Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giáo trình Thiết bị tách (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 49 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THIẾT BỊ TÁCH
NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 194/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 03 năm
2020 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 2


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình “Thiết bị tách” của nghề “Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí” được
biên soạn nhằm mục đích giúp các sinh viên chuyên ngành cơ khí thiết bị dầu khí của
trường Cao Đẳng Dầu Khí, có tài liệu để học và nghiên cứu. Chúng tôi vận dụng kết
hợp giữa lý thuyết và thực tế để biên soạn giáo trình, cho phù hợp với yêu cầu đào tạo
của nhà trường.
Về nội dung giáo trình được chia làm 4 chương, ở mỗi chương nói về cấu tạo và


nguyên lý làm việc của từng loại thiết bị. Giáo trình này chỉ viết cho đối tượng người
học nghề có trình độ “Cao đẳng”, các hình ảnh trong giáo trình được chúng tôi lấy thực
tế từ các tài liệu, các nhà thầu đang tham gia bảo dưỡng sửa chữa thiết bị tĩnh trong lĩnh
vực dầu khí, thuộc tập đồn dầu khí quốc gia Việt nam.
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu
được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác
giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo.
Đồng thời chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn, các đồng
nghiệp đang công tác tại các đơn vị thành viên của tập đồn dầu khí Việt nam đã đóng
góp ý kiến, giúp chúng tơi hồn thiện giáo trình này.
Tuy nhiên, giáo trình cũng khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm
tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các
bạn người học và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
BRVT, ngày 25 tháng 03 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Nguyễn Thành Danh
2. Lê Duy Nam
3. Lê Anh Dũng

Trang 3


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 3
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................. 5
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT BỊ TÁCH ............................................. 12
1.1 Khái niệm ..................................................................................................................... 13

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách ..................................................................... 14
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ TÁCH PHA ................................................................................. 17
2.1 NGUYÊN LÝ CỦA THIẾT BỊ TÁCH ........................................................................ 18
2.2 Tên gọi và phân loại thiết bị tách pha ........................................................................... 19
2.3 Thiết bị tách nằm ngang ............................................................................................... 20
2.4 Đường ống tách nằm ngang .......................................................................................... 23
2.5 Thiết bị tách thẳng đứng ............................................................................................... 25
2.6 Thiết bị tách hình cầu ................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: HIỆU SUẤT TRONG THIẾT BỊ TÁCH...................................................... 31
3.1 Khái niệm chung ........................................................................................................... 32
3.2. Chọn hiệu suất tách........................................................................................................ 32
3.3. Các thiết bị, cơ cấu có trong thiết bị tách ...................................................................... 33
3.4

Đo trong q trình tách ................................................................................................ 38

3.5 Tách nhiều cấp .............................................................................................................. 40
CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TÁCH .................................................................. 43
4.1 NỘI QUY AN TOÀN XƯỞNG ..................................................................................... 44
4.2 BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TÁCH ................................................................................. 44
4.3 Vận hành thiết bị tách ................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 49

Trang 4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Cấu tạo bình tách 2 pha nằm ngang ..................................................................... 21
Hình 2. 2. Cấu tạo thiết bị tách 3 pha nằm ngang ................................................................. 21
Hình 2. 3. Cấu tạo đường ống tách 2 pha nằm ngang ............................................................ 24

Hình 2. 4. Cấu tạo bình tách hai pha thẳng đứng ................................................................... 25
Hình 2. 5. Vị trí van an tồn, đầu an tồn, van điều áp trong bình tch thẳng đứng ..................... 25
Hình 2. 6. Bình tách 2 pha thẳng đứng .................................................................................. 26
Hình 2. 7. Bình tách 3 pha thẳng đứng .................................................................................. 27
Hình 2. 8. Cấu tạo bình tách hình cầu ................................................................................... 28

Trang 5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
1. Tên mơn học: Thiết bị tách
2. Mã mơn học: CK19MH08
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
3.1. Vị trí: Là mơn học thuộc chuyên môn nghề “ Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí”
của chương trình đào tạo. Mơn học này được dạy trước các môn: Tiểu luận chuyên
môn nghề, thực tập sản xuất.
3.2. Tính chất: Mơn học trang bị cho người học những kiến thức về khái niệm, cấu
tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động của thiết bị tách. Trình bày được các ưu, nhược
điểm, ứng dụng thực tế trong công nghiệp, trong hệ thống công nghệ chế biến dầu
khí.
3.3. Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Mơn học còn trang bị cho học viên những kiến
thức về an tồn trong cơng tác bảo dưỡng – sửa chữa và vận hành Thiết bị tách, một
số kỹ năng phán đốn và xử lý những sự cố thơng thường. Từ đó có thể lập được qui
trình bảo dưỡng và sửa chữa các loại Thiết bị tách theo yêu cầu.
4. Mục tiêu của môn học:
4.1. Về kiến thức:
A1. Cung cấp các qui định về an toàn và bảo quản khi sử dụng các thiết bị trong
ngành dầu khí.
A2. Trình bày được khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị tách
A3. Trình bày được các dạng hư hỏng của mỗi loại thiết bị tách

A4. Nêu và so sánh được ưu và nhược điểm của mỗi loại thiết bị tách
4.2. Về kỹ năng:
B1. Nhận diện được các loại thiết bị tách
B2. Phán đốn được các hỏng hóc thơng thường
B3. Đưa ra được phương pháp sửa chữa tối ưu nhất cho từng thiết bị khi có yêu
cầu sửa chữa, bảo dưỡng.
4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1. Rèn luyện ý thức tự giác, tính kỷ luật cao,
C2. Rèn lun tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ
lẫn nhau.

Trang 6


5. Nội dung của mơn học:
5.1. Chương trình khung

Số
TT

Mã MH/MĐ
/HP

I

Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Thực hành/
Kiểm
thực tập/

tra

thí nghiệm/
thuyết
bài tập/
LT TH
thảo luận

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ

Tổng
số

Các mơn học chung/đại
cương

21

435

157

255

15


8

1

MHCB19MH02 Chính trị

4

75

41

29

5

0

2
3

MHCB19MH08 Pháp luật
MHCB19MH06 Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và
MHCB19MH04
An ninh
MHCB19MH10 Tin học cơ bản
TA19MH02 Tiếng anh
Các môn học, mô đun
II

chuyên môn ngành, nghề
II.1
Môn học, mô đun cơ sở
CK19MH01
Vẽ kỹ thuật 1
CK19MH02 Vẽ kỹ thuật 2
CK19MH03 Cơ kỹ thuật
CK19MH04 Vật liệu cơ khí
CK19MH05 Dung sai
ATMT19MH01 An tồn – vệ sinh lao động
Mơn học, mơ đun chun
II.2
mơn ngành,
nghề
CK19MH06 Lị hơi và tua bin hơi
Lò gia nhiệt và thiết bị trao
CK19MH07
đổi nhiệt
CK19MH08 Thiết bị tách
CK19MH09 Kỹ thuật sửa chữa cơ khí
CK19MĐ01 Gia công cắt gọt kim loại 1
CK19MĐ02 Gia công cắt gọt kim loại 2
Sửa chữa bảo dưỡng van
CK19MĐ03
công nghiệp 1
Sửa chữa bảo dưỡng van
CK19MĐ04
công nghiệp 2
CK19MĐ05 Sửa chữa bảo dưỡng bơm 1
CK19MĐ06 Sửa chữa bảo dưỡng bơm 2


2
2

30
60

18
5

10
51

2

0
4

4

75

36

35

2

2


3
6

75
120

15
42

58
72

6

2
0

76

1755

599

1079

47

33

17

2
3
4
3
3
2

300
45
75
60
45
45
30

193
15
15
56
42
42
23

90
28
57
0
0
0
5


17
2
3
4
3
3
2

3
0
0
1
1
1
0

59

1455

406

989

30

30

5


75

70

0

5

0

5

75

70

0

5

0

2
4
6
3

30
60

165
75

28
56
14
14

0
0
145
58

2
4
1
1

0
0
5
2

6

165

14

145


1

5

3

75

14

58

1

2

3
2

75
45

14
14

58
29

1

1

2
1

4
5
6

7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Trang 7



Số
TT

Mã MH/MĐ
/HP

23

CK19MĐ07

24

CK19MĐ08

25
26
27
28

HCB19MĐ01
KTĐ19MĐ22
CK19MĐ09
CK19MĐ10

Tên môn học, mô đun

Sửa chữa bảo dưỡng máy
nén khí
Sửa chữa bảo dưỡng động
cơ đốt trong

Hàn cơ bản
Thực tập điện cơ bản
Thực tập sản xuất
Tiểu luận tốt nghiệp
Tổng cộng

Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Thực hành/
Kiểm
thực tập/
tra

thí nghiệm/
thuyết
bài tập/
LT TH
thảo luận

Số
tín
chỉ

Tổng
số

4

90


28

58

2

2

5

120

28

87

2

3

3
2
2
4
97

75
45
105
180

2190

14
14
14
0
756

58
29
88
176
1334

3
1
0
0
62

0
1
3
4
41

5.2. Nội dung chi tiết
Thời gian (giờ)
Số TT


1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Nội dung tổng quát

Chương 1: Khái niệm chung về
thiết bị tách
Khái niệm
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tách
Chương 2: Thiết bị tách pha
Nguyên lý của thiết bị tách
Tên gọi và phân loại
Thiết bị tách nằm ngang
Đường ống tách nằm ngang
Thiết bị tách thẳng đứng
Thiết bị tách hình cầu
Chương 3: Hiệu suất trong thiết

bị tách
Khái niệm chung
Chọn hiệu suất tách
Các thiết bị, cơ cấu có trong thiết
bị tách

Tổng
số

Thực hành,

thí nghiệm,
thuyết thảo luận,
chương tập
2

0

12

0

8

0

Kiểm tra
LT

TH


1

Trang 8


Thời gian (giờ)
Số TT

3.4
3.5
4
4.1
4.2

Nội dung tổng quát

Tổng
số

Đo trong quá trình tách
Tách nhiều cấp
Chương 4: Hiệu suất trong thiết
bị tách
Nội quy an tồn xưởng
Bảo dưỡng thiết bị tách
Cộng

Thực hành,


thí nghiệm,
thuyết thảo luận,
chương tập

8

30

28

Kiểm tra
LT

TH

0

0

1
2

6. Điều kiện thực hiện mơn học:
6.1. Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn
6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn
6.3. Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, mơ hình học tập,…
6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về động cơ tại doanh nghiệp.
7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu chương trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
7.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơn học như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư
số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu Khí.
Trang 9


Điểm đánh giá

Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học

60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá

Phương pháp
đánh giá

Phương pháp
tổ chức

Hình thức
kiểm tra

Chuẩn đầu ra
đánh giá

Số
cột

Thời điểm
kiểm tra

Thường xuyên

Viết/

Tự luận/

A1, A2, A3,

1

Sau 15 giờ.


Thuyết trình

Trắc nghiệm/

B1, B2, B3,

Báo cáo

C1, C2

Viết/

Tự luận/

A4, B4, C3

1

Sau 45 giờ

Thuyết trình

Trắc nghiệm/
Báo cáo
1

Sau 120
giờ

Định kỳ


Kết thúc môn
học

Viết

Tự luận và A1, A2, A3, A4, A5,
trắc nghiệm B1, B2, B3, B4, B5,
C1, C2, C3,

7.2.3. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học
nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm trịn đến một chữ
số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo
quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ.
8. Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng sinh viên trường Cao đẳng Dầu Khí
8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mơn học
8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu
vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, chương tập tình huống, câu hỏi thảo luận….
* Chương tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện chương tập theo nội dung đề ra.
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
Trang 10


* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong nhóm
tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong chương học, cả nhóm thảo luận, trình

bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ chương học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...)
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết, 100% chương giảng thực hành.
Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì
thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc
theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ
đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về
1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hoàn thiện
tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các chương kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc môn học.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
9. Tài liệu cần tham khảo:
[1]

Tài liệu tiếng Việt:
Trường Cao đẳng Dầu khí, “Giáo trình thiết bị tách dầu khí”, Lưu hành nội bộ,
2003.

[2] PGS.TS Lê Xuân Lân, “Giáo trình Thu gom xử lý Dầu - Khi - Nước”, Hà Nội ,
2005.
[3] TS Hồng Anh Dũng, “Giáo trình Thiết bị xử lý các sản phẩm khai thác Dầu khí’’.
Hà Nội, 2012.
[4] TS Phùng Đình Thực, “Giáo trình Xử lý và vận chuyển dầu mỏ”, NXB Đại học
Quốc gia Tp.HCM, 2001.
-


Tài liệu tiếng Anh:

[1] Maurice Stewart and Ken Arnold, “Gas–Liquid and Liquid–Liquid Separators”,
Elsivier, 2008.
[2] Maurice Stewart and Ken Arnold “Surface Production Operations”, Elsivier, 2008

Trang 11


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT BỊ TÁCH
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
Chương 1 là chương giới thiệu khái niệm chung về thiết bị tách, nguyên lý làm việc của
thiết bị tách, và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách để người học có được kiến thức
nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo.
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
- Sau khi học xong chương này, sinh viên trình bày được khái niệm chung về thiết
bị tách, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách.
➢ Về kỹ năng:



Trình bày được được chức năng, yêu cầu của thiết bị tách
Nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1

-


Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
chương tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm).
Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học;
hồn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và chương tập tình huống chương 1 theo cá
nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

-

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Khơng

-

Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
Các điều kiện khác: Khơng có





KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1
Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.


✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
Trang 12


+ Nghiên cứu chương trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thút: khơng có
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
1.1 Khái niệm
Bình tách là một loại thiết bị được ứng dụng rất nhiều trong cơng nghiệp, đặt biệt
là trong cơng nghiệp dầu khí. Dịng lưu chất từ giếng khai thác bao gồm khí (gas), nước,
hơi nước, dầu thô và các hạt chất rắn khác ....Thiết bị để tách hỗn hợp trên thành các pha
riêng biệt thì được gọi là thiết bị tách (bình tách).
Dịng lưu chất đi vào bình tách bao gồm hỗn hợp lỏng và khí, tách pha lỏng và
pha khí gọi là bình tách hai pha. Nếu tách nước, dầu và khí gọi là tách 3 pha. Để làm
được nhiệm vụ tách hỗn hợp các pha thành những pha riêng biệt ta xem phần cấu tạ của
bình tách.
1.1.1 Mục đích tách
- Thu hồi khí, dầu làm ngun liệu cho cơng nghiệp hóa hoặc dùng làm nhiên liệu.
- Giảm xáo trộn của dịng khí – dầu, giảm sức căng kháng thủy lực trên các ống
dẫn và hạn chế tạo thành nhũ tương.
- Giải phóng các bọt khí đã tách trên đường ống
- Giảm các va đập áp suất khi tạo trên ống thu gom hỗn hợp dầu – khí dẫn tới các
trạm bơm hoặc trạm xử lý.
- Tách nước khỏi dầu khi khai thác các nhũ tương không ổn định

1.1.2 Chức năng và yêu cầu của thiết bị tách
a. Chức năng của thiết bị tách
- Thiết bị tách pha là một thuật ngữ dùng để chỉ một bình áp suất sử dụng để tách
chất lưu thu được từ các giếng dầu – khí thành các pha khí và lỏng.
- Chức năng cơ bản bao gồm tách dầu khỏi khí, tách nước khỏi dầu.
- Chức năng phụ bao gồm: duy trì áp suất tối ưu và mức chất lỏng trong bình tách.
- Chức năng đặc biệt bao gồm: tách dầu bọt, ngăn ngừa lắng đọng parafin, ngăn
ngừa sự han gỉ và tách các tạp chất.
Trang 13


b. u cầu của thiết bị tách
- Khơng để bình tách làm việc với tối đa dung tích của nó và thực hiện đầy đủ các
chức năng đã nêu trên
- Kiểm soát nguồn năng lượng vỉa, tạo tốc độ chất lưu phù hợp để pha khí và pha
lỏng ở trạng thái cân bằng, nhằm mục đích tách bằng trọng lực
- Tách dầu – khí và loại bỏ các tạp chất trong gian đoạn tách sơ cấp (cơ bản)
là gian đoạn cần được thực hiện và hiệu quả
- Làm sạch các sản phẩm tách sơ cấp như: khử các hạt lỏng trong khí, tránh tình
trạng tồn tại các nút lỏng.
- Hạn chế phần chảy rối trong phần chứa khí để đảm baỏ sự ổn định thích hợp.
- Ngăn chặn hiện tượng khí – dầu trộn lẫn vào nhau trở lại.
- Các thiết bị tương ứng để điều chỉnh quá trình hồi áp suất và mực chất lỏng trong
bình.
- Đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả nhờ các đồng hồ đo áp suất nhiệt độ và
mực chất lỏng cũng như các van an toàn.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách
- Ba yếu tố quan trọng của sự tách đó là nhiệt độ, áp suất và tỷ trọng của các thành
phần cần tách.
1.2.1. Áp suất

Đối với các quá trình tách của hỗn hợp lưu chất khác nhau, thì áp suất làm việc
cũng tác động rất lớn tới quá trình tách pha.
Việc ảnh hưởng đặc biệt lớn của áp suất tới quá trình tách pha, đối với quá trình
tách pha của hai pha lỏng khí. Khi đó áp suất quá trình tách, sẽ ảnh hưởng tới áp suất
hơi riêng phần của từng cấu tử trong hỗn hợp lưu chất vào thiết bị tách. Từ đó ảnh hưởng
trực tiếp tới q trình tách.
Vì vậy trong cơng nghiệp dầu khí, dựa trên thành phần lưu chất đi vào thiết bị
tách thì áp suất làm việc của thiết bị tách cũng khác nhau. Được chia thành các dạng:
-

Tách ở áp suất cao.

-

Tách ở áp suất trung bình.

-

Tách ở áp suất thấp.

1.2.2 Nhiệt độ
Trong hỗn hợp gồm nhiều cấu tử khác nhau, thì nhiệt độ sôi của các cấu tử cũng
khác nhau. Khi đó q trình tách pha sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn tới nhiệt độ của quá trình
tách. Đặc biệt là q trình tách pha của hai pha lỏng khí.

Trang 14


Nhiệt độ tác động tới sự linh động của các cấu tử đi vào thiết bị tách. Để quá trình
tách diễn ra thuận lợi, tức các cấu tử trong hổn hợp phải linh động, và tự kết hợp với

nhau ở cùng cấu tử, từ đó q trình tách pha diễn ra.
Đối với quá trình tách pha của hai pha lỏng - khí, thì nhiệt độ ảnh hưởng tới độ
bay hơi của cấu tử bay hơi, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ của cấu tử không
bay hơi (pha lỏng), nhiễm trong pha hơi (khí). Điều này đánh giá tới hiệu quả của quá
trình tách pha của hai pha này.
1.2.3 Tỉ trọng
Trọng lượng riêng của dầu: là trọng lượng của dầu trên một đơn vị thể tích (kg/lít,
tấn/m3, g/cm3).
Tỷ trọng: là trọng lượng riêng của vật chất này so với trọng lượng của vật chất khác,
trong thực tế công nghiệp dầu khí người ta thường sử dụng khái niệm tỷ trọng tương
đối.
Tỷ trọng của dầu: trong lượng riêng của dầu ở điều kiện tiêu chuẩn so với trọng
lượng riêng của nước chưng cất ở điều kiện 4oC (tỷ trọng khơng có đơn vị đo).
Để xác định tỷ trọng của dầu, người ta tiến hành đo ở những nhiệt độ nhất định.
Ví dụ người ta đo tỷ trọng của dầu ở 20oC và so sánh với tỷ trọng của nước ở 4oC. Tỷ
trọng này được coi là tỷ trọng chuẩn, ký hiệu là D420. Một số các nước Châu âu là D4 15.
Vì vậy, số liệu về tỷ trọng của dầu ở các nước khác nhau không giống nhau. Một số
nước còn biểu thị bằng oAPI.
Tỷ trọng của dầu thường thay đổi từ 0,83÷0,96. Cũng có loại dầu nặng hơn và
nhẹ hơn. Hiện nay, giới hạn dưới của tỷ trọng được coi là tỷ trọng 0,650 và giới hạn trên
là 1. Theo tỷ trọng dầu được chia ra ba loại:
-

Dầu rất nhẹ: có tỷ trọng 0,7÷0,8

-

Dầu nhẹ: có tỷ trọng 0,8÷0,9

-


Dầu nặng: có tỷ trọng > 0,9

Tỷ trọng của dầu phụ thuộc vào hàm lượng các hợp phần atphanten, nhựa, hàm
lượng khí hồ tan, hàm lượng nước trong dầu. Giữa tỷ trọng với màu sắc của dầu có mối
liên quan nhất định. Tỷ trọng của loại dầu sẫm màu cao hơn của loại dầu nhạt màu.
Trong phạm vi của một vỉa dầu khí, tỷ trọng của dầu giảm dần theo hướng từ trụ lên mái
vỉa. Hai pha lỏng không trộn lẫn vào nhau có thể tách ra dựa vào sự khác nhau về tỷ
trọng. Chất càng nặng thì càng có xu hướng chìm xuống phía dưới. Ngồi ra khi hạt
càng nặng thì lực ly tâm tác dụng vào hạt càng lớn, dựa vào nguyên tắc này người ta có
thể thực hiện sự tách theo phương pháp dùng lực ly tâm.

Trang 15


❖ TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu:
1. Mục đích tách
2. Chức năng, yêu cầu của thiết bị tách
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tách
❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
Câu hỏi 1. Trình bày mục đích tách
Câu hỏi 2. Trình bày các chức năng, yêu cầu của thiết bị tách
Câu hỏi 3. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách

Trang 16


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ TÁCH PHA
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu cho người học về khái niệm, cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt
động của các loại thiết bị tách với các ưu, nhược điểm, ứng dụng thực tế trong công
nghiệp, trong hệ thống công nghệ chế biến dầu khí.
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
- Sau khi học xong chương này, sinh viên trình bày được nguyên lý của thiết bị
tách
➢ Về kỹ năng:
- Nhận diện được các loại thiết bị tách.


-

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2
Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
chương tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm).

-

Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học;
hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và chương tập tình huống chương 2 theo cá
nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2
- Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Khơng
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

-

Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu

-

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
Các điều kiện khác: Khơng có






KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2
Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu chương trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
Trang 17


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:


✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thút: khơng có
NỘI DUNG CHƯƠNG 2
2.1 NGUYÊN LÝ CỦA THIẾT BỊ TÁCH
2.1.1 Tách trọng lực
Nguyên lý tách dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ. Ở điều kiện nhiệt độ, áp suất chuẩn
( 20 độ C, 14,7 PSI) khối lượng riêng của dầu lớn hơn từ 400 đến 1600 lần.
Các hạt lỏng có kích thước khoảng 100 µm hay lớn hơn thường được tách ra khỏi dịng
khí trong các bình tách có kích thước trung bình , cịn các hạt nhỏ hơn chỉ có thể tách
bằng các thiết bị chiết sương.
2.1.2 Tách va đập
Dòng khí có chứa hỗn hợp lỏng đập vào một tấm chắn, chất lỏng sẽ dính lên bề
mặt tấm chắn và chập lại với nhau thành các giọt lớn sau đó lắng xuống bên dưới nhờ
trọng lực.
Khi hàm lượng chất lỏng cao hoặc kích thước các hạt bé, để tăng hiệu quả tách người ta
cần tạo ra nhiều va đập nhờ sự bố trí các mặt chặn kế tiếp nhau.
2.1.3 Dùng lực ly tâm
Khi dòng hơi chứa lỏng bộc phải chuyển động theo quỹ đạo vòng với tốc độ đủ
lớn, lực ly tâm sẽ đẩy chất lỏng ra xa hơn, bám vào thành bình, chập đính với nhau thành
các giọt lớn và lắng xuống nhờ trọng lực.
Các chất khí có lực ly tâm bé nên sẽ ở phần giữa bình và thốt ra ngồi theo đường thốt
khí. Thay đổi hướng, tốc độ chuyển động của dòng hỗn hợp
2.1.4 Thay đổi hướng và tốc độ chuyển động của dịng hỡn hợp
Cơ chế này dựa trên nguyên tắc lực quán tính của chất lỏng lớn hơn chất khí. Khi
dịng khí có mang theo chất lỏng gặp các chướng ngại vật sẽ thay đổi hướng chuyển
động một cách đột ngột. Do có qn tính lớn, chất lỏng vẫn tiếp tục đi theo hướng cũ,
va vào bề mặt vật cản và dính vào đó, chập lại và dính vào với nhau tạo thành những
giọt lớn và lắng xuống dưới nhờ trọng lực. Cịn chất khí do có qn tính bé hơn, chấp
nhận sự thay đổi hướng một cách dễ dàng và bỏ lại các hạt chất lỏng để bay theo hướng
mới.

Vai trị của qn tính cũng được vận dụng để tách lỏng - khí bằng phương pháp thay đổi
tốc độ dịng khí đột ngột. Khi giảm tốc độ dịng khí đột ngột, do qn tính chất lỏng lớn
Trang 18


sẽ vượt lên trước và tách ra khỏi chất khí. Ngược lại khi tăng tộc một cách đột ngột thì
chất khí sẽ vượt lên trước nhờ quán tính bé hơn.
2.1.5 Chiết sương (đông tụ)
Các đệm đông tụ là một phương pháp có hiệu quả để tách lỏng ra khỏi khí tự
nhiên. Một trong các ứng dụng phổ biến nhất là tách dầu trong hệ thống vận chuyển và
phân phối khí. Vì lúc đó tỷ lệ lỏng trong khí nói chung là thấp. Để tách lỏng trong đệm
đông tụ sử dụng tập hợp các cơ chế: va đập, thay đổi hướng, thay đổi tốc độ dòng và
keo tụ. Hiệu quả phụ thuộc vào diện tích có thể tập hợp và chập dính các hạt chất lỏng.
Khi dùng đệm cho các thiết bị tách, người ta thường lưu ý hai điều: các đệm nếu
được chế tạo từ vật liệu dòn rất dễ hỏng khi vận chuyển và lắp đặt; các đệm kiểu lưới
thép đan có thể bị tắc bít do lắng đọng Parafin và các vật liệu khác.
2.1.6 Phương pháp thấm
Trong một số trường hợp, phương pháp thấm cũng phát huy tác dụng tốt. Vật liệu
xốp có tác dụng loại bỏ hoặc tách dầu ra khỏi dịng khí. Khí qua vật liệu xốp sẽ chịu va
đập, thay đổi hướng và tốc độ chuyển động. Khi đó khí dễ dàng đi qua, cịn các hạt chất
lỏng được giữ lại.
2.2 Tên gọi và phân loại thiết bị tách pha
2.2.1 Tên gọi
- Bình tách hoặc bẫy, được lắp đặt tại vị trí sản suất hoặc ở các giàn ngay tại miệng
giếng, cụm phân dòng, trạm chứa để tách sản phẩm từ giếng thành khí và lỏng.
- Các thiết bị chỉ dùng và tách nước hoặc chất lỏng ( dầu, nước ) ra khỏi khí thường
có tên gọi là bình nốc ao hoặc bẫy.
- Buồng Flat: chất lưu vào từ các bình tách cao áp, cịn chất lưu đi ra được truyền
tới các bể chứa, cho nên thường đóng vai trị bình tách cấp 2 hoặc cấp 3
- Bình giãn nở: các bình tách bậc 1 làm việc ở các trạm tách nhiệt độ thấp hoặc tách

lạnh, được trang bị thêm nguồn nhiệt để nung chảy hydrat.
- Các bình lọc khí cũng tương tự như bình tách dùng cho các giếng có chứa lưu chất
ít chất lỏng hơn so với chất lưu của giếng khí và giếng dầu, thường dùng trân các
tuyến ống phân phối, thu gom khí. Được chế tạo theo kiểu lọc thơ và lọc ướt.
- Bình thấm khí (bầu lọc kiểu thơ) dùng để tách bụi. Mơi trường thấm trong bồn có
tác dụng loại bỏ bụi, cặn, gỉ và các vật liệu lạ rơi ra khỏi dịng khí và đồng thời
cũng thường dùng để tách lỏng.
2.2.2 Phân loại bình tách
+ Theo sớ pha (chức năng của bình tách) thì có:

Trang 19


Bình tách hai pha: Được sử dụng để tách khí từ lỏng. Khí từ dầu trong mỏ dầu,
hoặc khí từ nước trong mỏ khí. Lỏng và khí đi theo ba đường khác nhau. Bình tách
hai pha thường dùng trong thu gom, đường ống phân phối.
Bình tách ba pha: Được sử dụng để tách khí từ pha lỏng và nước từ dầu. Nước dầu,
khí đi theo 3 đường khác nhau.
Theo áp suất làm việc: Loại thấp áp từ 0,6 đến 6 at, trung áp từ 6 at đến 16 at và
cao áp từ 16 at đến 64 at.
+ Theo phạm vi ứng dụng:
Bình tách thử giếng, nối với giếng cần phải thử hoặc cần phải kiểm tra, để tách
và đo chất lỏng do đó có trang bị các loại đồng hồ để đo dầu, khí, nước.
Bình tách đo: có nhiệm vụ tách dầu khí, nước và đo các chất lưu có thể cùng thực
hiện trong cùng một bình, các kiểu thiết kế đảm bảo đo các loại dầu khác nhau, có
thể loại 2 pha hoặc 3 pha.
Bình tách khai thác dùng tách chất lỏng giếng khai thác từ một giếng hoặc 1 cụm
giếng.
Bình tách nhiệt độ thấp: là một kiểu đặc biệt, chất lỏng trong giếng có áp suất cao
chảy vào bình qua van giảm áp sao cho nhiệt độ bình tách giảm đáng kể thấp hơn

nhiệt độ của chất lỏng giếng.
+ Theo nguyên lý tách cơ bản:
Nguyên lý trọng lực: các bình tách loại này ở cửa vào khơng thiết kế các bộ
phận tạo va đập, lệch dòng hoặc đệm chắn. Cịn ở cửa ra của khí (khơng nhiều) có
lắp đặt bộ phận chiết sương.
Loại va đập hoặc keo tụ bao gồm tất cả các thiết bị ở cửa vào có bố trí các tấm va
đập hoặc đệm chắn để thực hiện tách sơ cấp.
Nguyên lý tách ly tâm có thể dùng cho sơ cấp hoặc dùng cho cả thứ cấp, lực ly tâm
được tạo ra theo nhiều cách.
+ Theo hình dạng: Bình tách đứng, bình tách ngang và bình tách hình cầu.
2.3 Thiết bị tách nằm ngang
2.3.1 Cấu tạo
a. Thiết bị tách 2 pha nằm ngang

Trang 20


Hình 2. 1. Cấu tạo bình tách 2 pha nằm ngang
Vỏ có dạng hình trụ được đặt nằm ngang bên trong có chứa:
- Angle Baffle ( Màng ngăn có dạng góc )
- Defoaming element ( hình dạng là một ống lưới có tác dụng như lưới chiếc
( tách sương ) thứ nhất
- Secondary Mist extractor ( lưới chiếc sướng thứ hai )
- Đường ống dẫn pha khí ra khi tách
- Đường ống dẫn pha lỏng ra sau khi tách
Ngoài ra trên vỏ có gắn Van an tồn và đầu an tồn
b. Thiết bị tách 3 pha nằm ngang

Hình 2. 2. Cấu tạo thiết bị tách 3 pha nằm ngang
1- Đường vào của hỗn hợp.

4- Đường xả khí.
2- Bộ phận tạo va đập.
5- Đường xả nước.
3- Bộ phận chiết sương.
6- Đường xả dầu
2.3.2 Nguyên lý làm việc
Trang 21


a. Thiết bị hai pha
Dòng lưu chất va đập vào thanh chặn có cấu tạo dạng góc và có xu hướng di
chuyển về phía chiều đi của dịng lưu chất. Nhưng tại thời điểm tức thời dòng chảy bị
dừng lại, chất lỏng nặng rơi xuống đáy của bình tách, dịng khí tiếp tục di chuyển xuyên
qua lưới (defoaming element) hoặc đi vào luới lọc sương mù, trong lưới lọc có các thanh
chặn (lá chắn) làm đổi chiều của dòng lưu chất. mục đích cho dịng khí (gas) chuyển
động qua một cách dễ dàng còn các hạt chất lỏng bị giữ lại và rơi xuống đáy bình tách.
Dầu và nước rời khỏi bình tách thơng qua đuờng dẫn chất lỏng, cịn các chất rắn rơi
xuống đáy của bình tách và nó được đưa ra ngoài theo định kỳ làm sạch đáy bình tách.
b. Thiết bị ba pha nằm ngang
Dịng hỗn hợp đi vào thiết bị tách va đập vào bộ phận va đập và có xu hướng di
chuyển về phía chiều đi của dòng lưu chất. Nhưng tại thời điểm tức thời dòng chảy bị
dừng lại, chất lỏng nặng rơi xuống đáy của thiết bị tách, dịng khí tiếp tục di chuyển
xuyên qua bộ phận chiết sương hoặc đi vào lưới lọc sương mù, trong lưới lọc có các
thanh chặn (lá chắn) làm đổi chiều của dịng lưu chất. Mục đích cho dịng khí (gas)
chuyển động qua một cách dễ dàng còn các hạt chất lỏng bị giữ lại và rơi xuống đáy
thiết bị tách. Dầu có tỷ trọng nhẹ nằm trên và khi lượng đủ lớn sẽ tràn qua vách ngăn
sang ngăn chứa dầu và được tháo ra ngoài qua đường xả dầu, nước có tỷ trọng nặng hơn
rơi xuống dưới và được tháo ra theo đường xả nước.
Thiết bị tách nằm ngang thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
+


Tách lỏng - lỏng trong thiết bị tách 3 pha trong sự sắp đặt để hiệu quả hơn trong
việc tách dầu - nước.

+

Tách bọt dầu thô nơi mà diện tích tiếp xúc pha lỏng - khí lớn hơn và cho phép
tạo ra phần vỡ bọt nhanh hơn và sự tách khí từ lỏng hiệu quả hơn.

+

Thiết bị tách hình trụ nằm ngang được lắp đặt tại các vị trí giới hạn về chiều cao,
vì bóng của nó có thể che lấp vùng phụ cận.

+

Được lắp đặt tại những giếng khai thác ổn định lưu lượng.

+

Việc lắp đặt tại những nơi mà những thiết bị điều khiển hay những điều kiện đòi
hỏi sự thiết kế các đập ngăn nước bên trong và ngăn chứa dầu để loài trừ việc sử
dụng bộ điều khiển ranh giới chất lỏng dầu - nước.

+

Dùng ở nơi có nhiều thiết bị cơ động, được yêu cầu cho việc kiểm tra hay sản
xuất.

+


Thượng nguồn của những thiết bị sản xuất sẽ khơng hoạt động hài hịa nhiều như
có chất lỏng trong khí ở đầu vào.

+

Hạ nguồn của những thiết bị sản xuất mà cho phép hoặc tháo ra chất lỏng ngưng
tụ hay đông tụ.
Trang 22


+

Dùng cho những trường hợp mà giá trị kinh tế của thiết bị tách trụ đứng đem lại
thấp hơn.

2.3.3 Phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm
a. Phạm vi ứng dụng
Cần tách hiệu quả dầu, nước, tức là khi cần tách phải tách 3 pha.
- Tách dầu bọt
- Tại vị trí có chiều cao hạn chế, có mái thấp
- Tỉ lệ khí và dầu cao
- Cho các giếng tốc độ khai thác ổn định, cột áp chất lỏng bé.
- Lắp đặt trước các thiết bị xử lý, thiết bị sản xuất sẽ khơng hoạt động hài hịa nhiều
như có chất lỏng trong khí ở đầu vào.
- Lắp đặt sau các thiết bị sản xuất cho phép tháo ra chất lỏng ngưng tụ hay đông
tụ.
b. Ưu điểm
- Hiệu quả với việc tách 3 pha: khí – dầu – nước; bình tách ngang có có diện tích
tiếp xúc dầu khí lớn, cho phép khí thốt nhanh hơn, vì thế nó có thể xử lý thể tích

khí nhiều, tính kinh tế và hiệu quả cao.
- Chi phí chế tạo rẻ, chi phí vận chuyển bằng con lăn thấp hơn so với bình tách
đứng.
- Thận lợi cho việc lắp đặt và bảo dưỡng.
- Bình tách ngang hạn chế dòng rối và tạo bọt.
c. Nhược điểm
- Điều khiển mức là một vấn đề khó trong bình tách ngang, khơng gian dao động
mức bị gới hạn
- Làm sạch gặp khó khăn, dễ bị ngưng tụ và đóng băng chất bẩn bên dưới đường
ống, vì thế khơng tiện có giếng nhiều cát.
- Bình tách ngang chiếm khơng gian lớn tuy nhiên có thể giảm thểu bằng cách xếp
chồng các bình tách.
2.4 Đường ống tách nằm ngang
2.4.1 Cấu tạo

Trang 23


Hình 2. 3. Cấu tạo đường ống tách 2 pha nằm ngang
Đường ống tách hai pha bao gồm hai đường ống đặt song song nhau và liên kết
với nhau như hình vẽ. cấu tạo bao gồm:
- Lower tube ( đường ống dưới ) dùng để chứa và thoát pha lỏng
- Upper tube ( đường ống trên ) dùng để tách bên trong có chứa các chi tiết.
Fluid inlet ( dịng lưu chất cần tách đi vào )
-

-

Defoaming Element : tạo cho dịng lưu chất đi vào bị bắn tung tóe cho pha lỏng
dễ dàng tách khỏi pha khí.

Secondary Mist extractor ( lưới chiếc sương thứ hai ) chíêm tồn bộ thể tích của
đường ống tách làm nhiệm vụ cho pha khí đi qua cịn pha lỏng va chạm vào và
ngưng tụ rơi xuống đáy của đường ống.
Gas outlet : đường thốt khí.

2.4.2 Ngun lý làm việc
Dịng lưu chất cần tách đi vào đường ống trên và bị va đập vào Defoaming
element làm cho dòng lưu chất phân nhỏ thành các hạt tạo cho q trình tách pha khí
trong pha lỏng dễ dàng hơn. Sau khi đi qua Defoaming element pha khí tiếp tục chuyển
động cịn pha lỏng do trong lượng các phân tử nặng nên rơi xuống đáy của đường ống.
Lúc này pha khí tiếp tục chuyển động qua lưới chiếc sương thứ hai, trong qua trình
chuyển động pha khí có mang theo các hạt của pha lỏng và các hạt này bị giữ lại (
ngưng tụ ) ở lưới chiếc sương thứ hai, tạo thành hạt lớn đủ nặng rơi xuống đáy của
đường ống tách ( đường ống dưới ) và được đưa ra ngoài.

Trang 24


2.5 Thiết bị tách thẳng đứng
2.5.1 Cấu tạo

Hình 2. 4. Cấu tạo bình tách hai pha thẳng đứng
Vỏ thiết bị có dạng hình trụ, bên trong vỏ có các chi tiết
+ Mist extrator ( lưới lọc sương ) vật liệu chế tạo lươi chiếc sương là 304 SS
+ Phao điều khiển mực chất lỏng ( nỗi trên mặt thoáng chất lỏng )
+ Van đóng mở do tác động của phao.

Hình 2. 5. Vị trí van an tồn, đầu an tồn, van điều áp trong bình tch thẳng đứng
Trên đỉnh thiết bị có trang bị van an tồn, đầu an tồn và để ổn định áp suất làm
việc cho bình tách tại đầu ra của pha khí có gắn van điều áp. Ngoài ra tùy theo yêu cầu

làm việc ( tùy theo từng loại lưu chất tách ) mà thiết bị tách hai pha cịn có có cấu tạo
như sau:

Trang 25


×