Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Không thể bỏ qua kỹ năng mềm. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.36 KB, 5 trang )







Không thể bỏ qua kỹ năng mềm

Một sinh viên giỏi, một người thợ tốt không thể phát huy hết năng lực trong môi
trường làm việc hiện đại nếu thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, ý thức, đạo đức
nghề nghiệp… Đào tạo nghề quy về một mối Cần "cách mạng" toàn diện ở bậc học
phổ thông Đổi mới giáo dục: Cần bắt đầu từ tư duy
Đây là khâu ít được chú trọng trong chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục,
dạy nghề ở Việt Nam.
Việc lơ là đào tạo kỹ năng là nguyên nhân chính của tình trạng vô kỷ luật, thiếu
chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm công việc không cao, hiệu quả công việc thấp
của lao động Việt Nam chứ không phải do tay nghề kém, trình độ thấp. Do vậy,
hầu hết sinh viên, học viên sau khi ra trường đều phải trải qua khóa đào tạo lại tại
doanh nghiệp mới có thể bắt tay vào công việc.

Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên
môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt.
Bạn có phải là người có suy nghĩ tích cực, tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn
giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là dạng câu hỏi các nhà tuyển dụng đặt
ra nhằm đo lường kỹ năng mềm của ứng viên khi phỏng vấn xin việc. Câu chuyện
người lao động Việt Nam phải tham gia một khóa đào tạo ngắn về ngôn ngữ, ứng
xử, cũng như ý thức tổ chức kỷ luật, những điều nên làm, nên tránh trước khi sang
lao động tại Hàn Quốc, Malaysia là một ví dụ điển hình.
Theo đánh giá của Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực xuất khẩu lao động của Công
ty Vietravel Nguyễn Quang Hưng thì kỹ năng đóng vai trò quan trọng như một
chiếc máy cái, đây mới là yếu tố quyết định chất lượng, năng lực của người lao


động chứ không phải trình độ và bằng cấp.
Chìa khóa vào đời
Kỹ năng mềm không phải là thiên bẩm mà do đào tạo mà nên. Chính vì vậy, kỹ
năng mềm cần được học càng sớm càng tốt để người học có nhiều thời gian thực
hành và biến kỹ năng mềm thành thói quen và “phản xạ có điều kiện”. Chính
những phản xạ có điều kiện này lâu dài sẽ tạo thành tác phong lao động, làm việc,
làm nên một người lao động chuyên nghiệp và hiệu quả dù trong bất cứ lĩnh vực,
công việc nào.
Tuy nhiên, hệ thống giáo dục, đào tạo của Việt Nam lâu nay chỉ chú trọng chuyện
truyền đạt kiến thức để hoàn thành chương trình dẫn đến bằng cấp, tức là đào tạo
trình độ, chứ không hề quan tâm tới đào tạo các kỹ năng mềm.
TS. Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và
Đào tạo) cho rằng “Thật sai lầm trong dạy nghề hiện nay nếu quá nhấn mạnh yếu
tố "bằng cấp"để thu hút người vào học nghề. Mục đích dạy nghề, dạy kỹ năng nghề
để có việc làm và thu nhập mới là cái người lao động thực sự cần và cần phải có”.
Tùy theo yêu cầu của công việc, mỗi cấp độ nghề đòi hỏi những cấp độ kỹ năng
khác nhau. Chẳng hạn như với người nông dân và ngư dân, họ không cần học lý
thuyết hay trình độ, cái họ cần trang bị là kỹ năng đàm phán giá, bảo quản chế biến
sản phẩm, phân tích nhận định luồng cá, phòng tránh bão cũng như những tranh
chấp xung đột trên biển.
Nhưng với kỹ sư, bác sĩ thì cần kỹ năng đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu nước ngoài,
thuyết trình trước hội thảo quốc tế.
Kỹ năng có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất công việc và trình độ
người tiếp nhận, nhưng vai trò của nó là không thể thiếu.
Trong bối cảnh hiện có đến trên 84% lực lượng lao động chưa được đào tạo thì tư
duy dạy nghề cần chuyển mạnh sang đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà không phải
quá nhấn mạnh đào tạo trình độ nghề (vốn đòi hỏi phải học hành nhiều hơn, thời
gian lâu hơn, học cả kiến thức văn hóa lẫn chuyên môn. . . ).
Chỉ khi được trang bị kỹ năng chuyên nghiệp và bài bản, người lao động Việt Nam
mới có thể tự tin, chuyên nghiệp, đó chính là cánh cửa để lao động Việt Nam bước

vào thị trường lao động khu vực và thế giới.

×