn tỷ đồng đến năm 2020. Năm 2019 là
một năm phát triển tốt của thành phố Hải Phòng, tổng thu ngân sách đạt 89.617,8
tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ; tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đạt 16,68% cao
nhất từ trước tới nay, gấp 2,45 lần bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu
người đạt 4,913 USD, vượt kế hoạch năm, tăng 636 USD so với năm 2018; đặc
biệt là năm thứ 4 liên tục cao hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội 15 Đảng bộ thành
phố đề ra (10,5%/năm). Năm 2020 là một năm khó khăn của thành phố Hải Phịng
bởi sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, tổng thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn thành phố năm 2020 ước đạt 84.199,2 tỷ đồng mặt khác tổng sản phẩm
(GRDP) theo giá so sánh ước đạt 190.768,8 tỷ đồng, tăng 11,22% so với cùng kỳ
năm trước, không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 16,5%) và là mức tăng thấp
nhất trong giai đoạn 2017-2020.
2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016
– 2021
2.2.1 Vốn đầu tư phát triển thực hiện toàn địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo
khoản mục đầu tư

Tên Khoản mục

Vốn đầu tư
XDCB

Vốn đầu tư
mua sắm

TSCĐ
không qua
XDCB

Vốn đầu tư
sửa chữa,
nâng cấp
TSCĐ

Vốn đầu tư
bổ sung
vốn lưu
động

Vốn đầu tư
khác

2016

62.06

27.28

6.06

4.50

0.10

2017


64.31

24.55

6.33

4.70

0.11

ĐVT: %

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2018

84.66

11.35

2.24

1.73


0.01

2019

61.60

27.13

2.80

8.45

0.02

2020

66.91

23.23

4.12

5.71

0,03

2021

91.03


7.46

1.06

0.44

0.01

Tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê TP. Hải Phòng

Từ bảng số liệu ta nhận thấy Khoản mục Đầu tư cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ
trọng lớn nhất qua các năm trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển thực hiện trên toàn
địa bàn Thành phố. Một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản trọng điểm của thành phố
Hải Phòng:
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sơng Cấm có tổng
mức đầu tư gần 10 nghìn tỷ đồng, khởi công 17/8/2017
- Dự án đầu tư xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, được triển khai từ tháng
5/2018 với tổng mức đầu tư hơn 2000 tỷ đồng
- Dự án đầu tư xây dựng Cầu Quang Thanh: khởi công xây dựng vào ngày
16/5/2020 và được khánh thành vào ngày 17/7/2021. Dự án có mức đầu tư 398,6 tỷ
đồng (trong đó Hải Phịng chi 396 tỷ, Hải Dương chi 2,6 tỷ).
- Dự án đầu tư xây dựng cầu Rào 1: Tổng mức đầu tư khoảng 2.276 tỷ đồng, khởi
công ngày 13/10/2020

2.2.2 Vốn đầu tư phát triển thực hiện tồn địa bàn thành phố Hải Phịng phân theo
nguồn vốn
12

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển của Hải Phòng giai đoạn
2016-2020 đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành
phố đạt 564.295 tỷ đồng, bằng 128% chỉ tiêu Đại hội XV đề ra (440.000 tỷ đồng)
và gấp 3 lần giai đoạn 2011-2015 (188.355 tỷ đồng). Tính riêng trong năm 2021,
tổng số vốn đầu tư thu hút trên toàn thành phố đạt gần 5,3 tỷ USD, gấp 3,24 lần so
với cùng kỳ năm 2020, đạt 211,93% kế hoạch thu hút FDI năm 2021.
Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch mạnh theo hướng xã hội hóa. Trong đó, vốn khu
vực ngoài Nhà nước và FDI đạt 508.150 tỷ đồng, gấp 3,67 lần so với nhiệm kỳ
trước. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 9,41 tỷ USD, gấp 1,23
lần nhiệm kỳ trước. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GRDP, thu nội địa
đều tăng trong nhiệm kỳ, tương ứng là 26,8% năm 2015 lên 38,37% năm 2020 và
từ 25,4% năm 2015 lên 35,5% năm 2020.
2.2.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước

Vốn đầu tư thực
hiện trên địa bàn
theo giá so sánh
2010
(ĐVT: Triệu
đồng)

Vốn
khu
vực
Nhà
nước


2016

2018

2019

2020

2021

Vốn
ngân
sách
Nhà
nước

8274010

9796085

9820386

11660315

11694920

Vốn vay

1246850


1139364

1035887

229586

281164

1013476

32613

445790

526082

699950

Vốn đầu
tư của
doanh

13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

nghiệp

nhà
nước

Vốn
khu
vực
ngoài
Nhà
nước

Vốn huy
động
khác

37100

1045376

1480517

2462606

1507230

Tổng

10571437

12013439


12782579

14878590

14183264

47014007

38255672

51270104

11793317

12818903

15239226

20485167 41871895 37818775

51074575

66509330

31056604 53885334 50601354

65953165

80692594


Vốn của
tổ chức 12178727 30593602
doanh
nghiệp
Vốn của
dân cư
Tổng

Tổng

8306440

11278293

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hải Phòng

Chỉ số phát triển vốn đầu tư thực
hiện trên địa bàn theo giá so sánh
2010
(ĐVT:%)
Vốn khu vực Nhà nước
Vốn khu vực ngoài Nhà nước

2016

2018

2019

2020


119,75 101,64 106,40 116,40

2021

95,33

135,01 130,29 140.45 86,85 130,22
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hải Phòng

- Nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn, chiếm trên 70% so với tổng số
vốn đầu tư. Nhìn chung Vốn đầu tư trong nước thực hiện trên địa bàn giai đoạn
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2016-2021 so với năm 2010 tăng nhanh, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid19 việc triển khai các dự án đầu tư tổng thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến
năm 2021 và thực hiện các dự án vốn ngân sách thành phố nói riêng gặp rất nhiều
khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và tồn bộ nền kinh tế; nhiều dự
án khơng thể đàm phán thông qua họp với quần chúng nhân dân về phương án giải
phóng mặt bằng đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công; việc di chuyển chuyên gia,
người lao động của các nhà thầu đến từ các địa phương khác vào Hải Phòng bị hạn
chế, nên năm 2019 nguồn vốn đầu tư trong nước biến động: so với năm 2018 thì
nguồn vốn năm 2019 giảm nhẹ từ 53.885 tỷ (so với 2010) xuống còn 50.601 tỷ (so
với năm 2010). Nhưng ngay sau đó với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng thời, linh hoạt
của lãnh đạo thành phố, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ban ngành từ thành phố
đến địa phương Hải Phịng nhanh chóng có những hoạt động, giải pháp nhằm thu

hút một lượng lớn vốn đầu tư trong nước, cụ thể là sau covid-19, các khu công
nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng nhận được gần 80.692 tỷ năm 2021 (so với năm
2010) . Trong đó Vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm phần lớn nguồn vốn đầu tư
trong nước và có tốc độ tăng nhanh hơn so với nguồn vốn khu vực Nhà nước.
+ Vốn ngân sách nhà nước: trong 5 năm (2016-2021) đạt trên 51 nghìn tỷ đồng
( theo giá năm 2010) ). Trong những năm gần đây quy mô tổng thu của ngân sách
nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy
động qua thuế, phí và lệ phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc nhà
nước quản lý…). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư
phát triển từ ngân sách nhà nước cũng ra tăng đáng kể. Bình quân mức tăng GDP
đạt 6,8% trong các năm 2016-2021
+ Vốn vay: 20 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn TP Hải Phịng
đã khơng ngừng phát triển và ngày càng ổn định; nguồn vốn phục vụ cho hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác ngày càng tăng, chất lượng tín dụng ngày một tốt
hơn. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố giai đoạn 20162021 đạt hơn 4.8 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng chính đã giúp cho trên
902.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn.
+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước: Theo số liệu liệu của Cục Thống kê Tp.
Hải Phòng, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước tăng 2.8 nghìn tỷ trong 5
năm kể từ 2016 ( theo giá năm 2010). Tích lũy của các doanh nghiệp Nhà nước
ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mơ vốn đầu tư của tồn xã
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

hội. Một số sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước có đóng góp chủ yếu vào cân đối
hàng hố của nền kinh tế như: xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thơng…
- Vốn của khu vực ngồi Nhà nước: nguồn vốn này chiếm 82% nguồn vốn trong

nước, và chiếm 60% tổng vốn đầu tư tồn xã hội, có tính chất quyết định đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của thành phố, 66,5 nghìn tỷ năm 2021 ( theo giá so sánh
năm 2010). Trong đó chủ yếu là vốn từ các tổ chức doanh nghiệp: nguồn vốn này
được đầu tư trong các lĩnh vực: kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nơng
nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp. Hải Phịng cần khơi được nguồn vốn ngoài Nhà
nước để thành phố tiếp tục bứt phá trở thành đầu tàu phát triển kinh tế của cả
nước.
2.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
*Vốn ODA: số liệu giải ngân vốn ODA lũy kế đến 30/09/2020 của thành phố Hải
Phòng:
- Kế hoạch vốn được giao: 662 tỷ VNĐ
- Giải ngân đến 30/09/2020: 294,837 tỷ VNĐ
Tỷ lệ giải ngân xấp xỉ 44,54%. Đây là tỷ lệ ở mức cao so với tỷ lệ giải ngân vốn
ODA của VN là 24,3%
* Vốn FDI
Trong những năm gần đây, Hải Phịng ln là thành phố thuộc top đầu cả nước về
chỉ số thu hút vốn đầu tư FDI, hình thành nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn
và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải
Phòng được đánh giá là khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các dự
án FDI có mức đầu tư hơn 1 tỷ USD đã đồng loạt được triển khai và tập trung chủ
yếu vào ngành cơng nghệ cao, ít ơ nhiễm (LG Electronics 1,5 tỷ USD; Bridgestone
1,2 tỷ USD, LG Display 1,5 tỷ USD) cùng rất nhiều các nhà đầu tư tên tuổi khác
như: Regina Miracle, Fuji Xerox, Kyocera, Nipro Pharma, GE... điều này mình
chức sức hút đặc biệt của Hải Phịng đối với các chủ đầu tư nước ngoài.
16

Downloaded by tran quang ()




×