Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Phong cách học Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.83 KB, 95 trang )

BÀI LÀM:
Anh/chị hãy lựa chọn từ 5 đến 8 đoạn hội thoại trong các tác phẩm văn học, điện
ảnh hoặc talk show trên truyền hình…để phân tích đặc điểm của phong cách khẩu
ngữ được thể hiện trong các đoạn hội thoại đó.
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm phong cách học.
Trong những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu về sự
vận dụng của ngơn ngữ; nói cách khác đó là khoa học về các quy luật nói và viết có
hiệu lực cao. Nói và viết có hiệu lực do hai nhân tố chi phối : nhân tố bên ngồi lời nói:
lời nói phải hợp với chân lí, hợp logic; nhân tố thứ hai là nhân tố ngôn ngữ: bao gồm
các phương tiện thuộc các cấp độ của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và
ngữ pháp quyết định hiệu lực của lời nói. Theo Cù Đình Tú: “Phong cách học là một
bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa
chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư
tưởng, tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định”.
Tuy nhiên, phong cách học với tư cách là một ngành học bộ phận của ngôn ngữ học chỉ
khảo sát các phương tiện ngôn ngữ chi phối việc nói viết có hiệu lực.
2. Đối tượng của phong cách học.
Nhìn chung, các nhà ngơn ngữ học đều nhận định phong cách học phải nghiên cứu ba
vấn đề như sau: nội dung biểu cảm của ngôn ngữ; các quy luật lựa chọn và sử dụng các
phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong hoạt động nói năng; các phong cách chức
năng ngơn ngữ. Trong đó, yếu tố biểu càm đóng vai trị quan trọng và chiếm vị trí ưu
tiên nghiên cứu trong ngành phong cách học. Tuy nhiên, để vận dụng được yếu tố biểu
cảm, trước hết phải vận dụng được “nội lực” của ngôn ngữ, mà ở đây là các phương
tiện biểu hiện ngôn ngữ, đó là các phương tiện ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Muốn yếu tố
biểu cảm hành chức thì người sử dụng ngôn ngữ phải lựa chọn cho đúng. Yếu tố biểu
1


cảm là cái cuối cùng mà phong cách học cần chỉ ra được, cịn lựa chọn lời nói là cái
đầu tiên phong cách học khảo sát. Ngồi ra, cũng có một số nhà ngôn ngữ học lại đưa


ra quan điểm coi đối tượng của phong cách học là các phong cách chức năng ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, những nhà nghiên cứu phong cách học cũng có những nhận định và lý
giải khác nhau về tượng của phong cách học, song nhìn chung, họ đều coi đối tượng
của phong cách học là sự lựa lời. Bàn về điều này có Cao Xn Hạo, Đinh Trọng Lạc,
Cù Đình Tú, Hồng Trọng Phiến, v.v. Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt,
Đinh Trọng Lạc đã nêu lên quan điểm của mình khi đưa ra khái niệm phong cách học:
“Phong cách học, trong nghĩa chung nhất, là bộ môn trong ngành ngôn ngữ học nghiên
cứu các nguồn phương tiện ngôn ngữ dồi dào và các nguyên tắc lựa chọn, sử dụng
những phương tiện này trong việc diễn đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhằm đạt
được những hiệu quả thực tế mong muốn, trong những điều kiện giao tiếp khác nhau”.
3. Phong cách khẩu ngữ.
3.1. Khái niệm khẩu ngữ và phong cách khẩu ngữ
3.1.1. Khẩu ngữ.
B. Havranek đã đưa ra khái niệm khẩu ngữ được hiểu như là ngơn ngữ nói, với nghĩa
rộng của từ này, đối lập với ngôn ngữ viết:
“Khẩu ngữ là những đơn vị thường dùng trong ngơn ngữ nói, đối lập với ngôn ngữ
viết.”
Như vậy khái niệm khẩu ngữ khá rộng, có thể bao trùm cả hình thức trao đổi khoa học
bằng miệng, diễn giảng, cho đến những hình thức hội thoại thân mật, riêng tư…
Một quan niệm khác về khẩu ngữ đáng chú ý trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học là
quan niệm của V.Mathesius:
“Khẩu ngữ là những đơn vị từ vựng thường được dùng trong ngôn ngữ hội thoại
hằng ngày, thường có tính dân dã, thơng tục.”
Khẩu ngữ tồn tại dưới hai dạng biến thể là khẩu ngữ của ngơn ngữ văn học (ví dụ như các
cuộc tiếp xúc ở giảng đường) và khẩu ngữ của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. A. Jedlicka
2


cho rằng ngôn ngữ văn học với tư cách là ngôn ngữ sách vở (ngôn ngữ viết) đối lập với
cái được gọi là ngôn ngữ nhân dân (khẩu ngữ thường ngày), dẫn theo:

Ngơn ngữ văn học

Ngơn ngữ bình dân

- Nhân tạo, chịu tác động của lí luận văn

- Tự nhiên

học

- Nói

- Viết

- Đối thoại

- Độc thoại

- Có tính cá nhân

- Có tính xã hội trong diễn đạt ngơn ngữ -

- Biến động

Bảo tồn công cụ ngôn ngữ

- Đơn chức năng: mục đích hiểu biết lẫn

- Cấu trúc đa chức năng về tu từ


nhau.

Hoàng Cao Cương cũng đã đưa ra sự phân biệt giữa ngôn ngữ dân dã và ngôn ngữ thành
văn như sau:
“Nếu như ngôn ngữ dân dã là sự nối tiếp không đứt đoạn ngôn ngữ lời cổ xưa thì ngơn
ngữ thành văn là khúc ngoặt, là dị biến nhảy vọt, khác về chất so với những gì mà ngơn
ngữ đã tồn tại trước đó. Ngơn ngữ dân dã cảm xúc và thực tại hố bao nhiêu thì ngơn ngữ
thành văn lí trí và tự động hố bấy nhiêu. Nếu ngơn ngữ dân dã lấy hồn cảnh giao tiếp
trực tiếp giữa những cá thể làm chỗ dựa cho lí giải thơng điệp thì ngơn ngữ thành văn lại
dựa chủ yếu vào bối cảnh xã hội, vào môi trường giao tiếp xã hội rộng lớn làm tiền đề
cho hiểu và phát triển các thông điệp. Nếu nội dung chủ yếu của các thông điệp bằng
ngôn ngữ dân dã là các kinh nghiệm thì ở ngơn ngữ thành văn, ngồi kinh nghiệm còn
cần đến các tri thức về mọi mặt.”
Rõ ràng, phân biệt về sự tồn tại hai dạng biến thể của khẩu ngữ, với quan niệm khẩu ngữ
là hình thức nói miệng, là rất cần thiết bởi giữa hai khái niệm này có khoảng cách cả về
chất lẫn lượng, cả về đặc điểm phong cách lẫn phạm vi sử dụng trong giao tiếp và các
phương tiện để đảm bảo thực hiện chức năng của phong cách đó. Hình thức khẩu ngữ của
ngôn ngữ văn học sử dụng tự do hơn các phương tiện ngôn ngữ nhưng vẫn không vượt ra

3


khỏi tính quy phạm với những dấu hiệu đặc trưng của phong cách văn học.

Cù Đình Tú cũng tán đồng sự phân biệt hai loại khẩu ngữ văn học và khẩu ngữ bình dân
như trên, ơng khẳng định:
“Phong cách khẩu ngữ tự nhiên chủ yếu dùng lời (nói miệng) nhưng khơng phải bất cứ
lời nói nào cũng đều là được nói theo phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Lời đọc theo một
văn bản của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, lời phát biểu trong hội nghị, lời giảng bài trên
lớp, lời diễn thuyết… đều là những hình thức chuyển tin của phong cách ngôn ngữ gọt

giũa.”
Đồng thời, ông đưa ra tiêu chí để xác định phong cách khẩu ngữ tự nhiên:
“[…] sự giao tiếp khơng mang tính chính thức xã hội giữa cá nhân, có tính chất tự nhiên,
tự phát là điều kiện để hình thành nên phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt.”
3.1.2. Phong cách khẩu ngữ
Theo Đinh Trọng Lạc, phong cách khẩu ngữ là khn mẫu thích hợp để xây dựng lớp
phát ngơn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt
hằng ngày. Cụ thể hơn đó là vai của tất cả những ai với tư cách cá nhân trao đổi tư
tưởng, tình cảm của mình với người khác. Phong cách khẩu ngữ được chia ra hai biến
thể: khẩu ngữ tự nhiên và khẩu ngữ văn hóa. Ngơn ngữ được sử dụng trong phong
cách khẩu ngữ tồn tại cả ở hai dạng nói và viết, mà dạng nói là chủ yếu. Tồn tại dưới
dạng nói là những lời trị chuyện, tâm sự, thăm hỏi, trao đổi, nhận xét, đánh giá, phân
tích, triết lý… Tồn tại dưới dạng viết là những dòng thư ngắn báo tin, chào hỏi, những
đoạn nhật ký. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu phong cách khẩu ngữ ở
dạng nói, được thể hiện qua những lời hội thoại của các nhân vật trong các văn bản văn
học Nam Bộ cuối thể kỷ XIX. Chức năng của ngôn ngữ được thực hiện trong phong
cách khẩu ngữ là chức năng giao tiếp lí trí, chức năng cảm xúc và chức năng tạo tiếp.

3.2. Đặc trưng của phong cách khẩu ngữ.
4


Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã nêu ra những đặc trưng
cơ bản sau đây của phong cách khẩu ngữ:
-Tính cá thể của phong cách khẩu ngứ thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi người khi
trao đổi, chuyện trò, tâm sự với người khác. Mỗi lời nói đều thể hiện đặc điểm sinh lí,
đặc điểm tâm lý, đặc điểm xã hội của riêng từng người khơng ai giống ai.
-Tính cụ thể là đặc điểm nổi bật của phong cách khẩu ngữ. Phong cách khẩu ngữ tránh
lối nói trừu tượng, chung chung, thường sử dụng lối nói cụ thể, nổi bật. Tính cụ thể đã
làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng, ngay

trong những vấn đề trừu tượng.
-Tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể. Lời nói trong phong cách này mang tính cảm
xúc tự nhiên. Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những
tình huống cụ thể trong thực tế đời sống mn hình mn vẻ. Ngơn ngữ trong phong
cách khẩu ngữ trở thành nơi quy tụ những tinh hoa của tiếng nói dân tộc.

3.3. Đặc điểm của phong cách khẩu ngữ.
- Ngữ âm trong phong cách khẩu ngữ: Dạng tồn tại chủ yếu của phong cách khẩu ngữ
là dạng nói. Trong dạng nói người ta có thể thấy được tất cả các biến thể ngữ âm,
những từ địa phương. Trong phong cách khẩu ngữ, khi nói người ta phát âm thoải mái
theo một tập quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung.
Ngày nay do sự phát triển của các phương tiện thơng tin đại chúng, nhiều người đã có ý
thức khắc phục tập quán phát âm địa phương của mình, hướng theo cách phát âm
chuẩn mực chung của cả nước.
- Từ ngữ của phong cách khẩu ngữ: Đặc điểm nổi bật trong sử dụng từ ngữ của phong
cách khẩu ngữ là hay sử dụng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu
sắc cảm xúc. Phong cách khẩu ngữ sử dụng nhiều ngữ khí từ, cảm thán từ với nhiều
màu sắc tình cảm khác nhau để thực hiện chức năng giao tiếp. Ngoài ra phong cách
khẩu ngữ còn ưa dùng từ láy; thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ và lối nói tắt.
- Cú pháp của phong cách khẩu ngữ: điểm nổi bật về về mặt cú pháp là hay dùng
5


những câu hỏi, những câu cảm thán, những câu nói trực tiếp, những câu đưa đẩy. Trong
phong cách này, cấu trúc bị động thường được chuyển thành cấu trúc chủ động. Bên
cạnh đó , phong cách khẩu ngữ có những kết cấu riêng mà những phong cách khác ít sử
dụng.
- Tu từ trong phong cách khẩu ngữ: phong cách khẩu ngữ hay dùng ví von, so sánh để
lời nói có hình ảnh. Ngồi ra cịn hay sử dụng cách diễn tả khoa trương, nói giảm để tơ
đậm hình ảnh khiến người nghe chú ý.

II. PHÂN TÍCH
* Bài tiểu luận tập trung phân tích ngữ liệu trong các tác phẩm văn học, cụ thể bao
gồm:
1. Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư, Nhà xuất bản trẻ, 2010 (Gồm 14 tác phẩm: Cải
ơi, Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ,
Mối tình năm cũ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sơng, Dịng nhớ,
Dun phận so le, Một trái tim khơ, Cánh đồng bất tận)
2. Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, Nhà xuất bản Hội nhà văn,
2006
3. Thời xa vắng, Lê Lựu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2002
4. Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng, Nhà xuất bản Lao động, 2007
5. 37 truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhà xuất bản Văn học, 2006 (Gồm 14 tác
phẩm: Xin hãy tin em, Nước mắt đàn ơng, Cịn lại một vầng trăng, Dĩ vãng, Thiếu phụ
chưa chồng, Rượu cúc, Tình yêu ơi, ở đâu?, Người đàn bà ám khói, Phù thủy, Chị tơi,
Của để dành, Người đi tìm giấc mơ, Sơri trắng, Ám ảnh)
1. Khẩu ngữ trong Văn học
Nếu như ở phong cách khoa học, hành chính cơng vụ… hầu như khơng có cơ sở để
tính khẩu ngữ xuất hiện thì ở phong cách nghệ thuật, từ vựng khẩu ngữ lại chiếm vai
trị đặc biệt quan trọng. Chính trong môi trường ứng dụng này, các đơn vị từ vựng khẩu
6


ngữ đã bộc lộ rõ nhất những nét đặc trưng và hiệu quả sử dụng của mình. Nhu cầu tái
hiện cuộc sống một cách sinh động và gợi cảm nhất chính là điều kiện cho sự hiện diện
của các đơn vị từ vựng khẩu ngữ trong ngôn ngữ viết. Thông qua cách lựa chọn đơn vị
từ vựng khẩu ngữ, nhà văn có thể bộ lộ được những thái độ tình cảm của mình trong
q trình mơ tả hiện thực. Cũng thơng qua đó, người đọc, người nghe có thể nhận ra
những nét đặc trưng của những miền quê cụ thể, những nhân vật có tính cách, cá tính,
tâm lí trong môi trường sống cụ thể. Các nhà văn lớn luôn luôn chú ý khai thác vốn
ngôn ngữ dân gian để vươn tới sự gần gũi với hiện thực. Đặc biệt trong lĩnh vực xây

dựng ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật càng gần thực thế giao tiếp ngôn ngữ
hàng ngày bao nhiêu, người ta càng thấy nhân vật đó thật bấy nhiêu. Ngôn ngữ của
người lao động khác ngôn ngữ của trí thức, của nơng dân khác của cơng nhân, của
những ngƣời bình thường trong xã hội khác với của giới giang hồ. Các tiểu thuyết,
truyện ngắn, phóng sự do nhu cầu miêu tả hiện thực chân thực, sống động cho phép giữ
nguyên sự có mặt của các đơn vị từ 30 vựng khẩu ngữ trong lời thoại của nhân vật. Vì
vậy, các đoạn thoại là nơi chứa đựng lớn nhất các hình thức khẩu ngữ. Các truyện ngắn
thuộc trường phái miêu tả hiện thực thường rất chú ý tới khả năng biểu đạt của các đơn
vị từ vựng khẩu ngữ, vì thế tần số sử dụng các đơn vị này là rất cao, đặc biệt trong các
tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn lớn, trang nào của họ hầu nhờ cũng có vài từ khẩu
ngữ. Các từ này khơng chỉ nằm trong các đoạn thoại mà cịn có cả trong các đoạn văn
miêu tả, nhằm biểu thị thái độ riêng của nhà văn và đạt đến mục đích gây ấn tượng ở
người đọc. Thơng qua sự tồn tại của những đơn vị khẩu ngữ trong các loại hình văn học
nghệ thuật mà giá trị của những đơn vị đó đã được củng cố. Chúng có cơ hội tồn tại lâu
dài và một cách có ý nghĩa nhất ngay trong hình thức ngơn ngữ ln được xã hội coi
trọng là ngơn ngữ viết.

2. Phân tích khẩu ngữ trong 05 ngữ liệu lựa chọn
2.1. Chất liệu khẩu ngữ
Với mục đích xây dựng nhân vật thật, đời sống thật, các tác giả đã khơng ngừng tìm tịi
7


sáng tạo, vận dụng hình thức nói miệng của nhân dân trong câu chuyện của mình.
Đó có thể là một câu thành ngữ:
VD 1: Chỉ có các thủ trưởng mới làm cho thằng Sài sợ, chứ bao nhiêu năm nay, cả ơng
lão nhà này, cả bao nhiêu ngƣời nói cũng chỉ như nước đổ lá khoai.
(Thời xa vắng, Lê Lựu)
=> “Nước đổ lá khoai” trong ngữ cảnh này nghĩa là tất cả mọi người “ông lão nhà này,
cả bao nhiêu người” nói nhiều mà khơng có tác dụng gì cả, người nghe, tức là Sài không

để vào tai, không chịu tiếp thu.
VD 2: Mặc dù đã yên bề gia thất, nhưng ơng vẫn đứng núi này trơng núi nọ, vì càng gần
người vợ bố mẹ chọn cho, cái cô Dần khơ chân gân mặt ấy, thì cậu giáo Phúc càng thấy
đời mình trống vắng thiếu hụt.
(Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
=> “Đứng núi này trông núi nọ” ở đây có nghĩa là hay dao động, hay thay đổi ước
muốn, ý định trước hoàn cảnh mới.
Hay một câu tục ngữ:
VD 3: Tôi ở đâu đến ấy à? ở chỗ đói đến chứ cịn ở đâu nữa? Đói thì đầu gối phải bị.
Khơng đói thì hơi đâu đi lang thang cho nhọc. Có hai mẹ con, nhưng con bé nó chết rồi!
Nó nằm kia nhưng nó chết rồi!
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
VD 4: Lúc ấy nhà mình mạnh, huyện với xã là một nên dù có kiện nữa thì chúng cũng là
con kiến (mà) kiện củ khoai! Chứ nó bới vào lúc này là tướt bơ.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Đâu đó trên trang viết là một bài ca dao dân gian quen thuộc:
VD 5: Chị Lý này. Chị nói thế cũng chỉ đúng một phần thơi. Vợ chồng, ngồi cái tình còn
8


có cái nghĩa. Sống với nhau lâu thì có cái nghĩa tao khang, đá vàng trăm năm. Thế cho
nên, đói no có thiếp có chàng, cịn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Với lí luận xác đáng của mình lại thêm một câu ca dao nói lên tình nghĩa tao khang vợ
chồng mà các cụ từ xưa đã dạy làm cho câu nói của Luận, người em chồng của Lý vừa
mang đầy chất lí luận, vừa thể hiện quan điểm tình cảm của mình hết sức thuyết phục.
Nhưng chúng ta hãy xem cách đối đáp của chị Lý:
VD 6: Nhưng, một ngày tựa mạn thuyền rồng, cịn hơn chính thất nằm trong thuyền
chài!
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)

Chỉ bằng một câu ca dao cơ đọng khơng cần phải giải thích hay thêm thắt gì đã thể hiện
đầy đủ tâm hồn tình cảm của con ngƣời ấy, một ngƣời phụ nữ sắc sảo, tháo vát, một câu
ca dao bình dị bỗng trở nên sắc như dao khi được đặt trong hoàn cảnh đối thoại này,
khiến người em chồng phải nể phục khẽ rên nho nhỏ: “- Chị tài lắm!”

Yếu tố địa phương cũng góp mặt hết sức sinh động đặc biệt trong các trang truyện của
tác giả Nguyễn Ngọc Tư, người con của vùng đất miền Tây Nam Bộ:
VD 7: “Tía kiếm có con Cải rồi, dễ ợt hà mầy ơi”.
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)
VD 8: Ảnh tên Sinh phải hôn cô Út? Ờ, Sinh, ảnh…cũng đang gặt bên đó, cơ Út à.
(Cái nhìn khắc khoải, Nguyễn Ngọc Tư)
Các từ địa phương ở đây là tía (bố), kiếm (tìm), mầy (mày), ảnh (anh ấy), hôn (không), cô
Út (cách gọi người con cuối cùng trong một gia đình ở Nam Bộ).
Yếu tố lóng cũng là một yếu tố khẩu ngữ góp mặt trong các trang văn:
VD 9: Lý giới thiệu ngay khi Luận vừa quay lại: đó là cơ em kết nghĩa của Lý. Và ghé tai
9


Luận, Lý thì thầm:
- Con ơng cốp đấy. Trẻ thế mà sắp tốt nghiệp đại học Ngoại thương rồi đấy.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Cốp là “hòm xe” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Trong văn cảnh này lại mang nghĩa
lóng chỉ (người) có chức vụ cao, có quyền lực. Yếu tố phụ nhấn mạnh, cường điệu xuất
hiện rất nhiều trong các tác phẩm
VD 10: Thì tơi đã bảo là nó chết? Chứ con tơi khơng chết mà tơi lại bảo là chết à? Ơng có
điên khơng đấy? Ông đã nghe thủng tai chưa đấy?
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
VD 11: Nhiều bữa hát ế ngoi ngóp nằm nghe mƣa dầm, nhiều bữa đứng sốt vé bị bọn
du đãng địa phương rượt chạy xịt khói, Thàn muốn về nhà nhưng sợ ông già cười thúi
mũi. (Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)

Các yếu tố phụ là thủng trong nghe thủng, ngoi ngóp trong ế ngoi ngóp, thúi mũi trong
cười thúi mũi. Yếu tố từ tục cũng hoạt động hết sức sống động:
VD 12: Cá chó gì. Tao chỉ tin em Hồi thơi. Anh chả cần cá cũng thắng bởi anh biết em
quá. Chúng mình vào sinh ra tử có nhau rồi.
(Xin hãy tin em, Nguyễn Thị Thu Huệ)
VD 13: Khi nãy, vừa ở hiệu làm đầu ra, gặp luôn hai thằng mất dạy đi xe đạp: “Em ơi, có
đi với các anh khơng?” Chúng vẫy tay, nheo mắt. Tiên sư bố đồ oe con, con tao còn đáng
tuổi anh chúng mày đấy!
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Những từ đáng lí chỉ dùng trong giao tiếp thơng thường như từ chó, tiên sư bố, đ.mẹ, v.v..
lại xuất hiện trong truyện của các tác giả.

10


Ngồi các yếu tố phụ thêm vào, cịn xuất hiện hiện tượng rút gọn trong giao tiếp nói
miệng hàng ngày:
VD 14: Phải chi có cái gì thường được, mình thường cho ảnh.
(Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư)
Nghe câu này, chắc người đọc khó hình dung ra thườg ở đây là cách người nói rút gọn
của từ bồi thường: Mắc mớ gì mà phải bồi thường - Giang cười rồi giật mình.
VD 15: Sáng sau, anh Năm từ giã mũi So Le. Mọi người kêu trời, sao cha nội này đi ở
đơn giản vậy kìa.
(Duyên phận so le, Nguyễn Ngọc Tư)
Khác với trường hợp trên, Sáng sau chẳng khó khăn gì cho ngƣời đọc hiểu là sáng hôm
sau, bởi chúng ta đã quá quen với cách nói này trong giao tiếp hàng ngày. Cái hay ở đây
là việc rút gọn các từ ngữ, cách diễn đạt tạo cho ngƣời đọc sống trong cái khơng khí sống
động của cuộc sống ngồi đời. Các hình ảnh so sánh hết sức sinh động và gần gũi với
cuộc sống đời thƣờng cũng xuất hiện khá nhiều:
VD 16: Ông mướn một cái nhà nhỏ như hộp quẹt, đủ cho hai người còm nhom chui ra

chui vào... (Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)
VD 17: Chắc chị và cả cái nhà này thích tơi sẽ lấy một thằng lực điền chân đất mắt toét
như một con trâu tốt để rồi tống tiễn tơi về nhà nó và ồ ạt đẻ những đứa con như gà chứ
gì?
(Thiếu phụ chưa chồng, Nguyễn Thị Thu Huệ)
Nhà thì được ví với hộp quẹt, thằng lực điền được ví như một con trâu tốt, người đẻ nhiều
con đượcc ví như gà. Đây tồn là những hình ảnh hết sức quen thuộc, giản dị và dễ nhớ
với người đọc.
Như vậy, từ vựng khẩu ngữ có vai trò to lớn trong sáng tạo nghệ thuật. Trong nhiều
trường hợp, sự có mặt của những đơn vị này là không thể thay thế. Ngôn ngữ đại chúng
vừa là cái nôi sản sinh ra các đơn vị từ vựng khẩu ngữ, vừa là môi trường kiểm nghiệm,
11


thẩm định giá trị tồn tại của những đơn vị đó. Đây là nguyên nhân xâm nhập của phong
cách khẩu ngữ vào phong cách văn học với tƣ cách là những phương tiện bổ trợ không
thể thiếu
2.2. Tiếng địa phương
2.2.1. Cách gọi mang đặc trưng vùng miền
Mỗi địa phương có đặc trưng phát âm, đặc trưng từ vựng riêng biệt. Yếu tố địa phương
trong TPVC thuộc một trong những yếu tố khẩu ngữ rất dễ nhận thấy. Nó thể hiện rõ nhất
là trong giao tiếp thông thường, trong cách xưng hô của từng địa phuơng, từng vùng miền
nhất định. Dù xuất hiện nhiều hay ít thì sự có mặt của các từ địa phương cũng đều cho ta
thấy được sơ bộ bối cảnh nơi các nhân vật đang sinh sống. Chẳng hạn, cách xưng hô của
các nhân vật trong tác phẩm viết về làng quê Việt Nam Mảnh đất lắm người nhiều ma
đã xây dựng lên đượcc những đặc trưng làng quê Bắc Bộ rõ rệt: con gọi bố, mẹ là thầy, u;
vợ gọi chồng là thầy nó xưng em hoặc tơi; chồng gọi vợ là mẹ nó xưng tơi; em chồng gọi
chị dâu là bá xưng em hoặc tôi; v.v…
Con gọi bố mẹ:
VD18: Lúc đi thầy có nói gì với u không? - Đào vẫn ngồi lầm rầm ở ghế, giọng đanh lại

chứ khơng cịn sùi sụt nữa.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Vợ chồng xưng hô với nhau:
VD 19: Mẹ nó khơng phải lo. Cả thằng Ưởng, thằng Ngạc cũng khơng phải lo, có gì tao
sẽ chịu tất. - Tơi nói thế là lo cho thầy nó, chứ tơi thì...
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Em chồng xưng hô với chị dâu:
12


VD 20: Sẽ tìm cách gỡ sau, chứ bây giờ biết làm thế nào. Em vừa dặn ba bác cháu rồi,
nhưng tí nữa bá nhớ nói thêm là phải bình tĩnh, không được chống đối bậy bạ, rồi em sẽ
liệu.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Cách gọi mẹ nó, thầy nó chỉ có thể ở một làng quê nhất định nào đó. Đúng như nhận xét
của chị Lý trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn:
VD 21: […] Đến gọi mình ơng ấy cũng có bao giờ gọi là em đâu. Có lúc cịn gọi là mẹ
thằng Dư nữa kia! Quê quá xá.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Yếu tố địa phương đã chi phối cách xưng hơ của mỗi người trong bối cảnh giao tiếp gia
đình cũng như ngoài xã hội: Ở vùng này người con gái mang tên tục của mình ngắn lắm.
Ngay từ hơm bước chân về nhà chồng, người ta đã quên mất tên cô rồi. Cô nép vào chồng
và mang một phần cái lên của chồng. Rồi mang tên con, rồi mang tên cháu. Cứ thế, lần
lần cơ hồ tan vào, cơ đánh mất mình đi trong chính những ngƣời ruột thịt của mình! Đến
khi có ai gọi cái tên từ thủa lọt lòng, những người đàn bà còn sững cả ra, cứ như khơng
phải gọi mình! (Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường). Cho nên, bà Son,
nhân vật chính trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường là dì, mẹ nó, bá, bà, chứ chẳng
bao giờ được gọi bằng tên tục của mình cả:
VD 22: Kìa dì. Dì vào ăn cơm - ông Khừu vẫn giơ đũa ngang mặt, gọi.
VD 23: Mẹ nó đong cho chú Thó vay nồi thóc, dồn vào bao tải để chú vác cho tiện.

VD 24: Dì đấy hả? Nghe nói dượng về, tơi sang mừng đây.
VD 25: Bá lên trên này.

13


VD 26: - Bà đấy à?... Bà... Bà gọi tôi? ông Phúc ngỡ ngàng, hơi bối rối đến ngờ vực.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)

Ở tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta lại thấy hiện lên các cách xưng hô đặc
trưng cho vùng đất Tây Nam Bộ: con gọi bố là tía, ba; em gọi chị là chế xưng em; người
đàn ông lớn tuổi xưng mình là qua gọi người nhỏ tuổi hơn là chú em; hay gọi tên người
đối thoại và xưng tui, v.v..
Chị em xưng hô với nhau:
VD 27: Con Thủy thày lay:"Ảnh thương chế đó". Giang vỗ đầu em:"Thương khỉ khơ gì
mà khơng chịu nói, hả?". Con Thủy cười:" Chế hỏi cái bộ như em là ảnh vậy".
(Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư)
Người đàn ông lớn tuổi xưng hô với người vai dưới mình:

VD 28: Nhà ơng Sáu có sẵn rượu, nhưng ơng bảo không phải ông nghiền, sẵn rượu để
gặp tri âm nhâm nhi chút chơi, "Qua thích chú em qua mới mời".
(Biển người mênh mông, Nguyễn Ngọc Tư)
Con xưng hô với cha:
VD 29: Con khơng đành để tía ở lại một mình.
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)

Gọi tên người đối thoại và xưng tui:
VD 30: Diễm Thương nói tui mắc cười quá ông Năm à, tui lên ti vi để cha mẹ nhìn mà họ
khơng biết tui là ai, cịn người dưng liếc ngang là nhớ liền.
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)

Ngoài các cách xưng gọi mang tính địa phương, trong các TPVC được khảo sát cịn vơ số
các từ vựng địa phương mang đặc trưng vùng miền khác.

14


2.2.2. Từ vựng mang đặc trưng vùng miền

Nói đến yếu tố địa phương chúng ta khơng thể khơng nói tới vấn đề từ địa phương bởi
ngoài mảng ngữ âm, đây là một bộ phận quan trọng để nhận ra địa phương này với địa
phương khác.
VD 31: từ địa phương hốt có sự đối lập với từ tồn dân hoảng về mặt ngữ âm, về mặt
nghĩa là tương đương nhau:
Chỉ sợ ma chứ ai sợ người. có phải khơng hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con
cháu, thấy hốt q. Nhìn chả thấy người đâu, tồn ma. Những thân người sống ngồi đấy
mà mà cấm còn nhận ra ai nữa.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
VD 32: từ bá thuộc phương ngữ có quy chiếu tương đương với bác trong từ toàn dân:
Em phải bán non hai tạ cho nhà ông Quàng đấy bá ạ. Giá có mười hai.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
VD 33: Từ địa phương mấy tương đương với từ với trong ngơn ngữ tồn dân, chỉ khác
nhau về hình thức ngữ âm:
Mẹ nó mấy dì về ăn cơm, cãi nhau làm qi gì cho mỏi mồm! - ơng Khừu quay ra, giọng
lè phè bất cần.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Đối lập về mặt nghĩa:
VD 34: Má tơi cũng khơng kể với ba cái đêm gặp "tình địch" ấy, nhưng mãi mãi, mỗi khi
cả nhà ngồi ăn cơm, tim má lại hiện lên hình ảnh cái rổ úp chén đan bằng nan tre đã xỉn
mầu, trên đó có cái dĩa, cái tơ và ba cái chén, ba đơi đũa như thuở người đàn bà trên ghe
cịn ngun một gia đình.

(Dịng nhớ, Nguyễn Ngọc Tư)
15


Chén ở phương ngữ Nam Bộ chính là bát trong ngơn ngữ tồn dân. Chén trong ngơn ngữ
tồn dân lại có một nghĩa là đồ dùng để uống nước, uống rượu, thường bằng sành, sứ,
nhỏ và sâu lòng (Từ điển tiếng Việt, Hồng Phê).
Đối lập về mặt âm, hình thức ngữ âm khác hồn tồn:
VD 35: Ơng Năm phấn khởi, vậy hả, vậy à, phải làm đám cưới tử tế cho con nhỏ đỡ tủi,
để tao làm ba nó, đại diện cho đàng gái làm sui chơi.
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)
Sui trong phương ngữ Nam Bộ dùng với nghĩa thông gia ở ngơn ngữ tồn dân. Ngồi ra,
cịn một loạt các từ tương tự chúng tơi tìm thấy trong tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư như bông sao nhái (hoa chuồn chuồn), cây cịng (muồng), bơng bụp (hoa dâm bụt),
cây ớt hiểm (cây ớt chỉ thiên), lên liếp (làm luống), trái khóm (quả dứa), bơng trang (hoa
mẫu đơn).
Đối lập về mặt âm, hình thức ngữ âm khác bộ phận:
VD 36: Nhà mục rồi, đêm nằm nghe mối ăn trẹo trẹo, sợ chị ngại, ơng nói: "tánh tơi ở
đồng quen rồi, ngủ có gió mới ngon".
(Cái nhìn khắc khoải, Nguyễn Ngọc Tư)
Tánh trong phương ngữ Nam Bộ có ý nghĩa giống như tính ở ngơn ngữ tồn dân. Khơng
có đối lập với từ vựng toàn dân là hàng loạt các sự vật, hiện tượng, cách biểu cảm xung
quanh môi trường sống của các nhân vật: cây bình bát, thớt mù u, trái nhàu, cây mắm,
rặng ráng, cây vông nem, chùm gọng, hàng so đũa, cây quao, lá chầm đóp, bụi lức dại, lá
lụa, bông tra, cây ô môi, sàn lãn, cái cà ràng, cái khạp, cái thạp, cơn cớn, cà trớn, chí mí,
quạo, trớt quớt, càm ràm, v.v..
VD 37: Đám đàn bà con gái bê những cái cà ràng nhóm củi nấu ăn lên bờ.
(Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư)
Ở cấp độ từ vựng, một lần nữa từ vựng địa phương trong các tác phẩm văn chương được
người đọc vào thế giới nhân vật, tới tận nơi nhân vật đang sống, nơi có đặc trưng vùng

miền dễ nhận thấy thơng qua các từ địa phương đặc trưng cho vùng ấy.

16


2.3. Tiếng lóng
Với tư cách là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, tiếng lóng là một tiểu loại của
phương ngữ xã hội, chúng được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ nhằm bảo vệ
lợi ích cho chính nội bộ của mỗi nhóm xã hội đó. Yếu tố từ lóng với tư cách là một yếu tố
khẩu ngữ chỉ được dùng cho một nhóm xã hội nhất định đựợc chúng tôi coi như là một
hiện tượng lệch 46 chuẩn về mặt từ vựng.
VD 38: Giả thóc hay tiền là tùy ơng. Của tơi là 3 tạ thóc, cịn giả tiền thì phải đủ 150
ngàn, cứ thế mà nơn ra, khơng bng được của tơi đâu!
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Cái biểu đạt “Nơn” trong Từ điển tiếng Việt (Hồng Phê) có những cái được biểu đạt sau:
Nơn1 đg. Tống ra ngồi qua đường miệng, khơng cầm giữ được, những gì chứa trong dạ
dày.
Nơn2 t.(ph.). Buồn, khó nhịn được cười.
Nơn3 đg. (hay t.). (ph.). Vội

Nhưng từ “nơn” trong ví dụ trên lại mang nghĩa biểu đạt mới trong ngữ cảnh, đó là: buộc
phải nộp tiền bạc hay một thứ gì đó. Với ý nghĩa mới này “nôn” trong văn cảnh trên là
một từ long

VD 39: Hỏi ngay xem thằng khốn nạn nào làm thịt nó đêm qua rồi.
(Thiếu phụ chưa chồng, Nguyễn Thị Thu Huệ)
Làm thịt trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) có hai nghĩa:
đg. 1 Giết con vật để lấy thịt ăn;
2 (kng.). Giết chết, tiêu diệt.
Nhưng trong văn cảnh trên, làm thịt lại có nghĩa lóng là: (đàn ơng) chinh phục được thân

xác phụ nữ.

17


VD 40: Anh cũng hơi ngại, nhưng không về không được. Nghĩa tử là nghĩa tận. Anh mới
đẩy ba tờ, được hơn ba triệu. Đưa cả cho mẹ, đủ không em?
(Thiếu phụ chưa chồng, Nguyễn Thị Thu Huệ)
Đẩy trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê):
đg. 1 làm cho chuyển động theo một hướng nào đó bằng tác dụng của một lực ép thẳng
tới.
2 làm cho xa ra, cho cách xa ra.
3 làm cho phát triển mạnh hơn, cho có đà.
Đẩy trong văn cảnh này mang nghĩa lóng là bán.
VD 41: Lý giới thiệu ngay khi Luận vừa quay lại: đó là cô em kết nghĩa của Lý. Và ghé
tai Luận, Lý thì thầm:
Con ơng cốp đấy. Trẻ thế mà sắp tốt nghiệp đại học Ngoại thương rồi đấy
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Cốp là “hòm xe” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Trong văn cảnh này lại mang nghĩa
lóng chỉ (người) có chức vụ cao, có quyền lực.
Nói chung, thực tế cho thấy mỗi nhóm xã hội tự tạo cho mình những từ ngữ lóng mang
tính bí mật riêng và do những liên tưởng khác nhau mà đã tạo nên chúng.

Chẳng hạn từ ngữ lóng được tạo ra bằng đơn vị từ vựng nước ngoài, các đơn vị từ vựng
nước ngồi được Việt hóa cách đọc (cách viết):
VD 42: Chị Lý, Phượng này, bọn phe có đứa chơi ngông, ngày ông táo chầu trời, đốt
bánh pháo dài ba mét.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Phe ở đây là từ từ affere của nước ngoài mà ra với nghĩa lóng: mua đi bán lại để kiếm lãi.
Hoặc sử dụng tên riêng, nhất là các tên riêng trong TPVC nghệ thuật (tiểu thuyết, phim

ảnh, bài hát v.v…) để tạo từ lóng:

18


VD 43: Nó vừa ki, vừa Trư như thế, mày đánh đu làm gì?
(Xin hãy tin em, Nguyễn Thị Thu Huệ)
Trư là tên một nhân vật trong truyện Tây Du Ký vừa tham ăn vừa lười biếng, tác giả đã
lấy đặc điểm đặc thù này để tạo từ lóng cho câu nói.

VD 44: Hai tay Lý sục vào hai cái làn, thoăn thoắt. Và giọng chị lanh lảnh, liến thoắng:
Phượng này, đây là hai chai Lúa mới nhé. Tranh nhau mãi với chúng nó mới được đấy!
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Lúa mới là tên của một loại rượu trắng quen thuộc với người Việt đến mức nó có thể
dùng ở dạng lóng thay thế cho từ rượu trong văn cảnh trên.

VD 45: Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm qua con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi,
sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con "trời vật" nầy lại không ai lo. Qua tin tưởng chú
em nhiều, đừng phụ lòng qua nghen".
(Biển người mênh mông, Nguyễn Ngọc Tư)
Nếu không đọc Biển người mênh mơng khó ai có thể hình dung được con quỷ sứ, con trời
vật lại chính là con bìm bịp của ông Sáu Đèo trong truyện. Trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma, cũng xuất hiện một loạt các cách dùng lóng trong giao tiếp công việc giữa
những người trong tổ chức Đảng viên: ăn lộc nghĩa là “ăn hối lộ”; chân nghĩa là “chức”;
sàng sê nghĩa là “tiêu”; bắn vọt cầu vồng nghĩa là “gửi đơn vƣợt cấp”; phơi áo nghĩa là
“thua”; ra đi nghĩa là “mất việc”,…
VD 46: Hỏi nếu khơng được làm cái chân giữ tiền cho xã, thì Quàng lấy gì mà sàng sê?
Mấy năm trước vợ chồng hắn có hơn gì lão Quềnh?

VD 47: Thế là họ bắn vọt cầu vồng lên huyện, mà có khi đã gửi lên cả tỉnh để tấn công ta

đấy!

19


VD 48:
- Thủ vừa hỏi, vừa đi gần lại Sửu, cốt để cho Sửu cùng nghe.
- Bị phơi áo rồi! Đến cái chân bí thư đảng ủy cũng cịn khó nhằn

VD 49: Mới nhìn qua thấy ai cũng hăng hái đấu tranh nhƣng sự thực lại cùng nhau né
tránh, không động đến những nguyên nhân cơ bản, cứ như là một cam kết ngầm phải
chừa cái góc cấm ra, vì nếu khơi vào những điều chính yếu thì cả hai sẽ cùng phải ra đi!

Như vậy, tiếng lóng nói chung và từ ngữ lóng nói riêng, được người viết đưa vào tác
phẩm của mình chủ yếu dưới dạng dẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc lại nhằm “miêu
tả hiện trường”. Điều đó cho thấy rằng dù được xuất hiện trong hình thức ngơn ngữ viết,
nhưng lóng vẫn chỉ là lóng ở dạng khẩu ngữ mà thơi.

2.4. Từ ngoại nhập
VD 50: Luận có lẽ là đứa con thơng minh nhất, đi học tuần nào cũng được bon point
(điểm tốt - tiếng Pháp), tư duy khúc chiết, tâm hồn sáng sủa, trong khi Cần lại có thiên
hướng thực hành.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
VD 51: Tạp hôn cực kì lang chạ, huyết tộc, punaluan, đối ngẫu, một vợ một chồng.
Nghĩa là, gia đình là một yếu tố năng động.
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)

VD 52: Rồi mọi người ra nhảy, bản nhạc vanxơ vang lên dìu dặt, quyến rũ, tất cả mọi
người ơm nhau ra, Hồi thì đứng im lìm, nhìn ngắm.
(37 truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ)

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×