Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

(Luận án tiến sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HỒNG NHUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN
VÀ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HỒNG NHUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN
VÀ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ
2. TS. BÙI ĐAN THANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

luan an


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào
tạo nào. Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, nội dung
nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.

TP.HCM, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả

Phạm Thị Hồng Nhung

luan an


ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại học Ngân
hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên hướng dẫn luận án - PGS.TS. Đoàn Thanh Hà đã tận tình chỉ bảo và đặt
nền móng, định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án này, TS. Bùi Đan
Thanh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn, có những góp ý chi tiết với những
chỉ dẫn khoa học đáng quý và hỗ trợ tôi trong việc công bố các kết quả nghiên cứu của luận
án.
Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin được gửi đến Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngân
hàng TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp nghiên cứu sinh đã rất
nhiệt tình hỡ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, hỡ trợ tơi
để tơi có nhiều thời gian cũng như sức khỏe trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
nghiên cứu khoa học này.
Cám ơn những người thân trong gia đình đã ln bên tơi, sự giúp đỡ của các thành
viên trong gia đình chính là động lực giúp tơi có thể nỡ lực để hồn thành luận án này.

luan an


iii

TÓM TẮT
Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và
rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương
pháp định tính và định lượng theo phương pháp Bayes thơng qua thuật tốn lấy mẫu Gibbs
nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Sử dụng số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính
của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tiền gửi của khách hàng (DEP) có xu hướng làm giảm lợi nhuận của các NHTM

(i)

tại Việt Nam.
Nợ phi tiền gửi (NONDEP) có xu hướng làm tăng lợi nhuận của các NHTM tại

(ii)

Việt Nam.
(iii)

Vốn ngân hàng (CAP) có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ròng trên tài sản
ROA nhưng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROE.

(iv)

Tiền gửi của khách hàng (DEP) có xu hướng làm giảm rủi ro của các NHTM
Việt Nam.
Nợ phi tiền gửi (NONDEP) có có xu hướng làm tăng rủi ro của các NHTM Việt

(v)

Nam.
(vi)

Vốn ngân hàng (CAP) có xu hướng làm gia tăng rủi ro của các NHTM Việt Nam

Từ các kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra các kết luận và khuyến nghị

đối với ban lãnh đạo NHTM và các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh cấu trúc
vốn ngân hàng theo hướng hợp lý hơn từ đó giúp các NHTM hoạt động kinh doanh ngày
càng hiệu quả và nâng cao sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Từ khóa: ngân hàng thương mại, lợi nhuận, rủi ro.

luan an


iv

ABSTRACT
The thesis is conducted to study the impact of capital structure on the profitability
and risk of Vietnamese commercial banks. The research was carried out by qualitative and
quantitative methods by Bayesian method via Gibbs sampling algorithm to achieve the
research objective. Using data collected from financial statements of 30 Vietnamese
commercial banks in the period 2012-2020, the research results show that:
(i)

Customer deposits (DEP) tend to reduce profitability of commercial banks in

Vietnam.
(ii)

Non-Deposit liabilities (NONDEP) tends to increase profitability of

commercial banks in Vietnam.
(iii)

Bank equity (CAP) has a positive effect on net return on assets ROA but has


a negative effect on net return on equity ROE.
(iv)

Customer deposits (DEP) tend to reduce the risk of Vietnamese commercial

(v)

Non-Deposit liabilities (NONDEP) tends to increase the risk of Vietnamese

banks.

commercial banks.
(vi)

Bank capital (CAP) tends to increase the risk of Vietnamese commercial

banks
From the research results of the thesis, the author makes conclusions and
recommendations for the management of commercial banks and policy makers who can
adjust the bank's capital structure in a more reasonable direction, thereby helping
commercial banks operate more efficiently and improve the financial stability of
commercial banks in Vietnam.
Keywords: commercial bank, profitability, risk-taking.

luan an


v

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
ABSTRACT ....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU................................................................................................ 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học ........................ 4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 8
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 8
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 8
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 9
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 9
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 9
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10
1.6 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 11
1.7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 12
1.8 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN .................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................... 16
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN ....................................................... 16

luan an



vi
2.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn ....................................................................................... 16
2.1.2 Thành phần của cấu trúc vốn .............................................................................. 17
2.1.3 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại .......................................................... 20
2.1.4 Chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại ................................ 22
2.1.5 Các lý thuyết về cấu trúc vốn ............................................................................. 24
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 26
2.2.1 Khái niệm ............................................................................................................ 26
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại ............................... 27
2.2.3 Các lý thuyết về lợi nhuận của NHTM ............................................................... 30
2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........ 31
2.3.1 Khái niệm ............................................................................................................ 31
2.3.2 Đánh giá rủi ro của ngân hàng thương mại ........................................................ 36
2.4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................. 38
2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận
của ngân hàng thương mại ........................................................................................... 38
2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro của
ngân hàng thương mại ................................................................................................. 49
2.5 THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................... 54
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 58
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 58
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 60
3.2.1 Các biến nghiên cứu ........................................................................................... 60
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 69
3.3 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ........................................................................... 70
3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 72
3.4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 72
3.4.2 Kiểm định mơ hình ............................................................................................. 73
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 75

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ........................... 75
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 82

luan an


vii
4.2.1. Tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các ngân hàng............................ 82
4.2.2. Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro của ngân hàng ........................................ 92
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN HỢP LÝ ........................................ 101
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101
5.2 CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG XÂY DỰNG CẤU TRÚC
VỐN HỢP LÝ .............................................................................................................. 104
5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại ................................................................... 104
5.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................................... 108
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 112
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN141

luan an


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI ĐẦY ĐỦ

KÝ HIỆU

VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

CTV

Cấu trúc vốn

DN

Doanh nghiệp

ESS

Số lượng mẫu hiệu quả

Effective Sample Size

FEM

Mơ hình tác động cố định

Fixed Effects Model

Phương pháp bình phương bé

Feasible Generalized Least


nhất tổng qt

Squares

FGLS
GMM

Mơ hình hồi quy moment tổng quát Generalized Method of Moments

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

MCMC

Gross Domestic Product
Markov Chain Monte Carlo

MTV

Một thành viên

NDH

Nợ dài hạn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NHTM

Ngân hàng thương mại

OLS

Bình phương nhỏ nhất thơng Ordinary Least Squares

Net Interest Margin

thường
REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

Random Effects Model

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

Return on Assets

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


Return on Equity

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

luan an


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng kết các nghiên cứu về các động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................................................... 45
Bảng 2.2 Tổng kết các nghiên cứu về các động của cấu trúc vốn đến rủi ro của các ngân
hàng thương mại Việt Nam ................................................................................................ 52
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu ...................................... 66
Bảng 3.2 Đo lường các biến sử dụng trong mơ hình .......................................................... 67
Bảng 3.3 Các mơ hình trong đề tài ..................................................................................... 70
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2020 .................... 75
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy theo lợi nhuận 80
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy theo rủi ro ....... 81
Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA và biến độc lập DEP .................. 82
Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA và biến độc lập NONDEP ......... 83
Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA và biến độc lập CAP .................. 83

Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE và biến độc lập DEP .................. 84
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE và biến độc lập NONDEP .......... 84
Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE và biến độc lập CAP .................. 85
Bảng 4.10 Số lượng mẫu hiệu quả ..................................................................................... 88
Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc Z-score và biến độc lập DEP ............ 92
Bảng 4.12 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc Z-score và biến độc lập NONDEP.... 93
Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc Z-score và biến độc lập CAP ............ 93
Bảng 4.14 Số lượng mẫu hiệu quả ..................................................................................... 95

luan an


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 12
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 59
Hình 4.1 Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2020 ........ 76
Hình 4.2 Rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2020 .............. 78
Hình 4.3 CTV của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2020 ................ 79
Hình 4.4 Kiểm định hội tụ của ch̃i MCMC đối với biến ROA ...................................... 86
Hình 4.5 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE ....................................... 87
Hình 4.6 Kiểm định hội tụ của ch̃i MCMC đối với biến lnZ-score ............................... 95

luan an


1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Khác với các doanh nghiệp phi tài chính, NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc
biệt là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong
nền kinh tế, vì vậy ngân hàng trong những năm gần đây càng ngày càng đóng góp vị trí
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. NHTM vừa là người đi vay vừa
là người cho vay, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi và sử dụng
nguồn vốn này đáp ứng các nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phân phối nguồn vốn cho các
ngành nghề sản xuất kinh doanh trong tồn xã hội, chức năng kinh doanh chính của
ngành ngân hàng là chức năng kinh doanh tiền tệ nên hoạt động của ngân hàng đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, sự ổn định hệ thống ngân hàng thương
mại góp một phần lớn vào sự ổn định chung cho cả nền kinh tế. Ngân hàng là bộ máy
trung gian quan trọng giữa huy động và cho vay, giúp dòng tiền trong xã hội vận hành
hiệu quả. Ngoài ra, với chức năng là trung gian thanh toán, quản lý các phương tiện
thanh toán, chức năng tạo tiền (bút tệ), NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Vì vậy, sự ảnh hưởng của ngân hàng
đối với cá nhân và với doanh nghiệp là rất lớn, và nó còn ảnh hưởng tới sự vận hành của
cả nền kinh tế. Ổn định hệ thống tài chính ln được chính phủ các quốc gia đặc biệt
chú trọng, một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, hiện đại là tiền đề cho sự phát
triển của mỗi nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các
quốc gia trên thế giới, được xem như kênh dẫn vốn linh hoạt và hiệu quả với nguồn vốn
của ngân hàng được tài trợ chủ yếu là từ các nguồn vốn bên ngoài do tổng tài sản được
tài trợ chủ yếu là nợ (Berlin 2011). Như vậy, nghiệp vụ huy động vốn là một trong những
nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất đối với bất kỳ ngân hàng nào, được xem như là yếu
tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Sealey and Lindley 1977). Là

luan an



2
doanh nghiệp đặc biệt và có sức ảnh hưởng lớn đối với kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia,
các NHTM luôn nhận được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng
như tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về ngân hàng, chẳng hạn như hiệp ước Basel về
lĩnh vực ngân hàng. Do các ngân hàng cho vay và kiếm lợi nhuận dựa trên nguồn tiền
của người khác, là nguồn tiền có độ rủi ro cao vì về cơ bản, việc rút tiền có thể xảy ra
bất cứ lúc nào mà khách hàng cần. Do đó, NHTM sử dụng đòn bẩy cao và tạo ra địn
bẩy tài chính cho tất các các doanh nghiệp khác (Hoque and Pour 2018). Mặt khác, vốn
của NHTM có vai trò rất quan trọng, được xem là tấm đệm tài chính, giúp giảm thiểu
các rủi ro cũng như các khoản lỗ có thể phát sinh trong tương lai (Ahmad and Albaity
2019). Để đảm bảo các NHTM có đủ vốn, việc vận dụng theo chuẩn mực quốc tế, như
khuôn khổ an toàn vốn có trọng số rủi ro do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng, là
rất quan trọng. Khi các NHTM có nhiều vốn hơn sẽ có thể an toàn hơn nhưng điều đó
lại trái với mong muốn của các nhà quản lý ngân hàng, muốn nắm giữ ít vốn hơn do chi
phí của nguồn vốn này cao hơn so với các nguồn vốn khác (Mishkin 2000). Do đó, địn
bẩy tài chính của các NHTM cần được quy định bởi cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh
vực ngân hàng và đảm bảo ít có sự biến động lớn về tỷ lệ đòn bẩy giữa các ngân hàng
(Mishkin 2000). Nhưng trên thực tế, mức độ biến động về tỷ lệ địn bẩy tài chính thường
rất lớn giữa các NHTM, có thể nhận định rằng chưa có một loại hình doanh nghiệp nào
sử dụng tỷ số nợ trên vốn cao như các ngân hàng. Đồng thời, những khó khăn phức tạp
thường xuyên thay đổi của các quy định pháp lý đối với các ngân hàng ln hiện hữu.
Cũng chính vì lý do đó, hoạt động của ngân hàng cũng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các
quy định pháp lý và trong các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn thường loại trừ
ngành ngân hàng và các tổ chức tài chính nói chung ra khỏi các mẫu nghiên cứu (Bessler
et al. 2013 Fan et al. 2012; Octavia and Brown 2008) bởi vì quy định tuân thủ vốn quyết
định cấu trúc vốn của ngành này. Một lý do quan trọng khác để loại trừ các ngân hàng
là bảng cân đối kế tốn rất khác so với các cơng ty khác vì thường có tỷ lệ địn bẩy và
nhận tiền gửi rất cao, vì tính chất đặc biệt của định chế tài chính trung gian này và chức
năng kinh doanh tiền tệ, hơn nữa các khoản nợ của các ngân hàng có vẻ mang tính khác

biệt so với các tổ chức phi tài chính khác (Caglayan and Sak 2010).
Bên cạnh đó, lợi nhuận là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp
nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là điều

luan an


3
kiện tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng. Khi ngân hàng đạt được mục tiêu lợi
nhuận, ngoài việc gia tăng vị thế của mình mà cịn tạo nên sự ổn định cho cả nền kinh
tế. Bởi vì, NHTM đang nắm giữ một vai trò quan trọng, là một trung gian tài chính thực
hiện việc điều chuyển nguồn vốn giữa các tầng lớp trong dân cư, sự ổn định hệ thống
NHTM góp một phần lớn vào sự ổn định chung cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, lợi nhuận
và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều. Vì vậy, nếu ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi
nhuận mà không kiểm soát tốt rủi ro sẽ dẫn đến nợ xấu gia tăng, gây nên những hệ lụy
khó lường. Để đảm bảo NHTM an toàn cho hoạt động kinh doanh trong môi trường
nhiều biến động, quyết định cấu trúc vốn hiện nay là một vấn đề quan trọng không chỉ
trong doanh nghiệp mà còn trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Trong những năm gần
đây, thực trạng hệ thống ngân hàng cho thấy các ngân hàng đang đối diện với tình trạng
mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay
dài hạn làm gia tăng rủi ro thanh khoản, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng
đến an toàn cho hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam nói chung. Ngồi ra, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho
thấy vai trò quan trọng của cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tài chính nói chung, và
của các ngân hàng thương mại nói riêng, cấu trúc vốn hợp lý không chỉ giúp các ngân
hàng thương mại tối đa hố lợi nhuận, tiết kiệm chi phí mà cịn là tấm đệm trước rủi ro
phá sản khi nền kinh tế có những biến động mạnh.
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào khối ASEAN, khu vực mậu dịch tự do của
ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, gia nhập vào WTOTổ chức thương mại thế giới, gia nhập Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP) vào cuối năm 2019. Cùng với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, Việt
Nam đang cố gắng từng bước hịa nhập với xu thế chung mang tính tất yếu của thế giới,
xu thế này cũng tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội về giao lưu, học hỏi, ứng dụng những
thành tựu khoa học và đặc biệt đã mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội
xuất khẩu hàng hóa, giới thiệu sản phẩm của nước mình đến các nước khác trên thế giới,
có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa,… Việc mở cửa ngành ngân hàng cũng
đã đem lại những thay đổi to lớn cho ngành này, giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp
nhận các công nghệ ngân hàng hiện đại, các dịch vụ ngân hàng được chuyên nghiệp và

luan an


4
đa dạng hóa. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam đã và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước
ngồi vì vậy hiện nay, các ngân hàng đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt- cạnh tranh
về vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt
động, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải có
những thay đổi nhằm khơi phục sự an tồn và ổn định cho hệ thống ngân hàng.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học
Hiện nay, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, lợi nhuận và rủi ro
của các ngân hàng thương mại đã trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu trên toàn thế giới và có những cách tiếp cận khác nhau đưa đến những
kết luận khác nhau. Cụ thể như sau:
Anarfo (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng
tại khu vực Hạ Sahara từ năm 2004 đến năm 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố
tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản, quy mô
ngân hàng, tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng, lạm phát.
Fauziah và cộng sự (2020) tìm hiểu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các
ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia trong giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho

thấy lợi nhuận trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng là các yếu tố tác động đến cấu trúc
vốn của các ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia.
Hoque và Pour (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 347
ngân hàng trên thế giới từ năm 1998 đến năm 2016. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu
tố thuộc về đặc điểm ngân hàng là tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, quy mô
ngân hàng, rủi ro tác động thuận chiều đến cấu trúc vốn. Ngược lại, khả năng sinh lời
có tác động nghịch chiều đến cấu trúc vốn của ngân hàng. Đối với các yếu tố thuộc về
đặc điểm quốc gia, bao gồm lợi thế về thuế, bảo hiểm tiền gửi, quyền chủ nợ, luật phá
sản làm tăng tỷ lệ nợ. Trong khi đó, ngân hàng tại các quốc gia sử dụng luật Anh – Mỹ
có xu hướng sử dụng ít nợ hơn.
Nghiên cứu về tác động của CTV đến lợi nhuận của các NHTM tại Mỹ, Berger

luan an


5
và di Patti (2006) chứng minh sự phù hợp của lý thuyết đại diện đối với trường hợp các
NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 1990 – 1996. Kết quả cho thấy sự tương đồng với lý
thuyết đại diện khi các ngân hàng có tỷ lệ địn bẩy tài chính cao đạt được lợi nhuận nhiều
hơn.
Trong nghiên cứu của mình, Pratomo và Ismail (2006) cũng tìm cách chứng minh
lý thuyết đại diện trong trường hợp 15 NHTM tại Malaysia trong giai đoạn 1997 – 2004.
Các tác giả đã chứng minh được các ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính cao sẽ đạt lợi
nhuận tốt hơn, phù hợp với lý thuyết đại diện.
Hutchison và Cox (2007) tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn và lợi
nhuận của các NHTM tại Mỹ giai đoạn 1996 – 2002. Tác giả tìm thấy bằng chứng cho
thấy địn bẩy tài chính làm tăng ROE. Phân tích được mở rộng để xác định mối quan hệ
giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu. Bằng chứng ủng hộ giả thuyết
rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa vốn tự có và ROA.
Al-Kayed và cộng sự (2014) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận

của 85 ngân hàng Hồi giáo tại 19 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2003 – 2008.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của ngân hàng nhận tác động dương với tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, quy mô ngân hàng và nhận tác động âm từ chi phí
hoạt động trên tổng tài sản.
Saeed (2013) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của ngân hàng
tại Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ ngắn hạn trên vốn (STDTC), tổng số nợ
trên vốn và quy mô ngân hàng (SIZE) có sự tương quan dương đối với lợi nhuận của
ngân hàng. Ngược lại nợ dài hạn trên vốn (LTDTC) lại có mối tương quan âm với ROA,
ROE, EPS.
Anarfo và Appiahene (2017) nghiên cứu tác động của CTV đến lợi nhuận của
các NHTM tại 37 quốc gia khu vực hạ Sahara. Kết quả nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài
chính làm giảm lợi nhuận của các NHTM khu vực hạ Sahara.
Tại Việt Nam, Trần Việt Dũng (2014) nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi
nhuận của 22 NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho

luan an


6
thấy địn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của NHTM.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy có sự tác động của cấu trúc vốn đến
rủi ro của NHTM. Cụ thể, Pricillia (2015) tìm hiểu các yếu tố tác động đến rủi ro của
các ngân hàng Indonesia. Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu 2 giai
đoạn, kết quả nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính làm tăng rủi ro của ngân hàng.
Mercan (2021) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của các NHTM tại
George giai đoạn 2006 – 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính làm giảm
rủi ro ngân hàng. Ngược lại, quy mơ ngân hàng, dư nợ cho vay có ảnh hưởng tăng rủi
ro của ngân hàng.
Saif-Alyousfi và Saha (2020) thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra tác
động của cấu trúc tài chính, ngân hàng cụ thể và các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với rủi ro

và lợi nhuận của các ngân hàng trong các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng
Vịnh (GCC) trong giai đoạn 1998 – 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng
có địn bẩy tài chính thấp và tỷ lệ tăng trưởng cho vay cao thì rủi ro và lợi nhuận cao
hơn.
Nghiên cứu của Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020) được thực hiện nhằm
đánh giá các yếu tố tác động đến rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018.
Sử dụng bộ số liệu của 19 NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài
chính, NIM làm tăng rủi ro cho ngân hàng.
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2015) nghiên cứu tác động của cấu trúc
vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013.
Kết quả cho thấy địn bẩy tài chính làm tăng rủi ro của NHTM.
Như vậy, tổng quan các nghiên cứu cho thấy chiều hướng ảnh hưởng khác nhau
của CTV đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy địn
bẩy tài chính có tác động làm tăng lợi nhuận của NHTM (Pratomo and Ismail, 2006;
Berger and di Patti, 2006). Ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho thấy địn bẩy tài
chính có tác động làm giảm lợi nhuận của NHTM (Anarfo and Appiahene 2017; Trần
Việt Dũng 2014; Al-Kayed et al. 2014). Tương tự như vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy

luan an


7
địn bẩy tài chính làm tăng rủi ro của ngân hàng (Pricillia 2015; Bhagat et al. 2015;
Nguyen and Duong 2020; Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự 2020; Phạm Tiến Minh và
Bùi Huy Hải Bích 2019; Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng 2015) hoặc làm giảm
rủi ro của ngân hàng (Saif-Alyousfi and Saha 2020; Mercan 2021). Các kết quả khác
nhau có thể là do các nghiên cứu được thực hiện theo không gian, thời gian, phương
pháp tiếp cận khác nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu như vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài
hạn trên tổng tài sản làm đại diện cho CTV của NHTM. Tuy nhiên, các chỉ tiêu như vậy

lại tương tự với các chỉ tiêu phản ánh CTV của các doanh nghiệp phi tài chính. Trong
khi đó, CTV của NHTM có sự khác biệt rất lớn với CTV của doanh nghiệp phi tài chính
(Gropp and Heider 2010; Sibindi 2018).
Mặt khác, về thời gian nghiên cứu, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu trong
lĩnh vực ngân hàng liên quan đến mảng cấu trúc vốn, lợi nhuận và rủi ro trong khoảng
thời gian dài nhất là từ giai đoạn khủng hoảng tài chính của nền kinh tế, nghiên cứu này
của tác giả thời gian sẽ kéo dài từ năm 2012 đến năm 2020. Giai đoạn này được lựa chọn
vì đây cũng là giai đoạn thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đổi mới
hệ thống quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc
phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế đủ khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín
dụng lớn trong khu vực (Chính phủ 2012). Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn mà Luật các
tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung chính thức có hiệu lực thi hành cho
phép các ngân hàng yếu kém được phép phá sản áp dụng chính thức từ ngày 15/1/2018.
Theo lược khảo của tác giả, trong giai đoạn này tại Việt Nam, có rất nhiều các nghiên
cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp phi tài chính.
Trong khi đó, nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro trong
ngành ngân hàng rất ít được các nhà nghiên cứu chú ý đến.
Ngoài ra, về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng
phương pháp tần suất (truyền thống) như FEM, REM, GMM, dẫn đến các kết quả khác
nhau khi đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Phương
pháp tần suất cần có bộ dữ liệu đủ lớn để đưa ra kết luận hợp lý vì cỡ mẫu nhỏ có thể
làm giảm độ chính xác của diễn giải kết quả thống kê (Muthén and Curran 1997). Trong
khi đó, vấn đề cỡ mẫu nhỏ thường xuyên xuất hiện trong các nghiên cứu khoa học do

luan an


8
các yếu tố đặc thù gây cản trở như chi phí hoặc các ràng buộc về đạo đức (Mariëlle et
al. 2017; Rocchetti et al. 2013; van der Lee et al. 2008). Phương pháp Bayes khắc phục

được nhiều nhược điểm của phương pháp tần suất vì có thể cho ra kết quả đáng tin cậy
với cỡ mẫu bất kỳ (Baldwin and Fellingham 2013). Vì vậy, phương pháp Bayes là cách
tiếp cận phù hợp trong đề tài này.
Chính vì những lý do về mặt lý luận và thực tiễn như trên cho thấy tính cấp thiết
khi nghiên cứu về tác động của CTV đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam.
Kết quả của luận án là cơ sở để giúp các nhà quản trị ngân hàng hoạch định được cấu
trúc vốn phù hợp hơn nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, bảo vệ sự an toàn của hệ thống
NHTM. Cụ thể là các ngân hàng sử dụng nợ như thế nào là hợp lý, trong điều kiện nào
việc sử dụng và gia tăng vốn vay nợ hay vốn chủ sở hữu sẽ mang lại hiệu quả, giảm
nguy cơ thiệt hại cho ngân hàng. Đây chính là lý do mà tác giả lựa chọn thực hiện đề tài
“Tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại
Việt Nam”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến lợi
nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho các nhà
hoạch định chính sách và các nhà quản trị của ngân hàng có thể hướng đến một cấu trúc
tài chính hợp lý, để các ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả và giảm rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng, góp phần xây dựng các chính sách quản trị ngân hàng
phù hợp và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của luận án như sau:
Mục tiêu cụ thể thứ nhất: Luận án sẽ xác định và đo lường tác động của cấu trúc
vốn (CTV) đến lợi nhuận của 30 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn
2012 - 2020.

luan an



9
Mục tiêu cụ thể thứ hai: Luận án sẽ xác định và đo lường tác động của cấu trúc
vốn (CTV) đến rủi ro của 30 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 20122020.
Mục tiêu cụ thể thứ ba: Xây dựng khung lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn
đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất
một số hàm ý chính sách nhằm xây dựng cấu trúc vốn ngân hàng theo hướng hợp lý,
hiệu quả và an toàn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Mức độ và chiều hướng tác động của CTV đến lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam như thế nào giai đoạn 2012–2020?
Câu hỏi 2: Mức độ và chiều hướng tác động của CTV đến rủi ro của các NHTM
Việt Nam như thế nào giai đoạn 2012–2020?
Câu hỏi 3: Tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM được
nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết nào? Những giải pháp nào các ngân hàng thương
mại Việt Nam nên thực hiện nhằm hướng tới một cấu trúc vốn hợp lý hơn để đạt được
hiệu quả và rủi ro ở mức phù hợp?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Luận án thu thập số liệu từ báo cáo tài chính được cơng bố
hàng năm của 30 NHTM Việt Nam để đánh giá tác động của CTV đến lợi nhuận và rủi
ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu của luận án sẽ loại trừ
và không xem xét các ngân hàng bị hợp nhất, sáp nhập hoặc mua lại, các NHTM TNHH

luan an



10
MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu và các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt bởi Ngân
hàng Nhà nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam và ngân hàng liên doanh do không có đầy đủ thông tin dữ liệu, chưa có độ
chính xác cao và chưa đủ độ tin cậy nên tác giả đã loại trừ ra khỏi mẫu nghiên cứu của
mình. Tổng tài sản của 30 NHTM trong mẫu nghiên cứu của luận án chiếm khoảng 86%
tổng tài sản của các NHTM, do đó mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho các NHTM
tại Việt Nam.
Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu tác động của CTV đến lợi nhuận và rủi ro
của ngân hàng thương mại tại Việt Nam được tiến hành trong giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2020. Luận án lựa chọn thời gian này vì đây là giai đoạn thực hiện tái cơ cấu,
sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng theo hướng hiện
đại, phù hợp với thơng lệ, chuẩn mực quốc tế (Chính phủ, 2012).
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá tác động của cấu
trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả đã sử
dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
với nội dung cụ thể như sau:
- Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu để phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc vốn, lợi nhuận
và rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam.
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá chiều hướng và mức
độ tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam. Phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes thơng qua thuật toán lấy mẫu Gibbs
được sử dụng trong nghiên cứu. Phương pháp Bayes phù hợp với mơ hình dữ liệu dạng
bảng vì kết hợp thơng tin tiên nghiệm với bộ dữ liệu thu thập được và khắc phục nhược
điểm của phương pháp truyền thống. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện kiểm định tự tương
quan các chuỗi MCMC của các biến bằng biểu đồ Autocorrelation và Effective sample
size (ESS) nhằm đánh giá suy diễn Bayes là vững.


luan an


11
- Bên cạnh đó, về dữ liệu nghiên cứu, luận án sử dụng số liệu được thu thập từ báo cáo
tài chính, báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam được công bố hàng năm. Nguồn
dữ liệu kinh tế vĩ mô được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trong khoảng thời gian 9 năm từ năm 2012 đến năm 2020. Luận án nghiên
cứu giai đoạn này vì đây là khoảng thời gian thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tín dụng năm 2011 – 2015 theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của thủ tướng
Chính phủ nhằm tăng cường sự ổn định và lành mạnh cho hệ thống ngân hàng.
- Về phương pháp xử lý số liệu: Từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam, tác giả
nhập dữ liệu vào phần mềm Excel, áp dụng công thức liên quan để tính tốn các chỉ số
là các biến độc lập và phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu. Sau đó, để đo lường mức độ
tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam, tác giả chuyển các dữ liệu từ Excel sang phần mềm STATA để chạy kiểm định
mơ hình và đưa ra kết luận tương ứng.
1.6 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Luận án áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống nền tảng lý
thuyết và bằng chứng thực nghiệm liên quan để từ đó, tác giả xây dựng phương pháp
nghiên cứu phù hợp của luận án. Phương pháp hồi quy Bayes được sử dụng để đánh giá
tác động của cấu trúc vốn tới lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt
Nam.

luan an


12
Thiết kế nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu

Tác động của cấu trúc vốn tới lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của
NHTM.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng Bayes với mơ hình hồi quy đa biến trên dữ
liệu bảng nhằm phân tích, đánh giá tác động của cấu trúc vốn tới lợi nhuận và
rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu
Kết luận về tác động của cấu trúc vốn tới lợi nhuận và rủi ro của các ngân
hàng thương mại Việt Nam, chiều hướng tác động.
Đề xuất hàm ý chính sách
Hình 1.1 Thiết kế nghiên cứu
1.7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về mặt khoa học luận án có những đóng góp sau:
Thứ nhất, theo lược khảo của tác giả, các nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam trong
giai đoạn từ 2012– 2020, các nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của
cấu trúc vốn và các yếu tố khác đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn này rất ít được các nhà nghiên cứu chú ý. Vì vậy, kỳ vọng nghiên cứu này sẽ
cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và
rủi ro của các ngân hàng thương mại tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam, giúp
cho việc xây dựng cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu về sau. Ngoài ra, điều này giúp

luan an



13
cho các nhà quản lý nhận diện được vai trò tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và
rủi ro của các NHTMCP Việt Nam.
Thứ hai, dựa trên nghiên cứu của Gropp và Heider (2010), Sibindi (2018), luận
án đưa vào mơ hình nghiên cứu ba yếu tố đặc thù của CTV NHTM là tỷ lệ tiền gửi khách
hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ phi tiền gửi trên tổng tài sản, vốn ngân hàng trên tổng tài
sản do CTV của NHTM có sự khác biệt rất lớn so với CTV của các doanh nghiệp phi
tài chính.
Thứ ba, luận án sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes thơng qua
thuật tốn lấy mẫu Gibbs để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi
ro của 30 NHTM Việt Nam. Phương pháp Bayes là cách tiếp cận phù hợp trong đề tài
vì dữ liệu bảng (kết hợp giữa dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo). Ngoài ra, nghiên
cứu thực hiện kiểm định tự tương quan các chuỗi MCMC của các biến bằng biểu đồ
Autocorrelation và Effective sample size (ESS) nhằm đánh giá suy diễn Bayes là vững.
Về mặt thực tiễn:
Tại Việt Nam, có rất nhiều các nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động các doanh nghiệp phi tài chính. Trong khi đó, nghiên cứu về tác động của
cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro trong ngành ngân hàng rất ít được các nhà nghiên
cứu chú ý đến. Ngoài ra, luận án đưa ra các đề xuất giúp các ngân hàng cân bằng giữa
lợi nhuận và rủi ro, không tăng lợi nhuận quá mức dẫn đến rủi ro cao. Đó chính là lý do
để tác giả sẽ nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà
quản trị ngân hàng có cái nhìn đầy đủ hơn về cấu trúc vốn của mỗi ngân hàng, đánh giá
được năng lực quản trị nguồn vốn của mình, nhận biết được tác động của cấu trúc vốn
đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng, thấy được tầm quan trọng của việc hoạch
định cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động và sự ổn định của các ngân hàng. Từ đó
có thể vận dụng các kiến nghị, giải pháp mà luận án đề xuất cho các nhà quản lý, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra
quyết định và kiểm soát cấu trúc vốn của NHTM được hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu


luan an


×