Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

CẤU TRÚC MẶT ĐỨNG ĐA LỚP NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG VƠI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAM SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.43 MB, 263 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM THANH TRÀ

CẤU TRÚC MẶT ĐỨNG ĐA LỚP NHÀ PHỐ
THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAM SỐ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM THANH TRÀ

CẤU TRÚC MẶT ĐỨNG ĐA LỚP NHÀ PHỐ
THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAM SỐ

CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC


MÃ SỐ : 9580102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.KTS Nguyễn Minh Sơn
2. TS.KTS Lê Thị Hồng Na

HÀ NỘI – 2022


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ cơng trình nào
khác.
Tác giả luận án

ThS. KTS Phạm Thanh Trà


Lời cảm ơn
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, luận
án “CẤU TRÚC MẶT ĐỨNG ĐA LỚP NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN
KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAM
SỐ” đã được hoàn thành.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng tri ân cũng như sự biết ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS.KTS Nguyễn Minh Sơn và cô TS.KTS Lê Thị Hờng Na đã tận tình hướng
dẫn khoa học, động viên và khuyến khích tơi hồn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm và giúp đỡ trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, chuyên gia trong

các bộ mơn sau đại học đã có nhiều trao đổi, trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu
và động viên trong suốt quá trình làm luận án, đặc biệt là trong những lúc khó khăn
nhất.
Nghiên cứu sinh cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đờng nghiệp,
các bạn sinh viên đã hỗ trợ và phụ giúp thực hiện một phần cơng việc nhằm hồn
thành luận án đúng thời hạn quy định.
Tác giả luận án


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………. .v
DANH MỤC HÌNH ẢNH……………………………………………………. ……vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ………………………………………….…….x

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4
7. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 4
8. Cấu trúc luận án ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG
VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ...................................................................... 6
1.1 Các định nghĩa và khái niệm ....................................................................... 6
1.2 Thực tiễn mặt đứng nhà phố tại các nước có điều kiện tương đồng và tại
Việt Nam ......................................................................................................... 10

1.2.1 Tại các nước có điều kiện tương đờng ............................................... 10
1.2.2 Tại Việt Nam ...................................................................................... 16
1.3 Hiện trạng mặt đứng thích ứng với điều kiện khí hậu tại TP.HCM ......... 21
1.3.1 Hiện trạng mặt đứng nhà phố tại TP.HCM ........................................ 24
1.3.2 Điều kiện khí hậu TP.HCM và chất lượng mơi trường bên trong nhà
phố ............................................................................................................... 33
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 37
1.5 Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết ......................................................... 41


ii

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH
ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TP.HCM ỨNG DỤNG PPTS ....... 42
2.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 42
2.2 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 44
2.2.1 Mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu............................................... 44
2.2.2 Kiến trúc thích ứng............................................................................. 46
2.2.3 Thiết kế bị động (passive design) ...................................................... 47
2.2.4 Tiện nghi vi khí hậu ........................................................................... 50
2.2.5 Phương pháp tham số ......................................................................... 55
2.3 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 61
2.3.1 Nhà ở hiệu quả năng lượng và thân thiện môi trường ....................... 61
2.3.2 Ứng dụng hệ vỏ kép (DSF) vào kiến trúc .......................................... 62
2.3.3 Thiết kế kiến trúc ứng dụng PPTS ..................................................... 64
2.4 Cơ sở ứng dụng PPTS cho mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí
hậu ................................................................................................................... 65
2.4.1 Cấu trúc hóa mặt đứng nhà phố (xác định cấu trúc hệ thống) ........... 65
2.4.2 Tham số hóa cấu trúc (biểu diễn cấu trúc thành tham số) ................. 75
2.4.3 Mô phỏng trên máy tính ..................................................................... 80

2.4.4 Xử lý dữ liệu mơ phỏng ..................................................................... 81
2.5 Bài học kinh nghiệm về kiến trúc thích ứng ứng dụng PPTS ................... 82
2.5.1 Bài học về giải quyết mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu ứng dụng
PPTS ............................................................................................................ 82
2.5.2 Bài học về tạo hình kiến trúc ứng dụng PPTS ................................... 85
2.6 Khả năng thực hiện ................................................................................... 87
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG VỚI
ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TP.HCM ỨNG DỤNG PPTS .......................... 88
3.1 Quan điểm ................................................................................................. 88
3.2 Nguyên tắc................................................................................................. 88


iii

3.3 Hệ thống tiêu chí ....................................................................................... 89
3.3.1 Tiêu chí về cấu trúc hóa ..................................................................... 89
3.3.2 Tiêu chí về tính định lượng của cấu trúc ........................................... 89
3.3.3 Tiêu chí về tính thích ứng với điều kiện khí hậu ............................... 90
3.4 Đề xuất mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu TP.HCM ứng
dụng PPTS ....................................................................................................... 91
3.4.1 Cấu trúc hóa mặt đứng nhà phố và các tổ hợp khác nhau ................. 91
3.4.2 Tham số hóa cấu trúc MĐĐL nhà phố và các giá trị khảo sát........... 98
3.4.3 Mơ hình tham số hóa cấu trúc và các biến thể ................................. 100
3.4.4 Phương pháp tính mức độ thích ứng của cấu trúc qua dữ liệu mơ phỏng
và kết quả tính tốn ................................................................................... 108
3.5 Chi tiết hóa giải pháp kiến trúc mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện
khí hậu TP.HCM dựa trên giá trị thích hợp của tham số tìm được............... 116
3.5.1 Đối với loại mặt đứng có 1 hoặc 2 lớp với lớp MĐ phụ bên trong . 116
3.5.2 Đối với loại mặt đứng 2 lớp với lớp MĐ phụ bên ngồi ................. 118
3.5.3 Đối với loại mặt đứng có 3 lớp ........................................................ 119

3.6 Ví dụ minh chứng .................................................................................... 123
3.6.1 Áp dụng cho cơng trình cải tạo ........................................................ 126
3.6.2 Áp dụng cho cơng trình xây mới ..................................................... 128
3.7 Bàn luận................................................................................................... 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 135
1. Kết luận .................................................................................................... 135
2. Kiến nghị .................................................................................................. 137
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................... KH01
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. TLTK 1
PHỤ LỤC …………………………………………………………………… PL 1


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

MĐĐL

Mặt đứng đa lớpKhông gian sở hữukhông

Lớp MĐ

Lớp mặt đứng

TPN


Thành phần ngang

TPĐ

Thành phần đứng

KGSD

Không gian sử dụng

KGBT

Không gian bên trong

KG

Không gian

PPTS

Phương pháp tham số

HTTS

Hệ thống tham số

HTTSTĐ

Hệ thống tham số tác động


HTTSNT

Hệ thống tham số nội tại

TMDV

Thương mại dịch vụ

BXMT

Bức xạ mặt trời

BĐSKH

Biểu đờ sinh khí hậu

ĐKTN

Điều kiện tiện nghi

TP.HCM

Thành phố Hờ Chí Minh

NCS

Nghiên cứu sinh

KTS


Kiến trúc sư

UBND

Ủy ban nhân dân

QH-KT

Quy hoạch kin trỳc

DSF

H v kộp (Double Skin Faỗade)

TKNL

Tit kim nng lượng


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Vỏ bao che đa lớp và yếu tố tác động ............................................... 6
Hình 1.2 Mặt đứng nhà phố với các thành phần và các yếu tố tác động bên ngồi
........................................................................................................................... 8
Hình 1.3 Mặt đứng nhà phố tại các tuyến phố TMDV ở Bangkok ................ 10
Hình 1.4 Mặt đứng nhà phố tại thị trấn Pak Chong ........................................ 12
Hình 1.5 Mặt đứng nhà phố tại Kuala Lumpur ............................................... 13
Hình 1.6 Mặt đứng nhà phố tại Georgetown .................................................. 14

Hình 1.7 Mặt đứng nhà phố tại Colombo, Sri Lankan.................................... 16
Hình 1.8 Mặt đứng nhà phố kiến trúc Pháp tại phố cổ Hà Nội....................... 17
Hình 1.9 Mặt đứng nhà phố cổ tại phố cổ Hà Nội .......................................... 18
Hình 1.10 Mặt đứng nhà phố tại tuyến phố Lê Trọng Tấn - Hà Nội (Ng̀n:
V.V.Tn – báo Tuổi trẻ, 14/05/2016)............................................................ 20
Hình 1.11 Mặt đứng nhà phố tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng ............................ 20
Hình 1.12 Bản đờ phân khu đơ thị TP.HCM (Ng̀n: Sở QHKT TP.HCM) . 25
Hình 1.13 Số lượng nhà phố theo hướng nhà ................................................. 28
Hình 1.14 Số lượng nhà phố theo số tầng cao ................................................ 28
Hình 1.15 Số lượng nhà phố theo độ rộng nhà ............................................... 28
Hình 1.16 Hình chụp góc rộng mặt đứng các nhà phố trên tuyến đường Hai Bà
Trưng, Quận 3 (trên) và Lê Thánh Tôn, Quận 1 (dưới) ................................. 29
Hình 1.17 Các giải pháp che nắng tự phát ...................................................... 30
Hình 1.18 Bản đờ bức xạ mặt trời Việt Nam (Ng̀n: solargis.com) ............. 34
Hình 1.19 Cảm giác nhiệt của người dân được lấy ý kiến [13] ...................... 36
Hình 2.1 Thiết kế bị động tận dụng các ng̀n năng lượng tự nhiên [72] ...... 48
Hình 2.2 Vùng tiện nghi của Olgyay (a) và biểu đờ sinh khí hậu của Givoni (b)
......................................................................................................................... 51


vi

Hình 2.3 Các đường đờng mức nhiệt độ (a) Biểu đờ cảm giác nhiệt (b) ........ 52
Hình 2.4 Biểu đờ sinh khí hậu (Ng̀n: Phạm Đức Ngun, 2012) ............... 52
Hình 2.5 Tần suất xuất hiện(% năm) kiểu thời tiết theo các vùng sinh khí hậu
(Ng̀n : Phạm Đức Ngun, 2012) ............................................................... 53
Hình 2.6 Quá trình thử các giá trị khác nhau của tham số để tìm ................... 55
Hình 2.7: Đường cong spline (Ng̀n: Autodesk, 2017) ................................ 57
Hình 2.8 Thiết kế kiến trúc theo PPTS và 2 nhánh ứng dụng ........................ 58
Hình 2.9 Tính ưu việt của phương pháp tham số ............................................ 60

Hình 2.10 Nhà thụ động đầu tiên trên thế giới tại thành phố Darmstadt (Đức)
(Nguồn: Passivhaus Institut – PHI, 2016)....................................................... 61
Hình 2.11 Cơng trình Deutsches Haus đạt chứng nhận LEED ở TP.HCM
(Nguồn: Deutsches Haus Việt Nam - www.deutscheshausvietnam.com) ...... 62
Hình 2.12 Tính chất di chuyển của dịng khơng khí trong hệ DFS [51]......... 62
Hình 2.13 Xử lý nhiệt và thơng gió trong cơng trình GSW Headquaters, Berlin,
Đức .................................................................................................................. 63
Hình 2.14 Tịa nhà Hội đờng mới (CH2) thành phố Melbourne, Australia .... 64
Hình 2.15 Vật dụng nội thất được thiết kế kiểu dáng theo PPTS ................... 65
Hình 2.16 Quá trình thiết kế kiến trúc theo PPTS .......................................... 65
Hình 2.17 Cấu trúc hóa một hệ thống kiến trúc .............................................. 66
Hình 2.18: 8 thành phần cần được quan tâm của mặt đứng nhà phố .............. 67
Hình 2.19 Số lượng nhà phố theo độ rỗng và các kiểu cấu tạo tường mặt đứng
......................................................................................................................... 68
Hình 2.20 Số lượng nhà phố theo các loại vật liệu lỗ cửa .............................. 68
Hình 2.21 Số lượng nhà phố theo độ rỗng ơ văng và mái hắt ........................ 69
Hình 2.22 Vị trí cửa sổ và cửa đi trên mặt đứng và số lần xuất hiện tại các ơ vị
trí ..................................................................................................................... 69
Hình 2.23 Số lượng nhà phố theo độ vươn ban cơng và độ lùi lơ gia ............ 69
Hình 2.24 Số lượng nhà phố theo vật liệu và độ rỗng mặt lan can ................. 70


vii

Hình 2.25 Vị trí ban cơng (/lơ gia) trên mặt đứng với số lần xuất hiện tại các ơ
vị trí ................................................................................................................. 70
Hình 2.26 Số lượng nhà phố theo các kiểu mái che tại cao độ chuẩn mặt tiền
......................................................................................................................... 70
Hình 2.27 Số lượng nhà phố theo độ rỗng và vật liệu mái che....................... 71
Hình 2.28 Số lượng nhà phố theo khoảng cách xa nhất của hệ khung quảng cáo

đến ranh lộ giới................................................................................................ 71
Hình 2.29 Số lượng nhà phố theo vật liệu bảng quảng cáo ............................ 72
Hình 2.30 Vị trí bảng quảng cáo trên mặt đứng với số lần xuất hiện tại các ơ vị
trí ..................................................................................................................... 72
Hình 2.31 Vị trí hệ lam che trên mặt đứng và số lần xuất hiện tại các ơ vị trí 73
Hình 2.32 Số lượng nhà phố theo các kiểu và vật liệu lam che ...................... 73
Hình 2.33 Số lượng nhà phố theo độ rỗng hệ lam che.................................... 74
Hình 2.34 Số lượng nhà phố theo khoảng cách từ vịm lá đến tường mặt đứng
......................................................................................................................... 74
Hình 2.35 Vị trí vịm lá trên mặt đứng với số lần xuất hiện tại các ơ vị trí .... 74
Hình 2.36 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống kiến trúc ......... 76
Hình 2.37 Xây dựng hệ thống tham số cho cấu trúc ....................................... 76
Hình 2.38 Tham số đặc trưng về hình dáng tịa nhà: số tầng, tiết diện, hướng
[42]. ................................................................................................................. 83
Hình 2.39 Mơ hình một khơng gian văn phịng để nghiên cứu [45]. .............. 84
Hình 2.40 Kết quả tính toán ánh sáng với các giá trị tham số khác nhau [45].
......................................................................................................................... 85
Hình 2.41 Cơng trình sân vận động Lansdowne Road Stadium (LRS) [74]. . 86
Hình 2.42 Mơ hình và phương thức điều khiển các điểm nút [74]. ................ 86
Hình 3.1 Cấu trúc MĐĐL nhà phố và các lớp MĐ......................................... 92
Hình 3.2 Mặt cắt cấu trúc MĐĐL nhà phố ..................................................... 92


viii

Hình 3.3 Các thành phần cấu trúc và mối liên hệ trong các lớp MĐ.............. 93
Hình 3.4 Các loại MĐĐL nhà phố theo số lớp MĐ ........................................ 94
Hình 3.5 Phân tích mặt đứng nhà phố phức tạp thành các trường hợp cấu trúc
......................................................................................................................... 97
Hình 3.6 Mơ hình cấu trúc định lượng cho MĐĐL nhà phố với HTTS và các

giá trị khảo sát ............................................................................................... 101
Hình 3.7 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K1....................... 103
Hình 3.8 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-1 ................... 103
Hình 3.9 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-2 ................... 103
Hình 3.10 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-3 ................. 104
Hình 3.11 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-4 ................. 104
Hình 3.12 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-5 ................. 105
Hình 3.13 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-6 ................. 105
Hình 3.14 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K2-7 ................. 106
Hình 3.15 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K3-1 ................. 106
Hình 3.16 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K3-2 ................. 107
Hình 3.17 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K3-3 ................. 107
Hình 3.18 Các thành phần cấu trúc và HTTS cho biến thể K3-4 ................. 108
Hình 3.19 Mơ tả trường hợp gốc và kết quả mơ phỏng BXMT ................... 109
Hình 3.20 Vị trí điểm khảo sát vận tốc gió và kết quả mơ phỏng gió xung quanh
nhà phố .......................................................................................................... 110
Hình 3.21 Kết quả mơ phỏng ánh sáng cho trường hợp gốc ........................ 112
Hình 3.22 Thiết kế mặt đứng nhà phố thích ứng ứng dụng PPTS ................ 113
Hình 3.23 Nhà phố hiện trạng được chọn với mặt cắt và hình ảnh mặt đứng
....................................................................................................................... 123
Hình 3.24 Mơ hình năng lượng cấu trúc MĐĐL nhà phố được chọn .......... 124
Hình 3.25 Lượng BXMT qua lỗ rỗng (trái) và qua tường (phải) của MĐĐL hiện
trạng ............................................................................................................... 124


ix

Hình 3.26 Sự chuyển động của gió khi đến cấu trúc hiện trạng ................... 125
Hình 3.27 Độ rọi vào các phịng ngủ 1,2,3 của nhà phố hiện trạng.............. 125
Hình 3.28 Lượng BXMT qua lỗ rỗng (trái) và qua tường (phải) nhà phố cải tạo

....................................................................................................................... 127
Hình 3.29 Độ rọi vào các phịng ngủ 1,2,3 của nhà phố cải tạo ................... 127
Hình 3.30 Mặt cắt và phối cảnh của cơng trình xây mới .............................. 129
Hình 3.31 Lượng BXMT qua lỗ rỗng (trái) và qua tường (phải) nhà phố xây
mới................................................................................................................. 130
Hình 3.32 Sự chuyển động của gió khi đến nhà phố xây mới ...................... 130
Hình 3.33 Độ rọi vào các phịng ngủ 1,2,3 của nhà phố xây mới................. 130
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đờ q trình phát triển khơng gian đơ thị TP.HCM .................. 21
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu [5] ..................................... 44
Sơ đờ 3.1 Các bước xây dựng HTTS cho cấu trúc ......................................... 98
Sơ đồ 3.2 Các bước xác định 12 biến thể và giá trị đề xuất cho HTTS ........ 102
Sơ đồ 3.3 Tính mức độ thích ứng qua khả năng làm việc của cấu trúc ........ 108
Sơ đờ 3.4 Các bước tìm giá trị thích hợp cho HTTS .................................... 114

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 Khảo sát mặt đứng nhà phố thuộc khu vực trung tâm cũ ................ 25
Bảng 1.2 Khảo sát mặt đứng nhà phố thuộc khu vực mở rộng kết nối .......... 26
Bảng 1.3 Khảo sát mặt đứng nhà phố thuộc khu vực mới – dự án ................. 26
Bảng 1.4 Sự lấn ra/ lùi vào so với ranh lộ giới ............................................... 27
Bảng 1.5 Các thành phần ngang thuộc mặt đứng nhà phố.............................. 31
Bảng 1.6 Các thành phần đứng thuộc mặt đứng nhà phố ............................... 32
Bảng 1.7 Hiện trạng IEQ trong nhà phố tại TP.HCM [13] ............................. 36


x

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn ánh sáng trong phịng (Ng̀n: QCVN 12:2014/BXD) 55

Bảng 2.2 Các nguồn tác động trong dạng tác động ........................................ 77
Bảng 2.3 Tham số hóa đặc tính nổi trội các nguồn tác động .......................... 77
Bảng 2.4 Biểu diễn các dạng tác động thành hệ thống tham số tác động
(HTTSTĐ) ....................................................................................................... 77
Bảng 2.5 Các thành phần nổi trội trong từng dạng kiến trúc .......................... 78
Bảng 2.6 Các các tham số đặc trưng của thành phần kiến trúc ...................... 78
Bảng 2.7 Hệ thống tham số nội tại (HTTSNT) ứng với từng dạng ................ 78
Bảng 2.8 Biểu diễn hệ thống tham số của kiến trúc ứng với .......................... 79
Bảng 2.9 Đặc điểm chung của 8 thành phần mặt đứng nhà phố ..................... 79
Bảng 3.1 Bốn kiểu sắp xếp các lớp MĐ.......................................................... 95
Bảng 3.2 Mười hai trường hợp cấu trúc dựa trên tổ hợp các thành phần MĐĐL
......................................................................................................................... 95
Bảng 3.3 Hệ thống các tham số cho cấu trúc MĐĐL nhà phố ....................... 99
Bảng 3.4 Đề xuất mức độ đáp ứng tiêu chí về tính thích ứng ...................... 112
Bảng 3.5 Tổng hợp các giá trị thích hợp cho HTTS của 12 biến thể ........... 115
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các giải pháp cấu trúc MĐĐL nhà phố thích ứng . 120


xi

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
Tham số kiến trúc là các cơ sở dữ liệu về cơng trình kiến trúc.
Tham số khí hậu là các cơ sở dữ liệu về khí hậu.
Thử sai là việc thử hàng loạt các giá trị, các phương án khác nhau để tìm kết
quả đúng, phù hợp.
Độ rỗng mặt tường là tỉ lệ giữa diện tích lỗ cửa và tổng diện tích tường.
Độ lớn MĐĐL là khoảng cách từ lớp MĐ bên trong đến lớp MĐ bên ngoài
Cao độ chuẩn mặt tiền là vị trí cao nhất của mặt tiền được nêu rõ trong Quy
định số 135/2007/QĐ-UBND về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên
địa bàn TP.HCM

Ranh lộ giới là 1 thuật ngữ chuyên ngành được các cơ quan quản lý nhà nước
sử dụng nhằm để chỉ ra ranh giới quy hoạch mở đường, mở hẻm hoặc là xây dựng.
Trong đơ thị thì lộ giới chính là phần đất được sử dụng dành riêng cho các cơng trình
kỹ thuật hạ tầng, đường giao thông hoặc không gian công cộng
Khoảng lưu không là khoảng không gian trên phần đất lưu khơng. Đất lưu
khơng hay hành lang an tồn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính
từ lề đường ra hai bên để bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ (Luật giao thơng
đường bộ 2008).
Khoảng đệm là vùng không gian sát với tường mặt đứng, được giới hạn bởi
một số thành phần cấu trúc. Khoảng đệm có thể nằm bên trong hoặc bên ngồi ranh
lộ gii.
H v kộp (double skin faỗade -DSF)
Trong The Source book của Viện nghiên cứu cơng trình Bỉ (BBRI), (2002),
“Một lớp vỏ chủ động là lớp vỏ bao che một hoặc nhiều tầng gờm nhiều lớp kính.
Những lớp kính này có thể bịt kín khơng khí hoặc khơng. Trong một số loại vỏ, lượng
khơng khí bão hịa giữa các lớp được lưu thông tự nhiên hoặc cơ học. Cách lưu thông
không khí có thể khác nhau tùy thời điểm. Các thiết bị và hệ thống kết hợp với phương
pháp chủ động hoặc bị động để nâng cao điều kiện vi khí hậu. Phần lớn thời gian các
hệ thống được quản lý bán tự động thông qua các hệ thống điều khiển”.


xii

Từ “tham số”, tiếng Anh là “parametric”, được cấu thành bởi “para” và
“metric” có ng̀n gốc từ tiếng Hy Lạp. Đây là một đại lượng với tập hợp các giá trị
xác định diễn tả một tính chất của sự vật hiện tượng hay một hệ thống… Một tham
số là đại lượng hoặc loại dữ liệu nào đó giúp xác định hoặc phân loại một hệ thống
cụ thể (có thể là một sự kiện, dự án, đối tượng, tình hình, vv…). Một tham số của hệ
thống phải là một phần tử, yếu tố có ích hoặc quan trọng khi xác định hệ thống. Tham
số có ý nghĩa cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau bao gờm: tốn học, giải pháp tính

tốn, lập trình máy tính, kỹ thuật, thống kê, logic và ngôn ngữ học… Trong kĩ
thuật (đặc biệt trong thu thập dữ liệu) “tham số” có thể dùng để chỉ một loại dữ liệu
được đo riêng lẻ. Ví dụ máy thu thập dữ liệu (flight data recorder) của một chuyến
bay có thể thu thập 88 loại dữ liệu khác nhau, mỗi loại được gọi là “tham số”. Một
trường hợp khác, nếu coi đường tròn trong hệ trục (x,y) đi qua gốc tọa độ O là một
hệ thống xác định bởi 2 đại lượng là bán kính r và hệ số góc θ. Khi đó, với bán kính
r là hằng số và góc θ là tham số thay đổi thì tạo nên 1 họ các đường trịn có chung
bán kính và tâm chạy trên đường trịn quanh gốc O. Nếu góc θ là hằng số và r là tham
số thì khi r thay đổi thì cũng dẫn đến vị trí tâm đường tròn cũng thay đổi nhưng tạo
nên 1 họ các đường trịn khác có tâm cùng nằm trên đường thẳng.


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phong trào bảo vệ môi trường ra đời từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ
20 cùng với sự xuất hiện của khái niệm “phát triển bền vững”. Năm 1987, trong báo
cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát
triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát
triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [1].
“Phát triển bền vững” là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển của xã hội lồi người. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã đồng thuận xây dựng
thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử [1]. Ngành kiến
trúc cũng không thể nằm ngoài xu thế tất yếu này và “phát triển kiến trúc bền vững”
ra đời, đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia và của toàn cầu, nhằm bảo
tồn được hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên [22].
Thiết kế kiến trúc phù hợp với khí hậu địa phương, giảm thiểu các tác động xấu

và phát huy tác dụng tốt của môi trường xung quanh là một phần tạo nên nền tảng
trong “phát triển kiến trúc bền vững”. Trong đó, cơng tác quy hoạch luôn phải được
quan tâm đầu tiên từ việc đánh giá các hướng tác động của môi trường, các đặc trưng
khí hậu, địa hình cũng như hình thái của đơ thị... Sau đó, từng tiểu khu được xem xét
đến, ví dụ như lựa chọn các giải pháp thiết kế cho một tổ hợp nhà, tuyến phố ... Cuối
cùng là việc lựa chọn vị trí, hướng, kiểu dáng cơng trình riêng lẻ... cho phù hợp. Đối
với các cơng trình ít tầng và liền kề trên những tuyến phố cũ hay các khu phố mới ở
TP.HCM, mặt đứng đóng vai trị quan trọng. Đây chính là thành phần kiến trúc ngăn
cách giữa bên trong và bên ngồi cơng trình, góp phần to lớn trong việc tạo điều kiện
tiện nghi nên phải được nghiên cứu có hệ thống. Mặt đứng đa lớp (MĐĐL) là thuật
ngữ thể hiện cấu tạo nhiều lớp, tầng bậc của phần vỏ bao che trên mặt đứng cơng
trình trong đô thị.


2

Nhằm đánh giá trước mức độ hoàn thiện của kiến trúc người ta xem xét đến tính
hiệu quả của giải pháp kiến trúc đó như hiệu quả về mặt năng lượng, hiệu quả về mặt
tiện nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về kết cấu chịu lực, hiệu quả thẩm mỹ...
Ở nửa sau thế kỉ 20, lý thuyết về “Thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả” (performancebased building design) đã được hình thành và ứng dụng vào thực tế. Gibson (Ủy ban
kiến trúc và xây dựng quốc tế CIB 1982) đã đưa ra quan điểm cơ bản cho lý thuyết
này như sau: “Đầu tiên và quan trọng nhất là tư duy và làm việc phải hướng đến kết
quả chứ khơng phải là chọn phương tiện... cơng trình được xây dựng với mục đích và
kết quả gì chứ không phải là xây dựng như thế nào...”. Đầu thiên niên kỉ thứ 3, tiến
trình “Thiết kế dựa trên Hiệu quả” đã được đẩy nhanh hơn nhờ sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học máy tính cùng với các
cơng cụ hỗ trợ thiết kế (CAD), các phương tiện phần mềm mơ phỏng trên máy tính,
các phương pháp kỹ thuật v.v...
Để đảm bảo tính hiệu quả, thiết kế kiến trúc ứng dụng phương pháp tham số
(PPTS) làm một trong những giải pháp nổi trội. Trong đó, kiến trúc được biểu diễn

dưới dạng là tập hợp các tham số đầu vào. Khi cho giá trị các tham số thay đổi thì kết
quả đầu ra cũng thay đổi, so sánh các kết quả với nhau thì có thể xác định được kết
quả tối ưu ứng với giá trị cụ thể của các tham số đó. Thiết kế kiến trúc theo PPTS
giúp chúng ta đánh giá trước mức độ hiệu quả của các phương án kiến trúc gần giống
nhau. Từ đó, có cơ sở để đưa ra quyết định phương án phù hợp nhất.
Thiết kế kiến trúc theo PPTS còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số KTS đã tìm
tịi và nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhưng chỉ dừng lại trong việc tạo hình
và số lượng các cơng trình chưa nhiều. Riêng về đánh giá hiệu quả vi khí hậu của mặt
đứng (MĐ) nhà phố thì phương pháp này hầu như chưa được tập trung nghiên cứu và
ứng dụng có hệ thống. Khi đó, để cho các giải pháp thiết kế mặt đứng nhà phố đạt
hiệu quả cao trong việc giảm thiểu tác động xấu của mơi trường thì cần sử dụng
phương pháp mang tính định lượng là thiết kế theo PPTS.
Chính vì vậy, thiết lập “CẤU TRÚC MẶT ĐỨNG ĐA LỚP NHÀ PHỐ THÍCH
ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THAM SỐ” là cần thiết, qua đó đưa ra hướng điều chỉnh, cải tạo


3

hoặc xây mới nhà phố trên các tuyến phố TMDV, phù hợp với khí hậu TP.HCM
(trong bối cảnh cụ thể).
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết lập mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu TP.HCM nhằm
giải quyết mối quan hệ giữa kiến trúc với khí hậu.
Để đạt được mục đích nêu trên, những nhiệm vụ cụ thể được đưa ra là:
- Cấu trúc hoá mặt đứng và tổ hợp thành các trường hợp cấu trúc → tham số
hóa cấu trúc mặt đứng (xây dựng HTTS cho cấu trúc) → xây dựng mơ hình tham số
hóa, các biến thể và các giá trị khảo sát của tham số (Xây dựng dữ liệu đầu vào cho
PPTS)
- Mô phỏng trên máy tính theo các giá trị khảo sát của tham số

- Đề xuất phương pháp tính mức độ thích ứng với điều kiện khí hậu theo dữ
liệu mơ phỏng đầu ra → tìm giá trị thích hợp cho HTTS của cấu trúc theo phương
pháp tính (Xử lý dữ liệu đầu ra của PPTS)
- Chi tiết hóa giải pháp kiến trúc cho các loại mặt đứng nhà phố khác nhau.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kiến trúc mặt đứng nhà phố có chức năng
ở kết hợp với TMDV
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian: áp dụng đến năm 2040 theo chiến lược và tầm nhìn phát
triển TP.HCM.
Giới hạn về khu vực nghiên cứu: nghiên cứu nhà phố trên các tuyến phố
TMDV tại khu trung tâm cũ TP.HCM. Những nhà phố được lựa chọn khảo sát là
những nhà phố có mặt đứng mang những đặc điểm chung trên toàn tuyến và chịu tác
động nhiều bởi nắng hướng Tây, bởi đây là hướng bất lợi nhất.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Coi giá trị các tham số khí hậu là cố định, cịn giá trị các tham số kiến trúc
được thay đổi để tìm kết quả mong muốn.

-

Tập hợp các thành phần trên mặt đứng nhà phố TMDV.

-

Lựa chọn nghiên cứu về tiện nghi nhiệt và ánh sáng.


4


5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng mẫu phiếu điều tra hiện trạng kiến
trúc mặt đứng để thu thập thông tin, đặc điểm và mối liên hệ giữa các thành phần của
đối tượng nghiên cứu qua đó rút ra cấu trúc chung.
Phương pháp phân tích, tởng hợp: sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài. Sau đó phân tích và xử lý tài liệu nhằm
tạo những cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
Phương pháp mô phỏng và thực nghiệm khoa học:. Sử dụng các công cụ, các
máy chuyên dụng để đo đạc, xử lý và tổng hợp các số liệu thực tế. Dùng các phần
mềm có độ tin cậy để mơ phỏng trên máy tính
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: tổ chức các buổi chuyên đề về các vấn đề
liên quan đến đề tài. Đồng thời tổ chức các hội thảo nhỏ xin ý kiến chuyên gia.
Phương pháp tham số: thử các giá trị khác nhau của các tham số kiến trúc để
tìm giá trị thích hợp dưới sự trợ giúp của phần mềm máy tính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Tạo điều kiện thuận lợi cho KTS thiết kế kiến trúc ứng dụng PPTS qua việc
cấu trúc hóa mặt đứng nhà phố sau đó tham số hóa cấu trúc này.
- Giúp cho các KTS đơn giản hóa việc lựa chọn giải pháp & nâng cao hiệu quả
thiết kế kiến trúc nhà phố nói chung và nhà phố tại TP.HCM nói riêng thông qua hệ
thống các biến thể phù hợp.
- Bổ sung vào nội dung nghiên cứu kiến trúc, vào chương trình khung đào tạo
KTS cũng như bổ sung vào cơ sở dữ liệu cho hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và sổ
tay thiết kế, góp phần nâng cao năng lực trong công tác quản lý nhà nước.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Đề xuất quan điểm, nguyên tắc và hệ thống tiêu chí về xây dựng mặt đứng
nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu TP.HCM ứng dụng PPTS
- Định lượng được mặt đứng nhà phố thông qua cấu trúc hóa mặt đứng nhà
phố (chia mặt đứng thành các lớp với các thành phần và mối quan hệ), tham số hóa
cấu trúc (biểu diễn cấu trúc MĐĐL nhà phố thành hệ thống tham số), mơ hình tham

số hóa cấu trúc và các biến thể.


5

- Đề xuất hướng tiếp cận mới cho KTS trong việc thiết kế định lượng, đặc biệt
là ứng dụng PPTS vào thiết kế kiến trúc nói chung và nhà phố nói riêng.
- Đóng góp vào hệ thống lý luận về kiến trúc hiệu quả qua đề xuất phương
pháp tính mức độ thích ứng của cấu trúc.
8. Cấu trúc luận án
Luận án bao gờm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung có 3 chương và
phần kết luận. Trong đó, chương 1 (36 trang) là tổng quan về đề tài nghiên cứu,
chương 2 (45 trang) là cơ sở khoa học và chương 3 (47 trang) là kết quả nghiên cứu.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN ÁN


6

CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN VỀ MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG VỚI
ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU

1.1 Các định nghĩa và khái niệm
Theo định nghĩa của The Pew Research Center on Global Climate Change (Tổ
chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu tồn cầu), vỏ bao che tịa nhà là giao diện giữa
khơng gian bên trong (KGBT) của tịa nhà và mơi trường bên ngồi, bao gờm các bức
tường, mái nhà, và nền móng – có chức năng như một rào cản nhiệt, đóng vai trị
quan trọng trong việc xác định lượng năng lượng cần thiết để duy trì mơi trường thoải
mái trong nhà so với mơi trường bên ngồi. Ngồi ra Cleveland, Cutler J. và
Christopher G. Morris (2009) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự: “Vỏ bao che toà
nhà là bộ phận phân cách vật lý giữa môi trường bên trong và bên ngồi của tịa nhà.

Lớp vỏ bao che giúp duy trì mơi trường vi khí hậu và cùng với các hệ thống điều hịa
cơ khí kiểm sốt khí hậu bên trong cơng trình”.
Mở rộng định nghĩa về vỏ bao che ở trên, vỏ bao che đa lớp (VBCĐL) (hay
không gian vỏ bao che) là tập hợp các thành phần kiến trúc và các khoảng không gian
đệm ngăn cách khơng gian kiến trúc với khơng gian đơ thị có ảnh hưởng đáng kể đến
tiện nghi vi khí hậu bên trong cơng trình. Các thành phần này gờm tường, vách, mái,
hệ chắn nắng, cây xanh, mặt đường, vỉa hè, khoảng đệm... liên kết với nhau tạo thành
các lớp vỏ ứng với vị trí khác nhau so với KGBT cơng trình.

Hình 1.1 Vỏ bao che đa lớp và yếu tố tác động
Các thành phần thuộc các lớp vỏ được chia thành 2 nhóm là thành phần theo
phương ngang, gọi tắt là thành phần ngang (TPN) và thành phần theo phương đứng,


7

gọi tắt là thành phần đứng (TPĐ). TPN hợp với mặt đất 1 góc nhỏ hơn 45 độ và TPĐ
hợp với mặt đất 1 góc lớn hơn 45 độ.
Dựa vào số lớp vỏ là số lần các tác động bên ngoài phải đi qua để vào đến
KGBT cũng như cách bố trí và số lượng các TPN và TPĐ, có thể chia VBCĐL kiến
trúc thành các dạng: dạng 0,5 lớp, 1 lớp, 1.5 lớp, 2 lớp, 2.5 lớp, 3 lớp… (Hình 1.1).
Theo Loonen (2013), vỏ bao che thích ứng với điều kiện khí hậu (Climateadaptive building shell – CABS) là vỏ bao che có khả năng ứng xử một cách bị động
hoặc biến đổi linh hoạt một cách chủ động ứng với sự thay đổi về mơi trường khí hậu
nhằm đảm bảo tiện nghi bên trong. CABS được thiết kế tốt có hai chức năng chính:
góp phần tiết kiệm năng lượng để sưởi ấm, làm mát, thơng gió và chiếu sáng và có
tác động tích cực đến chất lượng mơi trường trong nhà.
Nhà phố TMDV được xem là loại nhà liên kế hay nhà lô phố tại các đô thị có
các tầng dưới để kinh doanh thương mại hoặc làm dịch vụ và các tầng trên để ở
(shophouse). Loại công trình này có mặt tiền hẹp nhưng có độ sâu về phía sau đáng
kể, 2 mặt bên và mặt phía sau hầu như liền sát với nhà bên cạnh dẫn đến các tác động

của tự nhiên chủ yếu lên mặt trước và phần mái của cơng trình. Trong luận án này,
nhà phố TMDV được gọi tắt là nhà phố.
Mặt đứng nhà phố là phần vỏ bao che theo phương đứng của nhà phố bao
gồm nhiều thành phần vật chất và các khoảng khơng gian đệm, đóng vai trị trung
gian ngăn cách giữa KGBT và khơng gian đường phố (Hình 1.2). Thông qua mặt
đứng, các tác động của môi trường tự nhiên được thay đổi đáng kể trước khi vào đến
KGBT nhà phố. Mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu là mặt đứng
được lựa chọn thiết kế và xây dựng nhằm hạn chế các tác động xấu và phát huy những
tác động tốt của điều kiện khí hậu địa phương nhằm đảm bảo tiện nghi bên trong.
Mặt đứng nhà phố bao gồm nhiều thành phần vật chất nhân tạo cấu thành. Các
thành phần này cần được phân tích về những đặc tính nổi trội và mối liên hệ giữa các
thành phần cũng cần được làm rõ. Dựa trên góc hợp với mặt đất, các thành phần được
chia thành các thành phần theo phương ngang (gọi tắt là thành phần ngang) và các
thành phần theo phương đứng (gọi tắt là thành phần đứng) (Hình 1.2)


8

GIỚI HẠN MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ
RANH LỘ GIỚI

TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI

KHOẢNG KG ĐỆM
THÀNH PHẦN NGANG
THÀNH PHẦN ĐỨNG

Hình 1.2 Mặt đứng nhà phố với các thành phần và các yếu tố tác động bên ngoài
Thành phần ngang (TPN) là các thành phần có bề mặt hợp với mặt đất 1 góc
nhỏ hơn 45 như lối đi bộ, sân trống, ban công, lô gia, sân thượng, phần mái tại cao

độ chuẩn mặt tiền, bồn hoa, thảm cỏ…
Thành phần đứng (TPĐ) là các thành phần có bề mặt hợp với mặt đất 1 góc
lớn hơn 45 như vịm lá cây xanh, tường ngồi, cửa sổ, cửa đi, cổng rào, bồn cây ban
công, hệ lam đứng, khung quảng cáo…
Thiết kế mặt đứng nhà phố chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh
tế xã hội, yếu tố công nghệ, yếu tố quy hoạch. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao gờm địa
hình, địa chất, thủy văn, thảm thực vật... và khí hậu. Yếu tố khí hậu bao gờm: nhiệt
độ, độ ẩm khơng khí, địa nhiệt, chế độ nắng, mưa, gió và các hiện tường thời tiết bất
thường [33]. Tùy thuộc vào nhu cầu tiện nghi bên trong nhà mà các yếu tố này được
khuếch đại hoặc giảm nhẹ khi tác động lên mặt đứng. Đây là bộ phận có ảnh hưởng
rất lớn đến cuộc sống bên trong nhà của con người và phụ thuộc rất nhiều vào các
điều kiện khí hậu. Trong đó, những yếu tố tích cực (ánh sáng, gió mát…) thì phải tận
dụng, cịn những yếu tố bất lợi như nắng hướng Tây, gió Lào, bức xạ nhiệt cao, mưa…
thì phải giảm thiểu bằng các giải pháp thiết kế và các trang thiết bị cơng trình.
Các yếu tố xã hội bao gờm mơi trường văn hóa, “sinh thái nhân văn”, văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể… Các yếu tố này ảnh hưởng đến kiến trúc qua hình
thái, tính chất địa phương và đặc biệt là cơng dụng của mặt đứng cơng trình. Đối với


9

mặt đứng nhà phố, ảnh hưởng này rất rõ rệt lên sự bố trí các thành phần do quan điểm
khác nhau về thẩm mỹ, các kinh nghiệm dân gian liên quan đến phong thủy và tín
ngưỡng... Mỗi dân tộc đều có những thói quen riêng, truyền thống văn hóa riêng, định
cư ở những vùng địa lý khác nhau… cho nên hình thành nên những bài học, những
giải pháp thiết kế kiến trúc riêng tùy theo các đặc thù của dân tộc đó.
Hiện nay trong xu thế tồn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của phong cách
quốc tế hóa trong kiến trúc, việc bảo tồn và phát huy những giá trị của kiến trúc truyền
thống được đặt ra vô cùng cấp thiết. Vì vậy, sáng tạo kiến trúc cần phải phát huy tối
đa những tinh hoa của kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa kiến trúc, đờng thời

phải biết vận dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, đưa hơi thở của thời đại vào các
tác phẩm kiến trúc để các cơng trình kiến trúc vừa mang tính hiện đại vừa mang đậm
những nét văn hóa của dân tộc. Các vấn đề về lứa tuổi, giới tính, về mức thu nhập xã
hội... cũng ảnh hưởng đến cách bố trí các thành phần trong mặt đứng nhà phố.
Yếu tố công nghệ thường được thể hiện ở 2 mặt là vật liệu và trang thiết bị
cơng trình. Cơng nghệ truyền thống thường sử dụng vật liệu như tường gạch chịu lực,
khung sàn bê tông cốt thép...Ngày nay, sự phát triển của công nghệ vật liệu cũng như
các hệ thống trang thiết bị tiên tiến như hệ thống mặt đứng thông minh, hệ thống các
cảm biến khí hậu tích hợp trong cơng trình... có ảnh hưởng to lớn đến các giải pháp
thiết kế kiến trúc trong đó có mặt đứng nhà phố. Trong quá khứ, hệ thống vách, cửa
sổ cách âm cách nhiệt có cấu tạo khá phức tạp và chưa tối ưu thì hiện nay cơng nghệ
đã giúp giải quyết vấn đề này khá triệt để. Mặc dù đều là các giải pháp thiết kế bị
động để TKNL sử dụng cho cơng trình nhưng các giải pháp với cơng nghệ tiên tiến
có hiệu quả hơn rất nhiều.
Ngày nay, do sức hút lớn của các thành phố lớn dẫn đến hiện tượng bùng nổ
dân số, nhu cầu phát triển tăng cao, quy hoạch thành phố cũng đã được điều chỉnh
mở rộng dẫn đến cấu trúc mặt đứng cũng cần có những thay đổi cho phù hợp.
Ngồi ra, bộ mặt đơ thị nói chung và bộ mặt tuyến phố nói riêng chịu ảnh
hưởng bởi hình thức mặt đứng nhà phố. Thiết kế mặt đứng nhà phố cần được “tự do
trong khuôn khổ” nhằm bảo tính trật tự, quy củ, tạo ra nét đặc trưng của đô thị, thu
hút khách hàng và khách du lịch.


×