Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 83 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG BƠM 1
NGHỀ: LẮP ĐẶT-VẬN HÀNH-BẢO DƯỠNG BƠM, QUẠT, MÁY NÉN
KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 189/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 03 năm 2020
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa Vũng Tàu, 2020
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 2/83


LỜI GIỚI THIỆU
Bảo dưỡng bơm rất quan trọng và có ứng dụng rộng rãi để vận chuyển nguyên liệu
và năng lượng trong các hệ thống cơng nghệ. Khơng có bơm chắc chắn sẽ khơng thực
hiện được các q trình liên tục để sản xuất ra những sản phẩm cần thiết như: sợi hóa
học, thức ăn tổng hợp, xà phịng, phân đạm, sơn, xăng, dầu, các nguyên liệu quan trọng
cho công nghiệp chế tạo máy như sắt thép, kim loại màu, đặc biệt là trong ngành cơng


nghiệp dầu khí… Các q trình điều khiển hiện đại ngày nay khơng thể thiếu bơm. ......
Sự hoạt động của bơm, máy nén có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tồn bộ dây
chuyền cơng nghệ, đến mơi trường, đến q trình điều khiển, đến năng suất của máy và
q trình sản phẩm. Chính vì vậy việc hiểu biết và nắm vững nguyên lý làm việc, cấu
tạo, tính tốn, thiết kế, sửa chữa, lắp ghép và vận hành các máy bơm là hết sức cần thiết.
Để trao đổi và cung cấp những kiến thức về các vấn đề trên, chúng tơi biên soạn
cuốn giáo trình “Bảo dưỡng, sừa chữa bơm” này. Giáo trình được sử dụng làm tài liệu
giảng dạy chính thức cho học sinh học ngành sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí, hệ Cao
đẳng của trường Cao Đẳng Dầu Khí. Đồng thời sách cịn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên, học viên các các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường
dạy nghề, cán bộ kỹ thuật công tác tại các nhà máy, xí nghiệp.
Nội dung của giáo trình gồm:
Bài mở đầu: giới thiệu về vị gtris của mô đun và ứng dụng của bơm trong công
nghiệp chế biến dầu khí
Bài 1: Sửa chữa – Bảo dưỡng Bơm piston
Bài 2: Sửa chữa – Bảo dưỡng Bơm bánh răng
Bài 3: Sửa chữa – Bảo dưỡng Bơm màng
Bài 4: Sửa chữa – Bảo dưỡng Bơm ly tâm
Do khuôn khổ cuốn sách có hạn, nên trong q trình biên soạn và trình bày khơng
thể tránh khỏi các thiếu sót. Chúng tơi mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn
đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
BRVT, ngày 25 tháng 03 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Nguyễn Thành Danh
2. Lê Duy Nam
3. Bùi Việt An

Trang 3/83



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 3
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................... 5
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN ............................................................................................................ 7
BÀI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 14
BÀI 1: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG BƠM PISTON ............................................................ 18
BÀI 2: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG BƠM BÁNH RĂNG .................................................. 28
BÀI 3: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG BƠM MÀNG .............................................................. 34
BÀI 4: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG BƠM LY TÂM ........................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 83

Trang 4/83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
HÌNH 2.1: BƠM PISTON TÁC ĐỘNG ĐƠN ......................................................................... 20
HÌNH 2.2: BƠM PISTON TÁC ĐỘNG KÉP .......................................................................... 21
HÌNH 3.1: BƠM BÁNH RĂNG ĂN KHỚP NGỒI .............................................................. 30
HÌNH 3.2: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM BÁNH RĂNG ĂN KHỚP NGỒI ... 30
HÌNH 4.1: BƠM BÁNH RĂNG ĂN KHỚP NGỒI .............................................................. 35
HÌNH 4.2: SƠ ĐỒ NGUN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM MÀNG .................................. 36
HÌNH 5.1: BƠM LY TÂM MỘT CẤP .................................................................................... 41
HÌNH 5.2: BƠM LY TÂM NHIỀU CẤP ................................................................................ 41
HÌNH 5.3: BƠM LY TÂM HAI MIỆNG HÚT ....................................................................... 42
HÌNH 5.5: CHIỀU CAO NÉN ................................................................................................. 44
HÌNH 5.7: CÁC LOẠI BÁNH CƠNG TÁC ............................................................................ 45
HÌNH 5.8: TRỤC BƠM GẮN VỚI BÁNH CƠNG TÁC ........................................................ 46

HÌNH 5.9: VỎ BƠM LY TÂM ................................................................................................ 46
HÌNH 5.10: ỐNG HÚT VÀ ỐNG ĐẨY CỦA BƠM LY TÂM .............................................. 47
HÌNH 5.11: CÁC BỘ PHẬN CỦA BƠM LY TÂM................................................................ 47
HÌNH 5.12: CÁC DẠNG BÁNH CƠNG TÁC ........................................................................ 48
HÌNH 5.13: CÁC VỊNG WEAR RING .................................................................................. 48
HÌNH 5.14: HỘP ĐỆM LÀM KÍN .......................................................................................... 49
HÌNH 5.15: VỊNG LÀM KÍN CƠ KHÍ .................................................................................. 49
HÌNH 5.16: DẪN ĐỘNG BẰNG MƠ TƠ ĐIỆN .................................................................... 50
HÌNH 5.17: DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ DIESEL........................................................... 50
HÌNH 5.18: DẪN ĐỘNG BẰNG TUABIN ............................................................................ 51
HÌNH 5.19: HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA DỊNG LƯU CHẤT ...................................... 51
HÌNH 5.20: TAM GIÁC VẬN TỐC Ở LỐI VÀO CỦA BÁNH CƠNG TÁC ....................... 52
HÌNH 5.21: PHÂN BỐ VẬN TỐC TRONG MÁNG DẪN .................................................... 53
HÌNH 5.22: CÁC CÁCH BỐ TRÍ CÁNH DẪN ...................................................................... 55
HÌNH 5.23: HÌNH DẠNG CÁNH DẪN CỦA BÁNH CƠNG TÁC ...................................... 55
HÌNH 5.24: CÁCH TÍNH LƯU LƯỢNG CỦA BƠM ............................................................ 56
HÌNH 5.25: HAI BƠM GHÉP SONG SONG .......................................................................... 57
HÌNH 5.28: ĐIỀU CHỈNH BƠM BẰNG KHĨA .................................................................... 60
HÌNH 5.29: ĐIỀU CHỈNH BƠM BẰNG THAY ĐỔI SỐ VỊNG QUAY ............................. 60
HÌNH 5.31: BƠM CĨ MỘT BÁNH CƠNG TÁC ................................................................... 63
HÌNH 5.32: BƠM 2 MIỆNG HÚT........................................................................................... 63
HÌNH 5.33: BỐ TRÍ BÁNH CƠNG TÁC ĐỐI XỨNG .......................................................... 64

Trang 5/83


HÌNH 5.34: DÙNG PISTON CÂN BẰNG .............................................................................. 64
HÌNH 5.35: DÙNG ĐĨA CÂN BẰNG..................................................................................... 65
HÌNH 5.36: QUÁ TRÌNH XẢY RA HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC ........................................ 68
HÌNH 5.37: HƯ HỎNG BỀ MẶT DO HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC..................................... 69

HÌNH 5.41: CHO CHẤT LỎNG VÀO LỖ TRÊN THÂN BƠM ............................................ 72
HÌNH 5.42: CHI TIẾT CƠN ĐẦU HÚT BƠM ....................................................................... 76
HÌNH 5.43: MƠ TƠ ĐIỆN DẪN ĐỘNG BƠM LY TÂM ...................................................... 78
HÌNH 5.44: ĐỘNG CƠ DIEZEL DẪN ĐỘNG BƠM LY TÂM ............................................ 79
HÌNH 5.45: KẾT CẤU BỘ PHẬN LÀM KÍN DẦU TRỤC BƠM ......................................... 80
HÌNH 5.46: BƠM XOÁY ........................................................................................................ 81

Trang 6/83


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
1. Tên mơ đun: Sửa chữa, bảo dưỡng bơm 1
2. Mã mơ đun: CK19MĐ05
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
3.1. Vị trí:
Mơ đun “Bảo dưỡng, sửa chữa bơm” là mơ đun thực hành nghề, được bố trí học
trước các mơn học, mô đun chuyên ngành như: thực tập sản xuất, tiểu luận chuyên
môn nghề…, và sau các môn học lý thuyết chun ngành.
3.2. Tính chất:
Là mơn học trang bị những kiến thức về bản về vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa
bơm được sử dụng trong hệ thống công nghệ của nhà máy, cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của các loại bơm thơng dụng.
3.3. Ý nghĩa và vai trị của môn học:
Mô đun trang bị cho người học những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động
, biết được các dạng hư hỏng, phán đốn sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục sửa
chữa và rèn luyện kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng các loại bơm trong ngành cơng
nghiệp chế biến dầu khí.
Mơ đun trang bị cho người học những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động
, biết được các dạng hư hỏng, phán đoán sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục sửa
chữa và rèn luyện kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng các loại bơm trong ngành cơng

nghiệp chế biến dầu khí.
4. Mục tiêu của Mơ đun:
4.1. Về kiến thức
A1. Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lập được quy trình tháo lắp,
bảo dưỡng, sửa các loại bơm thông dụng.
4.2. Về kỹ năng:
B1. Tháo lắp, sửa chữa được các loại bơm, nhận biết được các dạng hư hỏng của
máy và đề xuất phương án sửa chữa tối ưu nhất.
4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
C1. Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, làm việc theo nhóm.
C2. Rèn luyện ý thức làm việc an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
5. Chương trình mơn học:
5.1.Chương trình khung:

Mã MH/MĐ
/HP

I

Tên mơn học, mơ đun

Các mơn học chung/đại
cương

Số
tín
chỉ

Tổng
số


21

435

Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Thực hành/
Kiểm
thực tập/
tra

thí nghiệm/
thuyết
bài tập/
LT TH
thảo luận
157

255

15

8

Trang 7/83


Thời gian học tập (giờ)
Trong đó

Thực hành/
Kiểm
thực tập/
tra

thí nghiệm/
thuyết
bài tập/
LT TH
thảo luận

Số
tín
chỉ

Tổng
số

MHCB19MH02 Giáo dục chính trị

4

75

41

29

5


0

MHCB19MH08 Pháp luật
MHCB19MH06 Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và An
MHCB19MH04
ninh
MHCB19MH10 Tin học
TA19MH02
Tiếng anh
Các môn học, mô đun
II
chuyên môn ngành, nghề
II.1
Môn học, mô đun cơ sở
ATMT19MH01 An toàn vệ sinh lao động
CK19MH05
Dung sai
CK19MH04
Vật liệu cơ khí
CK19MH01
Vẽ kỹ thuật 1
CK19MH03
Cơ kỹ thuật
CK19MH02
Vẽ kỹ thuật 2
CG19MH01
Autocad
CNH19MH10 Nhiệt kỹ thuật
Môn học, mô đun chuyên

II.2
môn ngành, nghề
CG19MĐ01
Gia công nguội cơ bản
CG19MH02
Nguyên lý - Chi tiết máy
CK19MH09
Kỹ thuật sửa chữa cơ khí
BQMN19MĐ01 Cân bằng động
CK19MĐ01
Gia cơng cắt gọt kim loại 1
CK19MĐ05
Sửa chữa - Bảo dưỡng bơm 1
BQMN19MĐ02 Sửa chữa - Bảo dưỡng Quạt
CK19MĐ06
Sửa chữa - Bảo dưỡng bơm 2
CK19MĐ02
Gia công cắt gọt kim loại 2
Sửa chữa - Bảo dưỡng máy
CK19MĐ07
nén khí
Sửa chữa - Bảo dưỡng động
CK19MĐ08
cơ đốt trong
HCB19MĐ01 Hàn cơ bản
BQMN19MĐ03 Thực tập sản xuất
BQMN19MĐ04 Khóa luận tốt nghiệp

2
2


30
60

18
5

10
51

2
0

0
4

4

75

36

35

2

2

3
6


75
120

15
42

58
72

0
6

2
0

68

1725

421

1236

29

39

20
2

3
3
2
2
2
3
3

360
30
45
45
45
45
45
60
45

213
23
42
42
14
14
14
28
36

127
5

0
0
29
29
29
29
6

16
2
3
3
1
1
1
2
3

4
0
0
0
1
1
1
1
0

52


1455

255

1148

16

36

3
2
4
4
4
3
5
3
3

75
45
60
90
120
90
135
75
75


14
14
56
28
6
5
14
14
14

58
29
0
58
110
82
116
58
58

1
1
4
2
0
0
1
1
1


2
1
0
2
4
3
4
2
2

3

90

5

82

0

3

4

120

6

110


0

4

3
4
3

75
180
135

14
14
4

58
162
128

1
1
0

2
3
3

Mã MH/MĐ
/HP


Tên môn học, mô đun

Trang 8/83


Mã MH/MĐ
/HP

Tên mơn học, mơ đun

Tổng cộng

Số
tín
chỉ

Tổng
số

89

2160

Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Thực hành/
Kiểm
thực tập/
tra


thí nghiệm/
thuyết
bài tập/
LT TH
thảo luận
578
1491
44 47

5.2. Chương trình chi tiết mơ đun
Thời gian (giờ)
Số
TT

1

2

3

4

5

Nội dung tổng qt

Bài mở đầu
Giới thiệu về vị trí của mơ đun và
ứng dụng của bơm trong cơng

nghiệp chế biến dầu khí.
Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa
bơm piston
Nguyên lý, cấu tạo của bơm piston
Vận hành bơm piston
Các dạng hư hỏng, phương pháp
kiểm tra và thực tập sửa chữa bơm
bánh răng
Bài 2: Bơm bánh răng
Nguyên lý, cấu tạo bơm bánh răng
Vận hành bơm bánh răng
Các dạng hư hỏng, phương pháp
kiểm tra và thực tập sửa chữa bơm
bánh răng
Bài 3: Bơm màng
Nguyên lý, cấu tạo bơm màng
Vận hành bơm màng
Các dạng hư hỏng, phương pháp
kiểm tra và thực tập sửa chữa bơm
màng
Bài 4: Bơm ly tâm
Nguyên lý, cấu tạo bơm ly tâm
Vận hành bơm ly tâm

Thực hành,
Tổng Lý thí nghiệm,
số thuyết thảo luận,
bài tập
1


1

16

4

12

16

3

14

18

3

14

24

3

18

Kiểm tra
LT

TH


1

1

2

Trang 9/83


Thời gian (giờ)
Số
TT

Nội dung tổng quát

Thực hành,
Tổng Lý thí nghiệm,
số thuyết thảo luận,
bài tập

Các dạng hư hỏng, phương pháp
kiểm tra và thực tập sửa chữa bơm
ly tâm
Cộng

6

75


14

Kiểm tra
LT

TH

1

3

57

6. Điều kiện thực hiện mơ đun:
6.1. Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn
6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, các loại bơm và mơ hình
bơm
6.3. Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, mơ hình học tập, giáo án,
tài liệu tham khảo, phiếu học tập, quy trình thực hành.
6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về cơng tác xây dựng phương án
gia cơng, sản xuất tại xí nghiệp.
7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.

7.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơ đun như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số
09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng dầu khí như
sau:
Trang 10/83


Điểm đánh giá

Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học

60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương
pháp đánh
giá
Thường
xun


Định kỳ

Kết thúc mơn
học

Phương
pháp tổ chức

Hình thức
kiểm tra
Tự luận/

Viết/

Trắc nghiệm/

Thuyết
trình/Câu hỏi

Báo cáo/trả
lời câu hỏi

Chuẩn đầu ra
đánh giá

Số
cột

A1, A2, A3,

B1, B2, B3,

1

Sau 15
giờ.

1

Sau 45
giờ

1

Sau 75
giờ

C1, C2

Viết/

Tự luận/

Thuyết
trình/Trắc
nghiệm

Trắc nghiệm/
A4, B4, C3
Báo cáo/Thực

hành

Viết/thuyết
trình/Trắc
nghiệm

A1, A2, A3, A4,
Tự luận và
A5,
trắc
B1, B2, B3, B4,
nghiệm/Thực
B5,
hành
C1, C2, C3,

Thời
điểm
kiểm tra

7.2.3. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học
nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ
số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo
quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ.
8. Hướng dẫn thực hiện mô đun
8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng, trung cấp nghề sửa chữa thiết
bị chế biến dầu khí.

8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun

Trang 11/83


8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu
vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận….
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong nhóm
tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày
nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung
cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...)
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số
tiết lý thuyết phải học lại mơn học mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc
theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 4-6 người học sẽ được cung cấp chủ đề
thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1
hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hoàn thiện
tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc mô đun.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu tiếng Việt:
1. Giáo trình bơm quạt máy nén của ĐH Hàng hải
2. Giáo trình bơm quạt máy nén của ĐH BK Hà Nội

3. Giáo trình bơm quạt máy nén của ĐH BK T.p Hồ Chí Minh
4. PHẠM THỊ THANH TÂM, Thủy khí kỹ thuật và máy bơm, trường ĐHSPKT
Tp. HCM 2003.
5. HỒNG THỊ BÍCH NGỌC, Máy thủy lực thể tích, Nxb KHKT, Hà nội 2000
- Tài liệu nước ngoài
6. ONTARIOPOWER GENERATION, Pumps Reference guide (Third edition)
7. MUKESH SAHDEV, Centrifugal pumps: Basic concepts, Operation,
Maintenance, and Troubleshooting. Website: www.cheresources.com
8. CARVER PUMP COMPANY, Installation, Operation, and Maintenance
Instructions for vertical Pumps. Website: www.carverpump.com

Trang 12/83


Trang 13/83


BÀI MỞ ĐẦU
❖ GIỚI THIỆU BÀI MỞ ĐẦU
Bài mở đầu Giới thiệu đến người học về các loại bơm, cấu tạo và nguyên lý hoạt
động. Từ đó người học có được kiến thức và ứng dụng bơm vào công việc thực tế
❖ MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lập được quy trình tháo lắp, bảo
dưỡng, sửa các loại bơm thông dụng.
➢ Về kỹ năng:
- Tháo lắp, sửa chữa được các loại bơm, nhận biết được các dạng hư hỏng của máy
và đề xuất phương án sửa chữa tối ưu nhất.
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có ý thức và trách nhiệm với bản thân, các đồng nghiệp với cộng đồng
- Có tinh thần học hỏi, làm việc nhóm, khơng ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề
nghiệp
- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện ý thức làm việc an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI MỞ ĐẦU
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
bài tập bài mở đầu (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài mở đầu ) trước buổi học;
hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá
nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI MỞ ĐẦU
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: có

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu, máy phay và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình mơ đun, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, video, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Khơng có
Trang 14/83


❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI MỞ ĐẦU
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến

thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Khơng có bài kiểm.
NỘI DUNG BÀI MỞ ĐẦU

1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BƠM, QUẠT, MÁY NÉN
Bơm, quạt, máy nén thuộc loại các máy thuỷ lực và máy thuỷ khí. Máy thuỷ lực
thơ sơ đã có từ thời cổ xưa. Guồng nước là máy thuỷ lực đầu tiên. Guồng nước lợi dụng
năng lượng của nước để kéo các cối xay lương thực hoặc đưa nước vào đồng ruộng, đã
được sử dụng khoảng 3000 năm trước cơng ngun.
Các máy hút nước có sử dụng sức người và vật được sử dụng ở Ai Cập hàng mấy
ngàn năm trước công nguyên.
Bơm piston được dùng ở thế kỷ thứ I trước công nguyên. Bơm piston có loại xích
vơ cùng được dùng rộng rãi ở Cai-rô để lấy nước ở độ sâu 91,5m vào thế kỷ thứ 5-6
trước cơng ngun.
Nói chung trước thế kỷ thứ 17 máy thuỷ khí rất thơ sơ và ít loại.

1.1.1. Bơm piston
Năm 1640 nhà vật lý học người Đức là Ôttô Henrich đã sáng chế ra bơm piston
đầu tiên để bơm khí và nước dùng trong cơng nghiệp.

Khoảng năm 1805 nhà bác học người Anh là Niu Kơmen đã phát minh ra bơm
piston để lấy nước trong các nhà máy khai thác mỏ, dùng xilanh hơi ngưng tụ để tạo
lực cần thiết trên trục máy nhờ áp suất khí quyển.
Năm 1840-1850 nhà bác học người Mỹ là Vortington đã giả thiết cơ cấu của bơm
hơi mà trong đó piston của bơm và động cơ hơi được phân bố trên một trục chung, sự
chuyển động của piston được điều chỉnh nhờ một hệ thống phân bố hơi đặc biệt.

Trang 15/83


1.1.2. Máy cánh dẫn
Trong những năm 1751-1754 nhà bác học Euler đã viết về lý thuyết cơ bản của
tuabin nước nói riêng và của máy thuỷ khí cánh dẫn nói chung, làm cơ sở để hơn 80
năm sau, vào năm 1830 nhà bác học người Pháp là Phuôc-nây-rôn đã chế tạo thành công
tuabin nước đầu tiên vàvào năm 1831 nhà bác học người Nga là Xablucôp đã sáng chế
ra bơm ly tâm và quạt ly tâm đầu tiên. Đây chính là những bước nhảy lớn trong lịch
sử phát triển các máy năng lượng.

1.1.3. Bơm nhiều cấp
Nhà Bác học vĩ đại người Anh là Reynolds khi nghiên cứu cấu tạo của bơm nhiều
cấp đã đưa vào những thiết bị định hướng cánh dẫn xuôi và ngược. Năm 1875 đã phát
minh ra loại bơm tương tự như loại bơm nhiều cấp hiện đại ngày nay.

1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1.2.1. Định nghĩa
Bơm là máy để tạo ra dịng chất lỏng. Hay nói cách khác, bơm là máy dùng để di
chuyển chất lỏng và tăng năng lượng của dòng chất lỏng. Khi bơm làm việc năng lượng
mà bơm nhận được từ động cơ sẽ chuyển hoá thành thế năng, động năng và trong một
chừng mực nhất định thành nhiệt năng của dòng chất lỏng.
Vậy bơm là loại máy thuỷ lực dùng để biến đổi cơ năng của động cơ thành năng

lượng để vận chuyển chất lỏng hoặc tạo nên áp suất cần thiết trong hệ thống truyền dẫn
thuỷ lực.

1.2.2. Phân loại bơm
Bơm có được phân thành 3 loại: theo nguyên lý làm việc và cấu tạo của bơm:
Bơm cánh dẫn gồm:
Bơm ly tâm
Bơm hướng trục
Bơm hướng chéo
Bơm xốy
Bơm thể tích gồm
Bơm piston
Bơm roto
Bơm piston – roto
Bơm phun tia
Theo công dụng
Bơm cấp nước nồi hơi (trong các nhà máy nhiệt điện)
Bơm dầu (trong các hệ thống truyền động thủy lực)
Bơm nhiên liệu
Bơm cứu hỏa
Bơm hóa chất
Theo phạm vi cột áp và lưu lượng sử dụng
Trang 16/83


Người ta chia bơm thành các loại: bơm có cột áp cao, trung bình hoặc thấp; bơm
có lưu lượng lớn, trung bình hoặc nhỏ.
Trong kỹ thuật có 3 loại bơm sử dụng rộng rãi là bơm ly tâm, bơm hướng trục và
bơm piston.
❖ TÓM TẮT BÀI 1

Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu:
1. Vài nét về lịch sử phát triển bơm, quạt, máy nén
2. Cấu tạo phân loại bơm
3. Quy trình vận hành bơm
❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 1
Câu hỏi 1. Trình bày cấu tạo, phân loại bơm?
Câu hỏi 2. Lập quy trình vận hành bơm.
Bài tập. Khơng có bài tập.

Trang 17/83


BÀI 1: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG BƠM PISTON
❖ GIỚI THIỆU BÀI 1
Bài 1 Giới thiệu bơm Piston, cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm Piston.
❖ MỤC TIÊU BÀI 1
Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
-

Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm Piston,

-

Trình bày được các nguyên nhân hư hỏng.

➢ Về kỹ năng:
-

Tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa được một số dạng hư hỏng thường gặp đối với

bơm Piston

-

Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng của bơm.

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
-

Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong cơng việc;

-

Có tinh thần làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả, đảm bảo an toàn, tuân
thủ các nội quy quy định của nhà máy và các nơi làm việc

❖ , PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn
thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc
nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: có

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu, máy phay và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơ đun, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, video, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Khơng có
❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
Trang 18/83


-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mơn học.
+ Nghiêm túc trong q trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Có 01 bài kiểm.
NỘI DUNG BÀI 1

1.3. ĐỊNH NGHĨA BƠM PISTON
Bơm piston là một trong số các loại bơm thể tích, trong đó sự chuyển dịch chất
lỏng được thực hiện bằng cách đẩy chất lỏng ra khỏi khoang công tác bằng các bộ phận
nén ép. Khoang công tác của máy bơm thể tích là một khơng gian giới hạn nối thơng

với cửa vào tới cửa ra của máy bơm. Bộ phận nép ép là cơ cấu làm việc của máy bơm,
thực hiện đẩy chất lỏng từ khoang công tác ra khỏi máy bơm (piston trụ, piston, màng
rung).

1.4. PHÂN LOẠI BƠM PISTON
Dựa theo dạng bộ phận ép: kiểu piston trụ, kiểu piston (chỉ loại piston mỏng dẹt)
và kiểu màng rung;
Dựa theo đặc tính chuyển động của khâu dẫn động: chuyển động tịnh tiến – khứ
hồi; chuyển động quay (bơm trục khuỷu hoặc bơm cơ cấu cam);
Dựa theo số chu kỳ nén và hút trong 1 cặp hành trình: bơm piston tác động đơn,
bơm piston tác động kép.
Dựa theo số lượng piston: bơm piston đơn, bơm piston kép, và bơm nhiều piston;

1.4.1. Nguyên lý hoạt động của bơm piston tác động đơn
Sơ đồ bơm piston tác động đơn như hình 2.1, piston 2 liên kết với cơ cấu trúc
khuỷu – thanh truyền thông qua cán piston 3, nhờ đó mà cán piston thực hiện chuyển
động tịnh tiến khứ hồi trong xylanh

Trang 19/83


Hình 0.1: Bơm piston tác động đơn
Piston 1 trong hành trình đi sang bên phải tạo ra chân khơng trong khoang cơng
tác, do đó mà van hút 6 được nâng lên và chất lỏng từ bể chứa 4 theo ống hút 5 đi vào
khoang cơng tác 7.
Trong hành trình ngược lại khi piston đi sang bên trái, van hút được đóng lại và
van nén 8 được mở ra, chất lỏng bị nén đẩy vào đường ống nén 9.
Như vậy ứng với mỗi vòng quay của động cơ, piston thực hiện 2 hành trình , trong
đó có 1 hành trình là nén, lưu lượng theo lý thuyết trong hành trình đó là:
𝑄𝑙ý 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡 =


𝐹𝑙𝑛
60

(m3/s)

(1)

Trong đó:
F – Diện tích piston, m2
l – Chiều dài hình trình piston, m;
n – Số vịng quay của động cơ, vòng/phút
Lưu lượng thực của máy bơm Q nhỏ hơn lưu lượng lý thuyết, nghĩa là có sự xuất
hiện rò rỉ, hao hụt lượng chất lỏng từ sự đóng trễ của các vabm hoặc do các van lỏng
lẻo, độ bịt kín giữa piston và cán lỏng lẻo, hoặc do chất lỏng không được hút vào đầy
khoang công tác.
Tỷ số giữa lưu lương thực và lưu lượng lý thuyết được gọi là hiệu suất thể tích của
máy bơm piston.
𝜂𝑤 =

𝑄𝑡ℎự𝑐
𝑄𝑙ý 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡

Hiệu suất thể tích là một chỉ số kinh tế cơ bản đặc trưng cho khả năng làm việc của
máy bơm.

1.4.2. Bơm piston tác động kép
So với bơm piston tác động đơn, bơm piston tác động kép có lưu lượng chất lỏng
lớn hơn và đều đặn hơn (hình 2.2). Trong đó mỗi hành trình piston thực hiện đồng thời
hai quá trình nén và hút chất lỏng. Những máy bơm loại này có thể lắp đặt ngang hoặc

đứng sao cho thích hợp nhất.
Trang 20/83


Hình 0.2: Bơm piston tác động kép
Lưu lượng theo lý thuyết của bơm tác động kép là:
𝑄𝑙ý 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡 =

𝐹𝑙𝑛
60

+

(𝐹−𝑓)𝑙𝑛
60

(m3/s)

(2)

f - diện tích cán xi lanh, m2
Bơm piston vi sai: trong bơm piston vi sai (hình 1.5) piston 4 di chuyển trong xi
lanh được gia cơng nhẵn 5. Để bít kín piston với thành xylanh sử dụng hai phương án:
phương án 1 dùng vịng bít kín 3, phương án 2 để khẻ hở nhỏ. Máy bơm có 2 van: van
hút 7 và van nén 6, và có khoang phụ 1.

1.4.3. Bơm piston vi sai
Trong bơm piston vi sai (hình 2.3) piston 4 di chuyển trong xylanh được gia công
nhẵn 5. Để bít kín piston với thành xylanh sử dụng 2 phương án: phương án 1 dùng vịng
bít kín 3, phương án 2 để khe hơn nhỏ. Máy bơm có 2 van: van hút 7 và van nén 6, và

có 1 khoang phụ 1.

Hình 0.3: Bơm pison vi sai
Quá trình hút chất lỏng diễn ra trong 1 hành trình của piston từ phải sang trái,
nhưng quá trình nén thực hiện ở cả 2 hành trình của piston (sang trái và sang phải).
Nghĩa là, hành trình piston sang trái, lượng chất lỏng trong khoang chứ phụ có thể tích
là (F-f)l bị đẩy vào đường ống nén 2; trong hành trình piston sang phải một lượng chất
Trang 21/83


lỏng có thể tích là fl bị đẩy vào đường ống nén 2. Như vậy, sau 2 hành trình của piston
thể tích chất lỏng bị đẩy vào ống nén là: (F-f)l+fl = Fl (3)
Ta thấy thể tích chất lỏng sau 2 hành trình của piston như với trường hợp piston
tác động đơn. Điểm khác biệt ở đây là trong cả 2 hành trình của piston đều có lượng
chất lỏng đổ vào đường ống nén. Như vậy so với trường hợp piston tác động đơn thì lưu
lượng của bơm piston vi sai sẽ đều đặn hơn. Lưu lượng bơm piston vi sai tích theo cơng
thức (1).

1.5. VẬN HÀNH BƠM
1.5.1. Chạy thử bơm
Việc chạy thử bơm sau khi sửa chữa, lắp ráp là một việc hết sức quan trọng và bắt
buộc. Qua việc chạy thử này, ta có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng cơng
việc sửa chữa và lắp ráp, khẳng định độ tin cậy làm việc của bơm trước khi đưa vào hoạt
động.
Trong sửa chữa việc chạy thử máy có những đặc điểm riêng, bởi trong máy có
nhiều loại chi tiết khác nhau: chi tiết mới, chi tiết được gia công sửa chữa lại, chi tiết đã
qua sử dụng vẫn cịn dùng được... Như vậy có nghĩa là, có những cơ cấu trong mối ghép
máy việc chạy thử là chạy rà, nhằm san phẳng những nhấp nhô ban đầu, tăng diện tích
tiếp xúc bề mặt, giảm áp lực đơn vị trong mối ghép, đảm bảo độ ổn định làm việc lâu
dài của mối ghép, tăng tuổi thọ của bơm. Nhưng cũng có những mối ghép việc chạy thử

chỉ là để kiểm tra hiệu chỉnh lại khe hở và các thông số kỹ thuật.
Khi tiến hành chạy thử máy bơm ta cần thực hiện những bước sau:
Kiểm tra các bộ phận của bơm một lần cuối, xem xét các mối ghép ren đã xiết đủ
chặt chưa, tra dầu mỡ cho các mối ghép có sự chuyển động tương đối giữa các bề mặt
chi tiết bơm ( tại những vị trí có lỗ tra dầu hoặc vú mỡ ).
Kiểm tra, dọn dẹp các dụng cụ lắp ráp, các ốc vít, các mảnh vụn sắt thép có xung
quanh máy, khơng để chúng trên thành máy, trên các vị trí có thể vướng, rơi vào các bộ
phận máy đang chuyển động.
Đóng điện chạy thử và xả trực tiếp chất lỏng ra ngoài, không đưa vào hệ thống ống
dẫn. Kiểm tra áp suất và lưu lượng làm việc của bơm. Lưu ý, tất cả các chi tiết của hộp
thuỷ lực chịu áp suất làm việc 25Mpa (250 KG/cm2) phải chịu áp suất thử là 37,5 Mpa
(375 KG/cm2) trong thời gian 5 phút.
Đặt ta lên các thân ổ xem có hiện tượng rung, nóng không. Nếu rung cần vặn chặt
các ốc lắp thân ổ với bệ máy. Nếu nóng cần xem xét chế độ bơi trơn, xem các vị trí
tương quan của ổ có bị sai lệch khơng, nếu sai lệch đường tâm thì cần phải điều chỉnh
lại.
Lắng nghe xem bơm chạy có xuất hiện tiếng ồn khơng, nếu có thì cần tìm nơi phát
ra tiếng ồn và xử lý.

Trang 22/83


Riêng đối với cụm xilanh– piston mới hoặc đã sửa chữa thì khi tiến hành chạy thử
sẽ đạt được hai mục đích:
Làm mịn bề mặt trên các đỉnh độ nhám và ở các phần mà ở đó có sai số công nghệ
ban đầu, các khuyết tật do lắp ghép và biến dạng nhiệt.
Huỷ hoại độ nhám ban đầu của bề mặt và tạo ra độ nhám mới có các thơng số và
hướng xác định cho mỗi bề mặt ma sát khi chúng làm việc trong chế độ sử dụng lâu dài.

1.5.2. Lưu ý khi vận hành

Trong quá trình vận hành máy bơm, để bơm hoạt động bình thường ta phải thực
hiện các thông số sau:
Kiểm tra chất lượng dung dịch trong bơm sao cho trong suốt quá trình làm việc
bơm khơng bị khí xâm thực vào.
Kiểm tra nhớt bơi trơn và các bộ phận của máy xem có đảm bảo u cầu kỹ thuật
khơng?
Kiểm tra áp suất khí nén trong bình điều hồ khơng được cao hơn hay thấp hơn so
với áp suất được đánh dấu trên biểu đồ.
Tiến hành kiểm tra định kỳ van an tồn ít nhất một lần sau 10 giờ làm việc để
phòng ngừa các chất lắng đọng trên các bề mặt của van an toàn và trên các đường ống
hút.
Kiểm tra thường xuyên các mối ghép có liên kết ren của bulơng, đai ốc. Đặc biệt,
chú ý đến các mối ghép chịu tải trọng của khối thuỷ lực vì các mối ghép này dù chỉ hơi
yếu cũng dẫn đến sự phá hỏng các liên kết ren, làm mài mòn bề mặt lắp ráp, hư hỏng
đệm kín ...
Khơng cho phép bơm làm việc lâu dài ở áp suất vượt quá chỉ số trong tính năng kỹ
thuật. Nghĩa là, cho phép làm việc tăng công suất nhưng không vượt quá 10% trong thời
gian 5 phút.
Hướng quay của trục chủ động phải đúng với hướng quay được chỉ ra trên khung
máy ( theo chiều kim đồng hồ ).
Phải rửa sạch dung dịch ở hộp thuỷ lực khi bơm ngừng hoạt động trong thời gian
dài, để tránh hiện tượng lắng đọng các hạt sét và các hạt mài trong hộp thuỷ lực, nhằm
ngăn ngừa q trình ăn mịn kim loại.
Trong khi bơm làm việc, không được tiến hành bất cứ một công việc nào liên quan
đến bơm, ngoại trừ các việc xiết chặt các đệm làm kín hoặc các đai ốc, nắp van.
Ngồi ra, trong q trình máy bơm làm việc thường xảy ra một số hiện tượng biểu
hiện sự hỏng hóc. Để đảm bảo q trình bơm khơng bị gián đoạn ta cần tìm hiểu kỹ và
xác định rõ nguyên nhân của các hiện tượng đó để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trang 23/83



1.5.3. An tồn khi vận hành máy bơm
Trong q trình làm việc có thể xảy ra những sự cố dẫn đến những tai nạn không
lường trước được, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn vật chất, làm chậm tiến độ thi cơng
cơng trình... Chính vì vậy, an tồn lao động là một vấn đề rất quan trọng đối với con
người cũng như các thiết bị máy móc. Để bơm làm việc được tốt và đảm bảo an toàn,
nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Trước khi khởi động máy bơm cần kiểm tra:
Không để các vật không cần thiết ở phần dẫn động của bơm.
Kiểm tra rào chắn bảo vệ của bơm.
Kiểm tra đồng hồ áp lực, van an tồn.
Kiểm tra khí nén và áp suất khí nén trong bình ổn áp.
Khơng cho người khơng liên quan ở gần máy bơm.
2. Khi hành trình của máy bơm đạt mức bình thường, phải đóng ngay van khởi
động, đồng thời theo dõi chỉ số trên áp kế và điều chỉnh không cho áp suất tăng vượt
quá mức giới hạn làm việc cho phép.
3. Máy bơm cần được lắp thiết bị bảo hiểm và hệ thống báo động.
4. Khi máy bơm đang làm việc, đặc biệt nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa
chữa.
5. Khi phát hiện máy bơm có các khuyết tật sau đây thì khơng cho máy bơm tiếp
tục làm việc:
Xuất hiện các vết nứt ở các bộ phận như: bánh đai, bình điều hồ, van...
Các rãnh then, vít cấy bị hỏng.
Khơng có tấm chắn bảo vệ bộ phận dẫn động.
Đệm làm kín xilanh bị hỏng khi dung dịch rị rỉ qua lỗ báo hiệu A.
Xói mịn đường kính mặt trong của xilanh lớn hơn 1,5 mm so với đường kính danh
nghĩa.
Ty bơm bị cong và có các vết nứt, gãy, sứt.
Có vết nứt, mẻ ở các mối hàn thân máy và các bộ phận khác.

6. Khi xảy ra cháy nổ, phải báo ngay cho trung tâm an tồn, cần nhanh chóng cứu
chữa người và các thiết bị liên quan. Đồng thời, ngừng hoạt động máy bơm ngay lập
tức.
7. Trong quá trình vận hành, cần ghi chép những biểu hiện của máy bơm vào sổ
trực để theo dõi.
8. Chỉ rời máy khi đã bàn giao ca xong. Lưu ý, phải báo cáo cho thợ máy đổi ca về
tình trạng hư hỏng, sai phạm, chế độ làm việc của máy bơm...

1.6. CÁC BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH MÁY BƠM, NGUYÊN
NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Trong quá trình vận hành, sử dụng máy bơm hay gặp những hiện tượng sau:
Trang 24/83


Những hỏng hóc trong q trình sử dụng máy bơm khoan
Hiện tượng

Ngun nhân

Cách khắc phục

Máy bơm hoạt động
nhưng khơng có chất
lỏng trong ống cao
áp.

Thiếu hoặc khơng có chất lỏng
trong bể.
Van ở đường hút chưa mở.
Ống hút khơng kín để lọt khì

vào.
Van an tồn bị thủng màng.
Phin lọc trong bể bị tắc.
Ống cách giữa xilanh với mặt
bích lắp khơng đúng, khơng
trùng với lỗ van.
Mịn, vỡ piston
Mịn xilanh.
Rách vịng làm kín đế van
Ốc đầu ty bị hỏng.
Ốc hãm ty với trục trung gian bị
hỏng.
Ốc hãm trục trung gian với con
trượt bị hỏng.
Lò xo supáp bị gãy.

Kiểm tra bổ sung đủ chất
lỏng.
Mở van hút.
Sửa chữa ống hút
Thay van an tồn.

Lưu lượng bơm
khơng đủ với tính
tốn.
Có tiếng rít trong
khung thuỷ lực.
Có tiếng gõ trong
buồng xilanh ở cuối
hành trình.


Có tiếng gõ trong
van.
Chất lỏng phun ra từ Bộ gioăng làm kín giữa thân hộp
lỗ báo.
thuỷ lực với xilanh bị hỏng.
Gioăng làm kín nắp van bị hỏng
hoặc lắp khơng đúng.
Chất lỏng chạy ra Bộ làm kín ty bươm bị mòn.
dọc theo ty bơm.

Làm sạch phin lọc.
Lắp lại ống cách.

Thay piston.
Thay xilanh.
Thay vịng làm kín.
Xiết lại ốc đầu ty.
Xiết lại ốc hãm.
Xiết lại ốc.

Thay lò xo mới.
Thay bộ làm kín.
Thay gioăng.

Xiết lại ốc chèn gioăng
hoặc thay mới gioăng làm
kín.
Kiểm tra và thay màng cao
su, ép áp lực khí đủ theo

yêu cầu.
Kiểm tra và thay dầu mới.
Thông lại lỗ dẫn dầu và
kiểm tra lá chắn dầu.
Căn chỉnh lại máy bơm.

Độ ổn định của áp Khí nén trong bình ổn áp khơng
suất đầu ra lớn.
đủ.
Bình ổn áp bị hỏng.
Bàn trượt nóng q Dầu bơi trơn khơng đủ hoặc dầu
mức.
đã cũ.
Tắc các lỗ dẫn dầu bôi trơn cho
máng trượt, tấm chắn dầu khơng
cịn tác dụng.
Máy bơm lắp đặt khơng đúng, bị
nghiêng.
Ổ bi nóng q mức. Ổ bi thiếu mỡ bơi trơn.
Bơm mỡ mới.
Ổ bi quá cũ, độ sai số lớn.
Kiểm tra lại vòng bi.

Trang 25/83


×